Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 25.01 ĐẾN 31.01.2010 – CUỐI TUẦN)

 

THÔNG ĐIỆP MÙA CHAY  : SỰ CÔNG CHÍNH CỦA THIÊN CHÚA THỀ HIỆN NƠI CHÚA KITÔ

(ZENIT 28.01) “Sự công chính của Thiên Chúa thể hiện qua đức tin vào Chúa Kitô” : Đoạn nầy trong thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Roma ( Rm 3,21 – 22) là chủ đề thông điệp Mùa Chay của Đức Biển Đức XVI sẽ được giới thiệu tại buổi họp báo ngày 40.02 tới đây, đặc biệt do chủ tịch Pottering. Buổi họp báo sẽ do ĐHY Paul Josef Cordes, chỉ tịch HĐ giáo hoàng Cor Unum và ngài Hans-Gert Pottering, chủ tịch danh dự quốc hội Châu Âu và đương kim chủ tịch Qũy Konrad Adenauer, chủ toạ. Cùng với các ngài, có phó thư ký Cor unum,Đức ông Giampietro Dal Toso. Hằng năm, Đức hồng y trao cho một nhân vật có nhiều thành tích trong cuộc đấu tranh chống nghèo đói, thuyết trình nhân dịp giới thiệu thông điệp Mùa Chay. Ngài Hans-Gert Pottering sinh năm 1945,là một chính trị gia Công giáo người Đức, đã làm chủ tịch nghị viện Châu Âu từ 16.01.2007 đến 05.2009. Thông điệp nầy sẽ được công bố bằng tiếng Pháp,tiếng Đức,tiếng Ý,tiếng Anh,tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Ba Lan.

 

CHA DÒNG COLUMBAN NGƯỜI ÁI NHĨ LAN QUAY LẠI NHIỆM SỞ NƠI NGÀI BỊ BẮT CÓC

(CathNews 28.01) Cha Michael Sinnott,80 tuổi, người bị bắt cóc ở Phi-Luật-Tân và tháng 11 năm ngoái, tuần nay đã trở lại công việc truyền giáo của Ngài ở thành phố Pagadian. Ngài đã bị phiến quân Moro bắt cóc khi chúng hành quân ở hai tỉnh Lanao. Ngài đã về lại Ái Nhĩ Lan để nghỉ ngơi sau khi được trả tự do và tới Manila vào ngày 15.01. Ngài nói vắn gọn :”Thật hết sức dễ chịu được quay lại và tôi nóng lòng quay về lại với công việc của tôi ở Pagadian. Tôi kinh ngạc khi thấy nhiều người cầu nguyện cho tôi và tôi muốn tận đáy lòng hết sức chân thành cám ơn họ”. Ngài nói tiếp:” muốn làm chút gì đó tôi có thể làm,bao lâu tôi còn khả năng”.

 

‘VIVA IL CONCILIO”, TRANG ĐIỆN TỰ ĐỂ ĐẨY MẠNH CÔNG ĐỒNG VATICAN II

(H2O News 27.01) Vào lúc mà một số người đặt vấn đề về Công Đồng Vatican II,một website tiếng Ý được tung ra, dưới sự bảo trợ của các hồng y,giám mục và các nhà thần học. “VIVA IL CONCILIO” là tên của trang web mới nầy,được đưa ra ngày 25.01,kỷ niệm lần thứ 51 ngày Đức giáo hoàng Gioan XXIII loan báo ý định của Người triệu tập một công đồng đại kết. Sáng kiến nầy được bảo trợ bởi những nhân vật hàng đầu của phẩm trật Công giáo, trong đó có 2 hồng y Dòng Tên và là những nhà thần học,Carlo Maria Martini, nguyên TGM Milan và Roberto Tucci, chủ tịch danh dự Radio Vatican. Trang web nầy có mục tiêu thúc đẩy Công Đồng Vatican II,nhất là với các thế hệ trẻ.VIVA IL CONCILIO là một lời bày tò sự cám ơn,một cách thức để tôn vinh kỷ niệm và một cá cược cho ngày nay và cho tương lại Giáo Hội. Dù lúc nầy chưa có nhiều tin tức,mục bài, nhưng đã được một ủy ban có uy tín,trong đó ta thầy có bốn vị hồng y Roma và khoảng hai chục giám mục Ý, vì rõ ràng là Công Đồng Vatican II vẫn sống động. Đó là một biến cố phi thường mà hết thảy chúng ta mắc nợ.

