Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 17.10 ĐẾN 23.10.2010 – ĐẦU TUẦN)

 

GIỚI TRẺ NGÀY NAY ĐÃ ĐÁNH MẤT ‘TỪ VỰNG VỀ ĐẠO ĐỨC LUÂN LÝ”

(CPO Info 17.10) Ngày 15.10, phát biểu tại một hội nghị ở British Columbia,tại hội thảo chuyên đề ” Đức Tin torng khu vực công”,do giáo phận Victoria tài trợ, Đức TGM Charles Chaput giáo phận Denver quả quyết rằng tín hữu Công giáo ngày nay đã lơ là trong việc truyền đức tin cho thế hệ tương lai,dẫn đến việc giới trẻ đang đánh mất “từ vựng về đạo đức luân lý” của họ. Ngài mở đầu bài thuyết trình với việc thuật lại một câu chuyện ngắn nỗi tiếng của Shirley Jackson: “Xổ Số”. Câu chuyện của Jackson - xảy ra ở nông thôn Mỹ vào thập niên 1940 - tả lại câu chuyện một thị trấn nhỏ hằng năm quy tụ lại để cầu khẩn một sức mạnh vô danh ban cho dân chúng một vụ mùa ngũ cốc bội thu. Mỗi năm, hai thành viên lội một mảnh giấy từ một chiếc hộp bằng gỗ để xem ai là người sẽ bị chọn sát tế. Một bà mẹ cuối cùng đã rút phải miếng giấy đen báo điềm gỡ và bị cộng đồng nầy xử ném đá đến chết như một phần lễ nghi hằng năm. Suy tư về câu chuyện Jackson kể, Đức TGM Chaput nêu ra phân tích của giáo sư Kay Haugaard về việc giới trẻ trong giới học viện trong những thập kỷ qua đã phản ứng sôi nổi thấ nào vớu câu chuyện nầy với tranh luận và thảo luận trong lớp. Đức TGM lưu ý :” Bà giáo sư cho biết rằng vào những năm đầu thập niên 1970, các học sinh đã đọc câu chuyện nầy đã nói lên sự căm phẫn và bị sốc. câu chuyện nầy dẫn tới những đàm luận sôi nổi về những đề tài lớn – ý nghĩa của hy sinh và truyền thốbg; những nguy hiểm của tư duy nhóm và sự trung thành mù quáng với các lãnh đạo; những đòi hỏi của lương tâm và những hậu quả của tính hèn nhát”. Ngài nói :” Tuy vậy vào một thời điểm nào đó giữa thập niên 1990, các phản ứng bắt đầu thay đổi. Haugaard đã mô tả một thảo luận lớo mà - với tôi – còn gây xáo trộ hơn cả chính câu chuyện. Các học sinh không có gì để nói,ngoại trừ cho biết câu chuyện nầy làm chúng chán. Vì thế Haugaard hỏi chúng nghĩ gì về những người dân làng sát tế theo nghi lễ một trong những người của họ chỉ vì vụ thu hoạch”. Đức TGM nói tiếp :” Một học sinh, phát biều bằng giọng lý lẽ,lập luận rằng nhiều nền văn hoá có những truyền thống sát tế người. Một em khác nói rằng việc xử ném đá có thể là một phần của “một tôn giáo lâu đời” và vì thế có thể chấp nhận và có thể hiểu được”. Một học sinh khác phát biểu ý tưởng về “tính chất nhạy cảm đa văn hoá” và nói rằng cô học được trong nhà trường rằng nếu “đó là một phần văn hóa của một con người, thì chúng ta không được dạy để phán xét”. Đức TGM giải thích :” Tôi nghĩ về trải nghiệm của Haugaard với chuyện “Bắt Thăm” khi tôi đã sẵn sàng với buổi nói chuyện ngắn nầy. Nền văn hoá chúng ta đang dạy giáo lý mọi ngày. Nó làm giống như nước nhỏ giọt trên một hìn đá, ăn mòn những cảm giác luân lý đạo đức của dân chúng và