Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 18.01 ĐẾN 24.01.2010 – ĐẦU TUẦN)

 

 

TỰ DO LUÔN CHIẾN THẮNG ĐÀN ÁP

(CNA 17.01) HĐGM Venezuela đã kêu gọi công dân nước nầy cam kết tái xây dựng đất nước bằng việc đi theo các lý tưởng của tổ tiên khai sáng của họ và bảo vệ sự sống và tự do. Các GM nói trong một thư mục vụ mở rộng :”Mọi thứ đi ngược với một Venezuela tự do,bình đẳng,thống nhất và hữu nghị sẽ không chiến thắng. Ước ao làm việc cho một tương lai tốt đẹp hơn,trong xác tín rằng sự sống và tự do sẽ vĩnh viễn chiến thắng sự chết và bất kỳ hình thức đàn áp nào, đã,đang và sẽ là một động cơ và lý do để đấu tranh vì một đất nước tin,yêu và hy vọng”. Trong thư nầy,các GM suy tư về lịch sử Venezuela và lưu ý rằng mặc dù các nhà khai sáng đất nước đã có những sai lỗi, nhưng sứ mệnh của họ là xây dựng một đất nước mà cư dân phải được tự do, bình đẳng và thống nhất. Tuy nhiên, - các Ngài than phiền – trong thời kỳ dân chủ bắt đầu giữa thế kỷ 20, mặc cho nguờn tài nguyên dầu lửa dồi dào, đa số người dân Venezuela  thấy mình bị bỏ sót và tan mộng, tin rằng dân chủ không ‘dành cho mọi người”. Đó là điều mà ứng cử viên chiến thắng (Hugo Chavez) đã hứa trong chiến dịch tranh cử năm 1998. Tuy thế, mặc cho sự ủng hộ ban đầu của các cử tri, chính phủ mới dần dần biến thành độc tài và không chỉ ảnh hưởng đến cơ cấu xã hội, mà còn đến ‘tinh thần và linh hồn của quốc gia”. Ngày nay, hàng triệu người dân Venezuela tiếp tục sống trong điều kiện phi nhân đạo. Và kế hoạch của xã hội chủ nhgĩa thế kỷ XXI nầy,vốn đang được rêu rao trống giong kèn mở, còn xa với những gì nhân dân Venezuela khát vọng và đòi hỏi. Giữa thực tại nầy, các GM kêu gọi người dân Venezuela chhiến đấu chống lại “một nền phản văn hoá bóc lột,thống trị và độc đoán; một nền phản văn hoá chia rẽ,bạo lực và loại trừ”. Các Ngài thúc giục làm việc sao cho phẩm giá của mỗi người trong đát nước Venezuela phải được công nhận và cổ vũ.

 

CHỈ DÙNG TỪ ‘ALLAH” CHO CÁC KITÔ HỮU VÙNG BORNEO THUỘC MALAYSIA

(Fides 16.01) Chính quyền Malaysia, do Tổ Chức Thống Nhất Quốc Gia malaysia (UMNO) điều hành hôm nay đã cho phép các Kitô hữu trong vùng Borneo thuộc Malaysia (chính xác là ở hai bang Sabah và Sarawak) được sử dụng từ “Allah” trong việc thờ phượng. Để giải thích biện pháp nầy, Văn Phòng thủ tướng nói rằng “ việc sử dụng nầy là thông dụng và đã có truyền thống đối với các Kitô hữu sinh ở Đông Malaysia”,nơi sinh sống đa số lớn nhất các tín hữu người Malaysia…Về phía Giáo Hội Công giáo ‘ bỉnh thản chờ đợi với hy vọng những kết luận về vụ việc nầy, nhất là vấn đề các thương thuyết giữa chúnh quyền và các luật sư biện hộ cho tờ Herald trong vụ kiện nầy. Đó là hướng được các giám mục chọn lựa. Cộng đồng Kitô giáo đã chọn cách không phản ứng, kể cả bằng những cuộc biểu tình hoà bình và yên lặng cầu nguyện. Các Kitô hữu và những thiểu số tôn giáo khác,tuy vệy, không dấu được lo sợ về một sự Hồi giáo hoá tiệm tiến đất nước nầy, tho sự sắp đặt của UMNO, vì những lý do chính trị. Các giáo sĩ nhà thờ Hồi giáo ở Kuala Lumpur nhắc lại sự hậu thuẫn của chính quyền: không để cho Kitô hữu dùng từ  “Allah”,trong chừng mức mà điều đó có thể thành ‘một âm mưu nhằm phá hoại vị thế đạo Hồi trong đất nước nầy”.

 

ĐỨC BIỂN-ĐỨC XVI  LÀM CÔNG DÂN DANH DỰ CỦA FREISING,ĐỨC.

