ĐỂ ĐỌC THÔNG ĐIỆP CARITAS IN VERITATE

 

Xuân Bích Việt Nam 08/7/09 – Giáo huấn xã hội của Giáo Hội Công giáo thực hiện “bước nhảy” chủ yếu là không xem lao công của con người như chỉ là một thứ “hàng hóa”, nhưng trái lại, nó “khẳng định đặc tính trọng tâm của nhân vị và của số phận tối hậu của nó, cũng như đặc tính trung tâm của “công ích”", đó là nhận định của Đức cha Francesco Follo, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở UNESCO, tại Paris, và qua đó Đức cha cũng muốn giúp đọc thông điệp mới này của Đức Thánh Cha.

Đức cha khẳng định: ” Giáo huấn xã hội của Giáo Hội không phải là con đường thứ ba“.

Trước tiên, ba tiền đề quan trọng:

1) Học thuyết xã hội của Giáo Hội không phải là một con đường thứ ba, con đường nằm giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa marxít. Đó không phải là một ý thức hệ cũng không đơn giản là một cuốn giáo khoa về các chuẩn mực và chỉ dẫn luân lý ôn hòa. Quả thế, học thuyết xã hội của Giáo Hội Công giáo là khác biệt tự yếu tính đối với hai lý thuyết “khoa học” (chủ nghĩa tự do tư bản của Adam Smith và những vị kế nhiệm ông, và chủ nghĩa tập thể Nhà Nước được Karl Marx lý thuyết hóa cách khoa học), bời vì nó khởi đi từ những tiền dữ kiện khác biệt. Đó là một cái nhìn không dựa trên tư bản hay các phương tiện sản xuất, nhưng là trên nhân vị con người và phẩm giá của nó.

2) Học thuyết xã hội của Giáo Hội được trình bày trong chừng mực Giáo Hội, với sự viên mãn của Lời được Chúa Giêsu mạc khải, và nhờ sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, đọc các sự kiện theo diễn tiến của chúng trong lịch sử. Nói tóm lại, sự khai triển học thuyết này được gắn liền với sự tăng trưởng của ý thức về phẩm giá của nhân vị, cần được bảo vệ và thăng tiến.

3) Học thuyết xã hội của Giáo Hội không chỉ khởi đi từ những tiền dữ kiện khác biệt, nhưng nó còn có một mục tiêu khác .Nó không chỉ muốn giúp cho việc thực hiện ơn gọi trần thế của con người, nhưng còn ơn gọi siêu việt của nó. Và nó thực hiện điều đó khởi từ lối giải thích thực tại xã hội, bằng cách xem xét tính phù hợp của nó hay không với những đường hướng của giáo huấn Tin Mừng và của truyền thống về con người và về ơn gọi toàn diện của nó.

Do đó, học thuyết xã hội của Giáo Hội công giáo thực hiện “bước nhảy” chủ yếu là không xem lao công của con người như chỉ là một thứ “hàng hóa”. Nó “khẳng định đặc tính trọng tâm của nhân vị và của số phận tối hậu của nó, cũng như đặc tính trung tâm của “công ích” và nó biểu lộ sự chú tâm của nó đối với những đề tài về sự liên đới cộng tác ( rất khác biệt với chủ nghĩa tập thể áp đặt) mà đã có biết bao phát triển trong suốt dòng lịch sử.

Quyền tư hữu được chấp nhận như là một quyền của cá nhân, cũng như việc phân phối lại các nguồn tài nguyên giúp cho các giai cấp xã hội yếu thế nhất. Trong viễn ảnh này, sự giàu có có một cứu cánh xã hội, đức ái hơn bao giờ hết là trung tâm của sứ điệp kitô giáo. Thánh Phaolô nói: ” Nếu tôi khong có đức ái, thì tôi không là gì cả”.

Bên kia những khác biệt tận căn, hai lý thuyết kinh tế “khoa học” có một căn nguyên chung, đó là cho phép xem lao công của con người như là một hàng hóa, một sự kiện mà có thể làm phi nhân hóa. Và rồi chẳng hệ trọng gì việc lao công-hàng hóa được xem như một của cải cần thủ đắc, bằng cách đầu cơ vào đó, hay cần phân bố cách tập thể theo chỉ dẫn của Nhà Nước, cách cưỡng bức.

