BẢN TIN GIÁO HỘI

SỐ 141 (NĂM III) (TUẦN TỪ 14.07 ĐẾN 21.07. 2009)

 

ĐẠI SỨ NƯỚC HAITI MỜI ĐỨC THÁNH CHA

(Zenit 07.07) Phái viên đặc mệnh toàn quyền Haiti bên cạnh Tòa Thánh,ngài Carl-Henri Guiteau,được Đức Thánh Cha tiếp kiến ngày 06.07 khi trình ủy nhiệm thư, khẳng định rằng kỷ niệm 150 năm Giao Ước năm 1860 giữa Haiti và Toà Thánh mặc một “tầm vóc hơn chỉ là tượng trưng”. Ông mời Đức Thánh Cha tông du đất nước Haiti vào dịp nầy. Ông nhấn mạnh “ sức mạnh các mối liên hệ tinh thần được dệt nên qua thời gian năm tháng giữa các dân tộc và các dòng tu, vốn đầu tư không tính toán trong việc đào tạo giới trẻ và tạo được cái khung gia đình.Nhưng ông cũng nói ra các vết thương đất nước haiti đang gánh chịu : “bạo lực chính trị”, “sự nghèo đói đặc hữu”,giới trẻ “mất phương hướng”, gia đình “tan vỡ”, những phạm trù xã hội dễ bị tổn thương nhất “nạn nhân đói khát” và “bị xã hội loại trừ”. Ông đánh giá vai trò Giáo Hội trong lãnh vực giáo dục đào tạo sẽ là “chủ yếu”, vì “mạng lưới toàn quốc tạo cho Giáo Hội khả năng gần gũi với giới trẻ, với gia đình,và các dân tộc”

TOÀ THÁNH BỘI CHI NĂM 2008,NHƯNG ÍT HƠN CHÍN LẦN SO VỚI BỘI CHI NĂM 2007

(Zenit 06.07) Một thông cáo của Tòa Thánh chỉ ra rằng cuộc họp hội đồng Hồng Y phục trách nghiên cứu các vấn đề tổ chức và kinh tế của Toà Thánh diễn ra vào các ngày từ 01 đến 03.07,dưới sự chủ toạ của ĐHY Quốc Vụ Khanh. Bản tổng kết tài chính cuối cùng năm 2008 đã được ĐGM Velasio De Paolis,CS, chủ tịch Ban Kinh Tế Toà Thánh, giới thiệu trong tờ thông tin văn phòng báo chí Tòa Thánh vào ngày 04.07, cho thấy bội chi năm 2008 là 911.514 euros ( THU : 253.953.869 và CHI 254.865.383), gồm các khoản chi bình thường và ‘đặc biệt’ của các bộ ngành và cơ quan của Tòa Thánh,trong đó có Radio Vatican và Osservatore Romano. Nhân sự các bộ,ngành là 2.732 người,gồm 761 giáo phẩm giáo sĩ,334 tu sĩ (246 nam và 88 nữ) và 1.637 giáo dân ( 1.199 nam và 438 nữ). Các đóng góp nhiều nhất là từ giáo dân Công giáo Hoa Kỳ,Đức, Ý,nhưng nếu so về tỷ lệ con số tín hữu Công giáo, thì Hàn Quốc và Nhật Bản quảng đại nhất (x. bài TIỀN BẠC: CÁI HAY CÁI DỠ. BTGH)

 

ĐỐI THOẠI TÒA THÁNH – ISRAEL TRƯỚC CUỘC GẶP GIỮA ĐỨC GIÁO HOÀNG VÀ ÔNG OBAMA

(AsiaNews 06.07) Uỷ Ban Song Phương Thường Trực giữa Tòa Thánh và Quốc Gia Israel, lần đầu tiên kể từ cuộc Hành Hương của Đức Biển-Đức XVI, diễn ra ở Bộ ngoại giao Israel vào ngày 09.07.Không có thông báo chính thức,nhưng trong giới chức giáo hội và ngoại giao, người ta đã biết và không phải tình cờ mà cuộc đối thoại diễn ra trước ngày Đức giáo hoàng tiếp kiến tổng thống Obama. Cha Dòng Phan-sinh David-Maria Jaeger, một chuyên gia về quan hệ Nhà Nước – Toà Thánh ở Israel,thận trịng tránh mọi bình luận về những đề tài nầy. Ngài tự giới hạn một cách khắt khe với những gợi ý mà ngài nói ngài trả lời cho mọi ký giả xin ngài soi sáng vấn đề ấy :”Cách an toàn để đánh giá tiến bộ của các cuộc đàm phán, là theo dõi các Thông Cáo Chung thường được phát ra ở cuối các hội nghị song phương,để xem bao nhiêu thời gian được dành cho các cuộc thương thảo. Ủy Ban càng gặp nhau nhiều, thì Thỏa Ước càng có nhiều khả năng và rút ngắn thời gian ký kết”.

ỦY VIÊN LIÊN MINH CHÂU ÂU CẢNH BÁO CÁC CỘI NGUỒN TÂY PHƯƠNG KHÔNG THỂ BỊ PHỊA

(CAN 07.07) Nghị sĩ người Ý và nguyên uỷ viên LMCÂ,Rocco Buttiglione, tuần qua cho biết những cội nguồn Tây Phuơng không thể do bịa ra và văn hoá phương Tây cội rễ trong Kitô giáo. Trong lễ bế mạc Hội Nghị Quốc Tế lần thứ nhất về Triết Học ở Granada,Tây Ban Nha, Buttiglione nói mỗi nền văn hoá phải đương đầu với vấn nạn nguồn cội của nó và những đòi hỏi cơ bản của tình cảm con người: “Chúng ta cần có cội rễ và cội rễ là những cái chúng ta đang có,không thể do bịa đặt ra mà có được”. Trong ý nghĩa nầy,vị nghị sĩ người Ý nói những cội rễ Kitô giáo “rất cụ thể”,vì chúng bao gồm không chỉ đại học mà còn cả “lòng yêu thương trung thành của các cha mẹ, của một dân tộc,của một hành trình lịch sử,của một cách nhìn người nam và người nữ, của văn chương”. Tất cả những cái nầy hình thành nên cội rễ của chúng ta và dẫn tới sự tự thừa nhận”.

