Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 18.01 ĐẾN 24.01.2010 – CUỐI TUẦN)

 

PHÁP : NGÀY SUY GẪM VỀ KHĂN LIỆM TURIN

(ZENIT 20.01) Chủ tịch Hội “Xin Chỉ Cho Chúng Con Thấy Tôn Nhan Ngài” (MNTV), Pierre de Riedmatten khẳng định : Hội sẽ tổ chức vào ngày 06.02 tại Nhà thờ Đức Bà Ban Ơn ở Passy (quận 16,Paris) một ngày suy gẫm về Khăn Liệm Thánh Turin, nhằm ‘làm cho đông đảo công chúng biết về Khăm Liệm nầy, đồng thời giới thiệu những hiểu biết gần đây nhất về tấm khăn liệm nầy, vẫn ‘đang khiêu khích trí tuệ con người” (Đức Gioan Phaolô II). Chương trình gồm có : trình bày những khía cạnh khoa học và lịch sử, đáng kể là tổng hợp vụ C14 [dùng đồng vị phóng xạ cácbon 14 để xem niên đại. ND] gần 20 năm sau lần kiểm tra 1988; những kết quả mới mẻ có được nhờ xử lý hình ảnh;những giả thiết mới về sự hình thành hình ảnh nầy, cũng như những bổ sung về tính ba chiều và sự nằm ngoài khả năng để một hoạ sĩ thời Trung Cổ có thể thể hiện loại hình ảnh nầy”.  Cũng sẽ trình bày những nghiên cứu mới nhất và chủ nhân đầu tiên của Khăn Liệm – Geoffroy de Charny – và những tài liệi vừa được khám phá ở đỉnh Athos”. Buổi chiều sẽ dành cho những khía cạnh Kinh Thánh và thiêng liêng, đặc biệt là tham luận của ĐGM Thomas, GM nghỉ hưu giáo phận Versailles, về chú giải các trình thuật Cuộc Khổ Nạn và một tham luận của Dominique Ponnau, cựu giám đốc của Trường Louvre về tranh tượng học. Khăn Liệm Turin sẽ được trưng bày ở nhà thờ chính toà từ 10.04 đến 23.03.2010

 

SINGAPORE : CANH THỨC CẦU NGUYỆN THEO SÁNG KIẾN CỘNG ĐOÀN

(Zenit 20.01)- Ngày 29/01 tới đây, một buổi canh thức sẽ được diễn ra tại nhà thờ chính tòa Chúa Chiên Lành, đất nước Singapour trong khuôn khổ « cuộc hành hương niềm tin trên địa cầu » dành cho các bạn trẻ thanh thiếu niên do các thầy Cộng Đoàn Đại Kết Taizé tổ chức trên khắp các châu lục kể từ năm 1970.  Cuộc gặp gỡ tại Manila từ ngày 3 đến ngày 7 tháng hai tới đây sẽ là một chặng mới của cuộc hành hương niềm tin trên địa cầu, được thành lập do sáng kiến của Vị Bề Trên Cộng Đoàn Đại Kết Taizé, thầy Roger. Đó sẽ là cuộc gặp gỡ lần thứ năm tại Á Châu tiếp theo sau các cuộc gặp ở lần trước tại Madras, Ấn Độ vào năm 1985 và 1988, tại Manila, Philippin vào năm 1991, và tại Kolkata, Ấn Độ vào năm 2006.  Chủ đề chung cho cuộc gặp gỡ lần này là « Cuộc sống nội tâm và tình liên đới đồng loại », được xoanh quanh « lòng tin, hòa bình, và hòa giải ». Theo Cộng Đoàn Đại Kết Taizé, mục đích của những cuộc gặp này là nhằm « nâng đỡ người trẻ trong việc tìm kiếm Thiên Chúa cũng như trong ước muốn dấn thân của họ đối với Giáo Hội và xã hội ». Thầy Alois, người kế vị thầy Roger, Bề Trên Sáng Lập sẽ tới Singapour trên con đường hướng về cuộc gặp gỡ niềm tin tại Manila. « Ngài mong đợi cầu nguyện cùng với các bạn trẻ và cả với những ai mong muốn cầu nguyện cho niềm tin, hòa bình và hòa giải trong chúng ta và trong thế giới », Cộng Đoàn Taizé xác định. (từ Vietcatholic 21.01.2009)

 

VATICAN KHỞI XƯỚNG CUỘC HỌP THƯỢNG ĐỈNH ĐỂ ĐỀ CẬP VỤ GIÁO SĨ LẠM DỤNG TRẺ EM

(CathNews 21.01) Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã triệu tập các giám mục Công giáo La Mã ở Ái Nhĩ Lan dự cuộc họp cấp cao vào tháng tới, để nghe quyết định của Đức Giáo Hoàng về những vụ tai tiếng lạm dụng trẻ em. Hãng tin AP cho biết : Một phát ngôn nhân Vatican, Cha Ciro Benedettini, xác nhận rằng Đức Thánh Cha đã gửi thư đến các giám mục Ái Nhĩ Lan mời các Vị tham sự cuộc họp cấp cao nầy trong hai ngày 15 – 16 tháng 2, nhưng từ chối cung cấp bất cứ chi tiết nào. Hai giới chức Giáo hội Ái Nhĩ Lan không nêu tên cho biết Đức Thánh Cha dự định sẽ nói với 27 giám mục, ba TGM và Hồng Y Sean Bradly theo nhóm và với từng cá nhân. Cuộc đối thoại nầy được cho là sẽ ảnh hưởng thư mục vụ dự trù của Đức Thánh Cha gửi 4 triệu tín hữu Công giáo Ái Nhĩ Lan tiếp sau những phát hiện lạm dụng tình dục trẻ em phổ biến bên trong Giáo Hội Ái Nhĩ Lan

