Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 10.10 ĐẾN 16.10.2010 – ĐẦU TUẦN)

 

TÂN PHÚC ÂM HOÁ (TÁI TRUYỀN GIÁO) KHÔNG PHẢI LÀ MỘT “KẾ HOẠCH BÀNH TRƯỚNG”

 (ZENIT 13.10) Đức Thánh Cha khẳng định như vậy,nhưng “Giáo Hội có bổn phận loan báo Tin Mừng MỌI NƠI và MỌI LÚC”. Đức Thánh Cha đã công bố hôm 12.10 một tông thư dưới hình thức “tự sắc”,có tựa  đề “Mọi nơi và mọi lúc”, qua đó Người đã thiết lập Hội Đồng Giáo Hoàng về tái truyền giáo. Trong phần đầu (một dẫn nhập dài), Người trình bày những lý do quyết định của Người và sau đó,Người kể ra những biện pháp áp dụng. Tự sắc nầy đề ngày 21.09.010,từ Castel Gandolfo,và được công bố ngày 12.10,lễ Đức Maria Mẹ Hội Thánh. Đức Thánh Cha khẳng định rằng ở nền tảng mọi công cuộc Phúc Âm hoá,”không có bất cứ kế hoạch bành trướng nào, mà chỉ là ước ao chia sẻ hồng ân vô giá mà Thiên Chúa ban, hồng ân dự phần vào chính sự sống của Người”. Đức Biển Đức nhận định rằng Giáo Hội ngày nay phải “đối mặt với hiện tượng bỏ đức tin đang lớn dần trong những xã hội và những nền văn hoá thấm đẫm sứ điệp Phúc Âm từ nhiều thế kỷ qua”. Các thay đổi xã hội có những nguyên nhân “phức tạp, ăn rễ sâu theo thời gian,làm thay đổi nhận thức chúng ta về thế giới”. Đức Thánh Cha cũng nhân định rằng cùng lúc “Giáo Hội tìm thấy được ở đó những lý do mới để hy vọng, dù cho phải ghi nhận một sự mất mát đáng lo âu về ý thức sự linh thánh đi đến chỗ đặt lại vấn đề những nguyên lý căn  bản vốn tưởng chừng đã thủ đắc,như niềm tin vào một Thiân Chúa Đấng Tạo Hoá và Quan Phòng, sự mạc khải của Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu độ độc nhất hoặc “luật luân lý tự nhiên” đối với những gì liên quan đến “sự sinh ra,cái chết và đời sống gia đình”. Đức Thánh Cha nối tiếp bước đi của Người trong mạch Công đồng đại kết Vatican II,công đồng đã đề cập đến tương quan giữa Giáo Hội và thế giới đương đại”. Người cũng đặt chân mình vào những bước chân của vị tiền nhiệm vốn đã chẩn đoán nhu cầu “tìm ra những hình thức mới cho phép những người đương thời với chúng ta còn lắng nghe Lời Đức Chuá,sống động và vĩnh cửu”. Trên hết, Đức Thánh Cha tếp nhận di sản từ Đức Gioan Phaolô II, người đã saọn thảo khái niệm tái Phúc Âm hoá nầy. Do vậy chính trong tính liên tục nầy mà Đức Thánh Cha “thấy đã đến lúc đưa ra một câu trả lời thích hợp”. Người ước mong rằng “Toàn thể Giáo Hội, được tái sinh nhờ Thánh Thần, trình diện với thế giới,với sức bật truyền giáo mãnh liệt có khả năng lan truyền cuôộ tái Phúc Âm hoá nầy”. Đức Thánh Cha cũng nêu ra những dấu hiệu tích cực:” Trong một số vùng, mặc cho tục hoá tiến triển, việc  thực hành Kitô giáo vẫn biểu lộ một sức sống tốt đẹp và một sự ăn rễ sâu trong dân chúng”. Tuy vậy, những vùng khác gần như hoàn toàn mất hết tính chất Kitô giáo và áng sáng đức tin chỉ còn chiếu soi trong những cộng đoàn nhỏ”. Nhưng chính “những vùng nầy lại cần đến một cuộc tái Phúc Âm hoá căn bản,dưới nhiều khía cạnh,nhất là đã trơ với sứ điệp Kitô giáo”. Đức Thánh Cha ấn định 5 nhiệm vụ chính cho hội đồng mới nầy:

1. “Đào sâu ý nghĩa thần học và mục vụ của việc tái truyền giáo nầy”

2. “ Xúc tiến -  “cộng tác chặt chẽ với các HĐGM nào sẽ có thể có một cơ quan đặc biệt [ad hoc] - việc nghiên cứu,phổ biến và thực hành giáo huấn Giáo Hoàng liên quan đến những chủ đề nối kết với việc tái truyền giáo”

3. “ Cho biết và ủng hộ những sáng kiến nối kết với cuộc tái truyền giáo nầy đã được đưa ra áp dụng trong những Giáo Hội đặc thù khác nhau và cổ vũ việc thực hiện những sáng kiến mới bằng việc tích cực lôi kéo vào những nguồn phong phú “đời sống tận hiến, các tổ chức giáo dân và những cộng đoàn mới

4. “nghiên cứu và tạo thuận lợi cho việc sử dụng các hình thức truyền thông hiện đại như những dụng cụ cho việc tái truyền giáo”

5. “Cổ vũ sử dụng sách Giáo Lý Hội Thánh Công giáo như là trình bày có hệ thống và hoàn chỉnh của nội dung đức tin” cho thời đại chúng ta.