XÃ HỘI HIỆN ĐẠI ĐÃ TRỞ NÊN “DỊ ỨNG” VỚI HY SINH

(CAN 06.07) Thư ký Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo,Đức TGM Jean-Louis Brugues,tuần qua cảnh báo rằng “ xã hội hiện đại đã trở nên dị ứng với các khái niệm bổn phận và tinh thần hy sinh”,hai khái niệm vốn luôn ‘thuộc về di sản chung của mọi tôn giáo lớn’ và cũng cần thiết cho mọi linh mục. Trong bài giảng Thánh Lễ cho các giám đốc phụ trách ơn gọi ở Roma, vị giáo phẩm người Pháp nhấn mạnh ơn gọi mỗi người luôn đặc biệt và thuộc về cá nhân như thế nào. Được gọi tới chức linh mục, những người nam có ơn gọi nầy đươc Chúa Giêsu gọi “để nên chính chúng ta, vì Chúa biết chúng ta hơn chúng ta biết chính mình”. Ngài nói : “Kế hoạch của Chúa không thể hoàn tất được ngoại trừ qua hy sinh. Vì vậy,hy sinh trở nên một chỗ giao nhau giữa con người và Thiên Chúa. Hy sinh là phương tiện đặc thù nhờ đó chúng ta dâng lên Chúa sự tự do của chúng ta và đến lượt chúng ta đón nhận sức mạnh của Chúa”. Ngài nói :”Không phải tình cờ mà Đức Thánh Cha chọn khởi đầu Năm Linh Mục vào ngày lễ mang tính hy sinh nhất trong mọi ngày lễ “ Thánh tâm Chúa Giêsu. Vì lý do đó, chúng ta hy vọng rằng Dân Chúa sẽ lấy lại được niềm vui củc hức linh mục”.

NƯỚC NGA MUỐN THIẾT LẬP BANG GIAO TRỌN VẸN VỚI TOÀ THÁNH

(Itar-tass/AP/CWNews 06.07) Tổng thống Nga Dmitri Medvedev đã cho các ký giả Ý biết rằng chính pnủ của ông hy vọng thiết lập bang giao đầy đủ với Toà Thánh. Mặc dù Moscow và Vatican đang trao đổi đại diện ngoại giao,nhưng hkông có quy chế chính thức cấp đại sứ. Ông Medvedev ghi nhận rằng việc thiết lập bang giao đầy đủ sẽ là một bước ‘hoàn toàn bình thường”. Đức TGM Antonio Mennini, sứ thần Toà Thánh ở Moscow, xác nhận các đàm phán đang thực hiện và những quan hệ ngoại giao đầy đủ sẽ mau hoàn thành.

THỦ TƯỚNG NHẬT VIẾNG THĂM TOÀ THÁNH

(VIS 07.07 ) Đầu giờ chiều ngày 07.07, văn phòng báo chí Toà Thánh đã xác nhận rằng Đức Thánh Cha đã tiếp kiến vào buổi sáng ngài Taro Aso,thủ tướng Nhật Bản và sau đó ông đã hội kiến với Quốc Vụ Khanh Toà tah1nh,D9HY Tarcisio Bertone và với bộ trượng bộ ngoại giao Mamberti :” Những trao đổi nầy cho phép đề cập đến thời sự quốc tế,nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế và sự cam kết của nước Nhật và của Toà Thánh giúp cho Châu Phi. Đây cũng là dịp để hai bên chúc mừng nhau về quan hệ tốt đẹp giữ hai bên và sự cộng tác giữa Giáo Hội Công giáo và chính quyền Nhật Bản”.

THÔNG ĐIỆP NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO 2009 CỦA ĐỨC THÁNH CHA

(Fides 07.07) “Mục đích Truyền Giáo của Giáo Hội là để đem ánh sáng Phúc Âm chiếu rọi tất cả mọi dân tộc trên con đường lịch sử họ tiến về với Thiên Chúa, để nơi Người họ có được sự thực hiện và hoàn tất trọn vẹn. Chúng ta phải cảm thấy ao ước sâu xa và lòng thiết tha chiếu dọi tất cả các dân tộc nầy, với Ánh Sáng Chúa Kitô, ánh sáng vốn rạng ngời trên khuôn mặt Giáo Hội, để hết mọi người quy tụ trong mợt gia đình nhân loại duy nhất, trong tình thương phụ tử âu yếm của Thiên Chúa”. Trong thông điệp Ngày Thế Giới Truyền Giáo vào Chúa nhật 18.10.2009, với chủ đề :”CÁC DÂN TỘC BƯỚC ĐI TRONG ÁNH SÁNG CỦA NGƯỜI” (Kh 21, 24),Đức Thánh Cha nhắc lại lần nữa :” Giáo Hội không hành động để mở rộng quyền bính hoôc để khẳng định quyền ab1 chủ của mình,nhưng là đề mang đến cho mọi người Chúa Kitô,Ơng Cứu Độ cho thế giới. Chúng ta không đòi hỏi gì ngoài việc sống phục vụ nhân loại và nhất là những con người đau khổ nhiều nhất, bị bò rơi nhiều nhất, bởi vì chúng ta tin rằng “việc dấn thân loan báo Phúc Âm cho mọi người thời đại chúng ta…chắc chắn là một việc phục vụ không chỉ cho cộng đồng Kitô giáo,mà còn cho toàn thể nhân loại”. Để kết luận, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng “việc rao giảng Phúc Âm là một Công Trình của Chúa Thánh Linh”,và Người phát động lời kêu gọi nầy : “Chính vì thế Cha đề nghị tất cả các tín hữu Công giáo hãy cầu xin Chúa Thánh Linh, để Người làm lớn lên trong Giáo Hội niềm say mê Truyền Giáo,gồm việc truyền lan Nước Thiên Chúa và nâng đỡ các thừa sai,nam cũng như nữ, và các cộng đoàn Kitô giáo đi đầu trong việc Truyền giáo nầy, nhiều khi trong các môi trường bách hại thù nghịch. Cha đồng thời mời gọi tất cả mọi tín hữu Công Giáo hãy có một dấu chỉ đáng tin về sự hiệp thông với các Giáo Hội, bắng việc trợ giúp kinh tế,nhất là trong giai đoạn khủng hoảng mà nhân loại đang trải qua, để giúp các Giáo Hội địa phương non trẻ có điều kiện đem Phúc Âm Tình Thương chiếu soi mọi người”.