 

GIÁM MỤC WILLIAMSON : CÁC LẬP TRƯỜNG CỦA VATICAN VÀ SSPX KHÔNG THỂ DUNG HOÀ

(CWNews 20.01) Trả lời phỏng vấn của một chính trị gia người Pháp, GM Richard Williamson thuộc SSPX cho biết những đàm phán đang tiến hành giữa SSPX và Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin sẽ kết thúc như một “cuộc đối thoại giữa những người điếc”, trừ khi “SSPX trở thành một kẻ phản bội hoặc Roma thay đổi chính kiến”. GM Williamson nói :” hai lập trường hoàn toàn không thể dung hoà. 2+ 2 = 4 và 2+2 = 5 không thể dung hoà được với nhau.Hoặc là những kẻ nói 2 +2 = 4 từ bỏ sự thật nầy và đồng ý rằng 2+2 = 5  -nghĩa là SSPX từ bỏ chân lý, điều mà Chúa không cho phép chúng tôi làm - hoặc những kẻ nói 2= 2 = 5 phải thay đổi chính kiến và quay về với chân lý, hoặc là cả hai bên gặp nhau giữa đường và nói rằng 2+2 = 4 ½. Điều nầy là sai. GM Williamson nỗi tiếng  vì đã phủ nhận mức độ lớn lao vụ tàn sát dân Do Thái.

 

ĐẠI S ISRAEL THÚC GIC NGƯỜI DO-THÁI ĐỐI THOI VI NGƯỚI CÔNG GIÁO

(CNS 20.01) Vì thiện ích của thế giới và cho chính cộng đồng người Do Thái giáo, người Do Thái nên sẵn sàng dấn thân vào đối thoại và những kế hoạch chung với người Công giáo. Đại sứ Israel tại Toà Thánh Mordechay Lewy, đã nói như thế. Ông viết trong một bài báo cho tờ nhật báo Do Thái ở Ý,Pagine Ebraiche,số ra tháng hai: “ Người Công giáo đã chìa tay ra cho chúng ta. Thật vô lý nếu không nắm lấy, trừ khi chúng ta không muốn cầm cố tương lai của chúng ta với tình trạng thù địch thường xuyên với thế giới Công giáo”.Bài báo của vị đại sứ nầy cũng được đăng trong tờ Osservatore Romano số  ngày 20.01. Ông nói các quan hệ Công giáo – Do Thái giáo 2.000 năm đầu nầy không thể lập lại “ cả hai phía chúng ta đáng được đối xử tốt hơn”. Ông nói rằng mặc cho cái nhìn Kinh Thánh của Do Thái giáo rằng tất cả nhân loại là một và mặc cho những thế kỷ chú giãi Kinh Thánh có thẩm quyền chứng minh sự kính trọng đối với các tôn giáo khác, nhưng một số người Do Thái giáo chính thống vẫn không sẵn lòng đối thoại với các Kitô hữu.

 

GIỚI CHỨC PHỤ TRÁCH TÍN LÝ HĐGM HOA KỲ CHỈ TRÍCH NHÀ THẦN HỌC HÀNG ĐẦU MỸ

(CWNews 20.01)  Số phát hành hiện nay của tờ Origins cho đăng lại một luận văn do Cha Thomas G.Weinandy, giám đốc điều hành Phòng thư ký Về Tín Lý thuộc HĐGM Hoa Kỳ, chỉ trích mạnh mẽ một bài nói chuyện của tiến sĩ Terrence W.Tilley, chủ tịch ban thần học đại học Fordham và vừa mãn nhiệm chủ tịch Hội Thần Học Công giáo Châu Mỹ. Cha Weinandy viết :” Tôi có mặt ở bài diễn văn nầy và thấy nó khá phiền hà ở hai mức độ. Trước hết, trong khi mọi người trông đợi một bài diễn văn của vị chủ toạ cho một tổ chức có trình độ cao tự nó là một công trình uyên bác quan trọng, thì lại không phải như vậy. Hầu hết luận chứng thần học của ông rất nông cạn và sai lầm. Kế đến, trong hki đó là một diễn văn của chủ tịch một hội thần học tự xưng là Công giáo, thì hầu hết nội dung Kitô học của bài diễn văn nầy và rất nhiều trong các đề xuất được nêu ra chứa đựng những sự  mơ hồ và cả những sai lạc về giáo lý”.