(CNA 17.01) Một phái đoàn từ thành phố Freising nước Đức đã gặp Đức giáo hoàng Biển-Đức XVI để trao cho người quyền công dân danh dự. Đức Giáo Hoàng đã chấp nhận động thái nầy và dùng dịp nầy để áti khẳng định vai trò của Giáo Hội trong xã hội ngày nay. Khi đón nhạn vinh dự nầy, Đức giáo hoàng suy tư về Giáo Hội vốn giống như cấu trúc của nhà thờ chính toà Freising ở phong cảnh vùng Bavière – có một ‘chỗ vững chắc trong xã hội chúng ta,trong lịch sử chúng ta và trong nền văn hoá của chúng ta, mà chúng ta không thể gạt bỏ”. Chúng ta cần đến Giáo Hội; chúng ta cần đến các Kotô hữu, những người nam,những người nữ, các gia đình, các linh mục và tu sĩ dạy dỗ cho con cái chúng ta đức tin, đức cậy và đức mến, những cái dẫn dắt xã hội ngày nay đến một đổi mới văn hoá sâu xa và tái khám phá các giá trị tinh thần mà thế giới ngày nay cần đến biết bao và chỉ trên những giá trị tinh thần đó, người ta mới có thể xây dựng một tương lai tốt đẹp và có giá trị”.Vinh dự nầy có ý nghĩa đặc biệt với Đức giáo Hoàng, vì Người đã học tập ở Freising sau thế chiến thứ II và đã dạy học ở đó một thời gian ngắn vào năm 1951, sau khi thụ phong linh mục và cuối cùng Người đã được Đức Phaolô VI bổ nhiệm làm TGM giáo phận Munich và Freising vào năm 1977, chức vụ mà Người giữ cho tới năm 1982, khi mà Đức gioan-Phaolô II bổ nhiệm Người làm Tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin.

 

“QUYỀN NẠO PHÁ THAI” BIẾN NỮ GIỚI THÀNH NÔ LỆ

(CNA 17.01) Iñigo Urien Azpitarte, một chuyên gia chống bạo lực với phụ nữ, tuần nầy đã cảnh báo rằng ‘quyền nạo phá thai” mà phong trào đấu tranh nữ giới bình quyền và những người ủng hộ nạo phá thai kết thúc bằng việc biến nữ giới thành nô lệ, bởi vì chúng bị biến thành công cụ của khoái lạc dụng vọng. Ông nói : “Nếu người phụ nữ có thể nạo phá thai không hạn chế, thì người nam không bị ràng buộc trách nhiệm làm cha”, để ‘người phụ mnữ nầy làm công cụ thoả mãn tình dục của anh ta trong một tư thế của sự ‘bất bình đẳng”.  Phát biểu với tổ chức “Những Người Làm Nghề vì Đạo Đức Học”, ông nói thêm rằng nữ giới cũng có thể thoát khỏi kết cục thua thiệt nầy, nếu họ quyết định giữ lại đứa bé, vì người cha sẽ nói cô đã chọn không thực hiện ‘quyền nạo phá thai” của cô. Lúc ấy anh ta đễ dàng thoát khỏi trách nhiệm đối với tương lai đứa bé. Trong những chiều hướng nầy, - ông giải thích - việc tiếp cận ‘nạo phá thai theo yêu cầu’ đã ãnh hưởng đến quan hệ giữa những người nam và những người nữ. “ Không phải là ít nghe thấy những người trẻ tuổi và cả những người cũng chẳng còn trẻ trung gì nữa, cho biết họ ủng hộ nạo phá thai, vì họ không thích dùng bao cao su. Do đó, nếu một người nam nghĩ rằng nạo phá thai là một lựa chọn dễ dàng tiếp cận với một phụ nữ, thì anh ta sẽ dễ dàng cảm thấy tách rời cô ta và bỏ rơi cô ta với một cái thai ngoài ý muốn – dù cô có thể dễ dàng nạo phá thai. Ông nói :” Dù quả đúng là một số phụ nữ có thể kháng lại áp lực và từ chối nạo phá thai, thì luật pháp bề nạo phá thai tạo ra một vòng luẩn quẫn, mà nhiều người không thát ra khỏi được”. Quyền nạo phá thai nầy là một trong nững kháo niệm luật pháp được nghĩ ra để ‘giải phóng” điều hiện đang hủy hoại nữ giới, đẩy họ vào một tình thế bất bình đẳng sâu xa.

 

VATICAN ĐÃ GIÚP ĐỠ NGƯỜI DO THÁI TRONG ĐỆ NHỊ THẾ CHIẾN CÁCH KÍN ĐÁO

(CathNews 18.01) Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã nói với cử toạ ở hội đường Do Thái tại Roma rằng Vatican “thường là một cách kín đáo và che dấu, đã giúp đỡ’ người Do Thái trong cuộc bách hại do Đức quốc xã thời thế chiến II. Những lời nói của Đức giáo tông được xem như một tuyên bố ủng hộ đối với đức giáo hoàng Piô XII, mà việc nâng lên hàng “Đấng Đáng kính” đã kéo theo sự chỉ trích từ các tổ chức Do Thái giáo. AP đưa tin trong tờ The Washington Post :  Nhiều người nói Vị giáo hoàng thời thế chiến II nầy không làm đủ để bảo vệ người Do Thái khọi vụ tàn sát,nhưng Vatican giữ nguyên ý kiến rằng Đức Piô XII đã dùng ngoại giao trong bí mật trong một nỗ lực nhằm cứu mạng sống người Do Thái. Đức Biển-Đức XVI nói các tín hữu Công giáo đã hành động cách dũng cảm để cứu người Do Thái. Người nói ngay sau khi chủ tịch cộng đồng Do Thái,Riccardo Pacifici, chỉ trích Đức Piô XII,nói rằng các tín hữu Công giáo hoạt động để cứu người Do Thái,nhưng ‘sự im lặng” của Đức Piô XII “ vẫn gây tổn thương như một hành động bị bỏ sót”. Pacifici nói ông bà của ông bị giết ở trại tử thần Auschwitz trong khi cha ông được các nữ tu Ý cứu trong một tu viện ở Florence. Nhiều người Do Thái có tiếng cho biết họ sẽ tẩy chay bài diễn văn, nhưng Đức Thánh Cha đã được chào đón và nồng nhiệt vỗ tay hoan nghênh khi Người bắt đầu chuyến thăm viếng, mà Người tiên đóan sẽ cải thiện quan hệ giữa Công giáo và Do Thái giáo.