BỔ NHIỆM MỚI CÁC CỐ VẤN THÁNH BỘ TRUYỀN GIÁO CÁC DÂN TỘC

(Fides 07.07) Ngày 04.07, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã bổ nhiệm các Cố Vấn Thánh Bộ Rao Giảng Tin Mừng cho các Dân Tộc (Truuyền Giáo) : ĐGM Henryk Hoser,TGM giáo phận Varsava – Praha (Ba Lan), cựu Phó thư ký Thánh Bộ và là chủ tịch Qũy Truyền Giáo; ĐGM Paul Hinder, GM hiệu toà Macon, giám quản tông toà Ả rập ( Các tiểu vương quốc Ả rập Thống Nhất); Viện Phụ Cataldo Zuccaro, Viện Trưởng  Đại học Giáo hoàng Urbanô,Rôma; Cha Heinz Wilhelm Steckling,OMI, Bề Trên Tổng Quyền các Thừa Sai Dòng Oblate Đức Mẹ Vô Nhiễm [trước đó,ngày 09.05.2009, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm các ủy viên Thánh Bộ Truyền Giáo : ĐHY Peter Kodwo Appiah Turkson, TGM giáo phận Cape Coast; ĐHY Claudio Hummes,Tởng Trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ; ĐHY Jean-Claudio Turcotte, TGM Giáo phận Montreal ; ĐGM Erwin Josef Ender,TGM hiệu toà Germania di Numidia, sứ thần Tòa Thánh; ĐGM Felix del Blanco Prieto, TGM hiệu toà Vannida, Sứ Thần Toà Thánh; ĐGM Nikola Eterovic,TGM hiệu toà Sisak, tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục; ĐGM Oscar Zoungrana, giám đốc quốc gia Qũy Truyền Giáo ở Burkina Faso; Cha Adolfo Nicolas Pachon,Dòng Tên.

BỀ TRÊN HIỆP SĨ PHÊ BÌNH VIỆC SỬ DỤNG TÔNG THƯ CHO NHỮNG NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ

Bề Trên Cả Hiệp Sĩ Carl Anderson

(CNA 08.07) Người đứng đầu Các Hiệp Sĩ Columbus,tổ chức giáo dân Công giáo lớn nhất thế giới, Carl Anderson, đã hưởng ứng Tông Thư vừa được công bố,bằng việc tố giác những âm mưu dùng Tông Thư nầy vào những vấn đề chính trị hơn là nhìn nó từ sự hiểu biết toàn diện của Giáo Hội về con người. Trong một cuộc phỏng vấn ngày 07.07,Carl Anderson chỉ trích mạnh mẽ “những bậc thầy muốn hướng tông thư theo hướng nầy hoặc hướng nọ” và nhấn mạnh rằng “độc giả Công giáo phải đọc tông thư trong toàn bản văn” để hiều được những nền tảng đạo đức học và nhân loại học ẩn tàng trong đó.Anderson cũng đáp lại một số phân tích Tông Thư cố gắng mô tả nó như cổ vũ một quan điểm chính trị cấp tiến hoặc bảo thủ, khi nói,”tôi nghĩ đây chính là cách nhìn sai lầm về Tông Thư nầy và tôi cho rằng Đức Thánh Cha sẽ rất thất vọng nếu đây là cách chúng ta phân tích Tông Thư”. Ông giải thích rằng (trong trường hợp đó), chính Đức Biển-Đức sẽ là người đầu tiên tìm cách sửa chữa nó”. Ông nhận thấy rằng những vấn đề mà Đức Thánh Cha đề cập,như là bênh vực hôn nhân,bảo vệ sự sống con người và một lời kêu gọi cải tổ Liên Hiệp Quốc,không phải là thật sự là những vần đề cánh tả hay cánh hữu chính trị. Đúng ra chúng bắt nguồn từ một sự hiểu biết toàn diện và kiên định về con người.