 

ĐỨC THÁNH CHA “HIỂU” NHỮNG CHỈ TRÍCH VỀ VIỆC XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG LẠM DỤNG

(The Catholic Herald 10.10) Theo tác giả Peter Seewald, một phóng viên Người Đức, tác giả một cuốn sách mới về Đức giáo tông: Đức Biển-Đức XVI “hiểu” những phê phán chỉ trich cho rằng Người đã làm “quá ít, quá trễ” để đáp ứng khủng hoảng giáo lạm dụng tình dục. Nhà báo đức vừa mới được chấp thuận cho một loạt phỏng vấn với Đức Biển Đức,vốn sẽ hùnh thành nền tảng của cuốn LICHT DER WELT (Ánh Sáng Cho Thế Giới). Cuốn sách được viết bằng tiếng Đức và sẽ được phát hành ngày 24.11 bằng 10 ngôn ngữ. Ông nói với hãng tin Reuters tại Hội Chợ Sách Frankfurt :” Đức Thánh Cha có vẻ hiểu rất rõ những lời chỉ trích rằng Người đã làm quá ít và quá trễ về những bê bốu tình dục,nhưng cuốn sách nầy chắc chắn rọi ánh sáng mới lên toàn bộ vấn đề và tranh luận nầy”. Nhưnt Seewald nói không chắc là các nạn nhân bị lạm dụng sẽ tìm thấy một điều gì được tiết lộ trong cuốn sách của ông. Ông nói :”Với các nạn nhân những vụ tai tiếng tình dục trong Giáo Hội, tôi không nghĩ rằng cuốn sách nầy sẽ rọi ánh sáng về nhiều vấn đề và có thể làm nguôi lòng trong một chừng mục nào đó. Tất nhiên, nó sẽ không xóa bỏ những điều đã bị thực hiện và chẳng có cách gì bào chữa cho những gì đã xảy ra”. Seewald,người đã từng viết hai cuốn sách ghi lại những phỏng vấn Đức Thánh Cha khi Người còn là hồng y  - Muối Cho Đời năm 1996 và Thiên Chúa và Trần Thế năm 2000 - vừa qua được phép mỗi ngày một giờ với Đức Thánh Cha tại Castel Gandolfo, chỉ rõ ra rằng cuốn sách của ông có vẻ làm cho một số người bực dọc khó chịu. Ông nói :” Tôi cho rằng nhiều người sẽ bị ‘sốc’ vì cách mà Đức Biển-Đức XVI được hoạ chân dung trong cuốn sách nầy. Nhiều người có thể không thích noí và nhiều người có thể không tin nó”. Về Đức Thánh Cha, ông nói: “Người không phải là một nhà cai trị thích sống một mình và không có vẻ bề ngoài nghiêm khắc mà nhiều người vẫn nghĩ Người như thế. Đức Thánh Cha là một người phục vụ,không nhất thiết là một hiệp sĩ hoặc một nhà cai trị”.” Người vẫn tràn trề sinh lực và sự sống. Người có kỹ luật biết bao. Bí quyết của Người cho điều nầy là sống mỗi ngày chỉ với những áp lực của ngày đó và không bận tâm tới ngày mai hoặc ngày hôm qua”.

 

ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC GIÁO HỘI PHƯƠNG ĐÔNG BẢO TOÀN CĂN TÍNH CỦA MÌNH

  (ZENIT 11.10) Đoa là điều mà Đức Biển-Đức XVI đã khẳng định,khi tiếp những người tham dự hội nghị nghiên cứu tổ chức nhân kỷ niệm 20 năm ngày công bố Bộ Giáo Luật các Giáo Hội Công giáo Phương Đông. Bộ GL được công bố năm 1990 nầy chứa đựng kỹ luậy chung cho cả 23 Giáo Hội sui juris (tự lập) của Giáo Hội Công giáo, thuộc 5 truyền thống Phương Đông lớn (Alexandria; Antiokia; Armenia; Can-đê và Byzantine) và hoàn toàn bình đẳng với các Giáo Hội phương Tây. Ngày kỷ niệm 20 năm nầy - Đức Thánh Cha khẳng định – là cơ hội để “nhìn thấy Bộ GL đã thực sự có hiệu lực đến mức độ nào đối với tất cả các Giáo Hội Công giáo Phương Đông sui juris (tự lập) và điều đó diễn ra thế nào trong sinh hoạt đời sống thường nhật”.Nhưng [cũng muốn nhìn thấy] sức mạnh luật lệ của mỗi Giáo Hội đã cho phép việc công bố một luật đặc thù đến chừng mực nào, có tính đến những truyền thống của mỗi nghi lễ, như những gì Vatican II đã soạn sẵn”. Đức Thánh Cha cầu chúc các luật của Giáo Hội xưa, vốn là nguồn cảm hứng cho việc soạn luật phương Đông hiện tại, giúp “tất cả các Giáo Hội phương Đông bảo toàn căn tính của họ,vốn đồng thời và phương Đông và Công giáo”.

 

MỘT NHÁNH DÒNG NỮ PHAN-SINH CHUẨN BỊ CHO VIỆC PHONG CHÂN PHƯỚC VỊ SÁNG LẬP

 (ZENIT  09.10) Cộng đoàn nữ tu Dòng Phan Sinh Bệnh viện Vô Nhiễm Thai họp nhau từ 07 đến 18.10 tại Linda-a-Pastora và tại Fatima nhắm chuẩn bị việc tôn phong chân phước vị sáng lập người Bồ Đào Nha,MARIA CLARA DO MENINO JESUS. Gần 30 nữ tu ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, Ý, Ấn Độ,Brasil,Mozambique vaq California đại diện cho tất cả cộng đoàn rải rác trong 14 quốc gia. Hội nghị do Mẹ Bề Trên Cả Maria da Conceicao Galvao Rineiro  điều phối và theo những định hướng của phụ tá thỉnh nguyện viên án phong chân phước. Theo một thông cáo, Dòng hy vọng việc phong chân phước nầy sẽ diễn ra năm sau,tại Lisbonne. Ngày 06.12.2008, Đức Biển-Đức XVI đã cho phép công bố sắc lệnh công nhận “các nhân đức anh hùng” của Soeur Maria Clara Hài Đồng Giêsu (1843 – 1899), sinh ở Lisbonne,sáng lập Dòng. Mẹ Maria Clara do Menino Giêsu sinh ngày 15.06.1843 và mất tại Lisbonne ngày 01.12.1899.

