TỔNG HỢP

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN TỪ 01.06 ĐẾN 07.06.2009)

 

 

ĐỨC THÁNH CHA TÔNG DU NƯỚC CỘNG HOÀ SÉC TỪ 26 ĐẾN 28.09.2009

(Zenit 31.05)  Chuyến viếng thăm nầy được HĐGM Séc thông báo vào tháng giêng vừa qua,nay được xác nhận. Một thông cáo ngày 30.05 loan tin Đức Thánh Cha đã tiếp nhận lời mời của tổng thống Séc,ngài Václav Klaus và của HĐGM Công giáo Séc (CBK). Chương trình cuộc thăm viếng sẽ gồm ba chặng, ở Praha,Brno và linh địa Thánh Mẫu Stara Noleslav. Đây là lần thứ tư một giáo hoàng đi thăm Praha : Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã đến Tiệp Khắc vào năm 1990 (với ba chặng. Tiệp Khắc chưa chia thành Slovakia và Séc.BTGH ), rồi cộng hoà Séc vào năm 1995 và dịp kỷ niệm một ngàn năm Thánh Adalbert tử vì đạo.

 

KHÔNG CÓ CHÚA THÁNH THẦN, GIÁO HỘI SẼ CHỈ LÀ MỘT CƠ SỞ NHÂN ĐẠO

(AsiaNews 31.05) “Chúa Thánh Linh là linh hồn Giáo Hội”.Không có Người,GH sẽ đã chỉ là “một cơ quan nhân đạo”, như những người không thấy được Người bằng con mắt đức tin vẫn thường coi như thế. Đó là lời Đức Thánh Cha trước khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (31.05). Trước một biển người ít nhất 30.000 người hành hương tụ họp lại, Đức Thánh Cha nói :”Chúa Thánh Thần là linh hồn của GH. Không có Người thì GH sẽ giảm thiểu thành thứ gì nữa? Chắc chắn GH sẽ chỉ là một phong trào lịch sử vĩ đại,một phức hợp và cơ chế xã hội vững chắc, kể cả có thể chỉ là một cơ quan nhân đạo. Thực sự nhiều người đang nhìn GH theo ácch nầy, vì họ quan sát GH từ bên ngoài quan điểm đức tin. Trong khi thực tế thì bản chất thực sự và sự hiện diện lịch sử đích thật của GH đã không thôi được Chúa Thánh Thần và Đức Chúa hướng dẫn và rèn luyện. GH là một cơ thể sống động,mà nguồn sức sống là, chính hoa trái của Đấng Vô Hình, Chúa Thánh Linh”. Ngày 31.05 cũng là ngày lễ Đức Bà đi viếng bà Thánh Isave, Đức Thánh Cha được linh ứng đã nói về tuổi trẻ của Đức Maria và của GH :”Cô Maria trẻ tuổi, Đấng đang mang Chúa Kitô trong lòng dạ Mẹ, quên mình đi để giúp đỡ người khác, là hình tượng tuyệt vời cho GH trong tuổi trẻ bất tận của Chúa Thánh Linh, GH Truyền Giáo của Lời Nhập Thể, được gọi để mang Lời Chúa cho thế giới và đặc biệt làm chứng nhân cho Lời Chúa qua đời sống bác ái.

 

VIỆC [CƠ CHẾ] XIN – CHO ĐỐI VỚI CÁC TÀI SẢN GIÁO HỘI Ở VIỆT-NAM

(AsiaNews 30.05) ĐGM Cosma Hoàng-Văn-Đạt,giáo phận Bắc Ninh, đã nói :”Khi chúng tôi đề nghị chính quyền trả lại đất đai cho các giáo xứ, thì họ nói không; khi chúng tôi xin họ ban cho đất đai vì nhân dân, thì cuối cùng rồi họ sẽ cho”.  Ngài muốn các giáo dân của Ngài chọn theo bước tiếp cận nầy sau khi đã không thành công quá nhiều phen cố gắng xây dựng lại các nơi thờ phương của họ. ĐGM Hoàng Văn Đạt nỗi tiếng là giám mục của người nghèo,trẻ em bất hạnh và bệnh nhân phong cùi ở giáo xứ Thanh Bình, quân 2,Tp Hồ Chí Minh. Giáo phận Bắc Ninh bao gồm năm tỉnh : Bắc Ninh,Bắc Giang,Thái Nguyên,Bắc Kạn và Vĩnh Phúc và một số quận huyện trong bày tỉnh khác như Lạng Sơn,Tuyên Quang,Hà Giang,Phú Thọ,Hưng Yên và Hải Dương, với dân số hơn 7,3 triệu, gồm các dân tộc Kinh, Sán Dìu, H’mong, Dao,Mèo,Cao Lân,Hoa,Tày và Nùng. Đa số rất nghèo,sống ở vùng nông thôn và vùng cao vùng xa. Giáo phận được thành lập năm 1883, hiện có 125.000 giáo dân,43 linh mục hoạt động trong 47 giáo xứ trải dài trên 24.600 cây số vuông. Sau 1954, nhièu tài sản thuộc về GH bị chính quyền cộng sản chiếm lấy. Giáo dân cần chỗ để cấu nguyện và đã đề nghị chính quyền trả lại nhưng không thành công.

