Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 03.10 ĐẾN 09.10.2010 – CUỐI TUẦN)

 

 

BỔ NHIỆM NHỮNG NGƯỜI THAM DỰ THƯỢNG HỘI ĐỒNG TRUNG ĐÔNG

(CWNews 06.10) Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã hoàn tất một danh sách gồm hơn 200 giám mục, 36 chuyên gia và 34 dự thính viên sẽ tham dự Thương Hội Đồng các Giám Mục về Trung Đông, kahi mạc tại Roma vào tuần tới. Hãng tin Roma I Media đã đưa tin rằng Đức Thánh Cha cũng đã đưa ra lời mời tới hai giới chức đạo Hồi (Seyyed Mostafa Mohaghegh Damad,giáo sư luật tại đại học Tehran và Mohammad Sammak, thành viên ủy ban Liban về đối thoại Hồu giáo –Kitô giáo) và một nhà lãnh đạo Do Thái giáo Mỹ (David Rosen, giám đốc vụ liên tôn của uỷ ban quốc tế Do Thái giáo) để nói với Thượng Hội Đồng. Tên của các cá nhân nầy không được ghi vào danh sách những bổ nhiệm được Vatican chính thức loan báo ngày 05.10. Danh sách các nghị phụ Thượng Hội Đồng có thể dự đoán phần lớn là các giáo phẩn từ trung Đông. Những người tham dự gồn đại diện nhiều Giáo Hội Công giáo Phương Đông ở khu vực ấy,nhưng cũng có cà lãnh đạo của nhiều Giáo Hội Công giáo phương Đông ở những nơi khác trên thế giới, như ĐHY Lubomyr Husar, Đại TGM Giáo Hội Công giáo Ucraina; Đại TGM Baselios Cleemis Thottunkal Giáo Hộii Syro-Malamkar của Ấn Độ.Các chuyên gia và các dự thính viên bao gồm một số những học giả chuyên môn về các vấn để Trung Đông và những linh mục,tu sĩ và giáo dân liên kết với những tổ chức hoạt động ở các nơi đó. Thượng hội đồng sẽ khai mạc vào ngày 10.10 và kết thúc ngày 24.10.

 

ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ THẾ GIỚI MADRID DỰ KIẾN ĐƯƠNG ĐẦU VỚI THUYẾT TƯƠNG ĐỐI

 (CNA/EWTN News 06.10) ĐHY Stanislaw Rylko nói trong một cuộc họp báo ngày 05.10 : Sức mạnh của WYD sẽ là vai trò của nó trong việc giải quyết “băn khoăn lớn lao” do lẫn lộn và thiếu những điểm tham chiếu trong giới trẻ ngày nay. Chủ đề của Đức Thánh Cha cho sự kiện quốc tế nầy nhắm đề cập những nhu cầu của giới trẻ trong khi cung cấp những nền tảng trong Chúa Kitô. Năm đại biểu cùng nhau đến văn phòng báo chí Toà Thánh để cập nhất công tác trù bị cho WYD 2011. ĐHY TGM giáo phận Madrid Antonio Maria Rouco Varela và là chủ tịch HĐ giáo hoàng về Giáo Dân; ĐHY Stanislaw Rylko là những tiếng nói nặng ký trong những giới thiệu …Được một nhà báo hỏi liệu WYD Madrid 2011 có thể đề cập đến một thử thách đặc thù, như là “sự độc đón của thuyết tương đối mà Đức Thánh Cha thường cảnh báo chăng. Nhà báo người Ý nầy chỉ rõ ra rằng ở WYD trước,các thách thức đã được đưa ra như là sự nhấn mạnh đến việc rao giảng Tin Mừng Châu Á tại Manila năm 1995 hoặc đem Phúc Âm đến cùng tận trái đất, như đề ra ở Sydney 2008. ĐHY Rylko trả lời rằng đây sẽ chính là hoạt động kỷ niệm nhằm đương đầu với thuyết tương đối và sự lẫn lộn trong cuộc sống của nhiều giới trẻ do thuyết tương đối tạo nên. Nhắc lại chủ đề được Đức Thánh Cha chọn :”Bén rễ và Được Xây Dựng nên trong Chúa Kitô, Kiên Vững tring Đức Tin”, Ngài nói rằng những hình ảnh của bộ rễ một thân cây và “Đá Tảng là Chúa Kitô” thì “đối lập về bản chất với sự lẫn lộn và sự không chắc chắn” được thấy trong nền văn hoá đương thời. ĐHY Rylko nêu bật :” Tôi cho rằng điểm mạnh của đại hội nầy là giúp người ta nói chung và cách riêng giới trẻ Châu Âu vượt thắng sự thiếu một quy chiếu rõ ràng, thiếu những điểm vững vàng những giá trị đích thực mà giới trẻ ngày nay cảm thấy”. ĐHY Rouco Varela đồng ý với vị đồng sự,nói thên rằng từ những chủ đề kể từ lần gần đây nhất WYD cử hành ở Tây Ban Nha, thì đây là lần “mang tính chất Kitô học nhất”, đặt con người và lịch sử của Chúa Kitô làm điểm quy chiếu trung tâm. Trong bài giới thiệu của Ngài ở đầu đại hội, Ngài nói về tầm quan trọng của môi trường chung quanh WYD 2011, nói rằng đây là thời khắc nói với giới trẻ hôm nay,người người tìm công việc và ý nghĩa và yêu cầu được ủng hộ từ phiá Giáo Hội “trong một cách đích thực,sâu xa và có thật”.