 

CÁC HIỆP SĨ COLUMBUS KÊU GỌI TRƯNG CẦU DÂN Ý ĐỂ BẢO VỂ HÔN NHÂN ĐÍCH THỰC

(CNA 20.01) Các Hiệp Sĩ Columbus đã kêu gọi cả Hội Đồng Lập Pháp Thành phố Mexico và người cầm đầu chính phủ liên bang hãy tổ chức một cuộc trưng cầu yêu cầu dân chúng Mexico quyết định xem hôn nhân có nên tiếp tục được định nghĩa như là một cơ chế xã hội giữa một người nam và một người nữ hay chăng. Luis Ferando Guevara đại diện các Hiệp Sĩ Columbus ở Mexico nói định nghĩa lại hôn nhân để tính đến cả những đôi đồng tính,không đại diện cho ý muốn của xã hội, vốn từ bao thế kỷ nay luôn bảo vệ kho báu và giá trị của hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Đáp lại chỉ trích nhắm vào các tổ chức tôn giáo vì bảo vệ hôn nhân, Guevara nói :” Những người nào, trên căn bản các niềm tin tôn giáo của họ, bày tỏ sự chống đối việc định nghĩa lại hôn nhân, sẽ làm như thế bằng việc thực hiện tự do tư tưởng và hành động của họ”. Ông lưu ý rằng cả hai tự do nầy – tư tưởng và hành động – “được cam đoan trong điều khoản đầu tiên của hiến pháp”. Ông nói :”Chúng tôi quan ngại rằng Hội Đồng Lập Pháp thành phố Mexico không chỉ lơ là trong việc xây dựng luật về các vấn đề ưu tiên đối với xã hội – như là y tế, an ninh,giáo dục, nghèo đói – mà còn không biết đến những cơ chế nền tảng như là họn nhân, một cơ chế tự nhiên và hợp pháp mà chúng tôi,những người dân Mexico, nhìn nhận như là nền tảng của xã hội”.

 

THÁNH TÍCH, TƯỢNG ẢNH THÁNH VÀ THẬP GIÁ TRÊN TRẠM VŨ TRỤ QUỐC TẾ

(CNA 20.01) Một nhà phi hành Nga đã cho biết : Những cuốn Phúc Âm, bốn ảnh thánh, cáy thập giá và một thánh tích của Cây Thánh Giá Thật đã được đem lên Trạm Vũ Trụ Quốc Tế (ISS), phần của Nga. Một tấm hình do phi hành đoàn chụp cho thấy một ảnh tượng thánh và một cây thập giá lơ lững trong tình trạng không trọng lượng trong Trạm. Viết trên nhật ký điện tử (blog) của mình ở website Roscosmos, Cơ Quan Không Gian Luên bang Nga, nhà du hành vũ trụ Maksim Suraec trả lời các câu hỏi của độc giả về những biểu tượng tôn giáo trên trạm không gia :”Chúng tôi có bốn tượng thánh trong khu vực Nga. Chúng tôi cũng có các cuốn Phúc Âm và một cây thánh giá lớn”. Tờ Nước Nga Ngày Nay (Russia Today) đưa tin rằng Thánh Giá của Chúa được Cố Thượng phụ Moscou,Alexy II,tặng cho A.N.Merminov, người đứng đầu Roscosmos. Thánh giá nầy được trao cho trạm vào năm 2006 do phi hành đoàn Tàu Soyuz TMA-8. Suraev nói thêm rằng anh có một thánh giá đựng thánh tích ở trong ca bin của anh :”Một linh mục tặng nó cho tôi ở Baikanur trước khi phóng tàu, trong đó có một mẫu thánh giá thật – trên đó Chúa Giêsu đã bị đóng đinh và đã được làm phép trong đại tu viện Sergiev Posad. Nó sẽ luôn ở với tôi trong suốt chuyến thám hiểm và sẽ trở về trái đất với tôi”. Các thánh tích và những đồ vật khác cũng đã từng được mang lên các phi thuyền trước đây. Nhà phi hành Mỹ Ronald Garan đã mang một thánh tích của Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng với ông lên phi thuyền con thoi Discovery năm 2008. Ông dự tính mang một thánh tích khác của Thánh Nữ nầy theo ông trong chuyến bay lên Trạm ISS vào năm 2011.

 

