Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 10.10 ĐẾN 16.10.2010 – CUỐI TUẦN)

 

Thượng Hội Đồng Giám Mục Về Trung Đông, - được coi là “có tính tiên tri” nầy -  đã đi được một nửa chặng đường và biết bao vấn đề được đặt ra,cấp bách. Tất cả thế giới đều hướng về hội nghị nầy và chờ đợi những giải pháp cho các vấn đề nóng bỏng ở Trung Đông,nhất là liên quan đến các tôn giáo. BTGH muốn nhân đây giới thiệu các tin giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về tình hình tôn giáo tại vùng “thung lũng nước mắt” nầy.

 

THÁNH ĐỊA : THƯỢNG PHỤ FOUAD TWAL GỢI LÊN MỘT GIÁO HỘI NÚI CAN-VÊ

(ZENIT 13.10) Thượng phụ Giêrusalem nghi lễ la-tinh,Fouad Twal,than phiền : Cộng đồng Kitô giáo ở Thánh Địa – chưa đến 2% dân số - “phải chịu bạo lực và bất ổn: đó là một Giáo Hội Núi Can-Vê”. Trong phiên họp chung thứ 4, Đức thượng phụ đã mời gọi tín hữu hãy giúp đỡ các cộng đoàn ở Thánh Địa bằng lời cầu nguyện và bằng sự đoàn kết, để tránh “không trở thành một bảo tàng lộ thiên lớn”. Ngài nói :” Giáo Hội Mẹ ở Giêrusalem do vậy phải là đối tượng lòng yêu mến,cầu nguyện và chú tâm của toàn Giáo Hội,của tất cả mọi giám mục,linh mục và tín hữu Dân Chúa. Im lặng vì sợ hãi trước tình trạng bi thảm nầy mà các Vị biết  rõ,sẽ là một tội quên sót”. Kitô hữu ở trong các quốc gia Hồi giáo bị kết án biến mất hoặc sống lưu đày.Trong ngày làm việc thứ hai nầy, nhiều vị giáo phẩm khác tố giác tình hình đáng báo động của các Kitô hữu ở Trung Đông. Đức TGM giáo phận Mosul (Iraq) Công giáo Syri,Basile Casmoussa, nêu lên một thiểu số Kitô hữu điêu tàn vì di cư dồn dập, vì những làn sóng khủng bố, song cũng còn vì số sinh đẻ giảm sút đáng báo động nơi các Kitô hữu,trước tỷ lệ sinh suất luôn phồn thịnh của người Hồi, chưa kể “sự kết án bất công chống lại các Kitô hữu,cho rằng họ là những toán quân được Phương Tây ‘Kitô giáo’ thuê hoặc xỏ mũi và vì thế bị coi như thứ ăn bám”. “Có mặt và hoạt động ở đây,trước Hồi giáo rất lâu, nhưng các Kitô hữu “cảm thấy không được hoan nghênh trong chính đất của mình, vốn ngày càng trở thành một “nhà dành riêng cho Hồi giáo”[Dar el-islam]. Ngài tố giác:  ”Phương Tây cũng chẳng hiền lành gì : từ ngữ “Kitô hữu” chỉ gợi lên bao nhiêu với họ chiều kích tôn giáo và hầu như không bao giờ gợi lên khía cạnh xã hội của nhóm người bị tổn thương trong các quyền căn bản của mình,trong căn tính văn hoá,trong của cải,trong đời sống, do đạo của mình”.   

 