 

GIÁO SĨ ROSEN : CÁCH ĐỐI XỬ CỦA ISRAEL ĐỐI VỚI VATICAN LÀ SỈ NHỤC

(AsiaNews 17.01) Thái độ của Israel đối với Vatican là ‘sỉ nhục”. Đó là quan điểm của giáo sĩ David Rosen về quan hệ giữa Israel và Toà Thánh. Trong một bài viết do Cnaani Liphshiz xuất hiện trên ấn bản tiếng Anh trực tuyến của tờ Haaretz, nhật báo uy tín nhất ở Israel, Rosen nói rằng “bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ đã đe doạ rút đại sứ của mình từ lâu khi Israel không tuân thủ các thoả thuận”. Rosen sinh ở Anh,hiện đang là giám đốc các vấn đề liên tôn của Ủy ban Do Thái giáo Hoa Kỳ, và các thành viên khác của Hàng giáo sĩ Israel gặp Đức Biển-Đức XVI trong chuyến thăm của Đức Thánh Cha tới hội đường Do Thái ở Roma, mà trước đó đã gây tranh cãi khi Người quyết định công bố “các nhân đức anh hùng” của Đức Piô XII, mở đường cho khả năng phong chân phước. Một số nhân vật người Ý và những người khác từ thế giới Do Thái giáo quốc tế đã chống lại,vì họ kết án Đức Piô XII đã ‘im lặng’ về vụ tàn sát. Nhiều tổ chức Do thái giáo đã ca ngợi Đức Piô XII về công việc của Người đã cứu hàng trăm ngàn người Do Thái khỏi bị diệt vong. Trong quan hệ giữa Vatican và thế giới Do Thái giáo, Rosen dường như đặt trọng tâm vào việc Tel Aviv trì hoãn việc thực hiện Thoả Thuận nền Tảng giữa Tiá Thánh và Israel được ký kết vào năm 1994, khi “Israel hứa công nhận quy chế pháp lý của các cơ sở Công giáo ở Israel và cho tài sản của Vatican ở Israel được miễn thuế”. Rosen nói :”Tiến trình nầy mất hai năm. Mười lăm năm sau, quốc gia nầy vẫn không phê chuẩn một thoả thuận công nhận quy chế pháp lý của Giáo Hội”. Tháng vừa qua, trong phiên họp khoáng đại diễn ra ở Vatican giữa đại diện của Israel và Toà Thánh, Daniel Ayalon, thứ trưởng ngoại giao Israel nói về một cuộc đối thoại ‘đã đở vỡ” vốn đang trong ‘khủng hoảng”. Nhiều phương tiện truyền thông ở Israel gán tình hình nầy cho những lời đồn đoán rằng Vatican đòi hỏi sự sát nhập Núi Zion khỏi Israel. Rosen tin rằng những tuyên bố  “bịa đặt” nầy là co những người có óc bài ngoại tuyên truyền xách động.

 

KHÔNG THỂ HỦY BỎ PHONG TRẢO ĐẠI KẾT

(H2O News 18.01) Tiếp kiến một phái đoàn Giáo Hội Tin Lành phái Luther Phần Lan đến thăm Vatican và Roma như vẫn làm hằng năm,nhân dịp lễ Thánh Henri, Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh: Công đồng Vaticanô II đã ghi dấu một cách không thể thay đổi hay hủy bỏ được con đường đi tới đại kết đối với Giáo Hội Công Giáo. Đức Thánh Cha vui mừng về truyền thống nầy được lập lại từ 25 năm qua. Về những gì liên quan đến các quan hệ giữa những người Tin Lành phái Luther và người Công giáo, Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã khen ngợi Uỷ Ban Thần Học đối với công việc về chủ đề Sự Công Chính Hoá bằng đức tin và Người cầu mong cuộc đối thoại nầy có thể góp phần vào việc tái lập sự hiệp nhất trọn vẹn. Sự hoà giải giữa hai cộng đồng Kitô giáo là một sự dấn thân và một bổn phận để thực hiện một cách cụ thể những con đường Chúa Kitô đã chỉ cho nhân loại và cho Giáo Hội.