 

ĐỨC HỒNG Y JEAN-LOUIS TAURAN SẼ ĐI PAKISTAN

(APIC 06.10) ĐHY Jean-Louis Tauran,chủ tịch HĐ.giáo hoàng vì đối thoại liên tôn, đã thông báo hôm 05.10 trên Radio Vatican rằng Ngài sẽ đi Pakistan trong tháng 11. Ngài làm chuyến du hành theo đề nghị của ac1c giám mục Pakistan,nhưng cũng tiếp theo các cuộc thảo luận với những người đối thoại Hồi giáo. Được hỏi về những cuộc bách hại các Kitô hữu trên thế giới, đã là đối tượng một hội nghị thượng đỉnh ở nghị viện Châu Âu cùng ngày, ĐHY người Pháp nầy đánh giá, ám chỉ những bạo lực do người Hồi giáo phạm, rằng “khi người ta tự xưng là người tin, thì người ta không thể giết hại, hãm hiếp, phá hoại; đó một cái gì không thể nào chấp nhận được hoặc có thể thanh minh được”.

 

Ả RẬP XÊ-ÚT : LINH MỤC CÔNG GIÁO VÀ KHOẢNG MỘT TRĂM TÍN HỮU BỊ BẮT VÌ DÂNG THÁNH LỄ

 (Apic 06.10) Theo Migrante, tổ chức phi chính phủ Phi Luật Tân hoạt động bảo vệ quyền các lao động Phi bị trục xuất, cảnh sát tôn giáo đã bắt gặp hôm 01.10 một linh mục Công giáo và khoảng một trăm tín hữu đang cử hành Thánh Lễ ở Riyad,thủ đô Ả Rập Xê-Út, Tổ chức phi chính phủ nầy đã công bố tin tức trên ngày 05.10, xác nhận có 12 người dân Phi Luật Tân trong số những người bị chất vấn. Từ Maila, John Leonard Monterona, điều phối viên của Migrante với Trung Đông, đã chỉ ra rằng các tín hữu nầy tụ họp trong một căn nhà thuê ở quận Nadeem (estiraha là một nơi mà bất cứ ai cũng có thể thuê để tổ chức một dịp kỷ niệm,cưới xin hay bất cứ lễ lạy gì). Cảnh sát tôn giáo – muttawa – có lẽ được thông báo về cuộc tụ họp nầy, đã can thiệp để chấm dứt. Hiện những người nầy được giao cho những chủ sử dụng công nhân. Đại diện toà đại sứ Phi Luật Tân tại Ả Rập Xê-Út đang đàm phán để đưa họ hồi hương, trong khi số phận những người khác hiện diện trong thánh lễ nầy vẫn chưa rõ. tất cả bị tố cáo là tuyên truyền lôi kéo theo đạo và sẽ bị bỏ tù nếu chính quyền kết tội. Ả Rập Xê-Út cấn xây nhà thờ và những đền đài không phải là Hồi giáo, cấm mang các biểu tượng tôn giáo hoặc treo tượng ảnh đạo trong nhà và cảnh sát tôn giáo kiểm tra gắt gao để áp đặt các luật nầy. Hiếm khi thấy chính phủ cho phép cử hành thánh lễ riêng tư. Tuy vậy, cái lợi của công việc tiếp tục hấp dẫn những người di cư chấp nhận những điều kiện lao động kinh khủng, nguy cơ bị buộc cải đạo và lạm dụng tình dục. Đầu tháng 9,một y tá người Phi chết trong bệnh viện sau khi bị hãm hiếp và bị bọn hiếp dâm bỏ mặc hấp hối trong sa mạc. hai tuần sau, cũng tại Riyadh, ba y tá bị bắt cóc,bị hãm hiếp khi trở về nhà sau giờ làm và nay vẫn trong tình trạng nghiêm trọng. Có 8 triệu người nước ngoài hiện làm việc trong vương quốc nầy.

 