để lại một lỗ nơi thường có những điều xác tín của họ”. Ngài nói thêm :” Trải nghiệm của Haugaard dạy chúng ta biết rằng không cần đến một thế hệ để cho việc dạy giáo lý nầy sản sinh ra một nhóm những người trưởng thành trẻ không có khả năng giữ một lập trường luân lý chống lại việc sát hại một phụ nữ trẻ theo nghi lễ”. “Không phải vì họ hèn nhát, mà vì họ đã đánh mất từ vựng đạo đức luân lý”. Ngài nhận xét :” Kitô hữu ở đất nước chúng tôi và ở đất nước các bạn – và nói chung là toàn phương Tây – đã làm một công việc kinh khủng là truyền đức tin của chúng ta cho con cháu của chúng ta và nói chung là chi nền văn hoá. Thay vì làm thay đổi văn hoá xung quanh ta, chúng ta Kitô hữu đạ tự để cho mình bị văn hoá thay đổi. Chúng ta đã thả hiệp quá dễ dàng. Chúng ta đói khát sau khi đã đồng hoá và ăn khớp. Và tring tiến trình nầy, chúng ta đã bị tẩy trắng và bị hấp thu bởi văn hoá được gửi đến để chúng ta làm cho nên thánh”. Ngài quả quyết :” Chúng ta cần thú nhận điều đó và chúng ta cần tập trung vào điều nầy. Với quá nhiều người tring chúng ta, Kitô giáo không phải là một quan hệ đạo làm con với Thiên Chúa hằng sống, mà là một thói quen và một sự thừa kế. Chúng ta đã trở thành nhạt nhẽo hững hờ trong các điều chúng ta tin và ngờ nghệch về thế giới. Chúng ta đã đáng mất nhiệt tâm Phúc âm. Và chúng ta đã lơ là với việc truyền đức tin chúng ta cho thế hệ kế tiếp”. Canh tân việc dạy Giáo Lý Công Giáo,vì thế, “không ăn nhập gì nhiều với kỹ thuật joặc l1y thuyết hoặc các kế hoạch…Vấn đề cốt lõi là liệu chính chúng ta thật sự tin chăng. Dạy giáo lý không phải là một nghề. Đó là một chiều kích đời sống làm môn đệ [Chúa Giêsu]. Nều đã là Kitô hữu, mỗi người chúng ta được kêu gọi làm thầy dạy và làm nhà truyền giáo”. Tuy nhiên - Đức TGM lưu ý – chúng ta không thể chia sẻ những gì mình không có…Nếu chúng ta lúng túnh về các giáo huấn Giáo Hộu hoặc nếu chúng ta bất đồng với các giáo huấn ấy, hoặc nếu chúng ta quyết định rằng chúng quả là quá gian khổ để sống theo,hay là quá khó để giải thích, tức là chúng ta đã tự đánh bại mình”. Ngài nhấn mạnh :” Chúng ta cần thục sự tin những gì chúng ta khẳng định là tin. Chúng ta cần chấm dứt ự xưng là “Công giáo” nếu chúng ta không cùng lập trường với Giáo Hội trong các giáo huấn của Giáo Hội.- tất cả mọi giáo huấn của Giáo Hội”. Trong phần kết luận, Đức TGM Chaput nói thêm rằng “nếu chúng ta thục sự là người Công giáo hoặc chí ít nếu chúng ta muốn là người Công giáo, thì chúng ta cần hành động giống như thế với vâng phục và nhuệt tâm trong nột ngọn lửa trong tâm hồn chúng ta đối với Chúa Giêsu Kitô.Thiên Chúa ban cho chúng ta đức tin để đem ra chia sẻ. Điều nầy đòi hỏi phải dũng cảm. Điều nầy đòi phải có một sự tự nguyện lột bỏ lòng kêu căng của chúng ta. Khi chúng ta làm được vậy, Giáo Hội sẽ mạnh mẽ. Khi chúng ta không làm, Giáo Hội trở nên suy yếu. Đơn giản có vậy”.