Việc mặc nhiên biến con người thành hàng hóa và do đó thành một ” sự vật” hay thành người tiêu thụ các của cải vật chất, là một nguy cơ luộn tồn tại nơi các lý thuyết không đặt con người và công ích ở trung tâm, và định vị con người theo chức năng của cái gì khác mà có thể là lợi nhuận nảy sinh từ giá trị thặng dư, hay là những quyền lợi trừu tượng của người vô sản hay của năng suất.

Thảm họa của tài chính sáng tạo, của nền kinh tế nợ nần, chứng minh rằng người ta đã có thể tránh được một số phê bình nhắm đến giáo huấn xã hội của Giáo Hội. Quả thế, người ta đã viết rằng giáo huấn xã hội của Giáo Hội là “cổ xưa” nếu so sánh nó với những cải tiến lớn lao của những thập niên vừa qua về mặt dụng cụ tài chính. Các biên cố đã chứng minh rằng các phát triển về nghệ thuật tài chính này đã không được “cải tiến” như thế.

Những tuyên bố của các Giáo hoàng, từ Đức Lêô XIII cho đến hôm nay, hơn bao giờ hết, là và sẽ là qúy báu vào thời điểm lạc lối này mà thế giới đang trải qua sau sự thất bại khong biết lần thứ mấy của “những kết quả tuyệt vời và tiến bộ”. Nếu không đặt Thiên Chúa ở trung tâm của tâm hồn của chúng ta, thì chúng ta sẽ đặt Mammon: tiền bạc, lợi nhuận; ý thức hệ, kỹ thuật. Và như thế, tất nhiên, vị trí của con người, thay vì đảm nhận một vị trí trung tâm lớn hơn, bởi vì loại trừ Thiên Chúa, lại bị giảm thiểu cách khủng khiếp.

Quả thế, niềm tin đích thực vào Thiên Chúa luôn được đi theo bởi đặc tính trung tâm của con người.

Trong một bài thơ tuyệt vời với tựa đề “Thợ đẽo đá”, Đức Gioan-Phaolô II đã viết: “Đôi bàn tay là phong cảnh của tâm hồn”.

Và do đó lao công không chỉ là một dụng cụ cũng không chỉ là một sự cần thiết để sống hay sống còn, nhưng nó có một phẩm giá nội tại, bởi vì “nó bắt nguồn trực tiếp từ nhân vị mà ghi khắc trong thiên nhiên như là dấu ấn của nó, bắt thiên nhiên tùng phục ý chí của mình” (GS 67).

Lao công có một giá trị sáng tạo và xã hội, bởi vì nó cho cá nhân không chỉ khả năng tự thể hiện với tư cách là nhân vị, và tự hoàn thiện chính mình, nhưng còn đưa nó dấn thân với toàn thể cộng đồng gia đình, xã hội và chính trị.

Khi chỉ ra rằng bác ái phải được thực thi trong chân lý, Đức Bênêđictô XVI quy chiếu đến truyền thống Biển Đức trong đó lao công là lời cầu nguyện của đôi tay.

Khi sống với các đan sĩ của mình, thánh Biển Đức đã nghĩ ngày sống ở đan viện đến độ mỗi một cử chỉ và toàn bộ chúng có thể thống nhất những gì bị chia rẽ. Điều đó đơn giản rất là kitô giáo, bởi vì niềm tin của chúng ta mang nơi nó một chiều sâu, một chiều rộng và một sức mạnh đến độ nó có thể lưu tâm đến tất cả những gì là nhân bản.

Sự quân bình của ngày sống ở đan viện cũng là đào tạo, với sự liên tục các cử chỉ ( cầu nguyện riêng và hợp xướng, đọc sách, lao động, nghỉ ngơi) mà lưu tâm đến con người và đến sự phức tạp và duy nhất của nó; hữu thể tương quan của nó, con người nội tâm, được cấu thành bởi trí tuệ và lý trí, trí nhớ, ý muốn và tình cảm, con người thể xác.

Con người toàn thể được bao gồm không chỉ trong sự liên tục luân phiên của các giây phút và cử chỉ mà ôm lấy nó toàn thể, nhưng còn trong mỗi cử chỉ đặc thù, mà chứa đựng trong nó tất cả các chiều kích. Theo cách này, mỗi cử chỉ đều đưa đến sự thống nhất nhân vị, đến sự hài hòa mà là vẻ đẹp và soi sáng con người, hình ảnh và giống với Thiên Chúa.