BÁO CÔNG GIÁO MEXICO GIẢI THÍCH RÕ VÌ SAO NAM ĐỒNG TÍNH KHÔNG THỂ NHẬN NUÔI CON

(CNA 20.01) Nhật báo chính thức của Tổng giáo phận Thành phố Mexico,”Desde la Fe” đã đăng một bài giải thích giáo huấn Giáo Hội về những cặp đồng tính nhận con nuôi. Bài báo được đưa ra tiếp theo sau một loạt các tin tức trên các phương tiện truyền thông xuyên tạc những tuyên bố của các giới chức Giáo Hội về chủ đề nầy. Trong một bài viết mở rộng, nhật báo nầy tái khẳng định rằng Giáo Hội,”trung thành với nhiệm vụ được Chúa Kitô trao phó (…) đã bày tỏ sự chống đối của Giáo Hội với luật cho phép những cặp đồng tính ‘kết hôn” được nhận con nuôi”. Bài viết nầy sau đó chỉ trích các phương tiện truyền thông vì đã xuyên tạc “những tuyên bố của các thành viên Giáo Hội, trích dẫn ngoài ngữ cảnh hoặc kể cả nói dối công khai nhằm làm Giáo Hội mất uy tín”. Desde la Fe giải thích rằng Giào Hội không phải sợ những người đồng tính và dạy rằng những người đồng tính phải được đối xử “với lòng kính trọng,cảm thông và tế nhị, tránh bất cứ dấu hiệu phân biệt đối xử không đúng nào”. “Không phải chính sự đồng tính,nhưng đúng hơn là những quan hệ tình dục đồng tính mà Giáo Hội lên án,vì chúng ‘mất trật tự tự bản chất’. Tờ báo nầy trích dẫn Gaío Lý nói rằng những hành vi nầy ‘đi ngược với luật tự nhiên. Chúng khép hành vi tình dục với quà tặng sự sống. Chúng không bắt nguồn từ tính chất bổ sung tình yêu và tình dục đích thực”. Giáo Hội mời gọi những người đồng tính,cũng như tất cả những người sống một mình, hãy sống trong khiết tịnh”. Tờ báo nhận định như thế,trước khi chỉ rõ ra rằng những trường hợp làm dụng trẻ em không lấy đi của Giáo Hội thẩm quyền luân lý để chống lại luật mới nầy. Chính vì ‘kinh nghiệm đáng hổ thẹn và đau buồn nầy” – Giáo Hội đã xin tha thứ - mà Giáo hội ‘có thẩm quyền cảnh báo những nguy hiểm mà các trẻ em phải đối mặt trong một bầu khí đồng tính”. Liên quan đến việc nhận con nuôi, bài báo nhận định rằng là cha mẹ tốt không chỉ là một vấn đề cung cấp những nhu cầu vật chất cho con cái, mà còn phải bảo đảm ‘sự phát triển thể chất,trí tuệ và tinh thần của chúng”. Không cần biết ý hướng của các ‘cha mẹ’ đồng tính tốt lành ra sao, nhưng cách sống của họ sẽ ảnh hưởng hết sức lớn lao đến các em”. Tờ báo cảnh cáo rằng sẽ sai lầm nếu không biết đến khả năng rằng một cặp đồng tính đặc biệt mong có con nuôi vì mục đích đồi trụy, sử dụng chúng cho khiêu dâm, lạm dụng tình dục hoặc mại dâm. Lớn lên trong một môi trường đồng tính không thể tốt đẹp cho một đứa bé. Lời chứng của những kẻ đã trải nghiệm chấn thương nầy do được nuôi dạy bởi những người đồng tính là bằng chứng.

 

NỮ GIÁO DÂN ĐƯỢC BỔ NHIỆM VÀO CHỨC VỤ THỨ BA TRONG HỘI ĐỒNG GIÁO HOÀNG

(CWNews 22.01) Một phụ nữ người Ý, Bà Flamania Giovanelli, đã được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm phó thư ký HĐ. Giáo hoàng Công Lý và Hoà Bình (hiện do ĐHY Peter Kdowo Turkson làm chủ tịch và ĐGM Mario Toso làm thư ký). Bà là người phụ nữ đầu tiên phục vụ ở vị trí “nhân vật số 3” trong hội đồng giáo hoàng nầy. Một nữ giáo dân người Úc,Rosemary Goldie,cũng đã ở vị trí tương đương tại HĐ giáo hoàng về Giáo Dân từ 1966 đến 1976. Một nữ tu người Ý, Soeur Enrica Rosanna, hiện đang giữ cũng chức vụ tại Thánh Bộ Tu Sĩ. Bà Flamania Giovanelli thay thế ĐGM Frank J. Dewane,được bổ nhiệm làm GM giáo phận Venice, Floria,Hoa Kỳ. Thông tư của ĐHY chủ tịch nói :” Việc bổ nhiệm Bà Givanelli xác nhận sự tin tưởng lớn lao Giáo Hội và Đức Thánh Cha dành cho nữ giới. Đấng Đáng Kính Gioan-Phaolô II đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc các phụ nữ tham gia đầy đủ và ý nghĩa hơn vào đời sống Giáo Hội và vào sự phát triển xã hội”…”Sự hiện diện của một nữ giáo dân trong chủ tịch đoàn HĐ Giáo Hoàng Cônbg Lý và Hoà Bình cho thấy sự quan tâm của GH đối với việc xúc tiến và cổ vũ phẩm giá và quyền nữ giới trong thế giới… Bà Giovanelli sinh ở Roma năm 1948, tốt nghiệp Khoa Học Chính Trị Đại học Rona, khao thư viện và khoa học tôn giáo Giáo hoàng học viện Grêgôriana, đang làm việc tại Hội Đồng nầy và đặc trách các vấb đề phát triển,nghèo đói, lao động trong khuôn khổ giáo huấn xã hội của Giáo Hội, va 2là chuyên gia các chính sách phát triển và việc làm của Tổ Chức Lao Động Thế Giới, của Hội Đồng Châu Âu,của Liên minh châu Âu, của Ecosoc, của Uỷ Ban kinh tế của LHQ,đồng thời là liên lạc cũa HD-Giáo hoàng Công Lý và Hoà Bình với các HĐGM Châu Âu, với các uỷ ban xã  hội  của các GM, của các ủy ban quốc gia “Công Lý và Hoà Bình” Châu Âu”.  .[Về nam giới đã có hai giáo dân được Đức Gioan-Phaolô II bổ nhiệm vào hàng nầy : HĐ giáo hoàng phụ trách Giáo Dân (ngài Guzman Carriquiry) và HĐ giáo hoàng về Truyền Thông Xã Hội ( Angelo Scelzo)].