 

ẤN ĐỘ: TÍN HỮU CÔNG GIÁO TRẺ TUỔI NÁO NỨC ĐƯỢC GẶP ĐỨC THÁNH CHA TRỰC TUYẾN

(UCAN 30.05) Tuổi trẻ Công giáo ở Ấn Độ cho biết họ nôn nóng về triển vọng được gặp Đức Thánh Cha qua trang điện tử mạng xã hội mà Vatican vừa đưa ra [ngày 21.05,Ngày Thế Giới Truyền Thông, gồm một cổng với các ứng dụng FaceBook và iPhone.Joannes Rodrigues, một sinh viên kỹ sư ở Mangalore nói:  “Chúng tôi hết sức hồi hộp vì nay Đức Thánh Cha có thể tiếp xúc và nói chuyện với được. Cho tới nay, Đức Thánh Cha vẫn quá xa vời không thể tiếp xúc được với những người như chúng tôi, phải qua nhiều hàng giáo phẩm để có thể đạt tới Người”. Cha Alwyn D’Souza,thư ký Uỷ Ban phụ trách Tuổi trẻ HĐGM Ấn Độ, nói sự hiện diện của Đức Thánh Cha trên mạng đã làm cho tuồi trẻ trên khắp thế giới bị kích động,sôi nổi. Jeamon Thomas Vellapolly, phó chủ tịch Phong Trào Tuổi Trẻ Công Giáo Ấn Độ có khoảng 1 triệu thành viên, cho biết nhiều bạn hữu của anh gia nhập FaceBook sau khi gnhe Đức Giáo Hoàng có mặt ở đó. Anh cho biết nhóm của anh đã thảo luận để xem sẽ sử dụng cơ hội nầy tốt nhất ra sao. Ngay cả các phương tiện truyền thông cũng hết sức ngạc nhiên thích thú khi thấy cố gắng của Vatican nhằm kết hợp tôn giáo với công nghệ. Tờ Hindustan Times ngày 27.05 bình luận rằng một việc dám nghĩ dám làm như thế hẳn đã bị giải tán như là không thích hợp trong quá khứ, nhưng nay GH chấp nhận các phương tiện truyền thông điện tử như là “một sự thật cuộc đời ”.

 

ĐỨC HỒNG Y HONGKONG GỌI CÁC NẠN NHÂN VỤ THIÊN AN MÔN 1989 LÀ TỬ ĐẠO VÌ NỀN DÂN CHỦ

(CNS 01.06) ĐHY Joseph Zen Ze-kiun gọi các nạn nhân nầy là những người tử đạo để vận động nền dân chủ và một chính phủ trong sáng ở Trung Quốc. ĐHY nhắc cộng đoàn rằng vụ việc Thiên An Môn không kết thúc vì, ngay cả bây giờ,”những kẻ bị lưu đày chưa được trả về nhà; các bà mẹ của những nạn nhân nầy không được tỏ lòng thương tiếc kính trọng con trai con gái qua đời của họ một cách công khai; không ai biết rõ có bao nhiêu người bị giam giữ do sự kiện nầy. Ngài nói Ngài sơ rằng thế hệ mới nầy ở lục địa Trung Quốc có thể quên hồi ức về vụ việc nầy, vì 20 năm đã trôi qua và chính phủ vẫn coi việc đem vần đề nầy ra thảo luận là một điều cấm kỵ. Chính phủ Trung Quốc nói khoảng 240 người bị giết ngày 04.06.1089, khi xe bọc thép Trung Quốc tấn công những người biểu tình [bất bạo động] ở quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Theo Hội Chữ Thập Đỏ Trung Quốc, 2.600 ngườu đã bị giết.

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA VỊ [CỰU]LINH MỤC THÀNH TÍN ĐỒ TÂN GIÁO GÂY HẠI QUAN HỆ CÁC GIÁO HỘI

(CNS 01.06) Ngày 28.05, Đức TGM John C. Favalora giáo phận Miami đã bày tỏ thất vọng cả vế quyết định của ‘cựu’ LM Alberto Cutie gia nhập GH Tin Lành Tân Giáo  cách công khai mà GH nầy đón tiếp vị cựu LM nầy. Trong một tuyên bố, Đức TGM đã nói :“Đây quả thực là một bước lùi cho các quan hệ đại kết và hợp tác” giữa TGP Công giáo Miami và Giáo phận Tin Lành Tân Giáo ở Nam Florida. Ngài cũng cảnh báo các tín hữu Công giáo không được nhận các bí tích hoặc tham dự Thánh Lễ từ vị cựu LM nầy. Cựu LM Cutie bị đình chỉ công tác tại giáo xứ và phụ trách chương trình phát thanh Công giáo sau khi các hình ảnh của cựu LM nầy với một phụ nữ bị một tờ tạp chỉ khổ nhỏ đưa ra. Ông đã gia nhập GH Tin Lành Tân giáo ngày 28.05 tại một buổi lễ ở nhà thờ Ba Ngôi Miami. Người phụ nữ được nhận diện tên Ruhama Buni Canellis, 35 tuổi, cũng gia nhập TL Tân Giáo trong dịp nầy. “Vị cựu LM nói :” Tôi đã quyết định trở nên một phần của một gia đình thiêng liêng mới bên trong sự che chở của Kitô giáo. Như tôi đã từng nói và viết nhiều năm qua công tác của tôi trong ngành truyền thông, thay vì tập chú vào các điểm dị biệt của chúng ta, thì hãy làm việc chung với nhau sao cho tất cả có thể tin vào một Thiên Chúa nhân hậu và đầy yêu thương, cả ở giữa thế giới luôn đổi thay nầy. Gíao phận TL Tân giáo nói vị nầy sẽ có thể tiếp tục làm linh mục trong GH ấy,nhưng chưa rõ quy trình phải mất bao lâu.