VỚI SỰ ĐÁNG TIN VÀ MINH BẠCH,GIÁO HỘI CÓ THỂ VƯỢT QUA CÁC TRANH CÃI

 (ZENIT 06.10) Cha Federico Lombardi đã tuyên bố hôm 05.10,trong bài thuyết trình trước khoảng 230 nhà truyền thông của 83 quốc gia tham dự đại hội thế giới báo giới Công giáo do HĐ Giáo Hoàng về truyền thông xã hội triệu tập : Giáo Hội đang học biến đổi những bút chiến tranh cãi của các phương tiện truyền thông thành những cơ hội cho phép đem đến sứ điệp Tin Mừng. Để được như thế,Gaío Hội cần có sự đáng tin và tính minh bạch. Cha công nhận rằng những phản ứng mạnh mẽ thỉnh thoảng thực hiện chống lại Giáo Hội trong các phương tiện truyền thông cũng dễ hiểu, ở một thờu khắc mà sứ điệp Kitô giáo “đi ngược với trào lưu trong thế giới tục hoá” và không được bảo vệ bênh vực, vì Giáo Hội không có nhiều những phương tiện để tự vệ. Tuy vậy trong những năm nầy, không chỉ có những tấn kích và những khủng hoảng về truyền thông. Toà Thánh qủa đã có nhiều thành công lớn lao về truyền thông,như những chuyến du hành của Đức Biển-Đức XVI ở Anh, ở Pháp hoặc ở Hoa Kỳ,hay là sự tiếp đón đặc biệt của các phương tiện truyền thông với tông thư “Tình Thương Trong Chân Lý”. Để cho những khủng hoảng nầy biến thành cơ hội, Cha Lombardi nghĩ rằng Giáo Hội cần phải hành động với “sự đáng tin và sự minh bạch”. Cha giải thích : “Đối với những gì thuộc “sự đáng tin của con người”, trong trường hợp của hai vị Giáo Hoàng gàn đây nhất thì điều nấy rất dễ nhận thấy”. Đức Biển-Đức XVI đã cho thấy rằng Người “có khả năng đích thân tự phơi bày ra trước một cuộc tranh cãi bút chiến”. Chỉ cần nghĩ tới những bức thư gửi cho các giám mục sau vấn đề những người theo phái Lefèbvre và vụ việc Williamson,và bức thư gửi tín hữu Công giáo Ái Nhĩ Lan. Bắng cách nầy, trong triều đại giáo hoàng nầy cũng thế, “tương quan cá nhân với những con người,phong thái của Người, đang ngày càng thêm quan trọng”. Theo Cha Lombardi, vụ việc lạm dụng tình dục đặt ra một thách đố sâu xa cho tính chất đáng tin và sự minh bạch của Giáo Hội :” Đã có một sự mất niềm tin lớn lao vào Giáo Hội,một phần được biện minh và một phần gây ra do sự trình bày tiêu cực và phiếm diện các vấn nạn nầy, nhưng các đổ vỡ gây ra – như lời Đức Thánh Cha – có thể được bù trừ bằng một điều lành, nếu người ta đi trong đường hướng thanh luyện sâu xa và canh tân sao cho vết thương nầy được vượt qua một cách bền vững”. Điểm chủ chốt thứ hai cho phép đương đầu với những cuộc bút chiến tranh cãi chính là sự minh bạch, “sự trung thành trong cách nắm bắt và đương đầu với những vấn nạn luân lý và của thế chế nầy”. Cha cũng cho biết bài học nầy không chỉ áp dụng cho vấn đề các vụ  lạm dụng tình dục, nhưng một cách chung chung hơn, cho cả chiều kích quản trị kinh tế và khẳng định :”Tôi cho rằng những vụ tai tiếng mà công luận ngày nay nhạy bén hơn, đó là những vụ bê bối về tình dục và tiền bạc. Một Giáo Hội đáng tin dưới mắt thế gian là MỘT GIÁO HỘI NGHÈO VÀ LƯƠNG THIỆN trong việc sử dụng của cải, có thể ý thức việc sử dụng nầy, vốn được lồng một cách chân thành và hợp pháp vào hệ thống các quan hệ kinh tế và tài chính, không có gì phải dấu diếm”

 

CHÂU ÂU KHÔNG THỂ HỮNG HỜ VỚI NHỮNG ĐAU KHỔ CỦA CÁC KITÔ HỮU

 (ZENIT 06.10) “Tự do tôn giáo phải được đưa ào các chính sách đối ngoại của Liên Minh Châu Âu”.Người ta đọc thấy trong tuyên ngôn được các đại biểu Châu Âu trình bày,nhân dịp Hội nghị về “sự bách hại các Kitô hữu”, diễn ra ngày 05.10 ở nghị viện Châu Âu ở Bruxelles, do tổ chức của Đảng bình dân Châu Âu (PPE), tổ chức Những Người Bảo Thủ Và Những Người Cải Cách Châu Âu (CRE) và ủy ban các toà giám mục cộng đồng Châu Âu (COMECE). Tuyên ngọn viết nầy theo sáng kiến của Mario Mauro và Konrad Szymanski phải đệ trình phiên họp khoáng đại nghị viện Châu Âu trong các tuần lễ sắp tới và phải nhận được chữ ký của 380 thành viên nghị viện Châu Âu trong vòng ba tháng để được thông qua. Nhân dịp hội nghị nầy, ban thư ký COMECE đã giới thiệu bị vong lục về tự do tôn giáo, vốn nhắc lại rằng “quyền tự do tôn giáo liên kết chặt chẽ với các quyền căn bản khác mà người ta có thể ủng hộ một cách chính đáng rằng sự tôn trọng tự do tôn giáo sẽ như một trắc nghiệm đối với việc tuân giữ các quyền căn bản khác”. Tổ chức Kitô giáo Open Doors Quốc Tế nhấn mạnh :” Những vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng diễn ra trên toàn thế giới và hằng năm liên quan đến gần 100 triệu Kitô hữu”. Theo những con số thống kê gần đây nhất, năm 2010, 10 quốc gia trong đó các Kitô hữu bị bách hại nặng nề nhất vì đức tin, : BẮC TRIỀU TIÊN – IRAN - Ả RẬP XÊ-ÚT – SOMALI – MALDIVESAFGHANISTAN – YÉMEN – MAURITANI – LÀO – UXBEKISTAN. Trong các đại biểu, người ta nhắc lại rằng “75 những cái chết liên kết với những tội ác thù hận đựa trên tôn giáo là nhắm vào những người có đức tin Kitô giáo, làm cho các Kitô hữu thành những người tin bị bách hại nặng nể nhất trên thế giới”. Các đại biểu nói :” Châu Âu không thể hờ hững. Đau khổ mà đám đông các Kitô hữu đang gánh chịu là một tội ác mà ngày nay vẫn còn bị bỏ qua” và nhắc nhở các nhà chức trách chính trị những trách nhiệm vốn là của chính họ”.