CỔ BẢN KINH THÁNH SINAI : BẢN KINH THÁNH CHÉP TAYTHẾ KỶ IV NAY ĐƯỢC ĐƯA LÊN MẠNG

(CAN 08.07) Thư Viện Anh đã thông báo rằng các trang bản Kinh Thánh chép tay thế kỷ thứ IV được gọi là Cổ Bản Kinh Thánh Sinai (Sinaiticus Codex) đã được chụp và đưa lên mạng sau bốn năm làm việc. Bản viết tay nầy được viết bằng tiếng Hy Lạp và có niên đại từ thời kỳ Kitô giáo bành trướng dưới thời Vua Constanti. Nay có thể nhìn thấy với các bản dịch sang tiếng Anh,tiếng Đức và tiếng Nga (http://www.codexsinaiticus.org ). Đã nhiều thế kỷ qua, nó được giữ tại Tu viện Thánh Nữ Catarina ở Núi Sinai, cho tới khi bị chia ra và thế kỷ XIX và gửi tới Thư Viện Đại Học Leipzig ở Đức, Thư Viện Quốc Gia Nga ở St Petersbourg và Thư Viện Anh. Một số phần của bản viết tay vẫn ở Tu Viện Núi Sinai. Kế hoạch số hoá bản viết tay nầy trị giá hơn một triệu đôla. Cổ Bản, do ba người chép thuê, cũng bao gồm những văn bản từ thế kỷ thứ nhất và là một trong những bản viết tay được bảo tồn tốt nhất

KẾ HOẠCH MỚI NHẰM NÂNG ĐỠ TÍN HỮU CÔNG GIÁO LY DỊ HOẶC LY THÂN SỐNG LỜI THỀ

(CAN 07.07) Một cộng đồng nâng đỡ mới đối với các tín hữu Công giáo ly dị hoặc ly thân mà vẫn trung thành với hôn nhân đã được đưa ra ở Hoa Kỳ, lấy ý tưởng từ một nỗ lưự tương tự ở Ý, nhằm giúp những người như thế giữ được những lời thề hứa của họ và sống những lời ‘thưa vâng’ của họ. Dự án Đức Maria ở Cana được tài trợ ở Hoa Kỳ bởi Những Người Biện Hộ của Đức Maria, tìm cách làm việc với các giáo phận ở Hoa Kỳ để - theo lời của giám đốc Bai Macfarlane – ‘loại bỏ việc giáo lý hoá văn hoá ly dị” rằng hôn nhân của chúng ta đã chết hoặc chúng ta đang có cuộc sống mơi như những người sống một mình”. Chương trình Đức Maria ở Cana của người Ý vừa đăng cai tổ chức một ngày tĩnh tâm ở Palermo cho những người tái khẳng định những lời thề hôn nhân của họ. 

ECCLESIAM UNITATEM : QUY CHẾ MỚI CHO UỶ BAN ECCLESIA DEI

(Zenit 08.07) Nhân kỷ niệm ngày thiết lập Uỷ Ban,ngày 02.07,Đức Thánh Cha công bố tự sắc “Sự Hiệp Nhất của Giáo Hội”,vì Hiệp Nhất Giáo Hội được Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI coi như là một trong những ưu tiên hàng đầu triều đại Giáo Hoàng của Người,ngay khi được bầu vào tháng 04.2005 và cũng là tựa đề của Tự Sắc mới liên quan đến một quy chế mới cho ủy ban giáo hoàng “Ecclesia Dei”,được giao cho phụ trách những vấn đề tương quan giữa Giáo Hội Công Giáo và Huynh Đoàn Thánh Piô X phái Lefèbvre, mà theo lời Đức Thánh Cha, là “để phục vụ sự hiệp nhất hoàn vũ của Gaío Hội”. Đức Thánh Cha nói với “tất cả những ai thật sự ước ao có được sự hiệp nhất”. Từ tháng 3 vừa rồi,Đức Thánh Cha đã loan báo ý muốn sát nhập ủy ban giáo hoàng nầy vào Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin,những vấn đề được tranh luận về tín lý Giáo Hội,trước khi đụng gới phụng vụ.

ỦY BAN “ECCLESIA DEI” : TÂN CHỦ TỊCH VÀ TÂN THƯ KÝ

(Zenit 08.07) ĐHY William J.Levada (Hoa Kỳ), Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm chủ tịch Uỷ ban Gaío Hoàng “Ecclesia Dei”, phụ trách quan hệ với các môn đệ của GM Marcel Lefèbvre. Đức Thánh Cha cũng bổ nhiệm ĐGM Pozzo (người Ý, cho tới nay là phó thư ký ủy ban thần học quốc tế và cộng tác viên Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin) làm thư ký uỷ ban nầy. Đức Thánh Cha đã cám ơn ĐHY Dario Castrillon Hoyos kết thúc nhiệm kỳ chủ tịch uỷ ban Ecclesia Dei” mà Ngài đảm nhận từ năm 2.000. Trong thư gửi các giám mục Công giáo toàn thế giới ,được công bố ngày 12.03.2009,về việc giỡ bỏ vạ tuyệt thông cho bốn giám mục do ĐGM Lefèbvre truyền chức, Đức Thánh Cha đã loan báo việc sát nhập nầy, khi cần soi sáng các vấn đề “cơ bản có tính chất tín lý”. ĐHY Levada đã làm việc với SSPX (hiện không có bất cứ quy chế nào bên trong Giáo Hội),nhưng tháng 6 vừa rồi SSPX vẫn có những cuộc truyền chức mới,hoàn toàn bất hợp pháp, tạo thêm một ngăn trở nữa cho cuộc đối thoại mà Roma đề nghị. Những vần đề thảo luận với SSPX chủ yếu là sự chấp nhận Công Đồng Vatican II và huấn quyền của các Giáo Hoàng hậu công đồng.