 

ĐỨC HỒNG Y ZEN KÊU GỌI TRƯNG CẦU Ý DÂN ĐỂ QUYẾT ĐỊNH VỀ NỀN DÂN CHỦ CỦA HONG KONG

(AsiaNews 18.01) ĐHY Joseph Zen Ze-kiun, giám múc danh dự giáo phận Hong Kong, đã kêu gọi các Kitô hữu lãnh thổ nầy bỏ phiếu cho cuộc trưng cầu dân ý về cuộc bỏ phiếu chung hai ngày sau khi chính quyền Trung Quốc nói rằng ‘Hong Kong không có thẩm quyền đưa ra một cuộc trưng cầu dân ý”. Trên thực tế, đây không phải là một cuộc trưng cầu dân ý theo đúng nghĩa của từ nầy, mà đúng ta là năm cuộc bầu cử phụ nhằm thay thế năm thành viên Hội Đồng Lập Pháp Hong Kong (LegCo), vốn định từ chức vào cuối tháng Giêng nầy nhằm phản đối việc chính phủ chậm thực hiện nền dân chủ đầy đủ đối với Đặc Khu Hành Chánh nầy. Năm ứng cử viên từ những đảng ủng hộ dân chủ sẽ ứng cử trong năm khu vực và bỏ phiếu cho họ sẽ được coi như một cuộc trưng cầu dân ý. Tại một diễn đàn về cải tổ hiến pháp do các tổ chức Công giáo và Tin lành tổ chức, ĐHY Zen thúc giục tất cả mọi công dân ủng hộ cuộc trưng cầu trên thực tế nầy, như một cách để thúc đầy phong trào dân chủ Hong Kong tiến lên. Theo các quy định hiện hành, chỉ một nửa trong tất cả thành viên LegCo được chọn bằng trực tiếp đầu phiếu; nửa còn lại được hình thành với những thành viên được tuyển chọn trong các khu vực theo chức năng.

 

VATICAN ĐIỀU TRA PHÉP LẠ ĐƯỢC GÁN CHO ĐỨC PIÔ XII

(CNA 19.01) Tổng trưởng danh dự Thánh Bộ Phong Thánh,ĐHY Jose Saraiva Martins, xác nhận qua điện thoại với hãng tin CNA hôm nay,rằng một “cái được cho là phép lạ” được gán cho Đức giáo hoàng Piô XII đang được điều tra. Trường hợp nầy liên quan đến một bệnh nhân được chửa khỏi ung thư trong vùng Nam Ý. Tuy nhiên ĐHY Saraiva báo trước phải cẩn thận rằng có một khác biệt lớn lao giữa cái được cho là phép lạ và cái được xác nhận là phép lạ. Trường hợp nầy đến với Thánh Bộ Phong Thánh từ thành phố Castellammare di Stabia gần Napoli,Ý. Tờ thông tin trực tuyến địa phương Sorrento & Dintorni đã đưa tin vào ngày 17.01 :”Đã mấy tháng qua,một người được khám phá là đã khỏi một hình thức ung thư mà bác sĩ đã tuyên bố là không thể chữa lành được, sau khi cầu nguyện xin Đức giáo hoàng Piô XII bầu cử”. Các bác sĩ chữa trị cho ông đã không thể đưa ra lời giải thích nào cho việc xảy ra. Theo cũng các nguồn tin ấy, câu chuyện nầy đã được Cha Carmine Giudici ,tổng đại diện giáo phận Sorrento xác nhận. Cha nói :” Hoàn toàn là sự thật”. Ngài nói rằng Toà Thánh đã tiếp xúc với giáo phận nầy sau khi nghe tin nầy. Sự hiện hữu của một phép lạ có thể nầy đã được ĐHY Saraiva Martins xác nhận với CNA chiều ngày 18.01. Vị Tổng trưởng danh dự cũng nói rằng không thể ước lượng số thời gian cần cho tiến trình xác nhận được thực hiện.

 

MỘT GIÁM MỤC ĐƯỢC LIỆT VÀO HÀNG BẢO THỦ LÃNH ĐẠO GIÁO HỘI BỈ

(AFP 18.01) Ngày 18.01, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm một giám mục được liệt vào hàng bảo thủ, ĐGM André-Mutien Léonard, làm lãnh đạo Giáo hội Bỉ, thay thế ĐHY Godfried Danneels (76 tuổi,nói tiếng Flamand, từ chức theo hạn tuổi Giáo Luật), nhân vật tự do của Giáo Hội hậu Vatican II, dường như với việc nầy đóng dấu một sự chuyển hướng. Một thông cáo của Vatican nói :”Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Cha André-Mutien Léonard, hiện đang là GM giáo phận Namur, làm TGM giáo phận Malines-Bruxelles”. Năm nay 69 tuổi và nói tiếng Pháp.  Trong một cuộc họp báo ở Bruxelles, để trấn an những người lo ngại phe bảo thủ sẽ nắm quyền, ĐHY Danneels tuyên bố :”Chúng tôi có cùng lòng yêu mến đối với Giáo Hội, [mặc dù/nhưng] AND của chúng tôi khác biệt nhau. Không phải vì thực đơn được một người khác phục vụ mà thực đơn ấy đã thay đổi”. Việc chỉ định nầy cấu thành một đoạn tuyệt đối với Giáo Hội Bỉ,trong một đất nước có truyền thống Công giáo mạnh mà, trái với ý kiến của ĐHY Danneels, đã hợp pháp hoá an tử và hôn nhân đồng tính. Trước sự sụt giảm thực hành đạo, những môi trường bảo thủ Công giáo,ở Bỉ cũng như ở Roma, đã lên án ĐHY Danneels là người ‘người đào mộ chôn “Giáo Hội Bỉ. Làm GM giáo phận Namur từ năm 1991, ĐGM Leonard được coi như một trong các GM Bỉ theo truyền thống nhất. Được coi như một người bảo thủ,thông minh và nghiêm ngặt, một số người gọi ngài là “Ratzinger người Bỉ”. Một số quan điểm lập trường của Ngài trong quá khứ,nhất là về đồng tính, đã gây ra những phản ứng mạnh mẽ. Nhưng Vị tân giáo trưởng Bỉ đã bảo đảm ngài ‘mang nhiều sắc thái” hơn là những tính ngữ ‘bảo thủ hoặc ghét đồng tính” đang lưu hành để chỉ về ngài. Ngài khẳng định :”những tư tưởng rập khuôn rồi sẽ rơi rụng hết”. Chính phủ Bỉ phản đối rằng vị tân TGM giáo phận Malines-Bruxelles đã chí trích mạnh mẽ nhiều quyết định của quốc hội. Phó thủ tướng Bỉ nói : “ Ngài chống lại việc sử dụng bao cao su…chống lại nạo phá thai và an tử”.