 

NGƯỜI MỸ NHÌN THIÊN CHÚA THEO NHIỀU CÁCH KHÁC NHAU

(CBNNews 10.10) Theo một điều tra mới do các giáo sư ở đại học Baylor ở Waco,Texas ; Dân Mỹ có bốn cách nhìn căn bản về Thiên Chúa. USA Today nói về cách dân Mỹ nhìn Đấng Tối Cao ra sao:

-        28% tin vào một Thiên Chúa uy quyền, Đấng vhia thề giớu ra thành  thiện và ác

-        22% tin vào một Thiên Chúa nhân từ, Đấng yêu thương và nâng đỡ con ngườ khi họ chăm sóc tha nhân

-        21% chấp nhận ý tưởng một Thiên Chúa nghiêm khắc, Đấng thực hiện công lý trong thề giới mai sau

-        5% tin vào một Thiên Chúa xa cách, Đấng đã tạo thành vũ trụ rồi để mặc nó một mình

Paul Froese, nhà xã hội học ở đại học Baylor, nói :” Bạn không thể hỏi người ta trực tiếp về thế giới quan đạo đức và triết lý của họ.Nhưng nếu bạn biết hình ảnh của họ về Thiên Chúa, thì nó có thể cho bạn sự hiểu biết thấu đáo tại sao họ lấy làm khó chịu khi bạn phá đổ các quy tắc luật lệ,hoặc khi bạn ủng hộ một chính trị gia nào đó. Hoặc họ sẽ phản ứng thế nào khi những điều tệ hại xảy ra hay là liệu hó có nhìn thấy tính chất đạo đức cá nhân hoặc chính sách đối ngoại với những từ ngữ hoàn toàn đúng-hoặc-sai”

 

HỌC GIẢ VỀ GIA ĐÌNH,CARLSON, LẠC QUAN VỀ TƯƠNG LAI CỦA HÔN NHÂN

(CWNews 08.10) Trong bài diễn văn đọc Ngày Hôn Nhân Toàn Quốc ở Úc, Allan Carlson, người sáng lập Hội Nghị thế Giới Các Gia Đình và là chủ tịch Trung Tâm Howard, đã bày tỏ lạc quan về tương lai của hôn nhân như là sư kết hợp trọng đời giữa một người nam và một người nữ. Ông nói :” Chesterton,như thường lệ với ông, là một người lạc quan về tương lai của hôn nhân”. Cuối cùng, những kẻ chuyên chế - những người thiết kế xã hội - sẽ luôn rút lui trước sức mạnh cố hữu của tạo vật bốn chân được hình thành bởi hôn nhân tự nhiên” Và đã như vậy trong quá khứ : cuối cùng, các nhà Cách Mạng Pháp đã thất bại; cũng như những người cộng sản ở Nga, những người theo chủ nghĩa xã hội dân tộc Đức và những người theo chủ nghĩa Mao ở Trung Quốc. Vào thời đại của họ, mỗi người dường như không thể ngăn chặn được; mỗi người tỏ ra đại diện cho tương lai không thể tránh được nầy. Nhưng trong mọi trướng hợp, họ đã sụp đổ hoặc rút lui,vì họ đã vi phạm bản chất con người. Những kẻ tìm cách phá đổ hôm nhân ngày nay   – đây là sự thật – thông minh hơn những người tiền nhiệm của họ…Bộ máy tuyên truyền của họ hiệu quả hơn nhiều. Những lời hứa của họ hết sức quyến rũ. Và thỉnh thoảng họ có vẻ không thể ngăn chặn được. Tuy nhiên, tôi tin chắc rằng rối họ cũng sẽ thất bại và cũng vì lý do tương tự : họ hiểu sai bản chất của con người.

 

HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ NHẮM XÚC TIẾN CHĂM SÓC MỤC VỤ GIỚI TRẺ CÔNG GIÁO INDONESIA

 (AsiaNews 10.10) ĐGM giáo phận Bandung,Johannes Pujasumarta đã tổ chức một hội thảo từ 04 đến 06.10, nơi tất cả các linh mục của giáo phận gặp nhau để thảo luận việc chăm sóc mục vụ giới trẻ Công giáo. Hội nghị nầy có ý tập trung chú ý về sự gia tăng không ngừng của một số hiện tượng : hôn nhân liên tín, lạm dụng ma túy, tình dục trước hôn nhân và bệnh lao. Hội thảo chuyên đề nầy tỏ ra là một công cụ hữu hiệu để kích thích và cổ vũ các linh mục trong việc phát triển một lãnh vực – chăm sóc thiêng liêng cho giới trẻ - mà Giáo Hội đã bỏ sót.  ĐGM chia sẻ kinh nghiệm bản thân Ngài như một nhà giáo dục các chủng sinh từ 1970 đến 1983 và từ 1990 đến 1998. Ngài nói :”Khi tôi trở thành người coi các tập sinh trong địa phận Semarang, tôi cảm thấy bị ép buộc cia sẻ nhiệm vụ huấn luyện những thanh niên nầy tới chức linh mục và dạy họ làm việc vì người nghèo và người bị bỏ rơi. Thanh thiếu niên Công giáo phải được khuyến khích thực hành tình yêu Chúa Kitô dành cho tha nhân”. Cha Aaron Osc,một trong những ngườio tham dự hội thảo chuyên đề nầy,nói lên sự nghi ngờ và những khó khăn của Ngài trong việc mang những người lớn và thanh thiếu niên lại với nhau trong một nhiệm vụ mục vụ riêng rẽ. Một nhà hoạt động trẻ từ giáo phận Bandung đáp lại bằng việc nhấn mạnh thái độ gia trưởng thấm căn cố đế của các linh mục, những người thường thấy khó khi phải tạo nên một bầu khí ân cần trong giáo xứ. Thay vì thế, có một nhu cầu thay đổi thái độ về phía các thừa tác viên của Giáo Hội. Trong hội nghị nầy, ĐGM cũng nhắc nhở tất cả mọi người tham dự rằng ngày nay không có bất cứ giáo xứ nào có thể được gọi là “đơn nhất”. “Hàng ngàn người di cư Công giáo trẻ từ khắp trên đất nước đến với giáo phận chúng tôi và nay là thành phần của cộng đồng chúng tôi. Các tín hữu Công Giáo từ Java,Bắc Sumatra, Borneo, Flores, Papua đãm đến đây, ở Bandung và họ cần sự tiếp xúc mục vụ của chúng ta”. Bế mạc hội thảo chuyên đề nầy, ĐGM Pujasumarta nói :” Giáo Hội chúng ta phải nhìn ra thế giới bên ngoài nhiều hơn, hơn là co cụm lại vào chính mình trong việc nhận thức về tình yêu Chúa Kitô giữa con người, có tính đến những khác biệt về tôn giáo,văn hoá và sự nghèo khó”.

 

8.000 GIÁO DÂN ÚC ĐẾN ROMA DỰ LỄ PHONG THÁNH

(CathNews 10.10) Hơn 8.000 người Úc được trông đợi sẽ đến Roma trong những ngày sắp tới, để có thể nói họ đã ở đó khi Mary McKillop,một nữ tu thế kỷ 19,người đã giảng dạy và đã chăm sóc người nghèo, được tuyên bố là vị thánh tiên khởi của quốc gia nầy. Công đồng Công giáo Úc được xác định làm cho sự hiện diện của mình được cảm thấy tại cơ hội lịch sử nầy. Hai đêm canh thức biểu diễn diễn kịch về cuộc đời McKillop, tại một trong những tính phòng chính của Roma, đã được bán vé hết. Vào ngày sau lễ phong thánh, ĐHY George Pell giáo phận Sydney sẽ chủ tế một Thánh Lễ tạ ơn đặc biệt tại Đền thớ Thánh Phaolô ngoại thành.  Bảo tàng Vatican cũng sẽ mở cửa để tổ chức một đêm diễn đặc biệt vào thứ sáu. Bảo tàng sẽ trưng bày những đồ tiểu thủ công bản địa hiếm do các linh mục thừa sai đem về Roma trong thời kỳ đầu  thuộc địa.  

 

ĐỨC THÁNH CHA TIẾP KIẾN TỔNG THỐNG CROATIA,IVO JOSIPOVIC. 

(APIC 10.10) Đức Biển-Đức XVI rất có khả năng sẽ thăm viếng Croatia trong năm 2011. Đó là điều chính Đức Thánh Cha đã nói với một phóng viên,khi ông nầy hỏi Người về vấn đề nầy sau buổi triều yết dành cho tổng thống Croatia,Ivi Josipovic ngày 09.10. Nhân dịp chuyến thăm nầy, Toà Thánh đã lần nữa ủng hộ việc Croatia gia nhập Liên Minh Châu Âu. Giáo sư luật pháp quốc tế và là nhà soạn nhạc, đại biểu Ivo Josipovic làm tổng thống nước cộng hoà nầy từ tháng 01.2010. Ông cũng đã hội đàm lần đầu riêng tư với Đức Thánh Cha, trước khi gặp ĐHY Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone và thư ký các quan hệ với các quốc gia, ĐGM Dominique Mamberti.

 

ĐA SỐ DÂN ANH CHO RẰNG GIÚP ĐỠ THA NHÂN LÀ CHÌA KHOÁ HẠNH PHÚC.

(The Catholic Herald 11.10) Theo một thăm dò mới : Hơn một nửa dân Anh tin rằng giúp đỡ tha nhân ở nước Anh và ở nước ngoài là cần để đạt được hạnh phúc. Thăm dò nầy, được cơ quan viện trợ Công giáo Cafod , Hội từ thiện Kitô giáo Tearfund và Nhóm cố vấn thần học Theos,thực hiện, hỏi hơn 2.000 người Anh trưởng thành để nhận biết cái gì khiến cho họ hạnh phúc. Ba phần tư những người trả lời nói giúp đỡ người khác ở Anh là chìa khoá hạnh phúc, trong khi 54% cho rằng giúp những người ở nước ngoài là cần thiết để được hạnh phúc. Ưu tiên hàng đầu đối với đa số những người trả lời (97%) là trải quan thời gian với bbạn bè và gia đình, trong khi có một việc làm thích thú là quan trọng đối với 92%. Chỉ có 64% cảm thấy rằng một thu nhập cao là một ưu tiên. Thăm dò nầy trùng hợp với việc phát động Wholly Living (Sống Hoàn Toàn), một báo cáo do Cafod,Tearfund và Theos. Báo cáo xem xét hạnh phúc con người trong bối cảnh sự phát triển của cả nước Anh và quốc tế. Cuộc thăm dò cũng tìm cách nhận diện những thái độ của dân chúng đối với nghèo đói và môi trường. Nó cho thấy rằng gần 90% người dân đồng ý rằng sống trong một thế giới mà môi trường được bảo vệ va nghèo đói không hiện hữu là quan trọng. Mathhew Frost, trưởng điều hành Tearfund,nói :”Thật thú vị rằng trong thời đại bất ổn kinh tế nầy,khi chúng ta có thể đã trông đợi người ta dành ưu tiên thu cho nhập trên tất cả mọi thứ khác, chúng ta đã thay vì thế khám phá ra rằng người ta hướng về tình trạng môi trường, nghèo đói trên thế giới và quan hệ cá nhân với tha nhân như là những thước đo hạnh phúc của họ”. Giám đốc Cafod Chris Bain thúc giục chính phủ Anh suy tư những khám phá của cuộc thăm dò nầy trong nhũng quyết định của chính phủ nhằm định hướng cho một hệ thống thị trường mới, quan tâm sâu xa đến “người dân và môi trường chúng ta”. Paul Wooley, giám đốc Theos, chỉ rõ ra rằng “trong khi lý thuyết về sự triển nở của con người được phác thảo trong Whooly Living dẫn tới một sự hiểu biết Kitô giáo về nhân loại, thì những lời khuyên nhủ xuất phát từ đó lại có liên quan sâu xa tới tất cả mọi người”.