 

SÁCH MỚI : NÊN THÁNH BẰNG ĐỜI SỐNG ĐƠN SƠ (Holy Simplicity)

(CathNews 28.01) Cuốn sách của Joel Schorn HOLY SIMPLICITY (tạm dịch : nên thánh bằng đời sống đơn sơ) giới thiệu với chúng ta đời sống của ba phụ nữ thời đại chúng ta, đã đạt đến sự thánh thiện lớn lao bằng việc làm những điều ‘con đường nhỏ” của sự đơn sơ, yêu Chúa trọn vẹn và yêu thương những người quanh các Đấng. Mẹ Têrêxa,nỗi tiếng vì tình thương và sự chăm sóc của Mẹ dành cho những người thiếu thốn cơ cực, các cô nhi và những người hấp hối. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu (Lisieux), người đã sống một cuộc đời vị tha âm thầm trong một Dòng Kín Carmel và Dorothy Day,một nhà báo và là người sáng lập ra phong tráo Lao Động Công Giáo, lập ra những nhà tế bần cho người nghèo và người vô gia cư và sống với họ. Để nên thánh không nhất thiết phải làm những điều to tát,nhưng làm những việc nhỏ nhặt, những việc thường ngày ‘với ý thức có Chúa hiện diện”, hoặc như Mẹ Têrêxa diễn tả :”Thiên Chúa đi giữa những nồi niêu xoong chảo”. Cả ba vị thánh đã đi theo con đường bé nhỏ. Mẹ Têrêxa nói “ Chúng ta phải làm không phải những điều to tát, nhưng chỉ cần làm những điều nhỏ nhặt với lòng yêu mến lớn lao”.. Trọn cuộc đời Thánh Têrêxa Lisieux chú tâm vào làm cho tốt những điều bé mọn và luôn với tình yêu vị tha. Dorothy Day được Thánh Têrêxa soi sáng, cũng đi theo con đường bé nhỏ,” vì nó cùng chia sẻ sự đơn sơ của một đứa bé trong thái độ phó thác và chấp nhận”. Cả ba Đấng đạt đến sự vĩ đại và cả ba hoàn tất việc phục vụ yêu thương trong những nơi kín ẩn : Thánh Têrêxa thì trong tu viện;còn cả Mẹ Têrêxa lẫn Dorothy Day thì ở trong những khu ổ chuột một thành phố lớn, nơi hai Vị tận hiến cuộc đời cho những người nghèo đói, vì lóng yêu mến Chúa Kitô.

 

GIÁO PHẬN PHOENIX SIẾT CHẶT NHỮNG ĐÒI HỎI VỀ DỰ BỊ HÔN NHÂN.

(CNA/CWNews 27.01) Vào ngáy 01.01.2010,các nguyên tắc chỉ đạo mới cho việc chuẩn bị hôn nhân có hiệu lực trong giáo phận Phoenix (Hoa Kỳ). Chúng có mục đích đối phó với những vấn nạn mà hôn nhân đang phải đối mặt và  lật ngược “trào lưu đổ vỡ hôn nhân”, bằng viêệ dạy “Tin Tốt Lành” (Good News) của hiểu biết Công giáo về hôn nhân. Các nguyên tắc chỉ đạo nầy được đưa ra trong một văn kiện Tháng 07.2009, với tựa đề “Thỏa Ước Tình Yêu”, nhẳm phản ứng lại sự gia tăng sống chung và ly dị, sự sụt giảm trong các kiểu mẫu hôn nhân và ‘sự lẫn lộn ngày càng tăng” về ý nghĩa hôn nhân Kitô giáo. Các cặp muốn kết hôn theo Giáo Hội nay bị buộc phải có chín tháng chuẩn bị,thay vì sáu. Họ cũng đưộc yêu cầu cam đoan dự đầy đủ một khóa về Kế Hoạch Hóa Gia Đình [theo phương pháp] Tự Nhiên và các khoá bao hàm cả về thần học hôn nhân lẫn những kỹ năng thực hành. Khoá dự bị nầy cũng sẽ khảo sát các giáo huấn Giáo Hội về tính chất thánh thiện của sự sống, ly dị và ‘hôn nhân’ đồng tính. Giáo phận liệt kê những khó khăn mà hôn nhân phải đối mặt, như là ‘não trạng ngừa tránh thai/không muốn có con”, nghiện tình dục. Sự nghiệp tay đôi, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa duy vật, tình hình ly dị, đức tin yếu kém và việc dạy giáo lý nghèo nàn,cũng được thảo luận.