 

BOSNIA-HERZEGOVINA, KHUÔN MẪU CỦA ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN

(Zenit 01.06) Nước Bosnia-Herzegovina ngày nay đại diện cho một khuôn mẫu đáng chú ý, không chỉ trên bình diện quan hệ giữa GH và Nhà Nước, mà cả về đối thoại liên tôn. Khẳng định nầy đến từ ĐGM Pietro Parolin, phó thư ký ban quan hệ với các quốc gia thuộc Quốc Vụ Phủ trong diễn văn đọc tại Hội Nghị :”Toà Thánh và các quốc gia Châu Âu hậu cộng sản. Các khía cạnh chủ chốt trong quan hệ hai nước 20 năm sau bức tường Bá Linh sụp đổ”, do Đại học giáo hoàng “Angelicum” ở Roma tổ chức. “Đa số dân Croatia là Công giáo;người Serbi theo Chính Thống; còn người Bónia thì theo Hồi giáo”.Những hiệp ước của Toà Thánh bắt nguồn từ những nguyên tắc căn bản về phẩm giá và tự do con người, điều nầy không chỉ có giá trị cho cộng đồng Công giáo, mà còn cho tiến bộ thế giới của các dân tộc.

 

DÒNG NỮ TỬ BÁC ÁI : NỮ TU EVELYNE FRANC TÁI ĐẮC CỬ TỔNG PHỤ TRÁCH

( Zenit 02.06) 184 đại biểu Dòng nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn Phaolô họp Tổng Hội Nghị tại nhà mẹ,Paris 7e , 140 phố du Bac, đã bầu lại vào ngày 01.06,Nữ Tu Evelyne Franc, quốc tịch Pháp, làm bề trên tổng quyền với nhiệm kỳ 6 năm.”Lời Chúa trong việc phục vụ người nghèo,song cả việc mục vụ giới trẻ và lòng sùng mộ bình dân” : Nữ tu Evelyne Franc là người đã được mời phát biểu chứng từ ngày 14.10.2008 trong Thượng Hội Đồng Giám Mục ở phiên họp thứ 13.

 

TỔNG THỐNG NƯỚC UCRAINA THĂM VIẾNG VATICAN

(VIS 02.06) Văn phòng báo chí Toà thánh đã xác nhận cuộc thăm viếng ngày 01.06 của ngài Viktor Yushenco, tổng thống nước Ucraina, với sự tháp tùng của quyền bộ trưởng bộ ngoại giao. Sau khi được Đức Thánh Cha tiếp kiến, tổng thống Yuschenco đã hội đàm với ĐHY Quốc Vụ Khanh và ĐGM thư ký phụ trách quan hệ với các nước :” Các trao đổi đã bàn về tình hình quốc tế và các quan hệ song phương. Chất lượng của các quan hệ đã được nhấn mạnh và hai bên vui mừng về những viễn cảnh phát triển cộng tác văn hoá xã hội giữa Toà Thánh và Ucraina”.

 

ĐỨC THÁNH CHA BẾ MẠC NĂM THÁNH PHAOLÔ, TÔNG DU CỘNG HOÀ SÉC

(CAN 02.06) Lịch du hành và phụng vụ của Đức Thánh Cha Biển Đức cho tháng sáu được Vatican công bố ngày 01.06. Những điểm nỗi bật là lễ bế mạc Năm Thánh Phaolô và chuyến viếng thăm nước cộng hoà Séc.

+ 11.06 : Kính trọng thể Mình Máu thánh Chúa Kitô     

+ 19.06 : Kính trọng thể lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu : kinh chiều lúc 6:00 ở Đền Thờ Thánh Phêrô để khai mạc Năm Các Linh Mục.    

+ 21.06 : Kinh lý San Giovanni Rotondo,Ý       

+ 28.06 : lúc 6: 00 chiều ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành. Kinh chiều I để bế mạc Năm Thánh Phaolô.   

+ 29.06 : Kính trọng thể hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô. Thánh Lễ lúc 9:30 AM ở Đến Thờ Vatican: phép lành và trao dây các phép cho các tân tổng giám mục

 