 

QUYỂN THỨ HAI TRONG BỘ “JÉSUS NAZARET” ĐÃ HOÀN THÀNH

(CAN 21.01) -- Rabbi người Mỹ Jacob Neusner, một tác giả của rất nhiều đầu sách, đồng thời cũng là giáo sư và chuyên gia về đạo Do thái đã cho Nhật báo L'Osservatore Romano một cuộc trò chuyện nhân dịp ông vừa được Đức Giáo Hoàng Benedict XVI tiếp kiến riêng. Rabbi Neusner cho biết Đức Thánh Cha đã nói riêng với ông rằng ngài đã hoàn thành quyển thứ hai trong bộ sách nổi tiếng "Chúa Giêsu Thành Nazareth". Rabbi Jacob Neusner yết kiến riêng với Đức Thánh Cha hôm thứ hai tại thư viện Giáo hoàng trong 20 phút, khoảnh khắc mà Rabbi Neusner gọi đó là một "món quà vĩ đại" cho ông, và vị Rabbi người Mỹ còn cho biết "thời gian như vậy là quá đủ cho một cuộc nói chuyện tuyệt vời giữa hai vị giáo sư". Trong cuộc hội kiến, Đức Giáo Hoàng tiết lộ cho Rabbi Neusner biết tập sách do chính ngài viết "Chúa Giêsu Thành Nazareth" phần 2 đã sẵn sàng và chuẩn bị có họp báo công bố. Vị Rabbi Hoa Kỳ đã có mặt tại Rôma để tham dự cuộc đối thoại giữa Công giáo và Do thái tiếp theo sau chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng đến Hội đường Do Thái Rôma hôm 17-01 vừa qua. Rabbi Neusner được biết đến rộng rãi nhờ những đóng góp vào việc nghiên cứu hàn lâm về Do thái giáo, bao gồm việc tìm hiểu sự tương tác giữa Do thái giáo với Kitô giáo và Hồi giáo. Một trong những luận đề ấn tượng của ông là quyển "Một Rabbi đối thoại với Chúa Giêsu" năm 1993, mà khi đó chính Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã bình luận rằng: "Đây đích thực là điều mới mẻ quan trọng nhất của thập niên cuối cùng thiên niên kỷ thứ hai giữa đối thoại Công giáo và Do thái".    VietCatholic News chuyển ngữ (21.01.2010) 

 

ĐỨC THÁNH CHA CỦNG CỐ VỊ TRÍ QUỐC VỤ KHANH CỦA ĐỨC HỒNG Y BERTONE

(ZENIT 22.01) Trong một thư đề ngày 15.05 được đăng trong Osservatore Romano bản tiếng Ý, số ra ngày 22.01.1020, Đức Thánh Cha đã củng cố vị trí của ĐHY Tarcisio Bertone, người mừng sinh nhật thứ 75 vào ngày 02.12 vừa qua và đã đệ đơn từ chức theo hạn tuổi giáo luật. Như thế,Đức Thánh Cha từ chối lúc nầy và “về tương lai” đơn từ chức nầy. Đức giáo hoàng chúc mừng ‘sự cộng tác qúy báu”, “tinh thần linh mục đích thực”, “năng lực”; lòng tận tâm”; ‘sự nhạy bén tinh tế”, ‘lòng nhân đạo” của kẻ mà Người đã chọn làm cộng sự viên ngay khi còn ở Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin. ĐHY Bertone, Dòng Salêdiêng, thụ phong linh mục năm 1960, được bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Verceil năm 1991 và được Đức Gioan-Phaolô II trao mũ hồng y năm 2003. Làm thứ ký [nhân vật số 2] Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin từ 1995 đến 2002 bên cạnh ĐHY Joseph Ratzinger, rồi làm TGM giáo phận Gênoa từ 12.2002 đến 09.2006, ngày được bổ nhiệm là quốc vụ khanh Toà Thánh. .. Đức Thánh Cha xác định Vị Quốc Vụ Khanh của người bằng những lời sau :”Tất cả những đức tính nầy đã dẫn Tôi đi đến quyết định, vào mùa hè 2006, bổ nhiệm ĐHY làm Quốc Vụ Khanh của tôi và ngày nay chúng là lý do để lúc nầy và cả mai sau, tôi sẽ không muốn từ bỏ sự cộng tác qúy báu của Ngài”.

