TỔNG HỢP

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN TỪ 27.07 ĐẾN 02.08.2009)

 

CÁC BẬC ÔNG BÀ LÀ NHỮNG NHÂN CHỨNG CHO ĐỨC TIN

(CoP 27.07) Trong buổi triều yết giờ Kinh Truyền Tin ngày 26.7, Đức Thánh Cha đã chọn ra hai nhóm người – các linh mục và các ông bà – và nhấn mạnh tầm quan trọng của họ trong việc hình thành đức tin Công giáo. Phát biểu với đám đông tụ họp gần nơi chỗ Người nghỉ dưỡng ở Les Combes,Đức Thánh Cha nói rằng các linh mục là “những khí cụ ơn cứu độ cho nhiều người – cho mọi người”. Lưu ý ngày lễ kính Hai Thánh Joachim và Anna,song thân Đức Trinh Nữ Maria, Đức Giáo Tông tiếp tục nói rằng các bậc ông bà ‘là những kho chứa và thường là những nhân chứng cho các già trị căn bản của sự sống”. Đức Thánh Cha nhấn mạnh vai trò mà các bậc ông bà có thể giữ trong việc giáo dục giới trẻ và Người đề nghị giới trẻ luôn nhớ cầu nguyện cho các ông bà, cũng như cho tất cả những người cao tuổi.

 

LÀM MẸ Ở TUỔI 66 : “TRÒ HỀ ĐẠO ĐỨC”

(Génétique.org 27.07) Nhật báo Les Échos coi câu chuyện Maria del Carmen Bousada là “gây sốc một cách sâu xa về bình diện đạo đức”. Người phụ nữ nầy đã sinh đôi vào năm 2006 nhờ thụ tinh ống nghiệm sau một cuộc điều trị nội tiết tố chuyên sâu ở tuổi 66,vừa qua đời giữa tháng 7. Ở vào một tuổi mà bình thường người ta mơ làm bà nội bà ngoại, ví dụ nầy là “hậu quả của việc thiếu luật lệ đạo đức sinh học,một quảng trống cho phép nhân danh chủ nghĩa tự do để mặc ai muốn làm gì thì làm”. Trò hề đạo đức học nầy chỉ có việc cho ra đời hai đứa trẻ cô nhi ‘hôm nay khóc bà mẹ qua đời và mai nay đổ lỗi cho sự ích kỷ của thế giới người lớn”.

 

BẮC TRIỀU TIÊN : MỘT NỮ TÍN HỮU BỊ HÀNH QUYẾT CÔNG KHAI VÌ PHÂN PHÁT KINH THÁNH

(Asianews/các Hãng Tin 27.07) Ri Hyon-ok,33 tuổi, đã bị xử bắn ở một thành phố tây bắc gần biên giới Trung Quốc, vì bị chính quyền Bắc Triều Tiên buộc tội ‘phân phát sách in Kinh Thánh” và ‘làm gián điệp” cho Mỹ và Hàn quốc. Ngày hôm sau cha mẹ,người chồng và ba đứa con của chị bị bắt vào trại giam tù chính trị. Báo cáo cho thấy một hình chụp từ chứng minh thư của người phụ nữ do chính quyền Bắc Triều Tiên cấp,bằng chứng cuộc hành quyết. Các nhà hoạt động đòi hỏi đem Kim Jong-il ra xét xử vì tội ác chống loài người và xác nhận có sự tăng số các Kitô hữu ở đất nước nầy, vì vậy mà Bình Nhưỡng phát động một “cuộc chiến chống lại tôn giáo” với những vụ bắt bớ,hành quyết công khai và những ngăn trở khác.

 

Ý : ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐI TURINÔ VÀO NĂM 2010

(Zenit 27.07) Cha Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Toà Thánh,trong một thông cáo ngắn,cho biết : Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã thông báo ý định đi đến Turinô nhân dịp trưng bày Tấm Khăn Liệm vào Mùa Xuân 2010. Chúa Nhật 26.97, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến ĐHY Poletto,TGM Giáo phận Turin ‘đến đưa tin cho Đức Thánh Cha về việc chuẩn bị cho cuộc phô bày Tâm Khăn Liệm được dự trù vào mùa xuân năm tới”. Đức Thánh Cha đã ‘xác nhận ý định đi Turin của Người, tuy chưa xác định ngày tháng chắc chắn”. Những lần trưng bày gần đây nhất là vào năm 1998 và Năm Thánh Mầu Nhiệm Nhập Thể 2.000. Tháng 06.2008,nhân giáo phận Turin thăm viếng Roma, Đức Thánh Cha đã loan báo Tấm Khăn Liệm sẽ được trừng bày vào Mùa Xuân 2010,mà Đức Thánh Cha khẳng định sẽ là “một dịp tốt để chiêm ngưỡng Dung Nhan mầu nhiệm nầy đang thầm lặng nói với tâm hồn con người,mời gọi con người nhận ra ở đó Thánh Nhan Thiên Chúa”.

CWNews ngày 29.07 đưa tin: chứng cứ mới cho thấy tính chất xác thực của Khăm Liệm Turinô,do các chuyên gia đưa ra sau cuộc nghiên cứu cho thấy chữ viết bằng tiếng Aramaic có niên đại hơn 1.800 năm, đọc được hàng chữ “Vua của người Do Thái”,củng cố niềm tin đây là tấm vải liệm an táng Chúa Giêsu.