CÁC HỌC GIẢ HỒI GIÁO: TRUNG ĐÔNG CẦN CÁC KITÔ HỮU

 (CNS 15.10) Hai học giả theo đạo Hồi,một thuộc phái Su-ni và một là Si-ai, nói tại Thượng Hội Đồng Các Giám Mục về Trung Đông,rằng Hồi giáo cổ vũ tôn trọng các Kitô hữu và tín đồ Do Thái giáo và rằng toàn Trung Đông sẽ nên tồi tệ nếy các Kitô hữu biến mất khỏi vùng nầy. Muhammad al-Sammak, cố vấn của đại giáo sĩ ở Liban và là thư ký uỷ ban đối thoại Kitô giáo - Hồi giáo Liban,nói rằng các Kitô hữu không phải là những người duy nhất ở Trung Đông chịu đau khổ và họ không phải là những thành phần dân chúng  duy nhất muốn di cư. Đồng thời, ông nói rằng “hiện tượng mới và bất ngờ về việc các Kitô hữu bị nhắm tới vỉ đức tin của họ, là rất nguy hiểm và không chỉ đối với các Kitô hữu mà thôi. Với việc tấn công các Kitô hữu, những người theo đạo Hồi sai lầm trong suy nghĩ và hành động, cực đoan, bị thao túng lôi kéo về mặt chính trị đang xé nát kết cầu các xã hội ở Trung Đông,nơi tín đồ DoThái giáo,Kitô hữu và tín đồ Hồi giáo sống bên nhau từ nhiều thế kỷ qua. Ông nói “Họ đang cho thấy “Hồi giáo trong một ánh sáng khác hơn là ánh sáng nó phản ánh thực sự” và hành động chống lại một trong những giáo huấn căn bản của Hồi giáo : lời dạy rằng những dị biệt giữa con người là theo ý định của Thiên Chúa và là một phần ý Thiên Chúa đối với nhân loại. Kitô hữu di cư sẽ khiến cho những người Ả Rập kó lòng sống trọn căn tính của họ. Ông hy vọng Thượng Hội Đồng nầy sẽ là một cái gì đó hơn là tiếng kêu than của Kitô hữu đang chịu đau khổ vọng lên từ thung lũng đau khổ nầy là Trung Đông. Ông hy vọng Thượng Hội Đồng nầy sẽ đánh dấu sự khởi đầu “sự hợp tác Hồi giáo – Kitô giáo vốn có thể bảo vệ các Kitô hữu và bảo vệ các quan hệ Hồi giáo – Kitô giáo, sao cho vùng Đông phương nầy – nơi Thiên Chúa mạc khải - sẽ mãi xứng đáng giơ cao ngọn cờ đức tin, đức ái và hoà bình cho chính mình và cho toàn thế giới”. Ayatollah Mohaghegh Damad,giáo sư tại đại học Shahid Behesthi ở Teheran, nói quan điểm của Coran về các quan hệ Hồi giáo – Kitô giáo là một trong “tình hữu nghị,tôn trọng và hiểu biết lẫn nau”, cho dù đã có những thời khắc đen tối trong mối quan hể hơn 1.400 năm qua. Tuy nhiên,”những hành vi bất hợp pháp của một số cá  nhân và tổ chức” kgông nên bị gán cho tôn giáo mà họ thuộc về. Ông nói : Ở Iran và ở hầu hết các quốc gia Hồi giáo,”các Kitô hữu sống bên cạnh nhau trong hoà bình với huynh đệ Hồi giáo của họ. Tất cả họ đều hưởng những quyền như mọi công dân khác và thực hành đạo của họ một cách tự do”. Ông nói rằng các nhà lãnh đạo của mọi tôn giáo phải nhận ra rằng dân của họ không còn sống tách rời khỏi tín đồ các tín ngưỡng khác và họ có bổn phận phải giú tín đồ của mình hiểu sự kính trọng phải có đối với tha nhân. Lý tưởng  – theo Ông – “ sẽ làm nhà nước nơi tín đồ của bất cứ tôn giáo nào cũng được tự do và không có bất kỳ e ngại,sợ hãi và nghĩa vụ nào,cũng có thể sống theo các nguyên tắc và mô thức  các tập tục và truyền thống của riêng họ. Quyền nầy,vốn được thừa nhận trên toàn thế giới, thực tế phải được các quốc gia và các cộng đồng thực thi”.  Gặp gỡ các nhà báo trước khi phát biểu tại Thượng Hội Đồng, hai học giả Hồi giaó nầy đã trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến tự do thờ phương và tự do lương tân trong các quốc gia đa số theo đạo Hồi. Al-Sammak cho biết thực hành cũ của đạo Hồi phạt nghiêm những tín đồ Hồi giáo cải đạo, là một di sản từ một thời “khi mà thay đổi đạo đồng nghĩa là theo kẻ thù. Việc đó bị phạt như một hành vi phản bội”. Trong khi một số tín đồ Hồi giáo ngày nay nghĩ rằng những người cải đạo nên bị phạt, Ông nói “nguyên tắc vàng” của Hồi giáo là ‘không được cưỡng bách trong tôn giáo, đó là những gì Coran nói”. Ayatollah thì nói :” Bạn tự do chọn bất kỳ tôn giáo nào trong tâm hồn bạn,vì tôn giáo là một vấn đề rất,rất riêng tư với mọi người,nhưng cải đạo muốn nói một điều gì khác hơn”. Khi các ký giả muốn ông nói rõ hơn, Sayatollah công kai loan báo rằnh bạn sẽ không còn là một thành viên thuộc nhóm niềm tin nguyên thủy,là một hành vi ‘tuyên truyền” không thể chấp nhận được. Al-Sammak cũng cho biết rằng sự di cư của các Kitô hữu khỏi Trung Đông là một biểu hiện “thiếu dân chủ,thiếu tự do” trong khu vực nầy và không xuất phát từ áp lực có động cơ tôn giáo từ phía tín đồ Hồi giáo. Về tình hình ở Iraq, ông nói : “Các Kitô hữu ở Iraq không – tôi xin nhấn mạnh là ‘không’ phải là thành phần của cuộc xung đột nầy [giữa hai phe Su-ni và Si-ai],nhưng họ bị dính vào giữa cuộc xung đột và họ phải trả giá đắt cho điều đó”. Ngoài ra, trong khi “các Kitô hữu ở Iraq không dính dáng gì tới việc xâm chiếm [của Hoa Kỳ], họ đã không kêu người Mỹ tới Iraq,họ đã không yêu cầu người Mỹ bảo vệ, nhưng thỉnh thoảng lại bị đối xử như thể họ là thành phần việc Mỹ xâm chiếm Iraq vậy”.