 

HÀNG NGÀN THANH NIÊN THAM DỰ CARNAVAL TAIZÉ 2010

(ZENIT 21,01) Từ ngày 13 đến 16.02, nhân dịp lễ hội carnaval 2010, hàng ngàn thanh niên từ bốn phương trời sẽ tụ họp về Porto,Bồ Đào Nha, để tham dự cuộc Gặp Gỡ Giới Trẻ vùng Ibêri ( Tây ban Nha,Bồ Đào Nha) lần thứ hai do cộng đoàn Taizé cổ vũ và hoạt náo. Trong một lá thứ ngày 20.01, Thầy David nhấn mạnh rằng các thanh niên, trong những ngày nầy, ‘sẽ cồ gắng đào sâu sự hiểu biết về mầu nhuệm đức tin và khám phá những sáng kiến có thể biến đổi thế giới, đồng thời chia sẽ cho nhau niềm vui sống của họ”. Các thành viên cộng đoàn Taizé sẽ có mặt ở Porto từ ngày 01.02. Với những tình nguyện viên trẻ, họ sẽ có hai tuần để chuẩn bị cho cuộc gặp mặt nầy, mà ttrước đó sẽ có những giờ cầu nguyện hằng ngày ở trung tâm Porto, trong thánh đường San José das Taipas. Thầy Alois, tu viện trưởng của cộng đoàn Taizé, sẽ đi có mặt tại cuộc gặp nầy.

 

BỔ NHIỆM MỚI

(VIS 21.01) Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm :

- Bà Flaminia Giovanelli, làm phó thư ký HĐ. Giáo hoàng Công Lý và Hoà Bình

- ĐHY Jean-Pierre Ricard, TGM giáo phận Bordeaux và ĐGM Josef Bonny, GM giáo phận Anvers,Bỉ, làm uỷ viên HĐ giáo hoàng vì Hiệp Nhất Kitô hữu

- ĐGM Cyril Vasil, thư ký Thánh Bộ Giáo Hội Đông phương, làm Cố vấn HĐ Giáo Hoàng Vì Hiệp Nhất Kitô hữu

 

CHIẾN DỊCH MÙA XUÂN “40 NGÀY VÌ SỰ SỐNG” DIỄN RA TRONG HƠN 150 THÀNH PHỐ

(CNA 21.01) Chiến Dịch 40 Ngày Vì Sự Sống đã loan báo rằng chiền dịch đầu tiên năm 2010 gồm cầu nguyện, ăn chay, canh thức bên ngoài các bệnh viện nạo phá thai sẽ diễn ra từ 17.02 đến 28.03. Nỗ lực nầy nhằm cứu những phụ nữ và trẻ em khỏi ‘bi kịch” nạo phá thai và không để cho nạo phá thai vào trong việc xây dựng luật cải tổ y tế Hoa Kỳ. Chiến Dích nầy cho biết sẽ có người tham gia trong 156 thành phố ở Hoa Kỳ, bốntỉnh Canada và ba bang nước Úc. Những chiến dịch trước đây đã lôi kéo được hơn 300.000 người tham gia và được biết có 2.168 trẻ em và mẹ chúng được cứu khỏi bi kích nạo phá thai. 40 Ngày Vì Sự Sống cho biết năm trung tâm nạo phá thai đã đóng cửa tiếp sau những đêm canh thức cầu nguyện của những người tham dự và 27 nhân viên kỹ nghê nạo phá thai đã bỏ việc, trong đó có Abby Johnson,giám đốc một trung tâm Kế Hoạch Hoá Gia Đình Texas, người đã lên tiếng công khai chỉ trích tổ chức nầy. Nhắc đến việc xây dựng luật chăm sóc y tế hiện nay ở quốc hội Mỹ, chủ tịch Chiến Dịch Bereit nói thêm rằng các chiế dịch địa phương sẽ giúp củng cố thông điệp rằng “nạo phá thai không phải là chăm sóc y tế”

 

ĐÀO TẠO ƠN THIÊN TRIỆU, CHỦ ĐỂ CỦA KHOÁ ‘LINH ĐẠO MỤC VỤ TRƯỜNG HỌC”.

(Fides 22) Ơn gọi, cầu nguyện cho ơn gọi, đáp lại lời gọi của Thiên Chúa và ý nghĩa sự sống, là những đề mục chính được rút ra từ Cha Benedict Lam Cho Ming, vuện trưởng Chủng Viện Thánh Linh, giáo phận Hing Kong, người điều hành khoá đào tạo “ Linh Đạo Mục Vụ Trường Học”, diễn ra trong các ngày qua, quy tụ 90 người làm mục vụ trong các trường tiểu học và trung học Công giáo của giáo phận và của cả các trường do các dòng tu làm việc tại Hong Kong,quản lý. Bằng việc lấy gương ơn gọi của Đức Mẹ, của Mosê và của thánh Giuse, Don Lam đã nói rằng “ Thiên Chúa lắng nghe lời con cái cầu nguyện và kêu gọi họ cộng tác vào chương trình của Người. Nhưng Người cũng đòi hỏi sự cộng tác và lòng dũng cảm của các tín hữu,như lời cầu nguyện cho Năm Ơn Gọi Linh Mục: Thiên Chúa sẽ nghe tiếng kêu cầu của chúng ta và chúng ta cũng phải luôn quay về Người để sống căn tính con cái của Thiên Chúa”. ĐGM Domenico Chan, tổng đại diện giáo phận, đã minh hoạ tình hình các phó tế vĩnh viễn của giáo phận và những ngưởi tham dự đã trao đổi những kinh nghiệm họ có trong suốt thời gian làm mục vụ trường học.