 

NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI LẦN THỨ 44 : THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA

(ZENIT 18.01) Thông điệp của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI cho Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội sẽ được ĐGM Claudio Maria Celli, chủ tịch HĐ. Giáo hoàng về truyền thông xã hội và ĐGM Paul Tighe,thư ký,  công bố trưa thứ bày ngày 23.01,trước ngày lễ kính Thánh Phanxicô Salêdiô, bổn mạng các phóng viên (năm nay trùng ngày Chúa Nhất), được phổ biến bằng tiếng Pháp, Ý, Anh,Tây Ban Nha và Đức. Chủ đề được HĐ.Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội là “ Linh Mục và Mục Vụ trong thế giới số : những phương tiện truyền thông mới mẻ phục vụ Lời Chúa”. Các phóng viên được mời tham dự giờ công bố. Người ta nhớ rằng ý cầu nguyện chung của Đức Thánh Cha cho Tháng Giêng 2010 đả động đến giới trẻ và truyền thông xã hội :”Xin cho giới trẻ biết sử dụng những phương tiện truyền thông xã hội hiện đại, để phát triển nhân cách, và để tự chuẩn bị tốt hơn cho việc phục vụ xã hội”.

                                                                                                                    

MANG TRỞ LẠI GHẾ KIỆU ĐỂ NGĂN NGỪA NGUY HIỂM CHO ĐỨC GIÁO HOÀNG

(CathNews 19.01) Cách nay nhiều năm đã có một chuyện đùa trong các quán rượu và các câu lạc bộ về hai người Ái Nhĩ Lan đi hành hương Roma,và hỏi tại một quầy rượu gần Vatican Đức giáo hoàng thích uống thứ gì. Khi được nghe Đức Giáo Hoàng thích Kem Bạc Hà, cả hai tay nhậu dũng cảm đã gọi hai pint (đơn vị bằng 0,58 lít.ND) chất nầy. Sau nhiều giờ và nhiều pint sau, cả hai nằm bất tỉnh trên đường phố. Khi tỉnh lại, họ kháo nhau : ”Chặng lạ gì mà họ phải khiêng Người trên một cái ghế”. Trong một bài viết ngắn nghiêm túc hơn, vụ tấn công Đức Thánh Cha trong cuộc kiệu đêm Giáng Sinh do một phụ nữ tâm thần đặt ra những câu hỏi nghiêm trịng về sự an toàn của Đức Thánh Cha. Kể từ 1970 mà thôi đã có 3 vụ mưu sát Giáo Hoàng. Năm 1970 là Đức Phaolô VI, do một người với con dao nhọn ở Phi Trường Manila; năm 1981 là vụ bắn Đức Gioan Phaolô II ở quảng trường Thánh Phêrô và chỉ một năm sau đó thôi, khi Người đi viếng Fatima để cám ơn vì được sống sót, lần nữa Đức Gioan-Phaolô II lại bị tấn công bởi một linh mục loạn trí tay cầm dao.Ngoài vụ tấn công do Cô Maiolo vừa qua, một người đàn ông Đức đã cố lọt vào trong xe riêng của Đức Giáo Hoàng trong một buổi triều yết năm 2007. Sau ba vụ việc nầy và sự phát triển chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo kể từ 11.09, đã có những thay đổi đáng kể cho an ninh quanh Đức giáo tông. Đã qua từ lâu những ngày Đức TGM Marcinkus đứng gần cạnh Đức giáo hoàng như một loại ‘cận vệ’ giáo sĩ. Trong tất cả mọi cuộc du hành của Người quanh thế giới ngày nay, Đức giáo hoàng được hộ tống bởi những nhân viên anh ninh chìm từ 130 cảnh vệ thuộc Lực Lượng Vatican, luôn tháp tùng Người và làm việc với các đội an ninh chìm do nhà nước Ý và nước chủ nhà cấp cho.