ĐỨC THÁNH CHA TIẾP KIẾN CÁC ĐỆ NHẤT PHU NHÂN

(CAN 08.07) Cuối buổi triều yết chung ngày 08.07, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến các phu nhân những lãnh tụ chính trị có mặt ở Ý vào những ngày nầy tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Nhóm G -8,với sự hiện diện của Bà chủ tịch FIDA (Quỹ quốc tế phát triển nông nghiệp của LHQ) và phu nhân ông chủ tịch Uỷ ban Châu Âu. Ngay trước đó,Đức Thánh Cha đã mời gọi các tín hữu cầu nnguyện cho Hội Nghị Thượng Đỉnh nầy, bằng tiếng Ý,rồi tiếng Pháp và dài nhất là tiếng Anh. Đức Thánh Cha đã xin cầu nguyện cho tất cả những người đang phục vụ chính trị và quản lý kinh tế,nhất là cho những nguyên thủ quốc gia đến Ý để tham dự Hội Nghị Nhóm G-8.

CHỈ THỊ DỨT KHOÁT VỀ SỬ DỤNG TẾ BÀO GỐC PHÔI NGƯỜI

(Genétique.org 09.07) Ngàu 06.07, các Viện Y Tế Hoa Kỳ (NIH) đã công bố chỉ thị dứt khoát nầy. Ông Barack Obama đã giỡ bỏ những hạn chế do TT Bush ban hành,ngăn cấm mọi tài trợ liên bang cho việc nghiên cứu trên các tế bào gốc phôi được tạo nên sau tháng 08.2001. Các quy định do NIH thiết lập cho phép nhà nước tài trợ cho nghiên cứu tế bào phôi dư thừa do các cặp vợ chồng để lại sau các vụ thụ tinh ống nghiệm. Chỉ thị nầy làm mềm rất nhiều những quy tắc về sự đồng thuận của những người hiến tặng. Phán quyết nầy can thiệp vào một bối cảnh rất gây tranh cãi. Giám đốc NIH đương nhiệm,Raynard Kington, thưà nhận rằng đa số những lời bình luận công khai mà họ nghe được,đều chống lại việc tài trợ cho nghiên cứu trên tế bào gốc phôi người.CHA ĐAMIANÔ,TÔNG ĐỒ NGƯỜI CÙI, ĐƯỢC TỌN VINH HIỂN THÁNH VÀO NGÀY 11 THÁNG 10

CHA ĐAMIANÔ,TÔNG ĐỒ NGƯỜI CÙI,ĐƯỢC TÔN VINH HIỂN THÁNH VÀO NGÀY 11 THÁNG 10.

CHA ĐAMIANÔ,TÔNG ĐỒ NGƯỜI CÙI, ĐƯỢC TỌN VINH HIỂN THÁNH VÀO NGÀY 11 THÁNG 10

CHA ĐAMIANÔ,TÔNG ĐỒ NGƯỜI CÙI, ĐƯỢC TỌN VINH HIỂN THÁNH VÀO NGÀY 11 THÁNG 10

(Corref.fr 09.08) Các Cha Dòng Thánh tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria (còn gọi là Picpus) sắp có một Vị Thánh được Giáo Hội công nhận : Cha Đamianô,tông đồ người cùi,bị bệnh phong ờ đảo Molokai giữa Thái Bình Dương. Hòn đảo mà cư dân là bệnh nhân phong ngày nào cũbg đón nhận những người bị kết án lưu đày… Cha Đamianô đã ở đó 16 năm cho tới khi qua đời vào năm 1889. Lúc ấy tờ Times viết :”Vị linh mục Công giáo nầy trở thành người bạn thân của toàn nhân loại… Cách giải thích đầy dũng cảm Phúc Âm của Thầy Ngài sẽ làm cho người ta sùng kính Ngài mãi mãi”. Mẹ Têrêxa Calcutta ca ngợi Ngài :”Để đủ tầm tiếp tục công việc tình thương đẹp đẽ chữa lành các bệnh nhân của Ngài, chúng ta cần có một Vị Thánh hướng dẫn và che chở chúng ta. Cha Đamianơ là vị thánh đó”. Simon Weil nói :” Thế giới cần có những vị thánh,như một thành phố đang bị dịch hạch cần đến các thầy thuốc..”

PAKISTAN : CHÍNH PHỦ ĐỀN BÙ CHO CÁC KITÔ HỮU ĐÃ BỊ TẤN CÔNG

(UCAN 09.07) Chính phủ bang Punjab đã phát những tờ chi phiếu đầu tiên cho các Kitô hữu bị tấn công vừa rồi,sau khi loan báo sẽ trả 220.000 ru-pi (# 2.750 USD) cho mỗi người như tiền đền bù. Ba linh mục Công giáo và nhiều quan chức chính phủ đã chủ trì việc nầy trước nhà thờ Giáo Hội Thống Nhất, nhà thờ duy nhất trong làng. Yousaf Masih,một trong những người được đền bù, cho biết :”Việc đền bù sẽ giúp tái dựng dần dà những gì đã bị phá hoại,nhưng tâm hồn chúng tôi nặng nềm buồn đau. Tiền bạc không thể bù đắp nỗi kinh hoàng do khủng bố mà chúng tôi đã phải chịu”. Chính phủ đã lắp đặt lại tất cả đồng hồ điện bị đánh cắp và sửa lại các bơm nước và đặt 22 cảnh sát trong làng để phòng ngừa những vụ phá rối sau nầy.

CUỘC GẶP CẤP CAO GIỮA TÂN LÃNH ĐẠO GIÁO HỘI NGA VỚI THƯỢNG PHỤ CONSTANTINOPLE

(CWNews 08.07) Thượng Phụ Kirill, tân thủ lãnh Giáo Hội Chính Thống Nga,đang có cuộc viếng thăm Constantinople để đàm phán với Thượng phụ Đại Kết Bartôlômêô II. Sau nhiều năm xung khắc giữa Moscow và Condtantinople, cuộc gặp cấp cao nầy giữa hai chức sắc hàng đầu Chính Thống có một ý nghĩa vô cùng lớn lao cho tương lai của công cuộc đại kết.