 

NHIỆM VỤ CỦA BÀ CHỦ TỊCH FOCOLARI Ở Á CHÂU : XÚC TIẾN ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN

(Fides 22.-01) Cổ vũ và tham gia tích cục vào việc tạo nên sự hoà hợp và đối thoại liên tôn ở Phi Luật Tân và toàn Đông Á : đó là một trong các mục tiêu nhiệm vụ của các cộng đoàn Focolari hiện hiện trong châu lục nầy. Bà chủ tịch,Maria Voce,hiện đang ở Phi Luật Tân, nơi Phong Trào Focolari lan rộng vào thập niên 1960 [cùng thời gian Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê tổ chức tại Nhatrang.ND],nhắc lại trong chuyến đi đến Á Châu của Bà. Bà sẽ có một cuộc gặp gỡ vào ngày 24.01 và 27.01 và ngày 27.01 sẽ nói chuyện tại Đại Hội Toàn Quốc Hàng Giáo Sĩ lần II. Bà và phái đoàn đã dừng chân tại Nhật Bản, nơi họ củng cố các mối tương giao tốt đẹp với RKK, hiệp hội phật giáo với 6 triệu tín đồ tản mác ở nhiều quốc gia và đã thuyết trình ở Đại Linh Sảnh (nơi Chị Chiara Lubich đã nói chuyện năm 1981). Chị nói : dù có sự khác biệt lớn lao, hai phong trào nầy có thể trở thánh “những nhịp cầu giữa thế giới Phật giáo và thế giới Kitô giáo”. 

 

HỘI ĐỒNG HỒNG Y

(VIS 22.01) Hai hôm 20 và 21, dưới sự chủ toạ của ĐHY Quốc Vụ Khanh, đã diễn ra một cuộc họp Hội đồng Hồng Y về những vấn đề kỹ thuật và kinh tế của Toà Thánh. Đó là nghiên cứu những dự án ngân sách của Toà Thánh và Quốc gia Vatican. Chủ tịch Ban Kinh Tế,ĐGM Velasio De Paolis,CS, “đã cho biết rằng chi tiêu quan trọng liên quan đến 2.669 nhân viên phục vụ. Mặcc dầu đã dự đoán mức giá cả, nhưng việc chi tiêu nầy tăng lên do phải tăng lương cho phù hợp với giá cả sinh hoạt”. Thêm vào đó là chi phí cho Radio Vatican, tờ Osservatore Romano, Trung tâm Truyền hình, xưởng in và nhà xuất bản. Về phần quốc gia Vatican, mà việc cấp vốn độc lập, ‘đã vượt qua những khó khăn trong các năm qua, trong khi tìm lại được một tình hình có số dương. Phủ thủ hiến chi trả việc vận hành của quốc gia Vatican và việc duy tu các nhà cửa dinh cơ, cũng như trả lương cho 1.884 nhân viên. Đức Thánh Cha đã ghé thăm và cám ơn sự phục vụ qúy báu cho Toà Thánh.

 

ĐÃ CHỌN ĐƯỢC NGƯỜI KẾ NHIỆM ĐỨC HỒNG Y MAHONY Ở LOS ANGELES?

(CWNews 22.01) Theo một blogger Công giáo Hoa Kỳ, Hành Động Bỏ Phiếu Công giáo, Đức Thánh Cha sẽ sớm bổ nhiệm một phó TGM cho giáo phận Los Angeles. Trích dẫn ‘thẩm quyền đáng tin”, Thomas Peters nói rằng ĐHY Roger Mahony đã chấp nhận Vị phó TGM và một thông báo sắp được đưa ra. Vị nầy sẽ they thế ĐHY Mahony khi ĐHY từ chức. Ngài đã ở chức vụ nầy trong một thời gian đáng kể – từ 1985. Ngài sẽ sang tuổi 75, tuổi quy định nghỉ hưu theo giáo luật vào tháng 02.2011. ĐHY Mahony, người đã phải đương đầu với tranh luận thường xuyên trong một trong những giáo phận đông dân nhất nước - nhất là về việc Ngài xử lý những kêu ca khiếu kiện về lạm dụng tình dục – đã cho biết Ngài không hề trông đợi,cũng không hế muốn kéo dài thời gian ở chức vụ nầy.