 

HỘI CHỢ SÁCH Ở FRANCFORT : CÓ MẶT CÁC NHÀ XUẤT BẢN VATICAN

 (ZENIT 07.10) Nhà xuất bản Vatican hiện diện từ ngày 06 đến 10.10 tại Hội Chợ Sách Frankfurt lần thứ 62, với một gian hàng rộng 80 m2, giới thiệu sản phẩm phát hành của Vatican, đặc biệt là tập I bộ lịch sử đồ sộ. Gian hàng cũng có một trình bày ba chiều và được phóng đại của tập I Opera Omnia – toàn tập - của Đức Joseph Ratzinger/Biển-Đức XVI. Nhưng chính tập mới cuốn “Giêsu Nazareth” và cuốn sách trao đổi của Đức Giáo Hoàng với Peter Seewald, “Ánh Sáng Thế Giới” (La Lumière du Monde) mới được quan tâm nhiều nhất. Hội Chợ Sách nầy cũng là dịp cho một “Diễn Đàn Đối Thoại” (Forum Dialog) về chủ đề “Du hành với Đức Thánh Cha” diễn ra ngày 07.10 về các cuộc du hành của Đức Biển-Đức XVI. Diễn Đàn nầy quy tụ các chuyên gia quốc tế của ấn hành Công giáo như Don Giuseppe Costa, giám đốc nhà xuất bản Vatican; Burkhard Menke, NXB Herder; Paul Henderson (HĐGM Hoa Kỳ); Martin Fergal (Hội Chân Lý Công giáo) và Pierluca Azzaro (đại học Công giáo Thánh Tâm ở Milan).

 

NẠO PHÁ THAI,MỘT CÂU ĐỐ HÓC BÚA CHO CÁC LINH MỤC

(CathNews 07.10) ĐGM người Mỹ David Ricken nói tại một hội thảo cho linh mục tại Wisconsin,nhằm giúp các linh mục học hỏi về việc chữa lành sau nạo phá thai : Vai trò mà các linh mục giữ trong việc cố vấn dân chúng đã động đến nạo phá thai là then chốt, dù họ thường không biết phải nói gì hoặc làm gì. Ngài nhắc lại một sự kiện vốn đặt đề tài nạo phá thai trong một ánh sáng mới và gây lo lắng. Tại một cuộc tĩnh tâm giáo phận cho giới trẻ vừa qua,người ta thấy một cố gái 15 tuổi đã kêu khóc trước một cây thập giá. “Một trong các thừa tác viên giới trẻ đến gần cô gái và nói : tôi có thể giúp gì chăng” và cô gái cho biết đã ba lần phá thai.Ngài nói :”vì thế thưa anh em, đây là một vấn nạn hết sức nghiêm trọng trong các tín hữu Công giáo. Tôi có thể nói rằng chúng ta nay hơn bao giờ hết cần đến việc dạy giáo lý, việc giảng dạy mục vụ và việc vươn tới, vì có quá nhiều gia đình bị đổ vỡ”. Ngài đưa ra những lời bình luận nầy trong một cuộc nói chuyện khai mạc tại khóa mới đây do Văn Phòng Tôn trọng Sự Sống Giáo Phận tài trợ. Sự kiện nầy lôi kéo 65 linh mục,tập chú vào tác vụ Dự Án Rachel, một tác vụ hậu nạo phá thai được sáng lập ở Milwaukee năm 1984. Vicki Thorn, người sáng lập Dự Án Rachel và là giám đốc điều hành Văn Phòng Quốc Gia Hoà Giải và Chữa Lành Hậu Nạo Phá Thai, sẵn sàng giúp các linh mục nhận ra một số dấu hiệu đi kèm theo chấn thương tinh thần hậu nạo phá thai và thảo luận cách giúp những người đang đau lòng. ĐGM Ricken nói với các linh mục :” Tôi không biết các anh em ra sao,nhưng khi tôi nghe xưng tội và có dính líu tới nạo phá thai, thỉnh thoảng tôi cảm thấy cần được giúp đỡ,vì chẳng biết phải làm gì,phải nói gì”.

 