 

CAM KẾT TĂNG SẢN XUẤT NÔNG  NGHIỆP Ở CHÂU PHI LÊN 70% TỪ NAY ĐẾN 2050

(Fides 10.10) Các bộ trưởng Châu Phi,các nhà nghiên cứu,các doanh nhân,các nông dân và các thành viên của lãnh vực riêng nầy đã cam kết tăng mức sản xuất ni6ng nghiệp ở Châu Phi thêm 70% từ nay cho đến năm 2050. Đó là nghị quyết được thông qua trong Diễn Đàn Kinh Doianh Nông Nghiệp (Agribusiness) lần thứ hai, diễn ra đầu tháng 10 tại Kampala,thủ đô Uganda. Giáo sư Pierre Matijsen, chủ tịch Trung Tâm Nghiên Cứu Châu Âu, người giúp tổ chức hội nghị nầy đã tuyên bố : “ Chúng ta phải thừa nhận rằng Phi Châu đã biết đến một sự giảm sút về sản xuất nông nghiệp vốn cần phải được xem xét khẩn cấp”. Ông tuyên bố rằng diễn đàn nầy, trong đó có cả những chủ doanh nghiệp cũng tham dự, phải hình dung khả năng rút ích lợi từ các nhà đầu tư vào lãnh vực nông nghiệp để biến Phi Châu thành một châu lục tự túc và một nhà cung cấp lương thực cho toàn hành tinh nầy. Phó thủ tướng thứ hai của Uganda,Hajj Kirunda Kivejinja đã tuyên bố rằng nước ông có rất nhiều tài nguyên chưa được khai thác trong lãnh vực nông nghiệp, điều nầy có thể hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài :” Nếu các Vị nhìn những khuyến khích dành cho những đầu tư vảo lãnh vực nông nghiệp,và dưới cái nhìn nầy của chính phủ, đi đơi với những công nghệ mới được phát triển bởi tổ chức quốc gia nghiên cứu nông nghiệp, các nguồn địa phương về nước và sự tăng trưởng thị trường nông nghiệp,thì Uganda có thể dùng làm kiểu mẫu cho những quốc gia Phi Châu khác”. Phí tổng thống Kirunda cũng đã tuyên bố rằng thật vô lý là, trong khi con số những người bị suy dinh dưỡng giảm ở Trung Quốc, thì lại tăng ở Châu Phi hạ Sahara. Bà bộ trưởng nông nghie765p Uganda Hope Mwesigye tuyên bố rằng chính phủ bà quyết tâm tăng mức sản xuất lương thực trong năm năm tới để làm cho Uganda tự túc và là một nhà cung vấp lương thực cho toàn vùng nầy. Ở Uganda, canh tác chủ yếu là sắn,khoai lang, luá mạch,cao lương, các loại đậu và đậu phụng.

 

KHI MẠC THƯỢNG HỘI ĐỒNG, ĐỨC THÁNH CHA THÚC GIỤC TẤN CÔNG “CÁC VỊ THẦN GIẢ DỐI”