HOÃN PHONG CHÂN PHƯỚC CHO ĐỨC GIOAN-PHAOLÔ II

(CNS  02.06) Theo tin ngày 31.05 của tờ nhật báo Ý La Stampa, việc phong chân phước nầy có thể bị hoãn lại để Vatican tìm thêm tư liệu liên quan đến 27 năm Người làm giáo hoàng. Tình trạng đình trệ nầy liên quan đến hàng trăm bức thư Người viết trước và sau khi đắc cử giáo hoàng cho Wanda Poltawska,một người bạn và là cố vấn lâu năm của Đức Gioan-Phaolô II. Cùng lúc,nhật báo Il Giornale đứa tin một uỷ ban các nhà thần học gặp nhau vào giữa tháng 5 đã quyết định những thông tin chứa đựng trong hồ sơ chính thức nầy (‘positio”) chưa đầy đủ. Tờ báo còn đặc biệt nêu ra sự việc rằng ĐHY Angelo Sodano,Quốc vụ khanh dưới thời Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II, và ĐHY Leonardo Sandri,phó của ngài bấy giờ, đã khai lời chứng trong trường hợp nầy. Cha Dòng Khổ Nạn Ciro Benedettini,phó giám đốc văn phòng báo chí Vatican, nói vào ngày 01.06 rằng sẽ không có bình luận chính thức từ Vatican trong khi còn đang tiến trình điều tra án. Tờ La Stampa công bố một cuộc phỏng vấn với Bà Poltawska vào ngày 01.06, trong đó Bà cho biết Bà gặp Cha Karol Wojtyla, giáo hoàng tương lai, vào năm 1950 khi Bà tìm một Cha linh hướng để hướng dẫn Bà trong quá trình hồi phục lâu dài từ sau khi bị giam như tù chính trị trong trại Tập trung Đức quốc xã Ravensbruck (nơi người thí nghiệm các thứ thuốc mới bào chế trên các tù nhân). Bà nói : Cùng với chồng và nhiều khi có cả con cái Bà, “chúng tôi chia sẻ những điều quan tâm,những thời khắc quan trọng, linh đạo và tình yêu thiên nhiên má chúng tôi cảm nghiệm được khi đi dã ngoại trên các ngọn núi vùng nam Ba Lan và cả ở trong cái lồng son Castel Gandolfo” sau khi Người làm giáo hoàng. Bà Poltawska nói : :Ngay từ khi lần đầu gặp Người,tôi đã biết Người sẽ thành một vị thánh. Sự thánh thiện của Người là hiển nhiên. Người chiếu toả một ánh sáng nội tâm không thể nào che dấu nỗi”. Bà cho biết Bà hiện có một va li đầy ắp thư của Người” được viết trong vòng 55 năm. Bà nói :”Tôi không thể nói với các vị tôi ước ao dường nào án phong chân phước cho Người”, bởi vì Bà đã tuyên thệ giữ bí mật. Bà cho biết :”Tôi chưa huỷ lá thư nào hết. Tôi đã lựa chọn một số và quyết định công bố chúng ở Ba Lan, mặc cho một số người không đồng ý” [Tiến sĩ Wanda Poltawska, sống sót từ trại tập trung đức quốc xã, là nhà phân tâm học. Trợ lý thân cận nhất của Đức Gioan-Phaolô II là ĐHY Dziwisz giáo phận Cracovie]. Cha Adam Boniecki,cựu Tông biên tập tờ Osservatore Romano ấn bản tiếng Ba-Lan, kể rằng Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II và Tiến sĩ Poltawska có quan hệ chặt chẽ giống như quan hệ giữa mợt người anh trai và một cô em gái, giống như trường hợp Thánh Francois de Sales và Thánh Jane Francis Chantal.

 

TỔNG THỐNG HOA KỲ CÓ THỂ GẶP ĐỨC THÁNH CHA TRONG THỜI GIAN ÔNG CÔNG DU NƯỚC Ý

(AFP 02.06)  Hãng tin ANSA đứ tin : Cuộc gặp có thể là trong thời gian ông Barack Obama dự Hội Nghị Thượng Đỉnh G 8 tại Ý từ 06 đến 10.07.2009 diễn ra ờ L’Aquila, thành phố Ý đã bị phá huỷ trong cơn động đất tháng 04 vừa qua làm chết 299 người. Hãng tin nầy nói thêm rằng “rất có khả năng đó sẽ là 10.07, mặc dù chưa được chính thức xác nhận”. Đây là cuộc hội kiến đầu tiên giữa Đức giáo hoáng và vị nguyên thủ Hoa Kỳ. Tiếp sau chiến thắng của ông Obama trong cuộc chãy đua vào Nhà Trắng, Đức Thánh Cha đã chúc lành cho ông. Ông Obama và Vị Đứng Đầu Giáo Hội Công Giáo đã trao đổi điện thoại nhiều ngày sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.Ông Obama,là Kitô hữu, được biết đến là người ủng hộ quyền nữ giới được chọn nạo phá thai và ủng hộ việc công nhân kết hợp đồng tính: cả hai lập trường nầy đều bị Vatican chống lại quyết liệt.

 

TỜ TIME NHÌN THẤY ĐỘNG THÁI CHIA TÁCH TÍN HỮU GỐC TÂY BAN NHA CỦA ÔNG OBAMA

(CWNews 02.06) Theo phân tích của tạp chí Time: Với việc bổ nhiệm một nhà thần học gốc Cuba,Miguel Diaz, làm đại sứ Hoa Kỳ bên cạnh Toà Thánh, tổng thống Obama đặt ra một thách thức nghiêm trọng cho Giáo Hội Công Giáo. Ông Obama đang cố gắng tranh thủ tình cảm của các tín hữu Công giáo gốc Tây Ban Nha và do đó lôi kéo họ khỏi ảnh hưởng của hàng giáo phẩm Công giáo trong khi củng cố sức mạnh của đảng Dân Chủ trong các cử tri gốc Tây Ban Nha. Trong một ví dụ ngu xuẩn của việc chính trị hoá tôn giáo, tờ Time quả quyết : ” Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ có thể là một cơ chế phải lo lắng hơn là GOP [ Đảng Cộng Hoà. BTGH] về việc đánh mất những người gốc Tây Ban Nha” (Lưu ý giả định rằng một tín hữu Công giáo gốc người Tây Ban Nha bị kéo vào quỹ đạo của chính sách đảng Dân Chủ là mất mát đối với Giáo Hội).