GIÁO PHẨM CHỦ CHỐT CHÍNH THỐNG NGA NHÌN THẤY MÙA XUÂN CHO SỰ HIỆP NHẤT KITÔ GIÁO

(CWNews 07.10) Phát biểu tại Tây Ban Nha và lấy lại ngôn ngữ được Đấng Đáng Kính Gioan-Phaolô II dùng, giới chức đại kết hàng đầu Giáo Hội Chính Thống Nga nói hôm 05.10 rằng thế kỷ nầy sẽ nhìn thấy một mùa xuân của Kitô giáo. Đức TGM Hilarion Alfeyev nói :” Một mùa xuân Kitô giáo sắp đến.Thế kỷ 21 sẽ nhìn thấy những chia rẽ giữa các Kitô hữu được hàn gắn chữa lành và một sự tái sinh đức tin, hồng ân Chúa ban, như được các tông đồ rao giảng và được các Giáo phụ giữ gìn”. Những nhận xét của Đức TGM Hilarion đến không đầy ahi tuần sau khi ngài bày tỏ sự lạc quan tại cuộc đối thoại chính thức giữa Chính Thống Đông phương và tín hữu Công Giáo. Trong bài diễn văn tại Chủng Viện Công Đồng ở Barcelona, ngài cũng kêu gọi canh tân sự đánh giá Các Giáo Phụ: “Trái với những cách làm của các lời dạy hiện đại,như là phân tích tâm lý, lời chỉ bảo của các Giáo phụ toả ra một tinh thần lành mạnh, đặt nền tảng trên một sự hiểu biết tinh thần con người và sự cần thiết phải đấu tranh chống lại những khuynh hướng sai trái của riêng nỗi người và thi hành lòng nhân ái. Những lời khuyên của các Giáo phụ phổ biến hơn là những định đề căn bản của thuyết Freud (phân tâm học.ND) và có thể được áp dụng cho những người sống trong những bới cảnh văn hoá và thế tục khác nhau”. Ngài nói thêm :”Những tác phẩm của các Giáo phụ sẽ không bao giờ không thích hợp, vì các Ngài đề cập đến những vấn đề,những câu trả lời cho những gì có tính quyết định đối với sộ phận của nhân loại”,

 

BỔ NHIỆM MỚI.

(VIS 07.10) Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm :

+ ĐGM MAURO PIACENZA làm tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ. Cho tới nay,Ngài là thư ký của Thánh Bộ nầy. Ngài kế nhiệm ĐHY Cxlaudio Hummes

+ ĐGM ROBERT SARAH, là chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Cor Unum. Cho tới nay Ngài là thư ký Thánh Bộ Phúc Âm Hoá cá dân tộc. Ngài kế nhiệm ĐHY Paul Josef Cordes

 

ĐỨC THÁNH CHA TIẾP KIẾN TÂN ĐẠI SỨ NƯỚC CHILÊ

 (VIS 07.10) Ngày 07.10, Đức Thánh Cha đã nhận ủy nhiệm thư của ngài Fernando Zegers Santa Cruz,tân đại sứ Chil6e. Đức Thánh Cha đã bày tỏ tình đoàn kết với những người dân bị tai hoạ động đất nặng nề vào tháng hai vừa qua,nhắc lại “nỗ lực to lớn của Giáo Hội địa phương nhằm cứu trợ các nạn nhân”. Người cũng không quên các thợ mỏ ở Atacama mà Người cầu nguyện hằng ngày mong cho họ chóng được cứu. Sau đó Người nhắc lại rằng nhà ngoại giao nầy nhận nhiệm vụ trong khi Chilê kỷ niệm 200 năm.Người nói “biết bao hoa trái sự thánh thiện,bác ái và nhân đạo đã được Tin Mừng sản sinh”. Đức Thánh Cha gợi lại việc kỷ niệm 25 năm ngày ký kết hiệp ước hoà bình và hữu nghị năm ngoái với Achentina qua trung gian của Toà Thánh.”Hiệp ước lịch sử nầy sẽ mãi là một gương sáng của những điều thiện hảo mà hoà bình đem đến, dấu chỉ của tầm quan trọng cần phải tôn trọng và sử dụng các giá trị xã hội và tôn giáo,vốn là linh hồn của một dân tộc. Người ta không thể giải thích sự thành công của ý chí hoà bình,hoà hợp và cộng tác nầy,mà không đo lường vị trí của Giáo Hội trong tâm hồn những người dân nước Chilê”.

 

HÃY ỦNG HỘ ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC NIENSTEDT

(CBN 07.10) Đức TGM John Nienstedt đã từ chối cho phép biến Thánh Lễ thành một cuộc phản đối chính trị. Một nhóm 25 nhà hoạt động chính trị chống đối giáo huấn Giáo Hội về hôn nhân đã mang những khăn quàng nhiểu màu tại Thánh Lễ do Đức TGM cử hành.Họ không chỉ mang những khăn quàng nầy khi dự lễ,mà còn cố rước lễ,mặc dù công khai tố cáo giáo huấn Giáo Hội. Người tổ chức cuộc phản đối nầy nói với các phương tiện truyền thông :” Chúng tôi đã đưa ra một tuyên bố trong Thánh Lễ”. Đức TGM giáo phận Saint PaulMinneapolis không cho phép những người nầy “đưa ra một tuyên bố” đang khi chịu lễ và từ chối cho những người nầy rước lễ. Họ nói với giới truền thông rằng lời phản đối của họ được khích lệ, vì Đức TGM Nienstedt đã gửi những DVD giải thích lập trường của Giáo Hội về hôn nhân cho 400.000 tín hữu Công giáo ở Minnesota từ cuối tháng chín.  Xin bày tỏ sự hậu thuẫn và cám ơn Đức TGM John Nienstedt vì đã từ chối việc dùng Thánh Lễ trong mục đích chính trị. Cám ơn vị giám mục can đảm vì lập trường kiên vững về hôn nhân,như là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. [Xin mở và gửi lời ủng hộ Đức TGM Nienstedt  : http://catholicvote.org/index.php?%Fsite%2Factions_details%Fsupport_archbishop_nienstedt_for-defending_the_eucharist%2F]