 

KITÔ HỮU TRUNG QUỐC BỊ CẤM THAN DỰ ĐẠI HỘI TIN LÀNH THẾ GIỚI

 (AsiaNews 17.10) Bắc Kinh đã ngăn cấm một phái đoàn khoảng 200 tín đồ Tin Lành đi đến Cape Town (Nam Phi) để dự Đại Hội Tin Lành Thế Giới lần thứ 3 về Rap Giảng Tin Mừng ở Lusanne, diễn ra cho đến 25.10. Họ đều là những giáo hội từ chối trở thành thành viên của Giáo Hội Tin Lành Yêu Nước, một tổ chức tôn giáo do nhà nuớc cầm đầu để quy tụ tất cả các giáo phái Tin Lành. Theo tin cho biết, trong hai tháng gần đây,công an đã cảnh báo họ đừng cố tham dự Đại Hội nầy và nhiều người trong họ đã bị ngăn cản rời đi,ngay cả dù họ có chiếu khán hợp lệ đi Nam Phi, trong khi những người khác bị dùng vũ lực buộc từ phi trường quay về lại nhà. Một số tín đồ bị tịch thu hộ chiếu;một số khác bị đe doạ và bị canh giữ. It  nhất một đại diện từ Nội Mông bị bắt giữ vì đã tổ chức những hoạt động tôn giáo “bất hợp pháp”. Hôm qua, các đại biểu đã gửi một thư mở tố cáo “sự vi phạm nghiêm trọng Hiến Pháp” và xâm phạm tự do tôn giáo các công dân Trung Quốc”. Julia Cameron, phụ trách quan hệ đối ngoại của Đại Hội, nói rằng Bà đã yêu cầu Bắc Kinh giải thích sự vắng mặt của các đại biểu người Trung Quốc nầy, nhưng không nhận được phúc đáp. Đây lẽ ra phải là lần đầu các giáo hội Trung Quốc tham dự một đại hội quốc tế kể từ 1949. Đại Hội Lausanne được tổ chức lần đầu vào năm 1974 ở Thụy Sĩ, theo sáng kiền của mục sư Billy Graham, là một trong những sự kiện quan trọng nhất của lịch sử Đạo Tin Lành gần đây. Đại Hội lần thứ 2 diễn ra ở Manila năm 1989. Cape Town chờ đợi hơn 2.000 lãnh đạo Tin Lành từ 200 quốc gia tham dự hợi nghị, vón sẽ thảo luận về mọi sự,từ việc rao giảng Tin Mừng cho đến đói nghèo,sự lây lan của Aids và sự bách hại đạo. Theo con số chính thức,có 23 triệu tín đồ Tin Lành ở Trung Quốc,nhưng các chuyên gia tin rằng con số nầy phải trên 100 triệu, vì đa số các cộng đoàn nầy từ chối ghi danh với tổ chức Kitô giáo chính thức của nhà nước. Tổ chức nầy tẩy chay Đại Hội,vì chỉ được mời với tư cách “quan sát viên”. Thực ra,các đại biểu phải gia nhập vào Công Ước Lausanne 1974, tuyên ngôn thật sự của các Kitô hữu Tin Lành. Ngay ở Manila 1989, ghế dành cho 200 đại biểu Tin Lành Trung Quốc đã bỏ trống. Sau 21 năm,Trung Quốc vẫn lờ đi việc chấp thuận cho hàng chục triệu Kitô hữu Trung Quốc và ghế để dành vẫn trống. Giáo Hội Công giáo cũng đã có kinh nhgiệm tương tự. Đức Gioan Phaolô II và Đức Biển Đức XVI đã mời các giám mục Trung Quốc dự các Thượng Hội Đồng 1998 và 2006,nhưng trong cả hai lần, chính quyền không cho phép họ đi.