 

GIÁO HỘI CHUẨN BỊ TÔN VINH NHỮNG CỐNG HIẾN CỦA CÁC TU SĨ TẬN HIẾN

(CNA 27.01) Ngày Thế Giới Đời Sống Tận Hiến sẽ được cử hành tại Hoa Kỳ vào Chúa Nhật ngày 07.02. ngày nêu bật những cống hiến của các nam nữ tu sĩ và cổ vũ cầu nguyện cho ơn gọi đời sống tận hiến. Việc cử hành lễ nầy trên toàn thế giới được ấn định vào tháng Hai, nhưng được dự tính vào Chúa Nhật sau ở Hoa Kỳ, để cho càng đông người tham dự càng tốt. ĐHY Sean O’Malley, một tu sĩ Dòng Phan Sinh và chủ tịch Uỷ Ban đạc trách giáo sĩ,Đời Sống Tận Hiến và Ơn Gọi thuộc HĐGM, nói :”Giáo Hội được chúc phúc một cách lớn lao nhơ rất nhiều cống hiến của các nữ tu, cả những người đã đặt nền móng trong quá khứ,lẫn những người đang phục vụ hôm nay”. Ngài đặc biệt nhìn nhận việc phục vụ của các nữ tu. ĐHY cũng cám ơn các linh mục Dòng giúp xây dựng Giáo Hội:”Ước gì ngày nầy cung cấp cho mọi nam nữ tu sĩ một cơ hội để trải nghiệm một sự canh tân ơn gọi và sự cam kết sống đời tận hiến của họ”. Các Giám mục Hoa Kỳ cho thấy việc xúc tiến và động viên ơn gọi linh mục và đời sống tận hiến là một trong những ưu tiên của các Ngài. HĐGM Hoa Kỳ dự tính sẽ tung ra một trang web mới về đề tài nầy vào tháng 04. Một cuộc triển lãm lưu động về những cống hiến của các nữ tu tại Mỹ đang lưu diễn nước Mỹ với chủ đề “Phụ Nữ & Tinh Thần”.

 

VIỆT NAM : LUẬT ĐẤT ĐAI PHẢI THAY ĐỔI

(UCAN 27.01) Trả lời phóng vấn qua thư điện tử của tờ nhất báo Pháp “La Croix” ngày 24.01, ĐHY JB Phạm Minh Mẫn đưa ra những lời bình luận nầy. Những luật đất đai bất công đáng bị khiển trách vì những tranh tụng giữa Giáo Hội và chính phủ và phải được thay đổi theo chiều hướng cải thiện. Luật đất đai được đưa vào năm 1975 tước đi quyền tư hữu từ người dân. ĐHY nói :” Nó quả thực mở ra cho lạm dụng và bất công ngày càng lớn. Những luật nầy đi ngược với các truyền thống văn hoá và các giá trị tinh thần của đất nước. Văn hoá Việt-Nam về mặt truyền thống dựa trên sự tương kính và nâng đỡ nhau, chứ không phải là quyền lực,bạo lực và loại trừ nhau. Không có sự kính trọng và tình thân hữu gĩữa các cộng đồng, thì công bằng và văn minh phải đối diện với những vấn đề nghiêm trọng. Luật nầy phủ nhận bất kỳ quyền tư hữu nào, nhấn mạnh rằng trong đất nước theo cộng sản, ‘đất đai thuộc về nhân dân và nhà nước quản lý nó vì nhân dân”. Nhiều cơ sở và tài sản do Giáo Hội và dân chúng địa phương điều hành, đã bị tịch thu. Đã có những phản đối khắp đất nước chống lại các nhà cầm quyền địa phương,những kẻ dùng chức vụ để tịch thu đất đai hoặc tư nhân hoá các tài sản công. Đầu tháng nầy, hơn 1.000 viên chức an ninh đã phá hủy một thập giá bằng xi-măng ở đỉnh Núi Yhờ,gầm giáo xứ Đồng Chiêm, huyện Mỹ Đức,Hà Nội. Các tín hữu sở tại đã bị đánh đập và xịt hơi cay khi họ bảo vệ cây thập giá. Chính phủ tuyên bố ngọn đồi nầy là đất công và tố cáo các tín hữu sở tại đã dựng thánh giá mà không có phép,nhưng các tín hữu Công giáo đã sử dụng ngọn đồi làm một nghĩa trang đã nhiều thế hệ nay. ĐHY Mẫn cho biết các giám mục địa phương và một số nhà cầm quyền đã gợi ý chính phủ sửa đổi luật nầy.