 

BỔ NHIỆM NHỮNG ỦY VIÊN MỚI UỶ BAN THẦN HỌC QUỐC TẾ

(Zenit 27.07)Theo tin từ văn phòng báo chí Toà Thánh ngày 25.07, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm rất  nhiều thành viên mới của uỷ Ban Thần Học Quốc tế và tái bổ nhiệm những vị kết thúc nhiệm kỳ năm năm. Uỷ Ban nầy do Đức giáo hoàng Phaolô VI lập ra – (thực hiện đề nghị của thượng hội động giám mục lần đầu ngày 11.04.1969)-  bên cạnh Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin với việc phê chuẩn quy chế thí điểm (ad experimentum) và chỉ định tiếp đó các uỷ viên. Mục tiêu của Uỷ Ban nầy là “trợ giúp Toà Thánh và chủ yếu là Thánh Bộ Tíb Lý Đức Tin trong việc xem xét các vấn đề tín lý quan trọng. Chủ tịch Uỷ Ban hiện là ĐHY William Joseph Levada, tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin. Uỷ Ban gồm những nhà thần học của nhiều trường phái và quốc gia, xuất sắc về hiểu biết và trung thành với Giáo Hội. Các thành viên – mà con số không vượt quá 30 - được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm (ad quinquennium) theo đề nghị của ĐHY Tổng trưởng Thánh Bộ, sau khi đã xin các HĐGM cố vấn. Uỷ Ban nầy quy tụ họp phiên khoáng đại ít nhất mỗi năm một lần, nhưng có thể sinh hoạt theo tiểu ban. Các kết qủa nghiên cứu sẽ được đệ trình Đức Giáo Tông. Đức Gioan-Phaolô II đã ban hành những quy chế vĩnh viễn của Uỷ Ban nầy với Tự Sắc “Tredecim anni jam”,ngày 06.08.1982.

 

NGUYÊN LINH MỤC QUẢN XỨ MỄ-DU BỊ CHO TỤC HOÁ VÀ THẢI HỒI KHỎI DÓNG PHAN-SINH

(CWNews 27.07) Một cựu quản xứ đã làm cho thành phố Mễ-Du nhỏ bé nỗi tiếng khắp thế giới về một loạt những cái được khẳng định là Đức Mẹ hiện ra, đã bị cho hồi tục và thải hồi khỏi Dòng Phan Sinh. Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã chuẩn y việc hồi tục của Tomislav Vlasic một năm sau khi một sắc lệnh của Vatican đặt cựu tu sĩ Dòng Phan Sinh nầy dưới lệnh cấm,do “nghi ngờ dị giáo và ly giáo,cũng như những hành vi gây tiếng xấu contra sextum  [“Si delictum admiserint contra sextum decalogi praeceptum cum minoribus infra aetatem sexdecim annorum… suspendantur, infames declarentur, quolibet officio, beneficio, dignitate, munere, si quod habeant, priventur, et in casibus gravioribus deponantur” GL 2359,3.BTGH] ,tăng nặng do những động cơ bí ẩn”. Vị linh mục gây tranh cãi nầy  - người đã cắt đứt với các ‘thị nhân’ ở Mễ Du – đã thách thức các giám mục địa phương và các bề trên Dòng Phan Sinh bằng việc lập ra một cộng đòan riêng. Cha José Rodriguez Carballo, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Phan Sinh, đã thông báo rằng Vlasic cũng đã bị cho ra khỏi Dòng.

Khi các cuộc hiện ra được coi là bắt đầu vào năm 1981, LM Vlasic đã bị ĐGM sở tại Pavao Zanic,giáo phận Mostar-Duvno, đặt tên cho là “người sáng tạo” hiện tượng nầy. Trong một cuộc tranh luận với vị giám mục nầy và Vatican, vị linh mục đã tiên báo rằng Đức Trinh Nữ Maria sẽ hiện ra ở Bosnia. Nhiều tháng sau, sáu trẻ nhỏ ở địa phương cho biết họ đã nhìn thấy Đức Nữ Trinh ở một sườn đồi gần đó. LM Valsic mau chóng thông báo ngài trở thành “cố vấn tinh thần” cho các người được gọi là thị nhân nầy. Nay các trẻ em nầy khẳng định Đức Trinh Nữ đã hiện ra với chúng 40.000 lần trong hơn 28 năm qua. Vị cựu LM nầy đã bị Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đình chỉ chức vụ năm ngoái. Một cuộc điều tra về hạnh kiểm của ngài sau khi ba ủy ban đã thất bại trong việc tìm chứng cứ ủng hộ những khẳng định của các ‘thị nhân’. Vị cựu LM nầy cũng bị điều tra về hành vi tình dục đồi bại sau khi có tin là đã làm cho một nữ tu mang thai. Vị cựu LM nầy ngay từ đầu đã từ chối hợp tác với cuộc điều tra. Ông bị trục xuất khỏi một tu viện ở L’Aquila,Ý và bị cấm không được liên lạc với bất cứ ai,mà không được các bề trên Dòng cho phép. Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đồng ý kín đáo cho ngài hồi tục vào tháng Ba, và tước bỏ quy chế linh mục. Theo Daily Mail, nhiều ‘thị nhân’ ở Mễ-Du nay sống trong các điều kiện giàu sang và mua sắm những xe hơi đắt tiền. Một ‘thị nhân’,Ivan Dragicevic, đã cưới một cựu hoa khôi người Mỹ. Linh địa Mễ-Du đã hấp dẫn một con số ước lượng 30 triệu khách hành hương. Hàng triệu tín hữu Công giáo đã hy vọng một ngày nào đó Vatican sẽ công nhận các cuộc được cho là Đức Mẹ hiện ra [BTGH tổng hợp]

 

[QUAN TRỌNG : ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ PHÁN XÉT VỀ CÁC CUỘC ĐỨC MẸ HIỆN RA Ở MỄ-DU]

Cha Francesco Bravi,Dòng Phan Sinh, khẳng định rằng biện pháp nầy không do Toà Thánh áp đặt, mà là hậu quả lời cầu xin của linh mục Vlasic để được miễn trừ không chỉ đời sống độc thân linh mục,mà cả các lời khấn dòng.