(CWNews 11.10) Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã khai mạc Thượng Hội Đồng Các Giám Mục về Trung Đông vào ngày 11.10 với một bài diễn văm,trong đó Người nói rằng một Giáo Hội đầy sinh lực và tông truyền trong vùng đó phải chiến đấu chống lại ‘các thần giả dối” như là chủ nghĩa tư bản bóc lột, chủ nghĩa khủng bố, lạm dụng ma túy và những tấn kích cơ chế hôn nhân. Các Kitô hữu phải đấu tranh chống lại những thần giả dối nầy,vì Phúc Âm và vì hạnh phúc của loài người. Đức Thánh Cha chỉ rõ lịch sử của Giáo Hội thời đâu, khi “máu các đấng tử vì đạo” làm chứng cho chân lý sứ điệp của Chúa Kitô và vạch trần các thần giả dối, cuối cùng đã làm cho những kẻ áp bức họ phải trở nên yếu kém. Ngày nay cũng vậy,thế giới cần đến chứng từ anh hùng ấy. Phát biểu về chủ nghĩa tư bản, Đức Thánh Cha nói rõ rằng Người có ý muốn tố cáo phương pháp tiếp cận nầy vốn nhào nặn theo ý những hệ thống kinh tế, sao cho “chúng không còn là những sự vật của con người nữa,mà đã trở thành một sức mạnh vô danh mà con người phục vụ”. Ý thức hệ chủ nghĩa khủng bố - Đức Thành Cha nói – “không dinh dáng gì với Thiên Chúa và thay vì thế, có môi điều với các thần giả dối phải bị vạch mặt”. Ma túy “giống như một con thú dữ ngấu nghiến”. Và xã hội bị đặt vào vòng hiểm nguy do “những hình thức chào hàng bởi công luận ngày nay,mà với nó các giá trị như hôn nhân chẳng là gì cả và đức khiết tịnh không còn là một nhân đức nữa,v..v..”. Đức Thánh Cha phó thác Thượng Hội Đồng nầy cho sự phù trì che chở của Đức Trinh Nữ Maria,Mẹ Thiên Chúa. Khi làm như vậy, Đức Thánh Cha dùng tước hiệu “Theotokos”, là từ dùng chung trong các Giáo Hội phương Đông. Đức Thánh Cha nhận xét : Đây là một “tước hiệu táo bạo”, liên tưởng tới “cuộc mạo hiểm nầy của Thiên Chúa”, Đấng nhập thể bởi một phụ nữ. Cuộc tụ họp chưa từng có các nhà lãnh đạo các Giáo Hội phương Đông nầy, - Đức Thánh Cha nhận định – “chứng minh cho thấy sự quan tâm của toàn Giáo Hội đối với phần qúy giá và yêu mến nầy của dân Chúa đang sinh sống trong Thánh Địa và toàn bộ Trung Đông”. Vùng ấy đang được quan tâm đặc biệt, vì đó là “cái nôi của kế hoạch phổ quát ơn cứu độ”. Ơn cứu độ nầy có được nhờ Chúa Giêsu Kitô, được ban cho mọi người,”nhưng nó đi qua một trung gian lịch sử đặc thù : sự trung gian của dân tộc Israel,và tiếp túc trở thành dân của Chúa Giêsu Kitô và của Giáo Hội”.

 

THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC CHỈ TRÍCH K HOCH CA ISRAEL BT TH TRUNG THÀNH VI NHÀ NƯỚC DO THÁI ĐỂ THÀNH CÔNG DÂN

(CWNews 11.10) Trong phiên khai mc Thượng Hi Đồng v Trung Đông ngày 11.10, hai v giáo phm là ĐGM Công giáo Marônit,Bechara Rai giáo phn Jbeil,Liban và Thượng ph Antonios Naguib giáo hi Công giáo Cp, đã ch trích mt đề xut mi ca chính ph Israel, mun buc các công dân mi phi th tring thành vi “nhà nước Do Thái và dân ch”. Các Ngài nhn định rng mt li th như thế s định nghĩa Israel là mt nhà nước “theo giáo phái” trong đó Kitô hu s là “nhng công dân hng hai” và là “mt mâu thun quy mô ln”, vì mt nhà nước dân ch thì không đòi hi mt li th như vy. Điu ny không thích hp c hai phương din, vì Israel thường t coi mình là nhà nước dân ch duy nht Trung Đông.

 

NHÀ LÃNH ĐẠO ANH GIÁO BẮT ĐẦU ‘SỨ MỆNH THIỆN CHÍ” Ở ẤN ĐỘ

 (UCAN 11.10) Người đứng đầu giáo hội Anh giáo,TGM Rowan Douglas William giáo phận Canterbury, đã khởi sự “sứ mệnh thiện chí” kéo dài 16 ngày tới Ấn Độ vào ngày 09.10, với một chuyến thăm viếng trụ sở các nũ tu Dòng Thừa Sai Bác Ái ở Calcutta. Ngài cho biết Ngài viếng thăm Calcutta đầu tiên, vì Chân Phước Têrêxa Calcutta đã là nguồn cảm hứng lớn lao cho Ngài. Ngài cũng muốn nhìn thấy các trẻ em trong các nhà của Dòng, nhất là trong dịp kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của Mẹ Têrêxa. Mẹ bề trên cả Mary Prema cháo mừng vị TGM Anh giáo với một vòng hoa anh dương và trắng,những màu của thương hiệu y phục (sari) của nữ tu. Các nữ tu hát các bản hát,gồm cả Kinh Hoà Bình của Thánh Phanxicô Atxidi. TGM Williams thắp một cây nến trên mộ Mẹ Têrêxa và sau đó ca tụng việc phục vụ tận hiến trên toàn thế giới của các nữ tu của Mẹ. Ngài cũng thăm căn phòng của Mẹ Têrêxa. Vị TGM sau đó đi thăm triển lãm những vật dụng cá nhân của Mẹ Têrêxa, gồm cả đôi dép bị mòn vẹt của Mẹ, túi xách bằng vải, y phục rách được mạng lại, nhật ký, những bài viết và máu di vật. Ngài cũng trải qua một giờ tại nhà trẻ Shishu Bhavan do các nữ tu điều Thừa Sai Bác Ái hành gần đó. Soeur Pream ở trong số những khách mời dự buổi phụng vụ tạ ơn ngày 10.10 tại Nhà thờ chính toà Thánh Phaolô thuộc Giáo Hội Bắc Ấn để đánh dấu Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Các Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ và thành lập địa phận Tin Lành nầy ở Calcutta vào năm 1814. Trong bài giảng lễ, TGM Williams thúc giục dân chúng sống đức tin của họ để hình thành một cộng đồng nơi những kẻ dễ bị tổn thương sống an toàn và trẻ em được giáo dục.