 

CÁC GIÁM MỤC VENEZUELA : ĐẤT NƯỚC ĐANG RỜI XA THIÊN CHÚA

(CWNews 27.01) Trong một tuyên bố mới đây, các giám mục Venezuela than phiền về chủ nghĩa tục hoá đang lớn mạnh, tham nhũng và sự phá hoại nền dân chủ ở quốc gia Nam Mỹ nầy. Các Ngài viết :” Đất nước chúng ta đabg trải qua một tình hình xã hội,chúnh trị và kinh tế cho thấy một sự chuyển dịch xa rời Thiên Chúa. Chúng tôi hết sức quan ngại về những hành động và tuyên bố của các đại diện chính quyền,vốn đang hủy hoại tinh thần dân chủ. Với dân chúng tôi, chúng tôi nói: chúng ta phải duy trì tinh thần yêu nước,cũng được bày tỏ qua việc tố giác những bất công. Chúng tôi nhắc lại mọi sự tôn trọng phải có đối với nhân phẩm và việc xúc tiến các quyền con người và các bổn phận”. 87,5% trong 27,5 triệu dân Venezuela là Công giáo.

 

CÁC LINH MỤC PHẢI KHÔI PHỤC “KHOA THẦN NGHIỆM ĐÃ ĐÁNH MẤT”

(AsiaNews 27.01) Tháng sau,một hội nghị chung HĐGM Ấn Độ sẽ diễn ra về đề tài “Năm Thánh Linh Mục”, nhằm canh tân hoạt động và chiêm ngắm của các LM Công giáo.ĐGM Thomas Menamparampil,TGM giáo phận Guwahati và là chủ tịch Văn Phòng Truyền giáo của Liên HĐGM Châu Á đã cho biết những thách thức và trở ngại mà các LM phải đối mặt trong xã hội đa văn hoá và đa tín ngưỡng như Ấn Độ. Để đối phó với những thực tại đau buồn thời nay,chúng ta phải khôi phục ‘khoa thần nghiện đã bị đánh mất”. “Nếu một nhà thần học có đầu óc thực tế như Karl Rahner có thể nói rằng người Kitô hữu ngày mai sẽ cần trở nên một người thần nghiệm hoặc sẽ thôi ngay cả không còn là một tín hữu nữa,thì chúng ra có thể thấy quan trọng hơn biết bao với một linh mục phải trở thành một người thần nghiệm. Nhận định của Karl Rahner đã chứng minh Ngài nói tiên tri về vấn đề nầy. Chúng ta đã chứng kiến việc mất đức tin trong những bộ phận lớn lao các tín hữu Kitô giáo ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Nhiều người vốn muốn uốn nắn thề giới cho đúng đắn mà không cần sự giúp đỡ đức tin Kitô giáo của họ, đã khám phá ra mình không đưộc trang bị cho nỗ lực phi thường nầy”. Khi tôi nói về một người thần nghiệm, không nhất thiết tôi phải ám chỉ một người rút ra khỏi trường hành động, nhưng một ai đó đi vào trong lòng các sự kuiện dày đặc để hỗ trợ vá cứu thoát, để gợi ý và hướng dẫn, để đem nguồn cảm hứng và cầm đầu, để chịu đau khổ và, nếu cần, hy sinh tính mạng mình. Trong những thời buổi thử thách, chúng ta cần, không phải là những  người giáo điều thực dụng tẻ nhạt - cứ cho rằng các giải pháp làm sẵn sẽ xuất hiện từ những công thức ý thức hệ của họ như là từ chiếc mũ của nhà ảo thuật,- mà là những nam nữ anh hùng có thể làm lay động tâm hồn con người, đưa ra những lý tưởng và kéo các toa tàu của họ lên trên cả trời cao. Chúng tôi cần những linh mục cở đó. Chính loại thần nghiệm nầy sẽ đem hy vọng cho những ai dường như đã đánh mất mọi hy vọng.Những điểm khởi đầu chiêm nghiệm của họ thường là những khu nhà ổ chuộc, những lán trại tồi tàn của những người nghèo, những nơi là giới trẻ gặp hiểm nguy và những vùng có xung đột.