 

TỶ LỆ NẠO PHÁ THAI GIẢM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI

(CWNews 07.10) Tỷ lệ nạo phá thai của nữ guới ở tuổi mang thai đạt đỉnh điểm vào năm 1982 tại Ý,1988 tại Ấn Độ và 2001 tại Nhật Bản. Những nhà bình luận ủng hộ nạo phá thai và bảo vệ sự sống đanh tranh luận nguyên nhân sự giảm sút của những năm kế tiếp. Viện Guttmacher, cánh tay nghiên cứu của Kế Hoạch Gia Đình, gán sự sụt giảm nầy cho việc sử dụng thuốc ngừa thai gia tăng. Mặt khác,Brian Clowes thuộc Quốc Tế Sự Sống Con Người cho rằng sự sụt giảm nầy trong tỷ lệ nạo phá thai che đậy sự gia tăng trong những vụ nạo phá thai bằng hoá chất từ viên sáng ngày hôm sau và viên RU-486. Ông nói thêm : “nhất là ở Hoà Lan và Ấn Độ, nữ giới thông thường có tử cung được làm sạch trong những quảng đều đặn,dù họ biết họ có thai hay không”. Những vụ nạo phá thai từ nguyên nhân ấy không được tính là nạo phá thai.

 

HỘI NGHỊ VATICAN XEM XÉT BỘ GIÁO LUẬT CHO CÁC GIÁO HỘI ĐÔNG PHƯƠNG

(CWNews 07.10)  Tại cuộc họp báo ngày 07.10 ở Roma,các giới chức Vatican đã tóm tắt với các phóng viên về một hội nghị diễn ra tuần nầy, đánh dấu kỷ niệm 20 năm ngày công bố một Bộ Giáo Luật mới cho các Giáo Hội Công giáo phương Đông. Đại hội nầy sẽ có 400 người tham dự,gồm cả đại diện các Giáo Hội Chính thống, để thảo luận sự phát triển lịch sử của giáo luật trong các giáo hội phương Đông, những khía cạnh độc nhất của luật Giáo Hội phương Đông và ảnh hưởng đại kết của bô luật mới được thông qua năm 1990 nầy. Cuộc họp báo nầy do Đức TGM Francesco Coccopalmero,chủ tịch HĐ.giáo hoàng về Các Văn Bản Luật,là ban ngành hàng đầu của Vatican về xử lý Giáo Luật - chủ trì, với sự hiện diện của Đức TGM Cyril Vasil,Dòng Tên,thư ký Thánh Bộ về các giáo hội phương Đông.

 

ÁN PHONG CHÂN PHƯỚC CHO ĐỨC GIOAN-PHAOLÔ II Ở GIAI ĐOẠN QUYẾT ĐỊNH

 (CNA 07.10) Trong chuyến thăm Tây Ban Nha tuần nầy, thỉnh nguyện viên án phong chân phước cho Đức Gioan-Phaolô II, Cha Slawomir Oder, lưu ý rằng tiến trình nầy hiện đang ở thời khắc quyết định, khi những phép lạ được gán cho lời bầu cử của Đức cố Giáo Tông đang được điều tra. Trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo La Razon, Cha cho biết tiến trình nầy “không hề bị ách lại” như một số tin tức các phương tiện truyền thông đã chỉ ra. Ngài nói ;” Điều duy nhất tôi có thể nói, ấy là tiến trình giáo luật phải tiếp tục”. Vị linh mục nầy nói : ”chúng tôi đã kết túc giai đoạn đầu, nói về sự dũng cảm và các nhân đức của Người và nay chúng tôi phải bắt đầu tiến trình xét các phép lạ. Khi việc nầy hoàn tất, Giáo Hội sẽ có thể thu xếp tiến trình cho việc phong chân phước”. Cha Oder đi thăm Tây Ban Nha để quảng cáo cuốn sách Ngài mới viết “Tại sao Ngài là một vị thánh”. Vị linh mục nầy là thỉnh nguyện viên của Đức Gioan-Phaolô II từ năm 2005 và là bạn riêng của Vị Giáo Tông đáng kính nầy. Ngài giải thích :” Có hai con đường nên thánh: một qua tử vì đạo và một – con đường mà Đức Gioan-Phaolô II đã đi theo – là qua “đức tính anh hùng các nhân đức và người đó sống ra sao. Phải có sự xác tín rằng người nầy là một người của Chúa và phần lớn dư luận chia sẻ điều đó, được diễn đạt bằng tiếng nói của dân chúng rằng người đó đã sống trong thánh thiện. Từ đó,một nghiên cứu về đời sống của người đó được thực hiện và các nhân đức của người đó phải được nhận diện : đức tin, đức cậy, đức mến, đức vâng lời, đức khiết tịnh và đức khiêm nhường”. Cha Oder nhắc lại rằng Ngài luôn bị ấn tượng bởi chiều kích mục vụ của Đức Gioan-Phaolô hơn là vai trò của Người trong đời sống chính trị thời đại Người. Ngài cũng xác nhận rằng Đức Gioan-Phaolô II đã viết rằng Người có thể từ chức Giáo Hoàng,nếu Người mất khả năng về mặt thể lý để tiếp tục công việc, “trong một động tác khôn ngoan và trách nhiệm”. Bằng cách nầy Người đã lập lại sự chấp nhận thánh ý Chúa và sự cời chân thật thẳng thắn hoàn toàn với Chúa Kitô và với Giáo Hội”. Tuy nhiên, - Cha lưu ý - Đức Gioan Phaolô II ‘đã giữ được sự sáng suốt và khả năng phân tích cho đến cuối đời”.