GOOGLE LOẠI BỎ QUẢNG CÁO NẠO PHÁ THAI Ở MỘT SỐ QUỐC GIA

(Google 08.07) Bộ máy tìm kiếm khổng lồ Google dường như đã bác bỏ những quảng cáo nạo phá thai trong nhiều quốc gia,một số trong đó cấm nạo phá thai,trong khi một số không cấm. Lý do đằng sau quyết định nầy của Google vẫn chưa rõ ràng, quyết định vốn làm cho những người biện hộ cho nạo phá thai chỉ trích mạnh mẽ. Trong khi quảng cáo cho nạo phá thai được cho phép ở nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, thì Google dường như đã cấm chúng trong các nước như Brasil,Pháp,Mexico,Ba Lan và Đài Loan. Trong khi các nước như Achentina,Brasil,Mexico và Ba Lan bảo vệ bà mẹ trẻ em,thì các nước khác như Pháp và Đài Loan lại cho phép nạo phá thai. Một nhân viên cho biết :”Tháng 9 vừa qua [2008], chúng tôi đã xem xét lại chính  sách quảng cáo nạo phá thai của mình để bảo đảm rằng nó trung thực,cập nhật và phù hợp với tập tục và thực hành địa phương. Chúng tôi đã quyết định loại bỏ các dịch vụ quảng cáo nạo phá thai ở các thị trường sau : Đức,Ba Lan,Hong Kong, Đài Loan,Singapore,Malaysia,Philippines, Indonesia, Achentina,Brasil,Mexico,Peru,Pháp,Ý và Tây Ban Nha”.Người nầy cho biết thêm :” Tuy vậy những quảng cáo thực sự về nạo phá thai tiếp tục được cho phép và các tổ chức tôn giáo cũng có quyền đặt quảng cáo về nạo phá thai vào một cách đúng thật”.

HAI CUỘC THĂM VIẾNG QUAN TRỌNG

(VIS 09.07) Văn phòng báo chí Toà Thánh xác nhận Đức Thánh Cha đã tiếp kiến liên tiếp người đứng đầu chính phủ Úc rồi đến tổng thống Hàn quốc. Cả hai sau đó có những cuộc trao đổi với ĐHY Quốc Vụ Khanh Bertone và ĐGM Mamberti,Phụ trách quan hệ với các quốc gia

+ Với ngài Kevin Rudd,”đặc biệt về vấn đề chuỗi ngày ở Úc cách nay một năm,nhân dịp Đại Hội Giớii Trẻ Thế Giới ở Sydney. Hai bên ca ngợi nhau về sự cộng tác hết sức tốt đẹp giữa chính quyền dân sự và các giáo sĩ trong biến cố đó. Trong khuôn khổ tình hình quốc tế và khu vực, cả hai bên đặc biệt chú ý đến việc tôn trọng tự do tôn giáo và các vấn đề về môi trường”.

+ Với Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak,là vấn dề khủng hoảng kinh tế thế giới và những hậu qaủ tiêu cực của nó đối với các quốc gia nghèo nhất và về tình hình chính trị xã hội ở bán đảo Triều Tiên. Quan hệ tốt đẹp giữa Hàn Quốc và Toà Thánh,đối thoại đại kết và liên tôn,sự hợp tác Giáo Hội – Quốc Gia trong lãnh vực giáo dục xã hội  cũng được nhấn mạnh

ACHENTINA : TRÌ HOÃN VIỆC RỬA TỘI CHO CON CÁI CHO THẤY THIẾU TÌNH YÊU THƯƠNG

(CAN 09.07) Đức TGM Hwctor Aguer,giáo phận La Plata, kêu gọi các bậc phụ huynh đừng để rơi vào sai lầm và tội ngăn không cho con cái chịu bí tích Thánh Tẩy, dưới lập luận sai lầm là để chúng tự quyết định có muốn làm Kitô hữu hay không khi chúng lớn khôn.Đức TGM nói trong chương trình “Những Chìa Khóa Mở Ra Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn” : “ Đây không chỉ là một sai lầm,nhưng tôi dám chắc đây cũng là một tội, một sự thiếu đạo đức và tình yêu thương đối với con cái của họ, mà vì chúng họ chăm sóc lo lắng nhưng lại làm lấy mất đi món quà vĩ đại nhất trong các tặng vật Chúa ban: họ lấy đi của con cái chính Thiên Chúa. Ngài lưu ý rằng sai lầm nầy rất thường thấy ngay cả với những người có giáo dục tốt,và “hoàn toàn ngược với giáo huấn và kỹ luật của Hội Thánh”. Ngài cảnh cáo : “ Họ áp đặt hằng đống thứ lên con cái, nhưng lại lấy đi của chúng quà tặng đức tin và ân sủng của Chúa trong những năm tháng mang tính quyết định trong việc hình thành nhân cách của chúng”. Ngài nhấn mạnh rằng Phép Rửa Tội vẫn còn được đánh giá cao ở Achentina,nhưng ngoài vần đề một số người trì hoãn phép rửa cho tới tuổi trưởng thành, thì cũng có những vấn đề khác như là chọn những tên rửa tội ngoại giáo,cổ sơ hoặc kỳ dị. Ngài thúc giục người dân Achentina đừng để cho đức tin trở nên chỉ còn là một khía cạnh văn hoá trong cuộc sống, nhưng phải mặc lấy vẽ đẹp của bí tích Thánh Tẩy.