 

HAI VỊ THƯ KÝ CỦA ĐỨC THÁNH CHA MỪNG NGÂN KHÁNH LINH MỤC

(Zenit 02.06) Tờ Osservatore Romano khẳng định : Hai cộng sự thân cận nhất của Đức Thánh Cha đã mừng ngân khánh linh mục những ngày vừa qua. Đó là ĐGM Georg Ganswein, thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng và ĐGM Alfred Xuereb, được coi như thư ký thứ hai của Đức Thánh Cha. Để mừng ngày lễ nầy,ĐGM Ganwein (sinh 30.07.1956 tại Baden-Wurttemberg,Đức;thụ phong LM 31.05.1984; tiến sĩ Giáo Luật) đã chọn câu trích trong thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Philipphê :” Tôi có thể làm mọi sự trong Đấng cho tôi nên mạnh mẽ” (Gl 4,13). Sau khi làm việc tại Thánh Bộ Phượng Tự và Kỹ Luật Bí Tích, ngài đã công tác với ĐHY Joseph Ratzinger, Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin và thư ký cho ĐHY Ratzinger từ năm 2003,thay cho ĐGM Josef Clemens,hiện là thư ký uỷ bam giáo hoàng đặc trách giáo dân. Còn ĐGM Alfred Xuereb đã chọn một câu trong các lời giảng dạy của Đức Biền Đức XVI :”Tôi không tìm cách để được thế gian hiểu,nhưng là thuộc về Chúa Kitô trong chân lý”.

 

SỨ THẦN TOÀ THÁNH TẠI PHÁP ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀ THẨM PHÁN TỐI CAO TOÀ ÂN GIẢI

(Zenit 02.06) Ngày 02.06.2009, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm ĐGM Fortunato Baldelli,74 tuổi, làm Thẩm Phán Tối Cao Toà Ân Giải của Giáo Hội Roma, một chức vụ theo truyền thống có tước vị hồng y. Cho tới nay Ngài là sứ thấn Toà Thánh tại Pháp,được Đức Gioan-Phaolô bổ nhiệm ngày 19.06.1999. Ngài kế nhiệm ĐHY Francis Stafford, TGM danh dự giáo phận Denver, năm nay 77 tuổi, được Đức Gioan-Phaolô II bổ nhiệm vào chức vụ thẩm phán nầy năm 2003 và sẽ ở tuổi nghỉ hưu theo tuổi giáo luật quy định (75). Toà Ân Giải Toà Thánh là Toà Án Tối Cao của Giáo Hội Công giáo về những vấn đề nội bộ. Vị Thẩm phán tối cao nầy cũng là người thông bao các Ân Xá do Đức Thánh Cha khấng ban nhân dịp các sự kiện và các cuộc hành hương. Toà Thánh chưa công bố danh tính vị kế nhiệm ĐGM Baldelli ở Paris. ĐGM  Fortunato Baldelli tốt nghiệp Giáo Luật, phục vụ ngành ngoại giao Toà Thánh từ 1966,đã làm việc ở Cuba và Ai Cập; sau đó làm việc tại phủ Quốc Vụ Khanh Toà Thánh và ở HĐ phụ trách các vấn đề công cộng của Giáo Hội và ở HĐ Châu Âu ở Strasbourg, như là đặc phái viên với chức vụ quan sát viên thường trực. Ngài được Đức Gioan-Phaolô II phong giám mục ngày 12.02.1983 và giao cho làm đại diện tông toà ở Angola. Từ 1985:sứ thần Toà Thánh tại Sao Tome1-et-Principe; 1991 : sứ thần Toà Thánh tại Cộng Hoà Đôminica; 1994 : sứ thần Toà Thánh ở Peru.

 

VẤN NẠN CỦA THANH THIẾU NIÊN, CHÍNH LÀ NGƯỜI LỚN

(Zenit 03,05) ĐHY Angeo Bagnasco đã mời gọi người lớn hãy nên những “nhân chứng đáng tin cậy”,”những điểm tham chiếu” để thanh thiếu niên có thể nhìn tương lai với lòng tin tưởng. Trong một cuộc phỏng vấn của tờ Osservatore Romano ngày 01.06, Vị chủ tịch HĐGM Ý nhắc lại thách đố cấp bách của giáo dục: “Vấn đề căn bản của thanh thiếu niên,chính là người lớn,là chúng ta”. Với Ngài, thanh thiếu niên có “một tâm hồn,một con tim tìm kiếm những lý tưởng lớn lao” và “cần phải có những tiêu chuẩn mang tính giáo dục rõ ràng,trong sáng, vững chắc,nếu cần phải ngược với trà lưu, ngược với những khuôn mẫu đanh chi phối…Chúng ta không được sợ hãi. Chúng ta có thể giáo dục, không được buông tay đầu hàng, vì chính thanh thiếu niên yêu cầu sự giúp đỡ nầy ở chúng ta,những người lớn”. Ngài tỏ sự lo nghĩ :”Trong một văn hoá đậm dấu thuyết tương đối và chủ nghĩa cá nhân, con người sống trong một bầu khí trong đó sự đơn nhất của con người bị tan biến, lạc mất”.