 

ISRAEL ĐỀ NGHỊ VATICAN CHO MỞ CÁC HỒ SƠ LƯU THỜI CHIẾN

(CWNews 18.01) Lập lại những tuyên bố trước đây của các lãnh đạo Do Thái giáo, một quan chức cao cấp chính phủ Israel đề nghị Toà Thánh cho mở các thư khố lưu của Vatican nhằm nghiên cứu về hoạt động của Đức giáo hoàng Piô XII trong thế chiến II. Phó thủ tướng Silvan Shalom nói sau cuộc thăm viếng của Đức giáo tông ngày 17.01 tới hội đường Roma :” Tôi đã đề nghị với Đức giáo hoàng tìm một cách nào để có thể cho mở các thư khố lưu trử ở Vatican,để có được một số chi tiết về triều đại giáo hoàng của Đức Piô XII,nhằm làm dịu những căng thẳng giữa dân Do Thái giáo và người Công giáo”. Cha Federico Lombardi.phát ngôn nhân của Vatican, đã nói tháng trước:” Trong trường hợp đặc biệt nầy, dễ hiểu rằng nên có một thỉnh cầu có thể tiếp cận được moị khả năng nghiên cứu các tài liệu nầy. Nhưng để có việc mở trọn vẹn các thư khố lưuj trử nầy – như đã từng nói nhiều lần trước đây – thì cần phải tổ chức và ghi vào danh mục một khối lượng khổng lồ tài liệu, một điều vẫn đòi hỏi một số năm làm việc”.

 

ĐỤNG ĐỘ TÔN GIÁO Ở NIGERIA : HƠN 26 NGƯỜI CHẾT VÀ 300 NGƯỜI BỊ THƯƠNG

(AFP 18.01) Theo lời vị giáo sĩ Hồi giáo coi nhà thờ chính Hồi giáo ở thành phố : Ít nhất có 29 người thiệt mạng và hơn 300 người bị thương trong các cuộc đụng độ cuối tuần giữa các Kitô hữu và người theo đạo Hồi trong thành phố Jos,miền trung Nigeria. Theo các nguồn tin từ an ninh, thì các cuộc đụng độ gây nên do việc xây dựng một nhà thờ Hồi giáo trong khu phố đa số theo Kitô giáo. Xe cộ và nhà cửa bị phóng hoả.3000 cư dân bị di chuyển vì lý do bạo lực. Một lệnh giới nghiêm đã được chính quyền áp đặt ngày 17.01 và các lực lượng an ninh vây quanh khu phố nầy, lục soát xa cộ và người qua đường để tìm vũ khí. Người phụ trách thông tin sở tại, Gregory Yenlong, cho biết rằng “ hoà bình đã về lại trong thành phố tiếp theo sau sự can thiệp của các lực lượng an ninh”. Nigeria,quốc gia Châu Phi với 150 triệu dân, vẫn xảy ra các vụ bạo lực thường xuyên giữa người Hồi giáo phía bắc và các Kitô hữu phía nam, nhất là trong các bang muền trung và miền bắc,nơi các cộng đồng tôn giáo rất khó sống chung. Tháng 11.2008, hàng trăm người đã bị giết chết trong vòng hai ngày ở Jos trong cuộc đụng độ ciữa các Kitô hữu và những người theo đạo Hồi.

 

HÀN QUỐC : “CƠ HỘI LỚN” CỦA TUẦN CẦU NGUYỆN VÌ HIỆP NHẤT

(ZENIT 19.01) Theo hãng tin Fides, Tuần cầu nguyện vì hiệp nhất các Kitô hữu cấu thành một ‘cọ hội lớn” ở Hàn Quốc. Đây là một “dịp đẹp cho các Kitô hữu để vượt lên các chia rẻ của họ”, vì ‘sự hiệp nhất bắt đầu khi người ta cố hết sức có thể tìm kiến đức tin đích thực, bằng việc loại bỏ sự nhgi ngờ và các thành kiến và bằng việc nhắc nhủ mình rằng chúng ta được gọi trở nên ‘ vật duy nhất” để làm chứng cho sự Phục Sinh của Chúa Kitô”. Đó là lời khẳng định của ĐGM Hyginus Kim Hee-joong, chủ tịch ủy ban xúc tiến hiệp nhất Kitô hữu av2 Đồi thoại liên tôn HĐGM Hàn Quốc. ĐGM Kim Hee-joong quả thực đã đưa ra một thông điệp loan báo chủ đề của tuần cầu nguyện vì Hiệp Nhất nầy :” Các con sẽ là chứng nhân cho những điều nầy” (Lc 24,48) và mời gọi tín hữu các giáo hội địa phương tổ chức trong tuần nầy những lễ mừng,những hội nghị suy tư và đối chiếu, những thời khắc tình huynh đệ ở mức độ đại kết”, để tăng cường và củng cố những mối liên hệ với các cộng đồng Kiotô hữu khác trên lãnh thổ nầy”.. Điều đó muốn nói rằng : “Các Kitô phải để tâm nhiều hơn nữa tới sự tuyên xưng đức tin chung của họ, nhằm cho người lân cận của họ thấy đức tin mà họ sống trong cuộc đời”.