 

U BAN CÁC HĐGM CNG ĐỒNG CHÂU ÂU KÊU GI LIÊN MINH CHÂU ÂU BO V T DO TÔN GIÁO

(Agence Fides) Thư Ký COMECE (Uỷ Ban các HĐGM Cộng Đồng Châu Âu) có trụ sở ở Bruxelles, nhiệt liệt chúc mừng tuyên ngôn của Quốc Hội Châu Âu lên án những cuộc tấn công mới đây chống lại các cộng đồng Kitô giáo ở Ai Cập và Malaysia, nhắc lại lập trường HĐ. bộ trưởng của Liên Minh Châu Âu, trong một tuyên bố tháng 11.2009, đã khẳng định rằng “Liên Minh Châu Âu cam kết mạnh mẽ sẽ thúc đầy và bảo vệ tự do tôn giáo” và coi sự cam kết nầy như một trong các ưu tiên về chính sách các quyền con người. COMECE nhắc lại rằng 75 đến 80% các cuộc bách hại tôn giáo trên thề giới hiện nay là chống lại các Kitô hữu. Tiếp sau những lập trường như thế,COMECE phát động lời kêu gọi đặc biệt với Đại Diện Cao Cấp của Liên Minh Châu Âu về chính sách đối ngoại, Bà Catherine Ashton, để cho những chỉ thị nầy có thể được thực hiện. Về vấn đề nầy, các giám mục thuộc COMECE đã lập ra một nhóm chuyên gia để thảo một bản ghi nhớ cho việc xúc tiến tự do tôn giáo. Bản ghi nhớ nầy sẽ chứa đựng các dữ liệu về vi phạm tự do tôn giáo và bách hại các Kitô hữu trên thế giới và định trước một loạt những gợi ý làm theo cho những cơ sở có năng lực trong Liên Minh Châu Âu và sẽ được phê chuẩn nhân dịp COMECE họp khoáng đại

 

DÒNG SALÊDIÊNG LỚN MẠNH Ở NAM Á VÀ CHÂU PHI

(Agence Fides 28.01) Ngày 31.12.2009, Dòng Salêdiêng trên toàn thế giới là 15.952, kể cảc các giám mục và tập sinh, Với các số liệu đến từ 92 Tỉnh Dòng cho thấy hiện trên thế giới có 15.465 tu sĩ, kể cả các giám mục. Con số tập sinh hiện đang ở trong các nhà tập, vào cuối tháng 12.2009, là 487. Con số toàn thể là 15.952, ít hôn 142 so với 2008. Trong số nầy,những người đã khấn trọng là 13.084, kể cả các giám mục và 2.381 khấn tạm. Các trợ sĩ là 39, bằng 8,95% tổng số các tu sĩ đã khấn trong năm. Con số tân linh mỵc năm 2009 là 195. Xem xét các khu vực, theo các số liệu tổng thể các Tỉnh Dòng, người ta nhận thấy một sự tăng trưởng dễ nhận ra đối với Nam Á. Khu vực Châu Phi – Madagascar cũng tăng trưởng. Khu vực Đông Á – Úc Châu hầu như không thay đổi. Các khu vực khác đều thụt lùi, nhất là Xhâu âu. Dòng Salêdiêng hiện có mặt trong 130 quốc gia. Năm 2009 thêm Bangladesh, mặc dù chưa được thành lập theo giáo luật.

 

PHI LUẬT TÂN : CÁC LINH MỤC ĐƯỢC CẢNH BÁO KHÔNG NÊN TỰ PHỤ KIÊU CĂNG

(UCAN 28.01) Đại hội linh mục toàn quốc đã được nghe nói trong một phiên họp kín :  Các linh mục phải giữ mình khỏi kiêu ngạo và lạm dụng quyền hành. ĐGM Luis Antonio Tagle nói trong bài thuyết trình của Ngài ngày 28.01: Sự tôn kính lớn lao của người dân Phi đối với các giám mục và linh mục đặt ra một thách thức đặc biệt đối với hàng giáo sĩ. Cha Romulo Ponte,một trong hơn 5.300 linh mục tham dự họp mặt nầy nói :”tôi thấy khoá họp nầy rất hữu ích, vì tôi kinh nghiệm điều ấy trong khi tôi thi hành thừa tác vụ. Làm linh mục ở Phi Luật Tân rất dễ bị làm hư hỏng”. Ngài cho biết giáo dân trong giáo xứ San Gabriel  của Ngài ở thành phố San Pablo.tỉnh laguna và đa số các nơi khác đối đãi Ngài hết sức kính trọng. Cha cho biết ĐGM Tagle đã cảnh báo hội nghị rằng các linh mỵc đã bị hư hỏng chẳng còn làm được trò trống gì nữa. Những người tham dự cho biết lời kêu gọi của ĐGM Tagle về lòng khiêm nhường và lòng trắc ẩn liên kết chặt chẽ với các bài nói chuyện những ngày trước do Cha Dòng Phan Sinh Raniero Cantalamessa, cah giảng thuyết cho Đức giáo hoàng. Hội nghị hàng giáo sĩ nầy đưộc tập chú vào chủ đề “Lòng trung thành của của Kitô,Lòng trung thành của linh mục”, bế mạc vào 29.01 với bài thuyết trình của Cha Cantalamessa buổi sáng và thánh lễ bế mạc vào buổi chiều.