 

LINH MỤC THỪA SAI NGƯỜI ÁO DÒNG THỪA SAI MARIANHILL BỊ SÁT HẠI

(Fides 03.06) Cha Ernst Plochl,78 tuổi,thừa sai người Áo thuộc Dòng Thừa Sai Marianhill đã bi sát hại ở Cap Province,Nam Phi. Ngài làm việc thừa sai ở Nam Phi đã hơn 40 năm.Người ta tìm thấy ngài chết sáng ngày 31.05 trong một trạm truyền giáo vùng xa,ở đó ngài điều hành một trường học với 40o học sinh. Phát ngôn nhân của Dòng khẳng định các tình huống tội các vẫn chưa biết rõ, vì ở vùng ấy không có dịch vụ điện thoại. Ban đầu nhà chức trách địa phương khẳng định vị thừa sai bị giết bằng những vết thương do bị đạn súng bắn,sau đó nói là ngài bị bóp cổ. Cha Ploechl được ca ngợi vì sự dấn thân cho người nghèo. Cái chết của ngài gây nhiều đau buồn thương tiếc ở Áo. Sau Thánh Lễ ngày 05.06,ngài được an táng tại quê nhà. Ngài là linh mục Công giáo thứ ba bi sát hại ở Nam Phi năm nay. Nam Phi là một trong các nhóm cao nhất về bạo lực tội phạm trên thế giới: mỗi ngày bình quân có 50 người bị sát hại.

 

BA-LAN : ĐỨC THÁNH CHA KHÍCH LỆ PHONG TRÀO “ÁNH SÁNG và SỰ SỐNG”

(Zenit 04.06) Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI tạ ơn vì những hoa trái “ở Ba Lan và ở Châu Âu” từ chuyến thăm viếng quê hương của Đức Gioan-Phaolô II vào năm 1979. Người khích lệ sự lớn mạnh của phong trào “Ánh Sáng và Sự Sống”. Người đã chào những người Ba-Lan hiện diện tại buổi triểu yết ngày 03.06 bằng tiếng mẹ đẻ của họ với việc nhắc lại những lễ hội đánh dấu kỷ niệm 30 năm chuyền tông du đầu tiên của Đức giáo hoàng Wojtyla”. Người cũng chào những thành viên của phong trào nầy đang tụ họp nhau tại Varcovie.

 

TỤC HOÁ ĐÃ GÂY NÊN MỘT ĐỔ VỠ VĂN HOÁ KITÔ GIÁO

(Zenit 04.06) ĐGM Jean-Louis Brugues, : Thanh thiếu niên ngày nay “không còn biết gì hoặc gần như thế về giáo lý Công giáo”. Trong một cuộc gặp gỡ với các viện trưởng những chủng viện giáo hoàng, ĐGM  Jean-Louis Brugues, thư ký Thánh Bộ Giáo Dục Công giáo, khi nói lên ảnh hưởng của tục hoá đã “biến đồi sâu xa các Giáo Hội chúng ta”, đã nhấn mạnh tầm quan trọng phải xem xét lại “các chương trình đào tạo” những thanh thiếu niên nầy vốn không có được “cái nền văn hoá”. Bài thuyết trình của ngài được đăng trong tờ Osservatore Romano số ra ngày 03.06.ĐGM Brugues khẳng định: “ Tôi xác tín rằng đã từ lâu tục hoá trở thành một từ- khoá để tư duy trong xã hội chúng ta,ngày nay,nhưng cũng cả trong Giáo Hội chúng ta nữa’. Ngài giải thích :”Dù dưới hình thức nào, thì tục hoá đã gây nên trong những đất nước chúng ta một sự đổ vỡ nền văn hoá Kitô giáo”. “Những thanh thiếu niên đến trình diện trong những cơ sở đào tạo của chúng ta không biết chút gì hoặc gần như thế về giáo lý Công giáo,về lịch sử Giáo Hội và về những tập tục của Giáo Hội”. “Sự thiếu được giáo dục văn hoá phổ biến nầy buộc chúng ta phải thực hiện những rà soát quan trọng trong thực hành chúng ta vẫn làm theo cho tới nay”.

 

KHAI TRƯƠNG MỘT KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU TẾ BÀO Ips

(Genetique 04.06) NEDO (New Energy and Industrial Technology Development Organisation = Tổ Chức Phát Triển Năng Lượng và Công Nghệ Kỹ Nghệ Mới), cơ quan nhà nước Nhật Bản tài trợ và quản lý acc1 kế hoạch nghiên cứu và phát triển, vừa thông báo khai trương một chương trình năm năm nhắm tới phát huy những ứng dụng đối với công nghệ các tế bào gốc đa năng người [ được Gs Yamanaka khám phá năm 2007]. Ngân sách toàn bộ của kế hoạch là hơn 40 triệu euros và trên dưới 20 cơ quan tham gia vào các nghiên cứu, chia là ba trục quan trọng nhất : - phát triển các phương pháp sản xuất chắc chắn và hiệu nghiệm các tế bào iPS   - đưa ra các phương pháp kiểm tra chất lượng các tế bào nầy  - thiết lập một phương pháp chuẩn cho nghiên cứu chế thuốc.