 

CHUẨN BỊ CHO THƯỢNG HỘI ĐỒNG VỀ TRUNG ĐÔNG VỚI VIỆC PHÁC RA NHỮNG VẤN ĐỀ KHU VỰC

(CNA 20.01) Ngày 19.01, Văn phòng báo chí Vatican giới thiệu văn kiện ‘những đường nét chính” trù bị cho việc triệu tập Hội Nghị Đặc Biệt THĐ các giám mục Trung Đông. Văn kiện nầy nhằm khuyến khích thảo luận việc thành lập một ‘tài liệu làm việc’ sẽ cung cấp những nguyên tắc chỉ đạo cho Thượng hội đồng sắp đến, sẽ diễn ra ở Vatican từ 01.10 đến 24.10 năm nay. Lời tựa văn kiện nầy viết :” Sáng kiến nầy liên quan đến ‘ưu tư’ của Đấng Kế Vị Thánh Phêrô ‘đối với tất cả mọi giáo hội” và là một sự kiện quan trọng chứng minh cho thấy sự quan tâm của Giáo Hội Hoàn Vũ đối với các Giáo Hội của Chúa ở trung Đông”. Để bảo đảm rằng Thượng hội đồng nầy sẽ đặt nền tảng trên các vấn đề hiện hành và đề cập đến những nhu cầu của các giáo hội Trung Đông, Hội Đồng tiền-thượng hội đồng về Trung Đông soạn ra ‘những nét chính”, cung cấp những nguyên tắc chỉ đạo được phác thảo cho hội nghị. Giữa phần dẫn nhập, ba chương và phần kết luận, văn kiện nầy cung cấp cho các giáo phận tham dự 32 câu hỏi liên quan đến các chủ đề dựa trên thực hành đạo cá nhân, đời sống giáo hội, cộng đoàn giáo hội và chứng từ Kitô giáo. Các câu trả lời sẽ được văn phòng tổng thư ký Thượng Hội Đồng tập hợp lại vào khoảng lễ Phục Sinh, để được biên soạn thành ‘tài liệu làm việc”,để được Đức Thánh Cha giới thiệu với các giáo hội Công giáo phương Đông khi Người tông du Chypre vào đầu tháng 6. Một vấn đề chắc chắn lôi kéo sự chú ý là sự tương tác giữa Kitô giáo và Hồi giáo. Các giám mục dự trù xem xét vai trò của Internet trong việc phổ biến những chi nhánh cực đoan của các tôn giáo trong khu vực. Tài liệu soạn thảo nhận định :” Nhằm đáp lại tình hình ( sự tăng trưởng của Internet), các tổ chức Hồi giáo cực đoan đang lan rộng”. Các chính phủ tuân theo luật Sharia cũng được nêu ra như là tạo ra một tình trạng ma “luôn cấu thành phân biệt đối xử và do vậy, vi phạm các quyền con người”. Phần kết luận đưa ra lại các lý do – cả về chính trị lẫn đức tin -  vì sao Kitô hữu cần ở lại Trung Đông và tiếp tục đóng góp phần đặc thù của họ cho một xã hội công bằng,hoà bình và thịnh vượng hơn”.

 

BẮC TRIỀU TIÊN KẺ BÁCH HẠI KITÔ GIÁO TỒI TỆ NHẤT

Thánh đường Changchung ở Bình Nhưỡng,
Thánh đường Công giáo duy nhất ở Bắc Triều Tiên
(chủ yếu phụ vụ nhu cầu lễ tân - ngoại giao)


(UCAN 19.01) Hai tổ chức quyền tôn giáo Châu Âu đã quy cho Bắc Triều Tiên là kẻ bách hại Kitô hữu tồi tệ nhất thế giới. Một tổ chức thứ ba đã gọi Robert Park, nhà hoạt động Kitô giáo người Mỹ gốc Hàn bị bắt vì xâm nhập trái phép vào Bắc Triều Tiên, là một tù nhân lương tâm và kêu gọi viết thư phản đối gửi toà đại sứ Bắc Triều Tiên ở Luân Đôn. Ông Park hoàn toàn trông đợi bị bắt giữ và đã nói trước chuyến đi,rằng ông muốn ở tù cho tới khi các trại lao động nỗi tiếng của Bắc Triều Tiên, nơi giam giữ hơn 200.000 người , bị đóng cửa. Một cựu tù nhân nữ cho biết mỗi tháng có khoảng 30 – 40 tù nhân bị chết trong trại,nơi cô đã bị giam giữ. Qua báo chí Công giáo ở Anh, tổ chức Liên Đới Kitô Hữu Khắp Thế Giới phát động nhân danh Robert Park, thúc giục ‘cầu nguyện và phản đối vì Bắc Triều Tiên”, để nhìn thấy các trại tù bị đóng cửa, người đói khổ đất nước  nầy được ăn và chế độ cộng sản mở ra việc kiểm tra của người ngoài.

 Bắc Triều Tiên lần nữa đứng đầu danh sách 50 quốc gia mà Kitô hữu bị đối xứ hà khắc nhất, trên Iran và Ả Rập Xêút của tổ chức quốc tế Open Doors có trụ sở tại Hà Lan. Chỉ có duy nhất một thánh đường Công giáo và hai nhà thờ Tin Lành được chấp nhận trong thủ đô Bình Nhưỡng có 2,7 triệu dân. Open Doors khẳng định có hơn 70.000 Kitô hữj bị cầm tù ở Bắc Triều Tiên.