Điều đó thuộc về việc giáo dục tốt là duy trì sự quân bình giữa sự cao cả của những nguyên tắc và đặc tính cụ thể của việc thể hiện chúng. Lấy một ví dụ bình thường : xã hội cũng có thể tiến tới nếu người ta không còn giáo dục các bạn trẻ nhường chỗ của mình trên tàu cho những người già – Đó không phải là một sự bó buộc. Nhưng không còn đòi hỏi điều đó chút nào, thì đó chính là điều trái ngược. Người trẻ đã mất đi sự để ý đối với những người già, nhưng họ cũng mất đi điều đó cho mọi người nào khác. Như thế, quy định này mà xem ra khó chịu lắm, và thậm chí hơi hình thức, nghiêm ngặt, lại không được chểnh mảng.

Quan niệm nhân chủng học của Đức Giáo hoàng đổ ra một cái nhìn thiêng liêng và siêu việt của người lao công, mà cứu cánh của nó, được đạt đến trong lao công, là cứu cánh của một loại người vươn đến số phận của mình ( x. Redemptor hominis 8, 9, 11).

Chính trong Chúa Kitô mà con người được hiểu. Từ khẳng định này nảy sinh sự kiện rằng :

a) lao công không chỉ là sự cộng tác, nhưng còn là sự kết hiệp với Chúa Kitô trong Công trình cứu chuộc (x. GS 67);

b) Chúa Kitô và Giáo Hội cùng với Ngài giúp đỡ con người, để tất cả những gì cấu thành cuộc sống đều tương xứng với phẩm giá đích thực của con người.

iáo Hội kêu gọi con người, chỉ cho nó đặc tính nguy hiểm của các hệ thống kinh tế và xã hội hiện đại,và khẳng định sự tối thượng của con người trên các sự vật và của tinh thần trên vật chất. Một sự tiếp cận thuần túy kinh tế về việc hiểu lao công là chắc chắn “chống lại con người” (antihumaniste). Không chỉ lao công sản sinh ra con người, nhưng nếu chúng ta muốn trung thành với một sự phân tích chính xác về nhân vị, thì chúng ta phải khẳng định rằng sự tự thể hiện có nguồn mạch là ý thức.

Con người tham dự vào vương quyền của Chúa Kitô. Sự tham dự này có hai khía cạnh:

1) Việc hướng đến sự tự do hoàn toàn xuyên qua quyền tối thượng trên tội lỗi;

2) Việc phục vụ Chúa Kitô nơi tha nhân, và sự phục vụ này được Gaudium et Spes hiểu như là một công việc để dẫn đến Chúa Kitô qua sự khiêm tốn và kiên nhẫn.

Vương quyền của lao công, quyền tối thượng trên tội lỗi và việc phục vụ anh em phải là bổ túc nhau.

Theo cách này, công việc của con người phản ánh ý nghĩa mà lóe lên từ sứ mệnh vương đế của Chúa Kitô là biến đổi thế giới, tức là nâng các sự vật lên cấp độ của con người = trách vụ vương đế (munus royal).

Để làm phong phú đức tin, thì cũng quan trọng thái độ trách nhiệm của người kitô hữu được biểu lộ bằng ý thức về bổn phận và lóe lên từ một lương tâm ngay thẳng. Trách nhiện gắn bó mật thiét với phẩm giá của con người bởi vì nó diễn tả một sự tự quyết nào đó, trong đó con người sử dụng đúng tự do của mình, bằng cách luôn chú tâm đến những giá trị đích thực và những lý do đúng đắn.

Chiều kích luân lý

Luân lý phải thắng vượt ký thuật. Đó là một trách nhiệm (a) trong gia đinh, (b) nơi nền văn hóa, (c) nơi các mối tương quan kinh tế và xã hội, mà không bao giờ được quên tính tối thượng của luân lý trên kinh tế hay chính trị.

Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng chức năng của lương tâm hệ tại trong việc mô tả sự thiện đích thực trong hành động: “bác ái trong chân lý là một sức mạnh mà tạo nên cộng đồng, thống nhất con người” (Caritas in Veritate, số 34).

Giám mục Francesco Follo - Theo Zenit


Về Trang Mục Lục