 

LIÊN MINH CHÂU ÂU MỜI GỌI CHÍNH PHỦ ZAMBIA CỘNG TÁC VỚI GIÁO HỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN

(Fides/AP 04.06) LMCA đã đưa ra lời kêu gọi chính phủ Zambia cộng tác với Giáo Hội trong việc phổ biến thông tin về sức khoẻ tình dục và sinh sản. Thêm nữa, sau khi đã xem các kế hoạch nầy về sức khoẻ sinh sản và tình dục do LMCH ủng hộ, LMCA đã đề nghị Gia1o Hội can thiệp trong việc giáo dục dân chúng về sức khoẻ tình dục và sinh sản. Lời mời gọi nầy được đưa ra bào một thời điểm mà Giáo Hội ở Châu Phi phụ trách cung cấp phần lớn thuốc men và các điều trị. Trong một số quốc gia, Giáo Hội cung cấp tới 50% mọi dịch vụ với bệnh HIV/Sida. Phái bộ LMCA đã đến Zambia để nhìn một số kế hoạch về sức khoẻ sinh sản có tầm quan trọng đặc biệt trong tỉnh miền nam nầy.

 

GIÁO LÝ QUA INTERNET : HƠN 4.000 TRỞ LẠI ĐẠO TỪ NĂM 2005 TẠI SÉOUL, HÀN QUỐC

(AsiaNews 04.06) Hơn 4.100 người được rửa tội trong 4 năm. Đó là kết quả của cuộc vận động học giáo lý do TGP Séoul đưa ra và đã được những nhà tổ chức công nhận là một “kinh ngiệm thành công”. Giáo Lý Trực Tuyến nầy cho phép hàng ngàn công dân theo những khoá dự tòng. Cha Lee Ki-jeong, người gi1am sát chương trình, nói :” Ngày nay, có rất nhiều người muốn trở lại đạo Công giáo,nhưng không tể tham dự thường xuyên khoá học giáo lý theo ngày giờ ấn định”. Nếu bận rộn công việc và gia đình cản trở họ thao học các khoá, Giáo Hội Hàn Quốc sẽ đáp ứng nhu cầu của họ với việc sử dụng “các phương pháp thời hiện đại”. [Hàn quốc có khoảng 4,7 triệu Công giáo trên dân số 48,5 triệu. Seoul có hơn 10 triệu dân,trong đó trên dưới 1,4 triệu tín hữu]

 

ĐỨC THÁNH CHA BAN CHO THÁNH BỘ GIÁO SĨ NĂNG QUYỀN ĐỂ CHO HỒI TỤC DỄ DÀNG HƠN

(CNS 04.06) Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã ban cho Thánh Bộ Giáo Sĩ những năng quyền mới để cho ra khỏi đời sống linh mục và khỏi việc buộc giữ luật độc thân các linh mục đang sống với phụ nữ,đã rời bỏ thừa tác vụ hơn năm năm hoặc các linh mục có hạnh kiểm gây tai tiếng nghiêm trọng. Các năng quyền mới nầy không áp dụng cho những trường hợp một linh mục dính líu tới lạm dụng tình dục vị thành niên. Những trường hợp nầy tiếp tục chịu những quy tắc đặc biệt và các thủ tục pháp lý do Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin trông coi. Những khả năng mới nầy được ĐHY Claudio Hummes,Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ loan báo , trong một thư đề ngày 18.04 gửi các giám mục trên toàn thế giới. Ngày 03.06, ĐHY Hummes nói với CNS rằng thủ tục hành chính nầy mới mẻ,mau chóng hơn. Để làm ví dụ, ĐHY nói rằng Bộ Giáo Luật 1983 không dự liệu cho một giám mục để khởi sự một quy trình [pháp lý] nhằm cho hồi tục một linh mục đã bỏ thừa tác vụ của mình.

 

NÊPAL : BT GI NGHI CAN ĐÁNH BOM NHÀ TH CHÍNH TOÀ KATHMANDU

(AsiaNews 05.06) Sita Thapa Shrestha,người phụ nữ 27 tuồi, thuộc một nhóm cực đoan Ấn giáo,bị cảnh sát Nepal bắt giữ vì đã đặt bom nhà thờ chính toà Mông-Triệu ở Kathmandu ngày 23.05 vừa qua,giết chết hai người và làm bị thương 13 người khác,đã nói : ”Tôi đã cài bom vì tôi ghét các Kitô hữu và các tôn giáo khác và chỉ yêu Ấn giáo mà thôi”. Nhờ lời tự thú của Shrestha, cảnh sát hiện đang theo vết một người đàn ông khác đi theo chị. Thủ lãnh Nepal Defence Army (Quân Đội Bảo Vệ Nepal / tổ chức cực đoan Ấn giáo), Prasad Mainali nằm trong danh sách điều tra. Cảnh sát nghi ngờ người phụ nữ nầy và tổ chức cực đoan trên cũng đứng sau vụ sát hại Cha Dòng Salêdiêng John Prakash ngày 01.07.2008

 

CAMPUCHIA : CÔNG TRÌNH THUỶ LI CA GIÁO HI MANG LI “GIT NƯỚC HY VNG”

(UCAN 04.06) Giáo Hội ở đây đang cật lực cho một dự án thuỷ lợi nhằm giúp dân làng có được nước quanh năm,cải thiện năng suất nông sản và nước uống.Dự án có tên gọi “Một Giọt Nước Hy Vọng”, có ý định mở rộng sông Sangke, khi hoàn thành sẽ giúp cho 600 dân làng Tahen, cách Battambang 15 cây số, có nước quanh năm. Dự án bắt đầu vào tháng 2.2009 và sẽ hoàn tất năm 2011, vì công trình chỉ có thể làm vào mùa khô. Chi phí cho dự án nầy là 100.000 USD, do các chủ tiệm buôn ở thành phố Gijon,Tây Ban Nha.