 

ĐỨC HỒNG Y NGƯỜI ÁO XIN LỖI ĐỨC GIÁM MỤC Ở MỄ DU

(CWNews 19.01) ĐHY Christoph Schonborn giáo phận Vienne đã viết thư gửi ĐGM Ratko Peric giáo phận Mostar, sin lỗi vì bất cứ vấn đề nào ngài có thể đã gạy ra với chuyến thăm Mễ Du ‘với tư cách cá nhân” của ngài vào tháng 12 vừa qua. ĐGM Peric, người đứng đầu giáo phận Mostra ở Bosnia-Herzegovina, nơi có Mễ Du, đã phàn nàn rằng cuộc viếng thăm của vị Hồng y người Áo đã làm cho các vụ được gọi là hiện ra ở đó có thên sự tin tưởng. ĐGM Peric, người đã cảnh báo mạnh mẽ chống lại việc công nhận các cuộc hiện ra nầy, đã viết thư từ đầu tháng nầy cho ĐHY Schonborn, bày tỏ ‘lấy làm tiếc” về chuyến thăm của ĐHY người Áo, cho biết rằng cuộc viếng thăm đó đã làm các vấn đề trong giáo phận Mostar thêm trầm trọng. Thời điểm lời xin lỗi của ĐHY - đến ngay sau khi ĐHY gặp Đức Thánh Cha trong một buổi triều yết riêng – thêm trọng lượng cho tin do một trang web Công giáo Ý,rằng Đức Thánh Cha cũng không hài lòng về sự công khai phát sinh do chuyến viếng thăm của ĐHY Schonborn.

 

 

CÁC LÃNH ĐẠO  BẢO VỆ SỰ SỐNG HẢI NGOẠI LẾN ÁN CHÍNH SÁCH NẠO PHÁ THAI CỦA HOA KỲ

(CNA 20.01) Một phái đoàn các nhà lãnh đạo phong trào bảo vệ sự sống quốc tế sẽ tham dự Cuộc Đi Bộ Vì Sự Sống ở thủ đô Washington vào thứ sáu ngày 22.01 để cho thấy sự ủng hộ đối với các nhà bảo vệ sự sống Hoa Kỳ và nói lên sự chống đối của họ đối với những chính sách nạo phá thai ‘hung hăng’ của chính phủ Hoa Kỳ. Các nhà lãnh đạo nầy từ Châu Phi,Châu Âu, nam Mỹ, Châu Á, Châu Đại Dương, sẽ phát biểu tại  Hội Nghị “Đấu tranh vì Sự Sống Khắp Thế Giới” của tổ chức Quốc Tế Sự Sống Con Người (HLI) ngày 22.01 tại Washington Court Hotel ở thủ đô Washington trước khi nhập vào hàng trăm ngàn người ủng hộ bảo vệ sự sống trong Cuộc Đi Bộ hằng năm vì Sự Sống. Joseph Meaney, giám đốc Điều Phối Quốc Tế của HLI bình luận : ” Cuộc Đi Bộ vì Sự Sống của Hoa Kỳ nay đã là Cuộc Đi Bộ Vì Sự Sống của cả thế giới. Nó đã trở thành lời phản kháng bảo vệ sự sống của thế giới, vì sự cổ vũ hung hăng nạo phá thai và kiểm soát dân số nay là đường lối công khai của Hoa Kỳ, nhờ ở chính quyền tổng thống Barack Obama”. Tiến sĩ Ligaya Acosta, điều phối viên HLI khu vực Châu Á và Châu Úc, lưu ý rằng Cuộc Đi Bộ vì Sự Sống nầy đánh dấu cả ngày kỷ niệm phán quyết Roe v. Wade của Toà Án Tối Cao ủng hộ nạo phá thai, lẫn rơi vào gần ngày kỷ niện ông Obama lật ngược Chính sách Thành phố Mexico – có hiệu lực từ thời tổng thống Ronald Reagan, bị đình chỉ dưới thời Clinton,nhưng được tổng thống Bush phục hồi - , cấm dùng các ngân sách do người dân Mỹ nộp thuế để tài trợ cho các tổ chức quốc tế cổ vũ hoặc thực hiện các vụ nạo phá thai (lên tới 700 triệu USD). Acosta nói “ “các ngân sách nầy được dùng để vận động ‘nạo phá thai và những tấn công khác vào sự sống ở đất nước Phulippines của tôi, ỏ Châu Phi, ở Trung Quốc…và trên toàn thế giới, và có 40 triệu trẻ thơ bị giết mỗi năm. Đó là sai lầm và chúng tôi có mặt ở đây để nói với ông Obama và với Quốc hội chấm dứt ngay việc trả tiền để giết con em chúng tôi”. Emil Hagamu, điều phối viên của HLI khu vực nói tiếng Anh ở Phi Châu, hỏi :” Tổng thống Obama là hậu duệ người Kenya. Làm sao ông ta lại có thế làm điều đó với dân của chính ông chứ?”.

 

do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ

 

 

 


Về Trang Mục Lục