 

HÀN QUỐC : DIỄU HÀNH VÌ “TÔN TRỌNG SỰ SỐNG “  VÀ CHẮM SÓC Y TẾ CHO NGƯỜI NGHÈO

 (AsiaNews 11.10) Hơn 600 người tham gia cuộc đi bộ ngày 10.10 để đánh dấu kết thúc một tuần lễ các hoạt động do Trung Tâm Y Khoa Công Giáo (CMC) ở Seoul tổ chức,nhằm ủng hộ Qũy Tôn Trọng Sự Sống. Trong một nền văn hoá mà y học có xu hướng tập chí nhiều vào khám phá khoa học hơn là vào bệnh nhân, thì Qũy nầy, do CMC thành lập, tìm mọi cách để gây ý thức về sức khoẻ của người cao tuổi và người nghèo và vận động dân chúng,nhất là những người làm nghề y,phát huy một nền văn hoá sự sống. Trong chiến dịch gây qũy kéo dài 1 tuần, các tình nguyện viên của CMC dựng những lều thông tin đối diện với các bệnh viện chính ở Seoul và tổ chức các sự kiện khác nhau, gồm cả một triển lãm ảnh và thuyết trình y khoa. Các qũy quyên góp được sẽ dành cho một bệnh viên 100 giường cho người nghèo và huấn luyện nhân sự y tế. Cha Remingo Lee Dong Ik nói :” Ngay từ đầu, CMC đã nhận được nrất nhiều đóng góp từ dân thường. Với số tiền nầy, đã có thể giúp người nghèo và người bị bỏ rơi” Ngài nói :” Một sáng kiến như thế đem cho CMC cơ hội quay lại với những lý tưởng của những năm tháng đầu, tận tâm cho những người không có phương tiện tài chính và truyền cho họ sức mạnh của Chúa Giêsu Kitô, Đấng là thầy thuốc tuyệt vời đích thực”.Năm 1936,một nhóm tín hữu Công giáo đã sáng lập CMC ở Seoul để đem chăm sóc y tế miễn phí cho các gia đình nghèo, người cao tuổi và người bị bỏ rợi. Trong những năm đầu, CMC có một bệnh viện với 15 bác sĩ và 24 giường. Qua những quà tặng từ tín hữu Công giáo khắp nước, CMC đã xây được một trong những mạng bệnh viện quan trọng nhất ở Hàn Quốc với 8 bệnh viện,một khoa ý và một trường cao đẳng điều dưỡng.

 

GIÁO PHẬN QUANG DU ,TRUNG QUỐC,DẤN THÂN MỞ DẠY GIÁO LÝ CHO NGƯỜI KHIẾM THÍNH.

(Fides 12.10) “Đức tin đã mang lại cho tôi an bình và hạnh phúc. Giáo Hội như một gia đình hợp nhất, chúng tôi yêu thương nhau. Tôi rất hạnh phúc vì có thể trở thành một thành viên của gia đình nầy”. Đó là một lời chia sẻ được diễn tả qua cử chỉ,do một trong những tân tòng câm điếc trong cuộc gặp gỡ trao đổi Khoá Giáo Lý dành cho những người câm điếc giáo phận Quang Du. Theo tin nhận được, khoảng 150 tân tòng, dự tòng hoặc câm điếc,linh mục, nữ tu,giáo lý viên cũng như hai người dạy ngôn ngữ ký hiệu để liên lạc giao tiếp với những người câm điếc, đã tham dự vào buổi họp nầy diễn ra ngày 03.10 tại nhà thờ chính toà giáo phận. Từ năm 2007, giáo phận Quang Du đã bắt đầu xúc tiền việc dạy giáo lý và rao giảng Phúc Âm cho người câm điếc, để đem tình yêu Thiên Chúa cho mọi người. Tính đến nay, khoảng 40 người câm điếc đã tham dự đều đặn các khoá giáo lý; 23 người đã được rửa tội và 7 trong số đó đã chia sẻ kinh nghiệm. Trong những người tham dự, 16 người câm điếc đã lập tức ghi tên khoá mới. Giáo phận Quang Du là một cộng đồng rất tích cực trong công tác mục vụ và truyền giáo, như các nữ tu dòng Nữ Tu Thánh Têrêxa của giáo phận cho thấy, những cộng đoàn tiềp tục gia tăng về con số và luôn dấn thân truyền giáo.

 

ĐỨC HỒNG Y NƯỚC SUDAN THOÁT ÂM MƯU ÁM SÁT

(CWNews 13.10) Theo tin của Radio Công giáo Sudan : ĐHY Gariel Zubeir Wako giáo phận Khartoum đã thoát khỏi một âm mưu ám sát vào ngày 10,10 đang khi dâng Thánh Lễ. Trong Thánh Lễ, một người cầm một  con dao găm chạy về phía Đức hồng y. Chủ sự nghi lễ của Đức hồng y đã tóm bắt được người nầy và giật con dao găm của y. Đức hồng y không bị thương,còn tên mưu sát Hamdan Mohamed Abdurrahman hiện bị cảnh sát bắt giam.

 

KITÔ HỮU AI CẬP CHỊU ĐỰNG SỰ BẤT BAO DUNG NGÀY CÀNG TĂNG TỪ TÍN ĐỒ HỒI GIÁO

(CWNews 13.10) Theo hãng Reuters: dù không phải đối mặt với đe doạ hằng ngày bị giết vì đức tin của họ, các Kitô hữu ở Ai Cập đang phải chịu sự bất bao dung ngày càng tăng. Một cháu gái Kitô hữu nói :” Trên đường phố, cháu cảm thấy sự phân biệt đối xử khi một Kitô hữu đi gần rồi một người theo đạo Hồi nói “cầu Chúa tha cho tôi” (vì tội lỗi tôi nhìn thấy trước mặt tôi)”. Ông bố của cô bé nói thêm :” Chúng tôi đã không hề nghe chiêu bài nầy cho tới cách nay 15 – 20 năm, khi những khẩu hiệu tôn giáo xuất hiện vì những lý do chính trị. Đến nay, tín đồ Hồi giáo ôn hoà có vẻ vẫn chiếm đa số,nhưng cầu Chúa gìn giữ chúng tôi, vì các điều kiên kinh tế đang xấu đi và những người cực đoan đem tiền cho dân chúng để theo chúng”. 10% dân số Ai Cập là Kitô hữu; đa số các Kitô hữu thuọc Giáo Hội chính thống Cốp phương Đông đã  chấm dứt hiệp thông với Toà Thánh tiếp sau Công Đồng Chalcedon năm 451. Theo thống kê của Vatican, 0,3% trong số 77,6 triệu dân Ái Cập là Công giáo