 

TRUNG QUỐC : LÃNH ĐẠO  HỘI CÔNG GIÁO YÊU NƯỚC PHỦ NHẬN VIỆC HOÃN ĐẠI HỘI

(UCAN 27.07) Lãnh đạo CCPA (Hội CG Yêu Nước Trung Quốc,do chính phủ kiểm soát) Lưu Bá Niên,đã phủ nhận một tin tức nói rằng cuộc đại hội Công giáo toàn quốc tổ chức năm năm một lần,dự tính vào năm nay, sẽ bị hoãn lại đến năm sau. Đại hội lần thứ bảy được triệu tạp ở Bắc kinh vào tháng 7.2004. Chưa ấn định ngày tháng cụ thể, nhưng đại hội lần thứ tám nầy sẽ diễn ra ‘khi nào mọi chuẩn bị đã chín mùi”. Lưu Bá Niên nói : công tác chuẩn bị khá phức tạp, chỉ ra rằng công tác bao gồm việc chọn lựa đại biểu dự hội từ mỗi một trong 97 giáo phận ở lục địa và các tân lạnh đạo CCPA. Mặc dầu đây không phải là lần đầu đại hội bị hoãn lại, nhưng chính phủ Trung Quốc đã cho thấy “một thái độ bớt thành kiến, thận trọng và thực tiễn hơn” về vấn đề nầy, khắc phục những khó khăn cho đối thoại tương lai với Vatican. Trong khi đó,ĐHY Zen Ze-kiun, giám mục nghỉ hưu giáo phận Hong Kong,trong một thư mở ngqày 16.07 được đưa lên nhật ký điện tử của Ngài, nói với các giám mục lục địa được nhà nước phê chuẩn, rằng đại hội nầy ‘không thể chấp nhận được”. Một hội nghị như thế làm hại quyến bính các giám mục và là một lăng mạ đối với lá thư của Đức Thánh Cha”.

 

LINH MỤC CÔ ĐỘC CHĂM SÓC ĐOÀN CHIÊN TÍN HỮU CÔNG GIÁO NHỎ BÉ Ở AFGHANISTAN

(CNS 27.07) Giữa cuộc chiến đang leo thang ở Agghanistan, có một chốn an bình cho nhóm dân chúng Công giáo nhỏ bé ở Kabul. Bên trong khu vực đại sứ quán Ý, những khách mời sẽ tìm thấy một ngôi nhà trắng có gắn một thập giá đơn giản. Người bảo vệ nó là một mục tử ở Kabul, Cha Dòng Barnabê Giuseppe Moretti. Một người Ý tuổi 70 niềm nở với mái tóc hoa râm và óc hài hước sắc bén, Cha Moretti là linh mục duy nhất ở Afghanistan. Ngài nói :” sự hiện diện của chúng tôi là sự hiện diện của hạt giống của ông chủ”. Cha đến đây lần đầu vào năm 1977,hai năm trước khi Liên Xô cũ xâm chiếm và gây ra một thế hệ chiến đấu. Khi chiến tranh giữa Liên Xô cũ và  chiến binh Hồi giáo Afghanistan kết thúc vào năm 1982, ngay lập tức nổ ra cuộc nội chiến mãi đến thập niên 1990. Năm 1994,đại sứ quán Ý bị tấn công và Cha Moretti bị bắn trúng. Ngài sống sót, nhưng phải rời Afghanistan. Khi quân đội Mỹ đánh đuổi Taliban, Đức Gioan-Phaolô II đề nghị Cha trở lại Kabul. Cha nói :” Nhiệm vụ mục tử của tôi là ở lại với con chiên của tôi”.

 

TÍN HỮU CÔNG GIÁO VIỆT-NAM PHẢN ĐỐI BẠO LỰC CÔNG AN VỚI QUY MÔ CHƯA TỪNG CÓ

(CWNews 27.07) Người ta ước lượng có khoảng 500.000 tín hữu Công giáo Việt-Nam tham gia vào một cuộc biểu tình khổng lồ phản đối chống lại bạo lực công an - cuộc biểu tình lớn nhất của đất nước trong thời đại cộng sản nầy – vào ngày 26.07. Phản đối nầy là một câu trả lời đối với việc công an tấn công tàn bạo tuần qua đối với các tín hữu phản đối việc tịch thu một tài sản giáo xứ. Giáo phận Vinh đã thông báo không chút nao núng :” Chúng tôi có đủ chứng cứ để tuyên bố rằng công an tỉnh Quảng Bình đã đánh đập các tín hữu của chúng tôi trước khi bắt giam họ một cách bất hợp pháp”. Cuộc biểu tình quy mô lớn nầy làm đột phát ra bạo lực công an mới, khi hai linh mục ở thành phố Đồng Hới duyên hải miền trung bị đánh rất tệ hại và bị bỏ lại trong tình trạng rất xấu.