BA-LAN : PHẢN ĐỐI BUỔI HOÀ NHẠC CỦA MADONNA DỰ TRÙ VÀO LỄ ĐỨC BÀ MÔNG TRIỆU

(CAN 10.09) Một nhóm tu sĩ người Ba-Lan lập kế hoạch tổ chức những buổi cầu nguyện để phản đối một buổi hoà nhạc do ngôi sao nhạc pop người Mỹ Madonna dự trù trình diễn nag2y 15.08,lễ Đức Mẹ Linh Hồn và Xác Lên Trời ở Varsovie. Marian Brudzynski,cầm đầu Uỷ Ban Bảo Vệ Đức Tin và Truyền Thống, nói nhóm của ông sẽ tiếp tục “cuộc thánh chiến” với những buổi cầu nguyện ban ngày bên ngoài toà thị chính Varsovie bắt đầu từ ngày 01.08.Ông nói với hãng tin AFP : Chúng tôi sẽ bắt đầu với một nhóm chưng ít trăm người,nhưng tôi tin rằng quảng trường đối diện toà thị chính sẽ đông kín những người dân Ba Lan mộ đạo”. Những nhà tổ chức buổi hoà nhạc cho biết đã bán ra gần hết 70.000 vé. Trong qúa khứ,Madonna đã tổ chức những sô diễn sổ sàng và đã biểu diễn một màn đóng đinh giả trên sân khấu. Tên của Madonna cũng là một tước hiệu khác của Đức Trinh Nữ Maria. Đức Maria được tôn sùng đặc biệt ở đất nước Ba Lan Công giáo,nơi Mẹ đưộc tuyên xưng là Nữ Vương Nước Ba Lan cách nay 350 năm.

MEHICO : ỦY BAN NHÂN QUYỀN BANG PUEBLA THÔNG QUA VIỆC BẢO VỆ TRẺ CHƯA SINH

(CAN 09.07) Uỷ Ban Nhân Quyền của bang Puebla nước Mexico đã bác bỏ một kiến nghị tuyên bố bất hợp hiến một cuộc cải tổ hiến pháp nhằm bảo vệ các trẻ chưa sinh, nói rằng “quyển được sống là nền tảng chính yếu cho sự bảo vệ mọi quyền con người khác’. Ngày 23.06, các nhà tổ chức ủng hộ nạo phá thai đã đề nghị Uỷ Ban tuyên bố cuộc cải tổ là bất hợp hiến,nhưng uỷ ban trả lời rằng không có căn cứ để “xác định rằng cuộc  cải tổ của hiến pháp bang Puebla là ngược với Hiến Pháp Chung của nước Cộng Hoà”. Uỷ Ban cũng lưu ý rằng dù có “những quan điểm rất khác nhau và trái nghịch nhau về vấn đề “nạo phá thai ở Mehico, Tòa Án Tối Cao “đã phán quyết các bang có quyền ra luật về vấn đền nầy”,như đã xảy ra ở bang Puebla.Tháng 03.2009, Quốc Hội Bang Puebla đã phê duyệt một cải tổ hiến pháp chấp thuận sự bảo vệ pháp luật đối với sự sống con người từ khi thụ thai cho đến khi chềt tự nhiên. Đó là thành quả nỗ lực của các nhà lập pháp nhằm chặn lại những mưu toan hợp pháp hoá nạo phá thai trong bang nầy.

TỔNG THỐNG PHÁP THỀ SẼ TÌM RA SỰ THẬT VỀ CÁI CHẾT NĂM 1996 CỦA CÁC TU SĨ

(CNS 10.07) Tổng thống Sarkozy đã thề sẽ khám phá sự thật về cái chết vào năm 1996 của một nhóm  tu sĩ Công giáo người Pháp ở Algêria nghi là bị quân đội Algeria chặt đầu hơn là do bọn bắt cóc Hồi giáo. Ông nói với các ký giả vào ngày 07.07 : “Quan hệ giữa các nước lớn đặt nền tảng trên sự thật,chứ không phải nói dối”. Một nhà ngoại giao Pháp làm chứng rằng bảy thầy dòng luyện tâm (trappist) bị giết trong một cuộc không kích do quân đội Algêria,mà sau đó gian lận chứng cứ để đổ lỗi cho Tổ Chức Vũ Trang Hồi Giáo. Bộ trưởng tư pháp Michele Alliot-Marie xin Quốc Hội trao cho các nhà điều tra “mọi phương tiện để hoàn thành những cuộc điều tra, kể cả tài liệu về sự hợp tác quốc tế”. Các tu sĩ do bề trên của họ,Cha Christian-Marie de Cherge cầm đầu,bị bắt cóc ngày 26 -27.03.1996,từ tu viện Đức Bà Nuí Atlas trên đỉnh đồi ở Tibehirine, Đầu các tu sĩ được tìm thấy tháng 05 tiếp đó ở Medea và cái chết của họ được đổ lỗi cho các thành viên Tổ Chức Hồi Gaío Vũ Trang, trước đó vốn có đe doạ giết những người ngoại quốc.

ĐỨC THÁNH CHA BAO QUÁT 15 NĂM TIẾN BỘ TRONG QUAN HỆ VATICAN – MEXICO

(CWNews 11.07) Ngày 10.07, tiếp kiến tân đại sứ Mexico,Hector Federico Ling Altamirano bên cạnh Toà Thánh, Đức Thánh Cha đã chúc mừng “tiến bộ quan trọng đạt được những năm vừa qua trong quan hệ tốt đẹp giữa Toà Thánh và Mexico”. Sau nhiều thập niên chủ nghĩa bài giáo sĩ ác độc, chính phủ Mexico vào thập niên 1990 đã nới rộng những hạn chế về những biểu hiện của Đạo Công Giáo và tái lập bang giao với Vatican. Trong các nhận xét của người với ông đại sứ, Đức Thánh Cha nhận thấy rằng đức tin Công giáo làm thành trụ cột cho nền văn hoá truyền thống Mexico.