 

ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐI ĐOÀN XE HỘ TỐNG 30 PHÚT QUA BARCELONA

 (CNA 07.10) Trong chuyến thăm viếng Barcelona vào tháng 11, Đức Thánh Cha sẽ đi bằng đoàn xe hộ tống 30 phút từ toà Tổng giám mục đến thánh đường Thánh Gia Thất theo những con phố của thành phố Tây Ban Nha nầy. Theo nhât báo La Razon, Đức Thánh Cha sẽ tới sân bay Barcelona vào sau trưa ngày 06.11 và sẽ có một đoàn tùy tùng 10 người đi đón. NHóm người nầy sẽ đi theo Người tới Toà Tổng giám mục.Ngày kế tiếp, Đức Thánh Cha sẽ được ĐHY Lluis Martinez Sistach tháp tùng trên đoàn xe hộ tống qua khu buôn bán Barcelona đến “Nhà thờ Thánh Gia Thất”, nơi Người sẽ dâng Thánh Lễ với 1,100 vị đồng tế, gồm các Hồng Y, Tổng giám mục,giám mục, đan phụ và các linh mục. Sau trưa, Đức Thánh Cha sẽ thăm một nhà dành cho các trẻ khuyết tật. Nhà Vua và hoàng hậu Tây Ban Nha sau đó sẽ gặp Đức Thánh Cha tại sân bay để tiễn khách

 

BỎ PHIẾU Ở HỘI ĐỒNG CHÂU ÂU : QUYỀN PHẢN ĐỐI LƯƠNG TÂM ĐƯỢC CÔNG NHẬN

 (ZENIT08.10) Ngày 07.10, Nghị Viện Hội Đồng Châu Âu đã bỏ phiếu bác bỏ Báo Cáo của bà dân biểu người Anh,Christine McCafferty, nhắm hạn chế thực hành phản đối lương tâm ở Châu Âu, nhất là trong lãnh vực nạo phá thai và an tử. Kế hoạch nầy đã hoàn toàn bị thay thế bới một văn kiện mới,khẳng định, bênh vực và cổ vũ quyền của nhân sự y khoa phản đối theo lương tâm. Grégor Puppinck, giám đốc ECLJ (Trung Tâm Châu Âu vể Luật Pháp và Tư Pháp) hân hoan vì sự lật ngược hoàn toàn viễn cảnh. Ông khẳng định :” Hội Đồng Châu Âu tái khẳng định giá trị nền tảng của lương tâm con người và sự tự do trước những mưu toan công cụ hoá mang tính ý thức hệ khoa học và y học. Báo cáo McCafferty là một lầm lạc và chúng tôi vui mừng vì đã thành công trong việc mở mặt nghị viện. Nhiều tổ chức phi chính phủ đã vận động theo chiều hướng nầy”. Nghị quyết được thông qua khẳng định rằng “không bệnh viện,cơ sở hoặc người nào có thể thành đối tượng chịu những áp lực, chịu trách nhiệm hoặc bị phân biệt đối xử bởi bất cứ loại nào, do từ chối thực hiện, đón tiếp hoặc trợ giúp một vụ nạo phá thai”.

 

PHÁP : NGÀY LỄ GIA ĐÌNH ĐỂ NÓI LỚI ‘CÁM ƠN’

 (ZENIT 09.10) Có một ngày lễ cho các bà mẹ, ngày lễ cho các ông bố và cả ngày lễ cho các bà nội ngoại, tại sao lại không mừng tất cả mọi người cùng một trật và trước hết vui mừng vì mối liên hệ riêng nầy,quy tụ chúng ta trong những khi vui cũng như lúc buồn? Năm nay, lần thứ sáu, Ngày Lễ Các Gia Đình,là dịp độc nhất cho lời “cám ơn nồng nàn”. Ngày 10.10.tất cả mọi gia đình - lớn,nhỏ,mới,cũ,vui vẻ,bị tổn thương - được mời gọi vui ngày lễ hội nầy. Có thể tổ chức hội chợ,diễu hành,bửa ăn, trò chơi lớn, hoà nhạc. Trên hết đây là dịp gặp nhau trong gia đình và giữa các gia đình để chia sẻ một thời khắc đồng bàn và để cùng chung nhau nói :” Thật là tuyệt khi có một gia đình! Cám ơn gia đình!”. Năm nay có 22 thành phố trên nước Pháp tham gia Lễ nầy. Trong cả năm nay,mỗi người được mời gọi làm một cử chỉ co gia đình mình :”Không cần phải những món quà lộng lẫy để nói lên sự gắn bó của mình với những người thân. Chỉ cần sự hiện diện đơn giản, một sự chú tâm,một lá tư,một ánh mắt nhìn cũng đủ nhắc lại tầm quan trọng được ở cùng nhau, cùng thuộc về một gia đình, làm vui lòng nhau bằng cách cho đi một chút tâm hồn,một chút thời giờ. Ngày Lễ được phát động lần đầu vào năm 2005 và được đông đảo người ủng hộ,từ chính phủ cho đến các tổ chức,các phương tiện truyền thông.