 

ĐỨC HỒNG Y NGƯỜI NIGÊRIA CHỈ TRÍCH SỰ LỎNG LẺO CỦA VĂN HOÁ VÀ ĐỜI SỐNG LINH MỤC MỸ

(CWNews 27.07) Trong một cuộc phỏng vấn mà Ngài bênh vực kỹ luật đời sống độc thân linh mục, ĐHY Anthony Olubunmi Okogie giáo phận Lagos lên án tình trạng lỏng lẻo của nền văn hoá và của một số linh mục Hoa Kỳ.Đối chiếu việc thiếu hụt linh mục ở Hoa kỳ với hình ảnh ơn gọi tích cực hơn ở Nigêria, ĐHY Okogie nói rằng “những người nầy ở nơi đây [ ở Hoa Kỳ]…họ chẳng còn qúy trọng điều gì nữa. Và các bạn muốn các linh mục ra sao từ một nơi như thế nầy?” Khi người phỏng vấn nhắc tới “một linh mục Hoa kỳ bị bắt gặp đang âu yếm và ôm hôn cô bạn gái ở bãi biển Miamai”, Vị giáo phẩm cấp cao nầy noí xen ngay :” Tôi vui vì bạn nói Hoa Kỳ. Đây là Nigêria. Bất cứ điều gì xảy ra ở đó, vẫn là Giáo hội hoàn vũ. Nó làm tôi đau lòng. Chúng ta đều cùng là một thân thể của Chúa Kitô. Điều đó làm tôi đau lòng. Không thể như vậy được…nhưng tôi ở đây,ở Nigêria và tôi chỉ có thể nói về Nigêria. Nếu như có một linh mục hay giám mục ngớ ngẫn nào ở Nigêria cảm thấy mình muốn bắt chước kiểu mẫu Hoa Kỳ nầy,  như vậy là đầu óc người ấy có vấn đề.[ ĐHY Okogie,73 tuổi, làm TGM giáo phận Lagos từ khi Ngài 36 tuổi. Đức Gioan-Phaolô II trao cho Ngài mũ hồng y năm 2003].

 

SỰ THA THỨ,MỘT CHẶNG BẮT BUỘC ĐỂ ĐẾN VỚI HOÀ GIẢI

(Zenit 27.07) Mọi tiến trình hoà giải liên quan đến các dân tộc đang xung đột hoặc nhắm tới một sự ổn định xã hội bền vững không thể nào bỏ qua sự tha thứ. Một tôn giáo,như là đạo Công giáo, vì thế có thể đóng một vai trò quyết định. Đó là nội dung cụ thể lời tuyên bố của ĐGM Silvano M.Tomasi, Quan sát viên thường trực bên cạnh Văn Phòng LHQ ở Genève,trong bài viết có tựa đề “ Hoà Giải : kinh nghiệm của Giáo Hội Công giáo “ đăng trong tờ thông tin của Đài Quan Sát Quốc Tế ĐHY Văn Thuận. Trong suy tư của mình, ĐGM Tomasi đi từ văn bản nghị quyết đại hội đồng LHQ (61/17) công bố lấy năm 2009 làm Năm Quốc tế Hòa Giải và nói về các nguyên tắc công bằng và sống chung hoà bìnhy,nhưng lại không đưa ra một định nghĩa nào cho những vấn đề nầy. ĐGM Tomasi khẳng định ngay liền :”Hoà Giải không thể phun ra từ hư vô,từ con số không”…Ngài giải thích : Quả thật, mọi cộng đồng quốc tế được mời gọi đóng một vai trò tích cực trong tiến trình duy trì và kiến tạo hoà bình, giải giáp,phát triển bền vững, cổ vũ và bảo vệ nhân quyền, bên trong những cái nầy là phẩm giá không thể chuyển nhượng của con người; [được kêu gọi] giữ một vai trò tích cực trong các tiến trình dân chủ, nhà nước và cai trị pháp quyền. Tất cả những đòi buộc nầy là một cánh cửa mở ra cho Hoà Giải”. …”Trong nghị quyết của LHQ thiếu mất một chữ tuy vậy lại là căn bản trong mọi sáng kiến Hoà Giải cụ thể. Từ nầy là từ THA THỨ đánh dấu ý muốn bắt đầu lại, tái lập những quan hệ đã bị gián đoạn và nhìn về tương lai,chứ không nhìn lại đằng sau”…”Ở đây các cội nguồn tôn giáo về Hoà Giải khoác  ý nghĩa của chúng”, bởi vì “từ Hoà Giải đến từ truyền thống tôn giáo lâu dài vốn khẳng định rằng sự tha thứ có thể và phải tái hoà nhập một con người vào lại một cộng đoàn và hoà nhập một cộng đoàn vào lại phong trào rộng lớn của tất cả mọi tín hữu. Sự tha thứ làm cho việc chuyển từ cộng đồng sang hiệp thông có thể xảy ra được…Trong Hoà Giải, sự thay đổi là mặc nhiên và sự tha thứ là một thay đổi sâu xa và bên trong con người. Nó làm cho con người ý thức được rằng những người khác cũng có thể thay đổi”. Một trong những bước đầu tiên Giáo Hội làm khi dấn thân vào một sáng kiến Hoà Giải, đó là “chuyển về trung tâm sứ điệp Phúc Âm [Thiên Chúa hoà giải thế gian trong Chúa Giêsu Kitô] và chia sẻ tin mừng nầy với thế giới qua giáo huấn và qua phụng vụ”.