 

TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỜI SỐNG TU VIỆN ĐỐI VỚI SỰ CANH TÂN CÁC GIÁO HỘI PHƯƠNG ĐÔNG

 (ZENIT 14.10) Với ân hận và cay đắng, ĐGM Ramzi Garmou,TGM Teheran Công Giáo Can-đê và là chủ tịch HĐGM Iran, đã nhận định rằng “các tu viện đời sống chiêm niệm” gần như đã biến mất khỏi các Giáo Hội phương Đông. Ngài lớn tiếng thốt lên : “Một sự mất mát lớn dường bao! Thật đáng tiếc!”. Nài giải thích rằng hình thức sống nầy đã xuất hiện đầu tiên ở Phương Đông và khởi nguồn cho một sự mở rộng truyền giáo phi thường và một chứng từ đang khâm phục của các Giáo Hội chúng ta trong các thế kỷ đầu”, và nhắc lại rằng khi ấy các giám mục được chọn từ giữa các thầy dòng, vì đời sống thiêng liêng sâu xa và kinh nghiệm lớn lao của họ về ‘những sự của Chúa’. “Ngài nói thêm :” Kinh nghiệm hai ngàn năm của Giáo Hội xác nhận với chúng ta rằng linh hồn của sứ mệnh truyền giáo, chính là nhờ nó mà mọi hoạt động của Giáo Hội được sinh hoa kết trái dồi dào. Hơn nữa, tất cả những ai tham gia vào cuộc cải tổ Giáo Hội và yrả lại cho Giáo Hội vẻ đẹp nguyên tuyền và sự trẻ trung vĩnh cửu, chủ yếu là những người của cầu nguyện. Không pjải vô cớ mà Đức Chúa chúng ta mời gọi cúng ta cầu nguyện không ngơi”.

 

HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CÁC GIÁO PHÁI TRÊN CÁC GIÁO HỘI Ở TRUNG ĐÔNG

 (ZENIT 14.10) ĐGM Salim Sayegh, GM phụ tá Giêrusalem nghi lễ Latinh đã phàn nàn: Giáo Hội ở Trung Đông cũng bị các giáo phái đụng tới.Ngài giải thích :” Ở Jordanie, lấy ví dụ, có khoảng 50 giáo phái, trong đó 5 giáo phái có nhiều mục sư hoạt động hơn là tất cả các Giáo Hội Công giáo và chính thống cộng lại”. Nhiều tín hữu thực hành không được rao giảng Tin Mừng và họ trở thành cánh đồng cỏ mầu mở cho các giáo phái. Để khắc phục ảnh hưởng ngày càng tăng của họ, Ngài đã đề nghị với các linh mục đi thăm các gia đình và nhận phần trách nhiệm giải thích,bênh vực,gieo,sống và giúp sống đức tin Công giáo.