‘NỮ GIÁM MỤC’ NGƯỜI ÁO CHỘP LẤY THÁNH THỂ

(CWNews 10.07) Một phụ nữ người Áo tự xem mình là một giám mục Công giáo,đã vồ lấy Mình Thánh từ một bình thánh,sau khi bà bị từ chối không được rước lễ trong thánh lê ở Linz [ là giáo phận đã phản đối vị giám mục phụ tá do Đức Thánh Cha bổ nhiệm, bị coi là bảo thủ. Đức Thánh Cha đã triệu tập hàng giáo phẩm Áo về Roma và đã khiển trách rất nặng lời,kể cà ĐHY Schonborn,giáo phận Vienne.BTGH]. ĐGM Ludwig Schwarz đã từ chối ban Thánh Thể cho Christine Mayr-Lumetberger, người đã bị vạ tuyệt thông [tiền kết] do đã tham gia vào một nghi thức ‘truyền chức” có tính chất phong trào đấu tranh nam nữ bình quyền.

THƯỢNG HẢI :TRAO MỆNH LỆNH TRUYỀN GIÁO CHO 86 GIẢNG VIÊN GIÁO LÝ

(Fides 10.07) “Chúng tôi là những người làm cho mọi người hiệp nhất - chúng tôi Kitô hữu - chúng tôi là những người rao giảng Phúc Âm – chúng tôi là ánh sáng – chúng tôi là muối đất” : Đó là chủ đề Khoá Đào Tạo Giảng Viên Giáo Lý thứ 12 của giáo phận Thượng Hải,diễn ra từ 29.06 đến 04.07. ĐGM phụ tá Giuseppe Xing Wen Zhi đã chủ tế Thánh Lễ khai mạc và bế mạc, với việc trao cho 86 giảng viên mệnh lệnh truyền giáo. Ngoài một cây Thánh Gía và ngọn nến cháy, Ngài cũng giao cho họ tài liệu dạy Giáo Lý và một CD Thánh nhạc. ĐGM cũng xác nhận rằng “trong Năm Linh Mục nầy, giáo phận sẽ cải thiện việc tổ chức trại hè giới trẻ, làm nền tảng cho việc đào tạo Kitô hữu và vì đó các giảng viên giáo lý có vai trỏ hết sức quan trọng”.

ĐỨC THÁNH CHA NÓI VỀ SỰ SỐNG – TRUNG ĐÔNG – PHÁT TRIỂN VỚI TỔNG THỐNG OBAMA

(Asianews 10.07) Trong một tiếng đồng hồ trao đổi riêng tư, các đề tài như là đối thoại giữa các nền văn hoá và tôn giáo, các cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế ở mức độ toàn cầu cùng những vấn đề đạo đức học đi kèm, an ninh lương thực và trợ giúp phát triển được đem ra thảo luận. Đức Thánh Cha tặng tổng thống Hoa Kỳ một bức tranh khảm mô tả Quảng Trường và Đến Thờ Thánh Phêrô, bản văn đặc biệt Tông Thư “Tình Thương trong Chân Lý” và cả “Dignitas Personae” (Phẩm Giá Con Người) về các vấn đề đạo đức sinh học (mà tổng thống hứa sẽ đọc trên máy nbay tới Ghana,chặng tiếp theo cuộc công du Châu Phi của ông). Tổng thống Obama đã tặng Đức Thánh Cha dây ‘các phép” được đặt trên thi hài Thánh Kohn Nepomuk Neumann, - được Đức Phaolô VI tôn vinh hiển thánh, - từ 1988 đến 2007. Chuyến thăm có sự tháp tùng của đệ nhất phu nhân Michelle, hai coô con gái  Malia và Sasha và bà ngoại của chúng, Maria Robinson; trợ lý riêng Kaye Wilson, cố vấn an ninh quốc gia,tướng Jim Jones và đại biện lâm thời Toà đại sứ Ho Kỳ ở Vatican, Julieta Valls; tùy viên quân sự Clay Beers và chủ nhiệm nhân sự Mona Sutphen. Kết thúc cuộc hội kiến, đích thân Đức Thánh Cha tiễn hai vợ chồng tổng thống Obama đến tận cửa Thư Viện. Đức Thánh Cha bắt tay hai vợ chồng và nói :” Tôi sẽ cầu nguyện cho hai vị. Tôi sẽ cầu nguyện cho công việc của ngài”.

ĐỨC THÁNH CHA TIẾP KIẾN THỦ TƯỚNG CANADA

(Zenit 12.07) Từ G-8 đến trợ giúp Châu Phi,từ cổ vũ sự sống đến tự do tôn giáo,từ [Tông thư] Bác Ái Trong Chân Lý tới hoà bình ở Trung Đông : đều là những chủ đề có tính thời sự cuộc thăm viếng của thủ tướng Canada,ngài Stepen Harper vào ngày 11.07,khi bế mạc Hội Nghị G-8 ở L’Aquila, Ý. Sau đó thủ tướng Canada đã hội kiến với ĐHY Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone và ĐGM Bộ trưởng ngoại giao Mamberti. Hai bên đặc biệt chú ý đến vấn đề Trung Đông và những viễn cảnh hoà bình trong khu vực nầy và trao đổi về “chủ đề tự do tôn giáo trong một số quốc gia”. Về phần Canada,là vấn đề “các gía trị đạo đức học”, việc bảo vệ và thúc đầy sự sống,cũng như hôn nhân và gia đình.

 

do BTGH tuyển chọn và chuyển ngữ


Về Trang Mục Lục