 

THÁNH THỂ,ƯU TIÊN MỤC VỤ CỦA CÁC GIÁM MỤC CHÂU Á

(Zenit 28.07) Phiên họp khoáng đại lần thứ 9 [bốn năm một lần] của Liên HĐGM Châu Á (FABC) sẽ diễn ra ở Manila, Philippines,từ ngày 10 đến 16.08.2009 với chủ đề “ SỐNG BÍ TÍCH THÁNH THỂ”. Các giám mục và các nhà thần học từ nhiều quốc gia Châu Á khác nhau đã soạn thảo kỹ càng một văn kiện làm việc,sẽ được dùng làm tài liệu căn bản ở các buổi họp,sau khi được chấm sửa một chút trước khi bắt đầu các công việc. Văn kiện nầy phản ảnh những chỉ dẫn do Đức Thánh Cha Biển-Đức về Thánh Thể,nhất là trong Thượng Hội Đồng các giám mục và trong các Tông Thư Deus Caritas estCaritas in Veritate.Ở Châu Á,”Thánh Thể được coi như “một kinh nghiệm độc nhất về đối thoại giữa Thiên Chúa và chúng ta,và câu trả lời của chúng ta với Chúa như một cuộc đối thoại sự sống và tình yêu” (x. trang web của FABC). Văn kiện nầy chia ra làm nhiều chương,có tựa đề :”Sống trong cộng đồng”,”Sống trong đức tin”, “Sống trong hy vọng”, “Sống trong Tình Yêu” và “sống trong sứ mệnh [truyền giáo]”. Tất cả là những chủ đề phản ảnh những thách đố mà Giáo Hội phải đương đầu ở Á Châu và vị trí trung tâm mà Thánh Thể chiếm lĩnh trong đời sống Giáo Hội. Trong các buổi họp khác nhau,mỗi quốc gia,mỗi vùng miền địa dư và văn hoá của Châu Á sẽ chia sẻ kinh nghiệm của mình.

 

LỜI CHÚA - TỪ THƯỢNG HỘI ĐỒNG ĐẾN ĐẠI HỘI KINH THÁNH NAM MỸ

(H2O News 28.07) Đại học Công giáo Notre-Dame,Hoa Kỳ [nơi đã bị hàng giáo phẩm,sinh viên và tín hữu Công giáo phản đối mạnh mẽ,vì đã mời tổng thống Obama thuyết trình và trao bằng danh dự cho ông. BTGH], đã làm tốt các công tác trù bị cho đại hội Kinh Thánh về Lời Chúa, do Hội Kinh Thánh Hoa Kỳ tổ chức,với tựa đề “Đường đi Emmaus”, để tìm cách phân tích và xác định vị trí Lời Chúa trong cuộc sống các tín hữu Công giáo Nam Mỹ. Tại trụ sở trung tâm cuả Hội,giữa New York, đã diễn ra nhiều hội thảo trù bị,trong đó có phần thuyết trình của ĐGM Nicola Eterovic,tổng thư ký ở Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa,Mario Paredes,phụ trách Hội Kinh Thánh Hoa Kỳ về quan hệ với Giáo Hội Công giáo và Soeur Joan Curtin,ủy viên HĐ Quản trỉ của Hội thế giới to lớn nầy được giao nhiệm vụ phổ biến Kinh Thánh. Đại Hội mở cửa vào ngày 30.07,ở tại Trung tâm Cushwa về Nghiên Cứu Đạo Công giáo tại Hoa Kỳ

 

ĐẠI HỘI [PHONG TRÀO] CANH TÂN ĐẶC SỦNG CÔNG GIÁO

(H2O News 28.07) Địa điểm hội chợ Brno rộng lớn ở Cộng Hoà Séc đã đón tiếp từ 08 đến 12.07 Đại hội[phong trào] Canh Tân đặc sủng. Cuộc biểu dương nầy không chỉ có giới trẻ, các gia đình,mà còn cả những người cao tuổi đến từ nhiều tỉnh khác nhau của Cộng Hoà Séc và Slôvakia. Năm nay đại hội có chủ đề  Can đảm lên, Thầy đây,các con đừng sợ” (Mt 14,27). Các nhà thuyết trình đề cập đến nhiều điểm,nhấn mạnh rằng [phong trào] Canh Tân Đặc Sủng không được đánh mất căn tính của mình và phải để cho Chúa Thánh Linh hướng dẫn. Trong các khách mời có Charles Whitehead,người Anh, một trong những phụ trách [phong trào’ Canh tân Đặc Sủng Quốc Tế. Khoảng 6.000 Kitô hữu thuộc nhiều linh đạo khác nhau,cũng như nhiều người đi tìm đức tin, đã đến tìm an ủi củng cố trong cuộc biểu dương nầy,trên đường tìm đến đức tin và phục vụ anh em.

 

“ĐƯỢC THÁNH HIẾN VÀ ĐƯỢC SAI ĐI”, CAO TRÀO MỚI CHO MỤC VỤ GIỚI TRẺ ÚC

(Fides 28.07) Một kế hoạch tổng thể mới về Mục Vụ Giới Trẻ đã được Giáo Hội Úc giới thiệu và phổ biến rộng rãi. Những đường nét chỉ đạo mới mẻ cho những chiến lược trong lãnh vực nầy đã được quy tụ trong văn kiện có đề tựa “Được Thánh Hiến và Đước Sai Đi. Một nhãn quan Úc về Mục Vụ Giới Trẻ”,được công bố trong kỳ tụ họp hằng năm của các phong trào và các nhóm giáo dân Úc,mà theo quyết định của họ, sẽ diễn ra mỗi năm vào ngày kỷ niệm Đức Thánh Cha đến Sydney.[…] Kế Hoạch Mục Vụ Giới Trẻ mới nầy là một tập hợp những chiến lược giáo dục do Giáo Hội Úc đưa vào thực hành, nhằm xúc tiến cuộc gặp gỡ giữa giới trẻ và Chúa Giêsu Kitô. Người ta tìm cách đánh giá kinh nghiệm các giáo xứ,đoàn thể,phong trào,nhóm hội, để lập nên những đường dây mục vụ đồng nhất và hiệu quả. Một khía cạnh quan trọng là sự suy tư về chiều kích có tính chất quan hệ và xã hội của các thế hệ mới và tương quan của chúng với các công nghệ mới, vốn trở thành một trong những nơi chốn và mô thức ưu tiên đặc biệt cho công cuộc rao giảng Tin Mừng.