 

CHÍNH PHỦ NƯỚC ANH CÔNG NHẬN VAI TRÒ CHỐNG NGHÈO ĐÓI CỦA GIÁO HỘI

(ZENIT 29.01) Bộ trưởng phát triển quốc tế của chính phủ Anh, Douglas Alexander, ca ngợi những nỗ lực của GH Công giáo để đối phó với khủng hoảng do động đất ở haiti gây ra và với sự nghèo đói trên thế giới. Trong trang điện tử của mình, vị đại diện cấp cao nôi các Gordon Brown loan báo nhân dịp nầy,một chuyến viếng thăm Vatican bắt đầu từ thứ ba,trong đó – theo một thông cáo báo chí - sẽ có cuộc hội kiến với Đức Thánh Cha. Ông cho biết ‘rất vinh dự được thực hiện chuyến thăm viếng nầy” và xác nhận ông sẽ nói về vai trò độc nhất mà GH Công giào Roma thực thi trên thế giới,nhất là ở bình diện địa phương trong lãnh vực y tế và giáo dục. Ông giải thích :”Tôi thực sự hết sức vinh dự được mời hội kiến với Đức Thánh Cha Buển-Đức XVI và tôi tính sẽ cám ơn Người vì lời kêu gọi cấp bách của Người cho haiti”. Vị đại diện người Anh mong sẽ có thể ‘thảo luận với Đức Thánh Cha về tầm quan trọng của cuộc đấu tranh toàn cầu chống lại nghèo đói và vai trò mà các tổ chức tôn giáo thực hiện trong lãnh vực y tế và giáo dục, song cũng cả về khả năng tạo một bầu khí cảm thông, động viên dư luận quần chúng, bên trong thế giới phát triển”. Ông nói thêm:” Ý định của tôi cũng muốn cám ơn Đức Thánh Cha vì những can thiệp liên tục của Người liên quan đến bổn phận tinh thần của các quốc gia nầy phải giữ lời hứa giúp đỡ vì sự phát triển bên ngoài”.

 

ÚC LÀ QUỐC GIA ‘LẮM TỘI NHẤT’ TRÊN HÀNH TINH.

(CathNews 29.01)   Theo tạp chí truyền hình BBC: Người dân Úc đứng đầu danh sách các dân tộc thèm muốn nhất trên thế giới trong một bản kiểm tra toàn cầu về bảy mối tội đầu. Họ cũng nỗi trội về sáu mối tội khác, biến nước Úc thành quốc gia “lắm tội nhất” trên trái đất. Tờ The Herald Sun đưa tin : Trong khi nước Mỹ bị chi phối bởi thói háu ăn và tính tham lam, Nam Phi bởi sự phẫn nộ,Nhật Bản và Hàn quốc do bản tính dâm đảng của họ, thì nước Úc ẳm trọn giải về lòng thèm muốn. Cuộc kiểm tra đã so sánh các con số thống kê quốc gia về phẩu thuật tạo hình ( kiêu hãnh), trộm cướp ( thém muốn), tội ác bạo lực ( phẫn nộ) và khiêu dâm ( dâm dục). Focus Magazine trao cho người Úc giải đáng ngờ về việc được mệnh danh là ‘đất nước lắm tội nhất trên trái đất” vì đã đạt điểm cao ở mỗi một trong bảy phạm trù nầy. Cha Bob Maguire nỗi danh ở Melbourne cho biết người dân Úc có những thói hư tật xấu của họ, song họ cũng rất nhân đức. Ngài nói :” Tôi cho rằng những người thực hiện cuộc điều tra nầy ghen tị với chúng tôi, dân Úc và quả đúng như vậy. Người dân Úc thích tự cho phép mình xả láng và hưởng thụ những điều tốt đẹp trong cuộc đời – chúng tôi phóng khoáng về điều đó. Nhưng người ta quên rằng hình phản chiếu của tội lỗi là bảy nhân đức và xét cho cùng thì người dân Úc cũng có nhiều nhân đức. Chúng tôi vốn dĩ quá vắn tắt khi nói về những điều chúng tôi làm đúng”.