 

V LINH MC QUN X KHÔNG NHN TI LẤY TRM TIN CA GIÁO X

(AFP 04.06) Cha Patrick Dunne giữ nghiêm và im lặng khi vào một phiên bào chữa không nhận tội ăn trộm 432.000 USD từ giáo xứ White Plains của Cha, gồm cả tiền dành cho các nạn nhân cơn siêu bão Katrina. Vị nguyên quản xứ giáo xứ Đức Mẹ Sầu Bi từ năm 1991, 63 tuổi, bị kiện ra toà án tối cao bang vì bị cáo buộc ăn trộm tiền qua hơn sáu năm và dùng để chi cho cá nhân và giải trí, vì cha nghiện đánh bạc. Luật sư biện hộ Ferrante cho biết cha Dunne muốn dàn xếp càng sớm càng tốt vì nếu bị tuyên bố có tội, sẽ đối diện với 15 năm tù giam. Phát ngôn nhân Tổng giáo phận cho biết giáo phận không có bổn phận hoàn trả bất cứ khoản tiền nào.

 

VATICAN PHÀN NÀN VỀ S SÚT GIM XƯNG TI

(AP 04.06) Một giới chức Vatican than phiền rằng rất nhiều tín hữu không còn xưng tội nữa và cho biết một số  lẫn lộn giữa cái giường của một bác sĩ tâm lý với toà giải tội. Đức TGM Mauro Piacenza,một chức sắc thuộc văn phòng phụ trách giáo sĩ, đã nói với Radio Vatican rằng bí tích giải tội đang trải qua một “khủng hoảng sâu xa” từ nhiều thập kỷ qua và rất ít người phân biệt được giữa sự thiện và sự ác, và vì vậy mà không đi xưng tội. Trong cuộc phỏng vần ngày 03.06,Ngài nói tín hữu không có ý thức về tội và Vatican dự định phát hành năm nay một loại sách hướng dẫn về xưng tội để lôi kéo tín hữu Công giáo hướng về bí tích xưng tội.

 

ĐÓN TIP DI HÀI THÁNH GIOAN-MARIA VIANNEY ROMA

(Zenit 05.06) Nhân ngày khai mạc Năm Linh Mục, di hài của Thánh Cha Sở Ars sẽ được tiếp đón ở Roma trong Đền Thờ Thánh Phêrô trước giờ kinh chiều ngày 19.06,do Đức Thánh Cha chủ toạ,kính trọng thể Thánh Tâm Chúa Giêsu, Ngày Cầu Nguyện Thánh Hoá các Linh Mục. Nhân dịp nầy,ĐGM Mauro Piacenza,thư ký Thánh Bộ Giáo Sĩ, viết :”Tất cả chúng ta sẽ có thể gặp lại nhau trong Đền Thờ Vatican để dự giờ kinh chiều do Đức Thánh Cha, sau khi đón tiếp di hài (là trái tim) của mẫu gương rạng ngời là Thánh Gioan-Maria Vianney”. Đức TGM nói thêm :” Những ai không có mặt ở Roma,cũng có thể làm như thế tại nơi họ đang ở, với việc hiệp thông thiêng liêng”. ĐGM Piacenza nhắc lại là Năm Linh Mục sẽ kết thúc bằng một “Cuộc Hội Ngộ Quốc tế tại Roma, vào các ngày 09 – 10 và 11.06.2010.

 

MADAGASCAR : TÔN PHONG CHÂN PHƯỚC CHO SƯ-HUYNH RAPHAEL RAFIRINGA

(Zenit 05.06) Madagascar và Các Sư Huynh Trường Đạo có thêm một Chân Phước vào Chúa nhật 07.06 : Raphael Rafiringa, một “gương mẫu luôn có tính chất cùng thời để đi theo và noi gương bắt chước”.Người Thỉnh Nguyện Mở Vụ Án bên cạnh Toà Thánh, Cha Rodilfo Meoli, đã thông bao nghi thức phong chân phước nầy, Sư Huynh Tổng Quyến Alvaro Rodriguez Echeverria nhân dịp nầy gửi một bức thư tới tất cả các tu sĩ La-san, giới thiệu Chân Phước SH Raphael Louis Rafiringa, người đã được Đức Biển-Đức XVI công nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Ngài. Chân Phước Rafiringa sinh ngày 03.11.1856 và mất ngày 19.05.1919 ở Madagascar. Tiểu sử về Ngài trên ttrang điện tử La-san nhấn mạnh đến hoạt động tông đồ không mệt mỏi của Chân Phước, nhất là trong hai cuộc chiến 1883 và 1895. Chính phủ Pháp đã trao tặng huy chương để tỏ lòng biết ơn Ngài và vì hoạt động văn chương đáng kể,Ngài được bổ nhiệm làm thành viên Viên Hàn Lâm Madagascar.

 

do BTGH  chọn lọc và chuyển ngữ

 

 


Về Trang Mục Lục