 

UCRAINA MUỐN CÓ MỘT GIÁO HỘI QUỐC GIA ĐỘC LẬP VỚI MOSCOW

(AsiaNews 28.07) “Ước ao lớn của dân Ucraina là được sống trong một Giáo Hội tông đồ quốc gia riêng lẽ”. Đó là lời của tổng thống Yussenko sau khi tiếp kiến Thượng Phụ Moscow Kirill ở Kiev ngày 27.07,ngày đầu tiên tring chuyến thăm mục vụ dài ngày đến Ucraina của vị lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Nga. Người kế vị Roma Thứ Ba đến tại thủ đô Kiev và chương trình chuyến đi kết thúc vào ngày 05.08 với những chặng dừng chân khác nhau tại nhiều thành phố, nhưng ngay ngày đầu tiên đã bị một trong các nút thắt của cuộc thăm viếng chặn lại. Ở Ucraina có ba giáo hội Chính Thống đối nghịch nhau. Hai trong số đó không được Moscow phê chuẩn và giữ tích cách quốc gia của Đạo chính thống Ucraina và không muốn nhượng bộ bất cứ phạm vi quyền lực nào cho Toà Thượng phụ Moscow. Tổng thống Yusenko tái khẳng định rằng nhính phủ không can thiệp vào các vấn đề liên quan đến lãnh vực tôn giáo,nhưng nói thêm rằng vấn đề đặc biệt nầy có một ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định xã hỗi và sự hiệp nhất tinh thần của Ucraina, vì nó “làm suy yếu quyền lực của Giáo Hội Chính Thống ở Ucraina”. Vì lý do đó, điều đáng mong ước là “ước ao được sống trong một Giáo Hội  tông truyền quốc gia riêng lẽ của người dân Ucraina” nên được ủng hộ.

 

CHỦ ĐỀ VỀ TẠO DỰNG CHO NGÀY THẾ GIỚI HOÀ BÌNH 2010

(Zenit 29.07) “nếu muốn chăm trồng hoà bình,hãy bảo vệ tạo dựng” : đó là chủ đề Ngày Thế Giới Hoà Bình lần thứ 43,năm 2010 sẽ được cử hành như mọi năm vào ngày 01.01. Theo thông cáo do Văn Phòng báo chí Toà Thành ngày 29.07, chủ đề nầy nhắm tới “một sự ý thức về mối dây liên hệ chặt chẽ hiện hữu trong thế giới toàn cầu hoá của chúng ta (…) giữa sự gìn giữ bảo vệ tạo dựng và chăm trồng thiện ích hoà bình”. Thông cáo cũng nêu ra Tông thư mới đây của Đức Biển-Đức XVI, Tình Thương Trong Chân Lý, trong đó Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự cấp thiết phải “bảo vệ môi trường” như là “một thách đố cho toàn thể nhân loại”, vì “đó là bổn phận, chung cho mọi người và trên toàn thế giới,phải tôn trọng một thiện ích chung dành cho hết mọi người”. [Chủ đề Ngày Thế Giới Hoà Bình 2009 là : Đầu tranh chống nghèo đói, kiến tạo hoà bình]

 

CELAM GỬI MỘT BỨC THƯ CÁM ƠN TỚI ĐỨC THÁNH CHA VÌ [ĐÃ CÔNG BỐ] NĂM THÁNH LINH MỤC

(Zenit 29.07) Trong một cuộc họp điều phối ở Bogota,Colombia, CELAM (Liên HĐGM Nam  Mỹ) đã cám ơn Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI vì đã công bố Năm Thánh Linh Mục và Tôngt hư Tình Thương trong Chân Lý của Người. Trong thư nầy, các giám mục bày tỏ sự hiệp thông và lòng biết ơn của các ngài.”Chúng tôi nhìn nhận như một ân huệ sự việc chúng tôi tập chú vào chức linh mục thừa tác và tăng cường củng cố chú ý đối với các linh mục của chúng tôi,những cộng sự không thể thiếu trong trách nhiệm mục vụ của chúng tôi”. Cùng lúc, các ngài cũng cám ơn Đức Thánh Cha “vì Tông thư vừa qua”, sẽ là một ánh sáng soi đường chỉ lối để đáp ứng thách đố sống các giá trị Tin Mừng trong châu lục nầy [Nam Mỹ] và có thể phát triển một xã hội công bình hơn và thân thiết hơn, hầu đạt được mục đích mà chúng tôi đã đề ra ờ Aparecida : trở nên không chỉ là châu lục của Hy Vọng,mà còn là châu lục của Tình Thương”. Bức thư kết thúc bằng sự nhắc lại sự hiệp thông của các giám mục với Đức Thánh Cha,Đấng mà các ngài cầu mong Chúa Giêsu “hướng dẫn,củng cố và gìn giữ sức khoẻ để Người tiếp tục dẫn dắt Giáo Hội với sự canh tân và khôn ngoan Thánh Linh của Chúa Giêsu Kitô”.