 

BỔ NHIỆM MỚI :

(VIS 28.01) Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã bổ nhiệm :

+ Cha Zdzislaw Jósef Kijas,OFM, làm báo cáo viên Thánh Bộ Phong Thánh

 

NIỀM VUI Ở VATICAN : THƯƠNG PHỤ SERBIA MỜI ĐỨC GIÁO HOÀNG TÔNG DU NĂM 2013

(ZENIT 30.01) Vatican đã coi lời mời của Đức tân thượng phụ giáo hội Chính thống  Serbia tới Đức Thánh Cha  cho một cuộc gặp gỡ đại kết vào năm 2013 là “rất khích lệ”. Cha Lombardi đã tuyên bố với tờ nhật báo Serbe BLIC rằng đó là một lời loan báp ‘mà chúng tôi tiếp nhận với niềm hân hoan to lớn”. Được bầu ngày 22.01, thượng phụ Irénée đã gợi ra cơ hội cho một cuộc thăm viếng của Đức Thánh Cha tới Nis, thành phố mà mới ít đây Ngài làm giám mục,nhân dịp kỷ niệm 1.700 năm Chỉ Dụ Milan (Édit de Milan). Nằm ở đông nam Serbie,Nis là nơi chôn nhau cắt rốn của đại đế Constantinô,người đã ra chỉ dụ Milan vào năm 313, thiết lập tự do tôn giáo trong toàn đế quốc La Mã, chấm dứt những cuộc bách hại chống lại một số nhóm tôn giáo,đặc biệt là các Kitô hữu. Với Cha Lombardi, đó là ‘dấu chỉ’ xác nhận ‘sự việc là đối thoại được khởi đầu với thượng phụ Paul (vị tiền nhiệm của tân thượng phụ), sẽ tiếp tục vối Đức tân thượng phụ”. Cha cũng cầu mong “có một bước bổ sung để chúng ta có thể gặp gỡ nhau và xem xét khả năng hợp tác”. Theo người phát ngôn nầy của vatican, hãy còn quá sớm để nói về những chương trình và những cuộc gặp gỡ,nhưng duới mắt Ngài, Toà Thánh rất quan tâm theo dõi biến cố hết sức quan trọng nầy đối với giáo hội Serbia. Theo Đức thượng phụ, chuyến thăm viếbf tới Serbia của Đức Thánh Cha ‘có thể nên cơ hội cho các giáo hội chúng ta thiết lập một tiếp xúc ban đầu và,nếu may mắn hơn, sẽ tiếp tục các cuộc tiếp xúc nầy và bắt đầu một con đường mới”. Đức thượng phụ nói trong một cuộc họp báo lịch sử( trước đây chưa bao giờ msử dụng phương pháp nầy) :”Con đường mới nầy phải máng tinh chất Kitô giáo và chân thành, với ước ao thiết lập một Giáo Hội Chúa Kitô duy nhất”.

 

 HÔN NHÂN LÀ BẤT KHẢ PHÂN LY

(H2O News 29,01) Đức Thánh Cha đã tuyên bố trong bài diễn văn với các thành viên Toà Án Toà Thượng Thẩm Roma:  Tất cả những người dấn thân vào lãnh vực luật pháp,phải được công lý hướng dẫn. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng hành động của những người nắm giữ công lý không được bỏ qua đức bác ái. Tình yêu Chúa Kitô và tình thương với người lân cận phải tiêu biểu mọi sinh hoạt,kể cả sinh hoạt mang tính kỹ thuật và hành chính nhất. Trong lãnh vực luật pháp nầy, bác ái giúp không quên rằng người ta luôn xứ lý với những con người, mỗi người với những vấn nạn và những đau khổ riêng họ. Về những gì liên quan đặc thù hơn tới hôn nhân, Đức Thánh Cha đã mới gọi các thẩm phán hãy hành động nhằm duy trì sự kết hợp hôn nhân,để không biến khó khăn hôn nhân thành một dấu hiệu không thực hiện sự kết hợp,trong đó cái lỏi chính của công lý - tức là mối liên hệ bất khả phân ly – trên thực tế bị phủ nhận. Kết hợp hôn nhân quả thứx là một mối liên hệ có tính chất bí tích bất khả phân ly.