 

SINH RA MỘT CHÁU BÉ, LÀ PHÔI THAI ĐÔNG LẠNH TỪ 20 NĂM

(Génétique 13.10) Ở Hoa Kỳ.một bé trai đã sinh ra vào tháng 05.2010 sau khi được cho đông lạnh gần 20 năm dưới dạng phôi nhi. Theo tạp chí Sinh Sản và Hiếm Muộn, đây là lần đầu tiên một phôi thai được đông lạnh một thời gian lâu đến vậy phát triển thành công. Bà mẹ,42 tuổi, được điều trị từ 10 năm qua tại Viện Jones về Y Học Sinh Sản của trường y Đông Virginia ở Norfolk. Phôi thai nầy, được chuyển sang vào 19 năm bảy tháng tuổi, từ một cặp vợ chồng muốn giữ kín danh tính.

 

BẮT ĐẦU THỬ NGHIỆM VỚI TẾ BÀO GỐC PHÔI NGƯỜI

(Génétique 13.10) Hãng công nghệ sinh học Hoa Kỳ Geron Corporation đã thống báo hôm 11.10.2010, rằng cuộc thử nghiệm lâm sàng đầu tiên giai đoạn I với tế bào gốc phôi người đã bắt đầu. Một bệnh nhân bị liệt một phần tiếp sau chấn thương tủy sống, được bơm hàng triệu tề bào gốc. Mục đích của thử nghiệm giai đoạn I nầy là kiểm tra dung sai với các tế bào nầy và xem chúng có thể tái sinh những tế bào thần kinh bị hư hại và giúp người nầy tìm lại cảm giác và cử động chăng. Đây là một trong bảy trung tân tuyển mộ các bệnh nhân cho cuộc nghiên cứu nầy ở Hoa Kỳ. Tiến sĩ Thomas Okarma,Tổng giám đốc Hãng Geron, nhấn mạnh trong một thông cáo :” Bước đầu thử nghiệm lâm sàng GRNOPC1 nầy là một chặng đường quan trọng cho việc điều trị cin người dựa trên các tề bào gốc phôi”. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và sử dụng các tế bào gốc phôi người không phải là không đặt ra những vấn đề đạo đức nghiêm trọng. Việc tài trợ công cho nghiên cứu trên phôi người ở Hoa Kỳ gây rất nhiều tranh cãi. Việc khám phá các tế bào trưởng thành có cùng những đặc tính như các tế bào gốc phôi [vd: tế bào da, máu cuống rốn. ND]  phép tránh được những vần đề đạo đức học nầy

 

RƯỢU LỄ ÚC CHO CÁC THÁNH LỄ VIỆT NAM

(CathNews 13.10) Hãng rượu vang Dòng Tên Sevenhill Cellars ở Nam Úc đã đàm phán một thoả thuận nhằm cung cấp rượu lễ cho toàn Việt Nam. Liên Hiệp Các Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam đang tìm cách để khắc phục giá cao và sự khan hiếm của rượu lễ cho hơn 3.000 cộng đoàn. Có hơn 15.000 tu sĩ là thành viên của 180 cộng đoàn dòng tu được công nhận ở Việt Nam. “Điều nầy đáp ứng nhu cầu bức thiết với chúng tôi, ở Việt Nam”, Cha Dòng Tên Tôma Vũ Quang Trung, người đứng đầu LHCBTTC cho biết. Nguyên bề trên giám tỉnh Dòng Tên ở Việt Nam nói thêm :” Giá rượu lễ đã tăng mạnh trong hai năm qua do hai nhân tố: Vatican thôi trợ cấp nâng đỡ việc mua rượu lễ của chúng tôi và việc áp thuế rượu mới đây của chính phủ”. Ngài cho biết :”Một chai rượu lễ bán lẽ 25 USD” (gần 500.000 VN$). Theo thoả thuận, Sevenhill Cellars sẽ cung cấp rượu lễ cho tất cả các cộng đoàn dòng tu và sẽ liên kết với các cộng đoàn để phân phối theo giá thấp nhất có thể. TGM SevenHill Cellars,Neville Rowe nói :” Với sự hợp tác của LHCBTTVC, chúng tôi có thể bù vào giá cả sao cho chúng tôi có thể giúp các cộng đoàn nầy tiết kiệm.Chúng tôi làm điều tương tự với các giáo phận và dòng tu trên toàn Châu Á – Thái Bình Dương và chúng tôi hài lòng vì được phục vụ các tu sĩ ở Việt Nam”. Rowe nói thêm :” Sevenhill là vuờn nho để chế tạo rượu vang cuối cùng còn lại của Dòng Tên trên thế giới. Trong các quốc gia Châu Á, ơi ít sản xuất rượu nho và giá cả nhập khẩn rượu nho rất cao, chúng tôi có thể đưa ra một dịch vụ cho Giáo Hội nầy vốn đi đúng sứ mệnh làm hãng rượu vang của chúng tôi”.

do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ

                                                                                                              


 


Về Trang Mục Lục