 

BỀ TRÊN CẢ DÒNG TÊN và NĂM THÁNH LINH MỤC

(H2O News 29.07) Cha Adolfo Nicolas,Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên, đã nhấn mạnh rằng sứ mệnh của mọi linh mục là “loan báo rằng Thiên Chúa là một Thiên Chúa từ bi hay thương xót” : “Tôi tin rằng đối với tất cả mọi linh mục,nghĩa là, nếu chúng ta phải loan báo Phúc Âm, thì đó phải là Phúc Âm của Chúa Kitô,chứ không phải là Phúc âm của chúng ta. Loan báo Tin Mừng để truyền đạt một điều gì đó về Mầu Nhiệm Thiên Chúa. Như vậy,75 năm qua [mừng kỷ niệm 75 năm một Học Viện do Dòng điều hành.BTGH] là một giai đoạn chuyển tiếp để trong những năm tới đây, chúng ta sẽ tiếp tục đào tạo những linh mục theo lòng Chúa Kitô mong muốn”. Người kế vị Thánh Inhatiô Loyala đã nhắc lại rằng thế giới cần đến Hy Vọng và Lòng Xót Thương.”Chúng ta cố gắng đào tạo những linh mục, - như trong thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Êphêsô,- biết Chúa Kitô sâu xa,để xứng tầm loan báo cho mọi người một sứ điệp lòng xót thương,hy vọng và vui mừng. Tôi tin rằng hiện tại thế giới đang cần đến Hy Vọng và nhận biết rằng Thiên Chúa không phải là một Chúa hay đòi hỏi,mà là một Thiên Chúa từ bi nhân hậu cảm thông và hằng dõi bước cuộc đời chúng ta”.

 

ĐÀI LOAN : MỜI GỌI LẦN CUỐI GIỚI TRẺ THAM DỰ ĐẠI HỘI GIỚU TRẺ ĐÀI LOAN

(Fides 29.07) Từ đây mọi sự đã gần như sẵn sàng và địa phận Tai Chung,đơn vị đăng cai Đại Hội Giới Trẻ Đài Loan 2009, lần cuối mời tất cả giới trẻ Đài Loan họp mặt từ ngày 19 đến 22.08.2009 để tham dự vào sự kiện lớn toàn quốc nầy. Chủ đề của “Taiwan Youth Day 09” [Ngày Giới Trẻ Đài Loan 2009] là :”TÔI SUY NGHĨ - TÔI NÓI – TÔI LÀ GIÊSU - TRẺ”, mời gọi giới trẻ truyền đạt Tình Thương của Chúa qua những hành vi cụ thể. Theo các tin tức nhận được, chương trình đại hội nầy cũng dự trù thời gian cho sự hiệp thông giáo phận, chia sẻ lịch sử truyền giáo, hội thảo về đức tin, đi Đàng Thánh Giá giống thật, giải tội,một buổi hoà nhạc, những kinh nghiệm thực tiễn, những thời khắc rao giảng tin Mừng, chia sẻ Đại Hội Giới Trẻ Châu Á.

 

 

NÊPAL : LINH MỤC DÒNG TÊN BỊ ĐÁNH ĐẬP Ở KATMANĐU

(Asianews 29.07) Một nhóm khoảng mười hai thiếu niên nam xông vào phòng riêng của Cha Ekka David,Dòng Tên, giám đốc Ký Túc Xá Sinh Viên Loyala (hiện cho 34 sinh viên ngh ăn ở) vào tối ngày 27.07 và tấn công gây thương tích cho Ngài. Hiện nay Cha được điều trị ở Bệnh Viện Liên Kết Trường Y ở Katmanđu. Ngài bị đả thương ở hai bàn tay,trên đầu và hai vai,cũng như một số vết thương nặng ở lưng, trong lúc đó cảnh sát bắt giữ một thiếu niên 13 tuổi,Suresh Tamang, bị nghi dính líu vào vụ tấn công vị linh mục. Thiếu niên nầy đã bị đuổi khỏi ký túc xá mấy hôm trước đây vì vô kỹ luật. Những nhà điều tra không loại bỏ đây là động cơ vụ tgá6n công bạo lực nầy. Cha David Ekka là người gốc Ấn Độ, đã nhiều năm phụ trách điểm truyền giáo ở Baniyatar, ngoại ô thủ đô Katmanđu, đặc biệt coi sóc nhóm thiểu số người Tamang và coi sóc ký túc xá Loyola.

 

ĐỨC THÁNH CHA M CA CHO TEILHARD DE CHARDIN?

(CWNews 29.07) John Allen viết trong NCR:  Với một lần đề cập đến Pierre Teilhard de Chardin, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI có lẽ đã đưa ra tín hiệu một thiện chí muốn thăm dò công trình của nhân vật Dòng Tên người Pháp gây nhiều tranh cãi nầy,  mặc cho những quan ngại lan rộng về tính chính thống của ngài.Ngày 24.07, Đức Thánh Cha nói ra vẻ hài lòng về việc Teilhard de Chardin nhắc đến vũ trụ như là một “vị chủ nhà khách mời sống động”. [ Teilhard de Chardin, 1881 – 1955,linh mục, khảo cổ học và sinh vật học. Xin đọc thêm bài của Gs Đỗ-Hữu-Nghiêm,http://ttntt.free.fr/archive/dohuunghiem3.html  hoặc cuốn Le Vagabond de Dieu , Chuyển ngữ : TGM Giuse Ngô Quang Kiệt ,NXB Tôn Giáo 2008]