 

GẶP GỠ THÂN MẬT GIỮA TỔNG THỐNG PHÁP VÀ ĐỨC GIÁO HOÀNG

(La Croix 09.10) Ngày 08.10, tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã gặp Đức giáo hoàng tại Vatican. Đức giáo hoàng đã đón vị nguyê thủ quốc gia nầy trong sảnh tronetto, kề cạnh thư viện ở tầng hai phủ giáo hoàng. Hai người nắm tay nhau cùng vào trong thư viện. Sau khi mời tổng thống Pháp ngồi đối diện với Người, Đức giáo hoàng đã nói với ông :”Tôi giữ một kỷ niệm lớn về chuyến thăm viếng nước Pháp”, và gợi lên “tâm hồn Công giáo của nước Pháp”. Ông Sarkozy vun vào :” Cuộc thăm viếng nầy là một thành công lớn lao”, Và hai người trao đổi với nhau khong cần thông dịch viên trong hơn nửa tiếng. Sau cuộc trao đổi nầy,tổng thống Pháp có vẻ thư giản. Sau khi giới thiệu các thành viên trong phái đoàn, trong đó có Bruno Frappat,cựu giám đốc tờ La Croix và là chủ tịch danh dự của Bayard, hai người tiến hành nghi thức trao quà : ấn bản gốc cuốn Génie du Christianisme và Mémoires d’Outre-Tombe,của Chateaubriand cho Đức Thánh Cha và nhận lại một bức khắc lớn Quảng trường Thánh Phêrô và một bức gốm sứ tượng trưng Thánh Phêrô. Ông Nicolas Sarkozy nán lại một lát cạnh Đức giáo hoàng để xin Người ban cho cô cháu gái một chuỗi hạt giống như cái mà Đức Than1h Cha vừa trao tặng cho mỗi vị khách mời của tổng thống. Sau đó,tổng thống đã hội kiến lâu giờ với ĐHY quốc vụ khanh Bertone và ĐGM Dominique Mamberti. Sau cuộc gặp làm việc nầy, Ông Sarkozy và phái đoàn đã vào đền thờ Thánh Phêrô (được đóng cửa một giờ trước đó với công chúng) và tổng thống đã cầu nguyện trong nhà nguyện Thánh Thể và trước bàn thờ Đức Bà Phù Hộ. Ở cửa ra vào nhà nguyện Thánh Nữ Petronille, Ông được ĐHY Jean-Louis Tauran, chủ tịch HĐ giáo hoàng về đối thoại liên tôn, đón tiếp.

 

TÍN HỮU CÔNG GIÁO KÊU GỌI TRẢ TỰ DO CHO NGƯỜI ĐOẠT GIẢI NOBEL HOÀ BÌNH

(UCAN 09.10) Các tổ chức nhân quyền bắt đầu chiến dịch yêu cầu trả tự do cho nhà hoạt động vì dân chủ người Trung Quốc và đã được chọn trao giải Nobel Hoà Bình,Liu Xiabao (Lưu Hiểu Ba), 54 tuổi, trong số 199 cá nhân và 38 tổ chức được đề cử. Người ta nói việc trao giải cho Lưu Hiểu Ba là một cái tát vào mặt Bắc Kinh. Uỷ Ban Công giáo Công Lý và Hoà Bình cùng tham gia với các tổ chức khác trong việc đề nghị trả tự do cho ông Lưu..Họ phản đối bên ngoài văn phìng ở Hiong Kong của uỷ viên Bộ ngoại giao Trung Quốc lúc 5:00 chiều,cùng lúc tên của người đoạt giải Nobel Hoà Bình được xướng lên ở Na Uy: Lưu Hiểu Ba, vì sự đấu tranh bền bỉ của ông cho các quyền con người cơ bản ở Trung Quốc. Patrick Poon,thư ký điều hành Tổ chức các luật gia nhân quyền Trung Quốc có trụ sở ở Hong Kong, một tín hữu Công giáo, cho rằng những bài viết của Ông Lưu về dân chủ và Hiến chương 08 sẽ được đọc lại rộng rãi và sẽ làm cho nhiều người hiểu chính phủ Trung Quốc dẹp bỏ những người đầu tranh bất bạo động như thế nào. Họ cũng phản đối mưu toan của thứ trưởng vộ ngoại giao Trung Quốc muốn gậy áp lực với ủy ban Nobel Na Uy. Ông Lưu 54 tuổi, là một nhà văn và một người kỳ cựu trong các chiến dịch tranh đấu cho dân chủ ở Trung Quốc. Ông Lưu đã ra vào nhà tù ở Trung Quốc nhiều lần trong 2 thập niên vừa qua vì đã thẳng thắn ủng hộ nhân quyền và cải cách chính trị. Nhân vật vừa đoạt giải Nobel hòa bình, ông Lưu Hiểu Ba, có nhiều phần chắc sẽ không thể đích thân đi nhận giải thưởng – bởi lẽ ông đang thụ một án tù 11 năm trong một nhà tù ở Trung Quốc. Năm ngoái, giải thưởng Nobel Hòa bình cũng gây xôn xao, khi được trao cho đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama, bởi ông được nhận giải khi mới cầm quyền chưa đầy một năm.

 

Do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ

 

 

 


Về Trang Mục Lục