 

 DIỄN GIẢ DO THÁI GIÁO CẢNH BÁO THƯỢNG HỘI ĐỒNG CHỐNG LẠI SỰ THÙ NGHỊCH VỚI ISRAEL

(CWNews 13.10) Một đại diện Do Thái giáo nói trong bài diễn vă ngày 13.01 với Thượng Hội Đồng Giám Mục về Trung Đông : Những xung đột chính trị ở Trung Đông không được cản trở tiến bộ đạt được trong quan hệ giữa các Kitô hữu và tín đồ Do Thái giáo . Giáo sĩ David Rosen, giám đốc Uỷ Ban Do Thái Giáo Mỹ về những vấn đề liên tôn, nói những bước tiến trong đối thoại Công giáo – Do Thái giáo trong các thập kỷ vừa qua phải được công nhận như “một sự biến đổi may mắn của thời đại chúng ta”. Ông thúc giục  các Kitô hữu tiếp tục cuộc đối thoại ấy, mặc cho áp lựng của những căng thẳng chính trị. Mạnh mẽ bênh vực đường lối chính sách của Israel, - tương phản với những chỉ trích từ phía các diễn giả khác tại Thượng Hội Đồng – ông Rosen nhận định rằng trong khi các Kitô hữu trốn chạy khỏi các quốc gia khác trong vùng nầy, thì dân số Kitô hữu ở Israel tăng một cách ngoạn mục, với dóng người nhập cư từ Đông Âu và Thế giới thứ ba. Ông công nhận rằng các Kitô hữu sống trong lãnh thổ Palestine thường chịu đựng mũi dùi những biện pháp an ninh mà nhà nước Israel thấy buộc phải duy trì nhằm bảo vệ các công dân chống lại bạo lực triền miên. Ông nói rằng những lời phàn nàn về các biện pháp nầy là không thể iểu được, và chỉ gợi lên sự thù nghịch đối với dân tộc Do Thái. Ông cũng bênh vực một chính sách được Israel đề xuất, đòi buộc các công dân mới phải tuyên thệ trung thành với nhà nước Do Thái.

 

KHÔNG PHẢN ĐỐI CÁC LINH MỤC KẾT HÔN ĐỐI VỚI CÁC GIÁO HỘI PHƯƠNG ĐÔNG BẮC MỸ

 (CWNews 14.10) Phát biểu ngày 13.10 trong một cuộc họp báo từ Roma,nơi các ngài đang tham dự Thượng Hội Đồng về Trung Đông, các TGM giáo phận Detroit và Toronto nói các ngài không phản đối nếu các Giáo Hội Công giáo phương Đông chọn truyền chức linh mục cho những người nam đã kết hôn ở Bắc Mỹ. Mặc dù các giáo hội Công giáo Phương Đông cho phép đối với các linh mục đã kết hôn, chung chung họ triệt để tôn trọng thoả thuận từ lâu là không truyền chức linh mục cho những người đã kết hôn ở Bắc Mỹ, nhằm tránh xung đột với các láng giềng Công giáo La Mã. Các TGM nầy đồng ý rằng việc truyền chức linh mục cho người đã kết hôn sẽ không còn gây ra những xung khắc như thế ngày nay. Tuy nhiên, hai vị giáo phẩm nầy nói rằng các đồng sự của họ từ các giáo hội Phương Đông bị chia rẽ về tính chất thích hợp của việc truyền chức linh mục cho người đã kết hôn ở Mỹ.

 

ĐỐI THOẠI GIỮA CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO TÔN GIÁO VẪN TRÊN GIẤY TỜ

(The Catholic Herald 15.10) Tình hình các Kitô hữu ở phương Đông và sự hội nhập của họ vào đời sống dân sự,những cuộc tấn công vào các nhà thờ, đối thoại liên tôn ở cấp độ dân chúng : đó là một ít trong các chủ đề được đề cập trong cuộc trao đổi với ĐGM Joannes Zakaria,giáo phận Luxor Công Giáo Cộp,Ai Cập. ĐGM nói :” Các Kitô hữu ở Trung Đông, để bảo toàn đức tin và đời sống Kitô hữu của họ, phải đương đầu với những khó khăn to lớn trong đời sống xã hội và về việc làm.Nhưng ở Trung Đông,tuy không có bách hại theo đúng nghĩa, nhưng có những hình thức hạn chế đời sống Kitô hữu. Các Kitô hữu ở Trung Đông chỉ muốn sống đức tin của họ. Trước khi đi dự Thượng Hội Đồng, tôi đã đi thăm một số trong các giáo xứ của tô ợ vùng Thượng Ai Cập và tôi đã có những cuộc gặp gỡ với giáo dân. Họ xin tôi mang tiếng nói và hy vọng của họ tới Thượng Hội Đồng nầy, để cảm thấy họ là thành phần Giáo Hội hoàn vũ,Giáo Hội Công giáo trong toàn thế giới. Tôi hy vọng rằng sự hiệp thông giáo hội nầy sẽ trở thành một thực tại và rằng tất cả các Kitô hữu do vậy thành cùng một bó hoa đẹp đẽ”. Đáng tiếc, từ khi khởi sự cuộc đối thoại chính thức, chỉ có giữa các nhà lãnh đạo hoặc giữa những giai cấp cao của xã hội. Nhưng nay người ta cần đến một đối thoại giữa mọi công dân ở cấp độ của họ. Tôi có thể nói rằng,khi tôi đi thăm các giáo xứ của tôi, thì người theo đạo Hồi chào hỏi tôi ân cần. Đối thoại nầy đến một cách tự nhiên giữa những người Công giáo và Chính thống. Ý định của chúng tôi là xúc tiến đối thoại nầy. Quả thật, cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo, tôi phải thú nhận điều nầy, vẫn còn nằm trên giấy tờ. Ngược lại, chúng tôi cần phải đi trên đường phố,giữa những con người. Những người của chúng tôi, Kitô hữu và tín đồ Hồi giáo,không chỉ ở Ai Cập,mà trong toàn Trung Đông nói chung, là những người đơn sơ,tốt bụng,chừng mục, vì vậy mà chúng ta cần đến với họ”.