 CUỘC CHIẾN CHỐNG BỆNH PHONG CÙI

(VIS 30.01) Thông điệp 2010 về Ngày Thế Giới Bệnh Phong (31.01) mang chữ ký của ĐGM Zygmunt Zimowski, tân chủ tịch HĐ giáo hoàng về mục vụ y tế. Theo Tổ chức y tế thế giới (OMS/WHO), đã có thêm 219.000 ‘ca’ bệnh phong năm 2009. Các nước bị nặng nhất luôn năm ở Châu Á,Nam Mỹ và Châu Phi. Ấn Độ có số bệnh nhân phong đống nhất, theo sau là Brasil. ĐGM Zimowski phát động lời kêu gọi công động quốc tế và mỗi quốc gia ‘hãy phát huy và củng cố cuộc chiến chống bệnh phong, làm chi cuộc chiến nầy nên hữu hiệu hơn ở những nơi có đông bệnh nhân nhất, đồng thời cũng phải mở rộng các chiến dịch giáo dục và tạo sự cảm thông đối với những người bị bệnh và gia đình họ, giúp họ thoát khỏi sự loại trứ và nhận được những chăm sóc không thể thiếu được. Để kết luận, ĐGM chào mừng công việc của WHO, công việc của các dòng tu và của những thừa sai khác, của tất cả những tổ chức phi chính phủ và cácc tình nguyện viên.

 

THƯ KHỐ MẬT TỪ THỜI ĐỨC PIÔ XII ĐƯỢC TỔ CHỨC VÀO KHOẢNG NĂM 2015

(CNA 30.01) Các văn kiện liên quan đến các hoạt động của Toà Thánh trong triều đại giáo hoàng của Đức Piô XII sẽ được tổ chức trong các thư khố lưu của Vatican trong vóng 5 năm. Vị cầm đầu các Thư Khố Mật, ĐGM Sergio Pagano, cho biết rằng hiện nay chỉ có những vấn đề ‘kỹ thuật” khiến chúng chưa sẵn sàng cho việc nghiên cứu. Trong một cuộc phỏng vấn của nhất báo tiếng Ý Il Messaggero, Ngài nói công việc đang tiến hành để liệt kê và tổ chức 16 triệu trang do Toà Thánh đưa ra từ 1939 – 1958 [năm Đức Piô XII lên ngôi và năm Người băng hà. ND]. ĐGM Pagano giải thích rằng hoàn toàn không có động cơ ‘chính trị” với việc thiếu tiếp xúc các tài liệu nầy và các hồ sơ nay vẫn chưa sẵn sàng chỉ vì các lý do ‘kỹ thuật’. Các vấn đề xuất phát từ khó khăn trong việc tạo ra một bản kê khai một khối lượng giấy tờ hết sức đồ sộ bắt nguồn từ 19 năm triều đại giáo hoàng. Ngài ước lượng công việc sẽ hoàn tất vào khoảng năm 2014 – 2015, lúc đó ‘sẽ tùy Đức Thánh Cha quyết định có mở cửa hay không”. Ngài cho biết Đức Thánh Cha luôn được thông tin đầy đủ về tiến trình công việc. Các lãnh đạo Do Thái giáo và nhiều nhà nghiên cứu khác rất quan tâm đến việc khám phá quy mô phạm vi sự dính líu của Đức giáo hoàng Piô XII trong việc giúp đỡ người Do Thái khỏi sự bách hại của quốc xã

 

NHÓM BẢO THỦ ANH GIÁO TIẾN TỚI HIỆP NHẤT VỚI ROMA

(CWNews 30.01) Đức TGM Anh giáo John Hepworth, cầm đầu TAC (giáo hội Anh giáo truyền thống) đã cho biết tiến bộ đáng kể hướng tới mục tiêu gia nhập vào sự hiệp thông trọn vẹn với Toà Thánh. Vị giáo phẩm cao cấp người Úc cho biết Ngài sẽ sớm hội kiến với các giới chức thánh Bộ Tín Tín Lý Đức Tin và sau đó với các giám mục Anh giáo muốn tham gia với Ngài trong đơn thỉnh nguyện đưộc chấp nhận vào Giáo Hội Công giáo. Theo tông hiến Anglicorum Coetibus, Đức TGM Hepworth nhận định, nay tín đồ Anh giáo có cơ hội để trở thành Công giáo,mà vẫn được duy trì căn tính của họ.”Trái bóng đang ở phía sân chúng ta. Chúng ta đã muốn có được điều đó và đó là những gì chúng ta đã có được”.TGM Hepworth công nhận rằng một số tín đồ Anh giáo phản đối yêu cầu của Vatican,rằng tất cả các giám mục và linh mục của TAC phải được phing chức lại với điều kiện, dưới ánh sáng của lập trường Giáo Hội Công giáo,rằng các chức của Anh giáo không có hiệu lực. Các thành viên TAC có thể tranh luận lập trường đó, nhưng phải công nhận rằng “chính chúng ta đã vượt xa hơn Anh giáo để bảo đảm tính hiệu lực của đời sống bí tích. Roma đang tìm kiếm chính sự bảo đảm nầy”.

 

 

 


Về Trang Mục Lục