 

CHA JENKINS CỦA ĐẠI HỌC NOTRE DAME CẦM ĐẦU CUỘC ĐI BỘ VÌ SỰ SỐNG

(CWNews 22.01)  Tám tháng sau vụ ĐH Notre Dame bị chỉ trích dữ dội từ 70 giám mục, vì đã tặng bằng tiến sĩ danh dự cho tổng thống Obama, Cha John Jenkins đã du hành tới Washington để dự Cuộc Đi Bộ Vì Sự Sống lần đầu tiên kể từ khi Ngài trở thành hiệu trưởng Đại học nầy. Mary Daly, lãnh đạo sinh viên bảo vệ sự sống, người chống đối quyết định trao bằng danh dự cho ông Obama, đã nói :” Chúng tôi rất vui mừng có Cha Jenkins và khoa đến dự. Đây là một điều gì đó mà chúng tôi đã làm việc để có được từ nhiều năm qua”.

 

HÀN QUỐC : ‘CẦN TẠO VIỆC LÀM,KHÔNG PHẢI VIỆN TRỢ CỨU TẾ”

(UCAN 22.01) Một hội thảo do Caritas Hàn Quốc điều hành đã cho biết Giáo Hội Hàn Quốc sẽ tập trung viện trợ của mình về phát triển hơn là cứu trợ khẩn cấp . Stephen Mun Ki-ho,tổng thư ký Thế Giới Cùng Chung Vui (Joyful World Together) [JWT] nói : “30 năm qua, thế giới đã gửi 3,2 ngàn tỷ đô-la đến Châu Phi, nhưng châu lục nầy vẫn đang chết đói. Chỉ những nhu cầu hằng ngày thôi, thì sẽ chẳng thể thay đổi gì, mà phải tạo ra công ăn việc làm mời có thể giãi quyết  các khó khăn cơ cấu và giúp người dân làm đất nước họ đổi thay”. JWT do các Thầy Dòng Tiểu Đệ Chúa Giêsu điều hành và đang xây dựng những trung tân thiện ích xã hội ở ba nước Phi Châu. Chỉ riêng năm 2008, Dòng đã chi 3,8 tỷ won ( # 3,3 triệu USD) cho các dự án nầy. Thầy Kim Dea-min cũnng lập luận rằng viện trợ nước ngoài nên tập trung vào việc hợp tác với các tổ chức phi chính phủ địa phương để giải quyết nguyên nhân, chứ không phải là những dấu hiệu của nghèo đói thiếu thốn. Người lãnh đạo Ban Hợp Tác Quốc Tế của phing ntrào Một Thân Thể Một Tin Thần của TGP Séoul nói : “Chúng ta cần giú họ đứng vững độc lập lâu dài, chứ không chỉ đưa ra việc cứu tế trường kỳ”. Năm ngoái, Tổ chức Công giáo phi chính phủ lớn nhất nước nầy đã chi ra 1,8 tỷ won cho những việc hợp tác quốc tế trong 11 quốc gia., phần lớn ngân khoản nầy được chi cho các dự án cứu tế chỉ làm một lần. Giáo Hội Hàn Quốc đã cung cấp 18,3 tỷ won viện trợ từ 2006 đến 2008. “Mặc dù con số nầy không ngừng gia tăng, nó không đáp ứng được những mong đợi”. Năm 2008, 5 triệu tín hữu Công giáo Hàn quốc tăng trung bình mỗi người 2 USD.

 

CÁC NỮ TU CÔNG GIÁO TRUNG THÀNH : HÃY NÓI RA Ý KIẾN CỦA MÌNH!

(CWN 23.01) Đầu tháng nầy CWN đưa tin về sự phản kháng lan rộng do các dòng tu nữ Hoa Kỳ dựng lên chống lại một cuộc Kinh Lý của vatican. Nhưng sự phản kháng nầy không phải là phổ quát. Một số nữ tu trung thành với Toà Thánh và với các truyền thống sáng lập các cộng đoàn tu của họ, lo lắng giúp đỡ. Ann Carey, tác giả cuốn Nữ Tu trong Khủng Hoảng (Sisters in Crisis) : Việc tách ra bi đát của  các cộng đoàn tu , đã lập ra một Yahoo Group để giúp các nữ tu Công giáo trung thành tiếp xúc với nhau, trao đổi tin tức về dòng của họ và cung cấp thông tin cho Vatican  - tất cả đều được giấu tên. Tại sao các nữ tu tốt lành nầy lại muốn giấu tên? Bởi vì họ sống trong những cộng đoàn bị chi phối bởi phong trào đấu tranh nữ quyền cực đoan và họ sợ những vụ trả thù,nếu họ dám phát biểu bênh vực truyền thống Công giáo. Đây là một biện pháp của nhiều dòng tu đã bị thối nát vì tinh thần thời đại nầy. Đó cũng là một dấn chỉ cho thấy cấp thiết biết bao phải đưa ra một chỉ đạo cho những cộng đoàn nầy – và không phải ngẫu nhiên, phải nâng đỡ các nữ tu khốn khổ đang sống trong sự hỗn loạn nầy,nhất là các nữ tu cao niên.

 

do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ

.

 


Về Trang Mục Lục