 

CÁC GIÁO PHẬN PHẢI LIÊN KẾT CHẶT CHẼ VỚI KITÔ HỮU TRUNG ĐÔNG

 (CNS 16.10) Đức TGM Thomas Collins giáo phận Toronto nói : Giáo Hội Công giáo toàn thế giới cần vươn tay tới các giáo hội ở Trung Đông và nên nguồn hy vọng cho dâ  chúng vùng nầy. Vị TGM gợi ý rằng các giám mục hãy tạo những địa phận kết nghĩa để cổ vũ và nâng đỡ nhau,cũng như vận động đi hành hương Trung Đông. Ngài nói trong bài diễn văn ngày 14.10 tại Thượng Hội Đồng :”Các giáo phận không thể tác động từ xa đến những nguyên nhân việc di cư,nhưng chúng ta có thể ủng hộ những sáng kiền địa phương nhằm tăng công ăn việc làm. Chỉ cần khuyến khích Kitô hữu từ khắp thế giới tham quan Trung Đông mặc cho những khó khăn, thì cũng sẽ làm lợi cho các cộng đồng sở tại cũng như xây xựng những liên hệ chặt chẽ đem hy vọng cho các Kitô hữu sinh sống ở đó”. Lập ra những giáo phận kết nghĩa là một cách để nâng đỡ Giáo Hội trong những phần khác nhau trên thế giới. Ngài nói :”mục tiêu số một là các Kitô hữu ở lại Trung Đông,chứ đừng rời bỏ đi”.

 

CÁC NGHỊ PHỤ THƯỢNG HỘI ĐỒNG MUỐN CÓ NGÀY CHUNG CHO LỄ PHỤC SINH

(CWNews 16.10)  Các giám mục tham dự Thượng Hội Đồng về Trung Đông đã bày tỏ quan tâm sâu sắc trong việc ấn định một ngày chung cho lễ Phục Sinh, đã được người Công giáo,Chính Thống và Kitô hữu cử hành cùng một thời gian. ĐGM William Shomali, GM phụ tá cho Thượng Pjụ Giêrusalem, nói rằng thoả thuận về một ngày chung cho lễ Phục Sinh sẽ là “một dấu hiệu tích cực đối với các Kitô hữu và cả những người ngoài Kitô giáo”, tjúc đẩy dự hiệp nhất giữa các tín hữu. CNS đưa tin rằng đề tài nầy không ngừng được nêu lên trong những buổi thảo luận mở. Kể từ cải tổ lịch của Đức giáo hoàng Grêgôriô XIII, Người Công giáo và Tin Lành cử hành lễ Phục Sinh theo một thời khoá biểu,trong khi các giáo hội Chính thống, sử dụng lịch Jules cũ, cử hành vào một ngày khác. Sự chênh lệch giữa các ngày lễ là một vấn nạn đặc biệt gây bực mình trong các quốc gia có đông Kitô hữu các giáo hội Phương Đông lẫn phương Tây - nhất là ở Trung Đông

 

 

+ + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + +

 

 