 

GIA ĐÌNH SA-LÊ-DIÊNG TĂNG MẠNH

(Zenit 30.07) Ngày 28.07, Bề trên Cả và Hội Đồng Dòng Sa-lê-diêng [Dòng Thánh Gioan Bosco] đã chấp thuận thỉnh nguyện của các nữ tu “Dòng Đức Bà Phù Hộ” (SMA : Soeurs de Marie Auxiliatrice) xin gia nhập gia đình Sa-lê-diêng. Theo hãng tin ANS (của Dòng Salêdiêng), “Dòng Đức Bà Phù Hộ”, nhóm thứ 27 của gia đình Sa-lê-diêng, ra đời từ trực cảm của một linh mục Dòng Sa-lê-diêng, Cha M.V.Antony ( từ trần ngày 23.01.1990). Ngày 13.05.1976, cùng với 7 thiếu nữ, Cha thành lập “một hội đạo đức dấn thân vào các hoạt động cứu trợ xã hội”. Khẩu hiệu của SMA là :”Chăm sóc người nghèo và các thiếu nữ bị bỏ rơi”. Năm 1999,với sự phê chuẩn của ĐGM James Masilamony Arul Das,TGM giáo phận Madras và Mylapore, “Dòng Đức Bà Phù Hộ” trở thành hội dòng giáo phận. Kế vị Ngài,ĐGM Malayappan Chinnappa,SDB, phê chuẩn hiến pháp Dòng vào ngày 15.12.2005. Hiện nay con số nữ tu của Dòng là 110, phân chia ở 23 cộng đoàn trong 7 giáo phận Ấn Độ. Sinh hoạt chính của các nữ tu là : dạy học chính thức và không chính thức cho thanh thiếu niên nghèo,rao giảng Tin Mừng, coi các cô nhi viện, phối hợp với các cơ sở và hội dòng khác làm việc trong các vùng nông thôn.

 

LIÊN HIỆP QUỐC CẮT CÁC QŨY VIỆN TRỢ CHO CHÂU Á

(AsiaNews 30.07) Chương Trình Lương Thực Thế Giới (WFP) thông báo sẽ cắt viện trợ lương thực cho các nước nghèo vì thiếu ngân qũu. Cơ quan LHQ nầy cho biết chỉ nhận được một phần tư của ngân sách dự trù cho năm 2009 từ các quốc gia phát triển, tức là 1,8 USD trên 6,7 USD. Các quốc gia ở Châu Phi và Châu Á – Thái Bình Dương sẽ bị ảnh hưởng nhiếu nhất. Chỉ tính riêng vùng Châu Á – Thái Bình Dương mà thôi, cũng ước lượng có 642 triệu người chịu nghèo đói triền miên. WFP cho biết từ 01.07 phải cắt giảm một nửa khẩu phần lương thực cấp cho bệnh nhân lao ở Cam-bốt và đình chỉ chương trình cuang cấp bửa sáng miễn phí cho trẻ em ờ 1.344 trường tiểu học ở Cam-bốt vì gạo tăng giá. Bắc Triều Tiên cũng bị ảnh hưởng,ở đây có khoảng 4 triêu người bị cắt khỏi danh sách phân phát; cũng giống như thế ở Bangladesh với 1,75 triệu người bị duy dinh dưỡng nặng. WFP trông cậy vào 95% tiền tặng từ các chính phủ,nhiều nhất là Hoa Kỳ với 1,2 tỷ USD năm ngoái và 620 triệu USD năm nay. Năm trước EU góp tặng 1,3 tỷ USD,nhưng năm 2009 không được phân nửa con số ấy, với 450 triệu USD. Các nước đóng góp quan trọng khác là Nhật,Canada và Ả rập Xê-út. Các nhà phân tích cho đó là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, nhưng nhiều nhà bình luận  lưu ý rằng những cắt giảm nầy làm dấy lên những câu hỏi về bộ máy hành chính quá tốn kém của LHQ vốn chi tiêu hết hơn 50% ngân sách cho nhân sự và các phòng ban.

 

MICHAEL PHELPS VÀ CÁC VẬN ĐỘNG VIÊN BƠI LỘI ĐƯỢC ĐỨC THÁNH CHA TIẾP KIẾN

(CAN 30.07) Sau khi bị Paul Biedermann đánh bại ở vòng đua 400 mét bơi tự do tại Giải Vô Địch Bơi Lội Thế Giới tổ chức tại Ý [đây là cuộc thi đấu quốc tế có nhiều kỷ lục thế giới và Olympic bị xô ngã nhất. BTGH], kình ngư người Hoa Kỳ Michael Phelps đã trở lại và phá vở kỷ lục của chính anh ở 200 mét bơi bướm. Ngày 01.08, Phelps sẽ bước vào một đấu trường hoàn toàn khác khi anh được Đức Thánh Cha tiếp kiến. CNA được tin Michael Phelps sẽ hiện diện khi Đức Thánh Cha gặp gỡ với 100 vận động viên bơi lội ở Castel Gandolfo vào thứ bảy 01.08.2009.[Tưởng cũng nên nhắc lại : Đức Thánh Cha cũng đã chúc lành cho đoàn đua xe đạp Tour de France vừa kết thúc, khi đoàn đua chạy qua nơi Người đang nghỉ dưỡng ờ Les Combes].

 

do BTGH tuyển chọn và chuyển ngữ

 

 

 

 


Về Trang Mục Lục