TÔN VINH HIỂN THÁNH CHO HAI VỊ THÁNH MỚI THỜI PHỤC HƯNG

(CWNews 14.10) Ngày 17.10, Đức Thánh Cha sẽ tôn vinh hiển thánh sáu tu sĩ, hai trong đó sống vào thế kỷ 15. Chân phước Stanislaw Soltys Kazimierczyk (1433 – 1489), một linh mục giáo phận Cracovie, gia nhập Kinh Viện Latêranô vào tuổi 23. Hạnh tử Đạo Roma phiên bản mới đây (2004), ghi tên Ngài vào danh sách các thánh và cá chân phước ngày 03.05, nhận định “được kích thích do bác ái mục vụ, ngài là một thừa tác viên mẫn cán của Lời Chúa,một bậc thầy về các vấn đề thiêng liêng và luôn tìm giải tội”. Đấng Đáng Kính Gioan-Phaolô II đã công nhận Ngài trong thờ kính phụng vụ năm 1993,khi chính thức phong ngài làm chân phước. Chân phước Camilla Battista Varano (1458 – 1524), một nhà văn thiêng liêng, được ghi vào danh sách các thánh và các chân phước ngày 31.05. “Vị nữ tu viện trưởng Dòng Clara nghèo khó nầy do thân phụ bà sáng lập, đã trải nghiệm những gian truân lớn lao và những an ủi huyèn nhiệm”. Đức Giáo Hoàng Grégoire XVI chính thức phong chân phước cho Bà vào năm 1843.

 

NGỪA TRÁNH THAI KHÔNG THỂ LÀ “MÔ THỨC MẶC ĐỊNH” CỦA HÔN NHÂN

 (CNA 14.10) ĐGM giáo phận Sacramento Jaime Soto nói rằng ý nghĩa của tình dục con người và các quan hệ “bị hiểu sai và lạm dụng”,vỉ ngừa tránh thai đã trở thành “mô thức mặc định của hôn nhân không bị tranh cãi”. Viết trong The Catholic Herald, tạp chí hai tháng một ký của giáo phận, ĐGM Soto nói việc xây dựng một nền văn hoá sự sống ‘còn hơn là một chương trình nghị sự chính trị”. Phúc âm sự sống có sức mạnh “biến đổi các tâm hồn và thói quen cũng như các luật lệ”. Ngài viết :” Một thói quen nắm giữ nhiều hôn nhân,là việc sử dụng các phương tiện ngừa tránh thai nhân tạo. Sự thịnh hành thực hành nầy bên trong và bên ngoài cộng đồng Công giáo đã biến ngừa tránh thai thành mô thức mặc định không bị tranh cãi của hôn nhân. Hậu quả là tình dục và những quan hệ bị hiểu sai và lạm dụng và mục đích thật sự của chúng bị đặt sai chỗ”. Ngài viết tiếp: “Thói quen nầy định hướng tâm hồn và tâm trí của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Hôn nhân không cón được hiểu như một giao ước tình yêu giữa một người nam và một người nữ tạo nên sự sống, vì sinh sản không còn được liên kết với giao hợp tình dục”. Ngài nói rằng trong tình hình nầy,nhiều người không thể hiểu vì sao một quan hệ tình dục giữa bất cứ hai người nào chăm sóc nhau lại không thể được gọi là một hôn nhân.

 

BẠO LỰC ĐỐI VỚI CÁC THIẾU NỮ KITÔ HỮU LÀ CHUYỆN THƯỜNG NGÀY Ở PAKISTAN

(CWNews 15.10) Trong quốc gia Hồi giáo Pakistan, theo lời Cha Kalid Rashid Asi,tổng đại diện giáo phận Faisalabad, baọ lực đối với các thiếu nữ Kitô hữu “phổ biến một cách đáng tiếc”. Lubna,12 tuổi, đi ra cửa hàng mua sữa,thì bị 5 thanh niên Hồi giáo dùng vũ lực ép và xe hơi,hãm hiếp và sát hại em. Kiran Nayyaz,13 tuổi, làm người giúp việc  trong một gia đình theo đạo Hồi, đã bị một nhân viên Hồi giáo khác hãm hiếp,mang bầu và nay dưới sự che chở của giáo phận. Cha tổng đại diện nói :”gia đình bị hoảng loạn và toàn cộng đòan Công giáo lo sợ bị trả thù,nhưng những trường hợp bạo lực như vậy thật không may là rất phổ biến”. Trong tháng 7,ba người theo đạo Hồi bắt cóc,tra tấn và hãm hiếp một thiếu nữ Kitô hữu 16 tuổi ở bang Punjab và một nhóm sinh viên theo đạo Hồi hãm hiếp một cháu gái 12 tuổi ở Rawalpindi. Một nguồn tin hãng Fides nói ;” Những giai đoạn bạo lực và lạm dụng các thiếu nữ Kitô hữu là chuyện thường ngày. Những kẻ bị nêu trên tin tức chỉ là chóp băng sơn”

 

PHI LUẬT TÂN : GIÁO HỘI CÔNG GIÁO XIN LỖI CÁC THỔ DÂN

 (ZENIT.15.10) GH.CG ở Phi Luật Tân thực hiện một hành vi xin lỗi đối với các thổ dân vì “những lỗi lầm đã phạm” trong quá khứ. Qua một nghi thức hòa giải theo tục lệ, tiếp theo đó là một Thánh Lễ, GH.CG cũng như các tuyên tín Kitô giáo khác muốn bày tỏ xự xin tha thứ”. Nghi thức hoà giải của thổ dân, tong-tongan - diễn ra ở Thành phố Baguio trong hai ngày 11 và 12.10. Được các bô lão thực hiện, nghi thức theo tập tục thở dân nầy khởi đầu bằng những thảo luậngiữa đại diện các Giáo Hội và đại diện các cộng đồng thổ dân. Các tổ chức bản địa, sau khi bày tỏ những đau buồn của họ (không bảo vệ quyền lợi, đất đai và căn tính văn hoá của họ), sau đó đã chấp nhận lời xin lỗi của đại diện các Giáo Hội, kết thúc sự hoà giải bằng một hiệp định hoà bình và trao đổi quà tượng trưng.

 

 CÁC CÔNG TỐ VIÊN ĐAN-MẠCH KẾT THÚC ĐIỀU TRA LẠM DỤNG: KHÔNG ĐƯA RA CÁO BUỘC NÀO

(CWNews 15.10)Các công tố viên ở Đan-Mạch đã hoàn tất việc rà soát lại những cáo buộc lạm dụng tình dục liên quan đến các linh  mục công giáo và đã quyết định chống lại các cáo buộc nài ép trong bất kỳ trường hợp nào trong các trường hợp họ điều tra. Các giới chức Giáo Hội Đan Mạch lưu ý rằng việc xét lại 31 trường hợp khác nhau, đã dẫn tới việc kết luận rằng trong một số trường hợp,việc khởi tố bị cả trở do quy chế các hạn chế,trong khi trong những trường hợp khác lại không đủ chứng cứ để bảo đảm truy tố hình sự.

 

ÚC : TÍN HỮU CÔNG GIÁO CHỐNG VIỆC ĐƯA RA LUẬT VỀ AN TỬ

 (ZENIT 13.10) Trong một tuyên bố với các giáo dân của Ngài ngày 07.10, Đức TGM giáo phận Melbourne,Denis Hart, đã cảnh báo chống lại một chiến dịch mới của quốc hội liên bang Úc nhăm hợp pháp hoá an tử.Ngài bày tỏ sự chống đối triệt để của người Công giáo đối với dự án luật nấy,nhắc lại rằng an tử “đi ngược với trợ giúp y khoa” và “tiêu biểu cho sự bỏ rơi người cao tuổi cho cái chết”. Ngài khẳng định :” Mỡi thề hệ co nhiều điều để dạy cho các thế hệ tiếp sau. Vì thế nó phải nghĩ về những chăm sóc đối với người già như là trả món nợ ân tình,biết ơn”. ĐGM Hart e ngại đằng sau chiến dịch nầy có một chiến lược nhằm bóp nghẹt việc lấy ý kiến quần chúng, những tranh luận và suy tư mà duy nhất chúng mới có thể cho phép đo lường hết các hậu quả của luật nầy. Luật nầy quả thật có thể đi tới chỗ bao hàm không chỉ những người bị bệnh ở giai đoạn cuối và với những đau đớn không thể chịu đựng nỗi, mà còn với những người chán nãn ngã lòng; những người không có khả năng đưa ra quyết định một cách tự do, kể cả với trẻ em nữa” và kể ra gương của Hà Lan.

 

THÔNG ĐIỆP GỬI F.A.O (TỔ CHỨC LƯƠNG NÔNG LHQ)

(VIS 16.10) Đức Thánh Cha đã sai gửu một thông điệp tới ngài Jacques Diouf,tổng giám đốc F.A.O nhân Ngày Thế Giới Lương Thực,năm nay có chủ đề “Hợp sức chống nghèo đói”. Đức Thánh Cha viết : Chủ đề nầy “nhắc nhở rằng tất cả, quốc gia và cá thể, các cơ chế quốc tế và xã hội dân sự, phải góp phần vào việc nêu ra tầm quan trọng đúng đắn cho lãnh vực nông nghiệp. Quyền có lương thực là một mục tiêu ưu tiên đối với nhân loại. Không những phải bảo đảm có đủ lương thực hằng ngày cho con người,mà cón phải triển khai tất cả mọi phương tiện cần thiết để ủng hộ việc sản xuất và phân phối đủ để bảo đảm quyền được có lương thực…. Nếu cộng đồng quốc tế muốn thật sự hợp sức chống nghèo đói, phải tiệt trừ nghèo khổ qua việc nghiêng về một phát triển đích thực, nghĩa là dựa trên ý thức sự hiệp nhất con người,cả hồn lẫn xác.  Đáng tiếc là ngày nay có một khuynh hướng nhằm hạn chế cái nhìn về phát triển theo các nhu cầu vật chất, nhất là với sự tiếp cận của cá thề với công nghệ. Nhưng sự phát triển thật sự không chỉ giới hạn ở những nhu cầu vật chất. Nó phải bao quát những giá trị cao hơn,như là tình bằng hữu, liên đới, công ích… FAO có bổn phận chủ yếu giải quyết vấn đề nạn đói trên thế giới,nhưng cũng phải đề xuất những sáng kiến với các quốc gia thành viên để đáp ứng yêu cầu lương thực ngày càng tăng. Những quốc gia nầy được kêu gọi cho và nhận theo khả năng và nhu cầu thực sự của họ. Do vậy cần có một cái đà mới về liên đới đạo đức,nhất là trong tương quan giữa các nước công nghiệp và các nước đang phát triển.

 

GIÁM MỤC ANH GIÁO TỪ CHỨC, GIA NHẬP GIÁO HẠT TÒNG NHÂN CÔNG GIÁO

(CWNews 16.10) Một giám mục Giáo Hội Anh giáo nước Anh, ĐGM John Broadhurst ở Fulham, đã thông báo dự định từ chức trước cuối năm nay và gia nhập một giáo hạt tòng nhân cho Anh giáo trong Giáo Hội Công giáo. Đây là vị giáo phẩm Anh giáo đầu tiên loan báo kế hoạch chấp nhận lời mời gọi của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI trong “Anglicanorum Coetibus”. Văn kiện của Đức giáo hoàng kêu gọi thành lập giáo hạt tòng nhân mới để phục vụ nhu cầu mục vụ của những tín đồ Anh giáo muốn duy trì các truyền thống của họ trong khi vẫn hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội La Mã. Phát biểu ngày 15.10 tại một hội nghị Forward in Faith (Tiến lên trong Đức tin), một tổ chức Anh giáo bảo thủ, ĐGM Broadhurst nói ngài sẽ gia nhập giáo hạy nầy ngay khi nó được lập ra. Hai giám mục Anh giáo khác, Andrew Burnham và Keith Netwon, có thể sẽ theo ngài.

 

PHONG CHÂN PHƯỚC VÀO NĂM TỚI CHO ĐỨC GIOAN-PHAOLÔ II?

(CWNews 16.10) Án phong chân phước cho Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã làm rõ một rào chắn nữa, với báo cáo mà các bác sĩ không giải thích được về một ca lành bệnh được gán cho ảnh hưởng của Người. Báo cáo nầy – mà Vatican chưa xác nhận – nói rằng hai bác sĩ được chỉ định xem xèt việc chữa lành nữ tu Maria Simon-Pierre, một nữ tu người Pháp đột ngột lành bệnh liệt rung (Parkinson),mà không thề giải thích tự nhiên được. Báo cáo từ hai bác sĩ sẽ được một uỷ ban đầy đủ nghe vào tháng 12. Nếu báo cáo là tích cực, thì Thánh Bộ Phong Thánh sẽ xét trường hợp nầy mà có thể xin Đức giáo hoàng Biển-Đức XVI chứng nhận việc chữa lành nầy là một phép lạ. Nếu các báo cáo chính xác và tiến trình tiếp tục mà không gặp trở ngại bất ngờ, thì Đức Thánh Cha có thể phê chuẩn phép lạ nầy vào đầu năm 2011, ấn định giai đoạn phong chân phước trước cuối năm sau.

 

Do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ

 

 


Về Trang Mục Lục