 

GIÁO HỘI LUÔN LIÊN KẾT CHỐNG LẠI NẠN ĐÓI

 (CNA/EWTN News 17.10) Sự hợp tác quốc tế là cần thiết trong cuộc chiến nhằm hoàn tất “sự phát triển con người đích thực” và loại bỏ nạn đói trên thế giới. Đức Thánh Cha nói trong thông điệp hằng năm cho Ngày Lương Thực Thế Giới (17.10). Người cam đoan rằng Giáo Hội luôn sẵn sàng “và “không ngừng bắt tay” vào làm như thế. Trong thư gửi cho Tổng giám đốc Tổ Chức Lương Nông (FAO), Đức Thánh Cha nhắc lại “một trong những mục tiêu cấp bách đối với gia đình nhân loại : tự do khỏi nạn đói”. Người kêu gọi những sáng kiến hành động cụ thể “được thấm nhuần bác ái và được chân lý sáng soi” để bảo đảm rằng lương thực vốn sẵn có cho mọi người và mọi người có thể tiếp cận nó hằng ngày.  Bình luận về chủ đề năm nay “Liên kết chống nạn đói, Đức Thánh Cha nói muốn thật sự “liên kết” trong cuộc chiến chống lại nó, cũng phải vượt thắng nghèo đói với một chiến lược tạp chú vào “sự phát triển con người đích thực,dựa trên ý tưởng con người là một sự thống nhất về thân thể,linh hồn và tâm hồn”. Lưu ý khuynh hướng ngày nay là tập trung vào việc đáp ứng các nhu cầu vật chất của con người, Người nói rằng “phát triển đích thực” không chỉ là một vấn đề ai đó “có” gì,mà là “cũng phải đi theo những giá trị cao hơn về tình ái hữu,liên đới và công ích”. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng trong một cụm từ “tình ái hữu chân thật”, các cộng tác viên quốc tế phải cùng nhau làm việc để vượt qua được “những trở ngại của tư lợi” và loại trừ nạn nói và duy dinh dưỡng. Với việc hứa sự cam kết của Giáo Hội để đánh bại nạn đói, Đức Thánh Cha kết luận bằng việc bảo đảm rằng “Giáo Hội không ngừng làm việc để giảm nghèo và thiếu thốn đang tác động một số lớn dân số thế giới, và Giáo Hội ý thức đầy đủ rằng sự dấn thân của Giáo Hội vào lãnh vực nầy làm nên một phần của nỗ lực quốc tế chung nhằm cổ vũ hiệp nhất và hoà bình giữa cộng đồng các dân tộc”.

 

 MỘT TU SĨ DÒNG SALÊDIÊNG LÀM TÂN GIÁM ĐỐC “NHÀ NGUYỆN SIXTINE”

 (ZENIT 18.10 ) “Nhà Nguyện Sixtine” trẻ trung hoá. Một nhạc sĩ Dòng Salêdiêng 42 tuổi, Cha Massimo Palombella, giáo sư đại học giáo hoàng Salêdiêng, người sáng lập và là điều khiển Hợp Xướng liên đại học giáo phận Roma, được Đức Thánh Cha - vị giáo hoàng nhạc sĩ - bổ nhiệm là tân giám đốc nhà nguyện âm nhạc giáo  hoàng, còn gọi là “Nhà Nguyện Sixtine”. Cha Massimo Palombelle sinh tại Turin ngày 25.12.1967, thụ phong linh mục năm 1996, tiến sĩ thần học tín lý và thụ giáo âm nhạc với các bậc thầy âm nhạc như Luigi Molfino,Valentin Miserachs Grau  (chủ tịch Viện Giáo Hoàng Thánh Nhạc, nhạc trưởng vương cung thánh đường Đức Bà Cả), Gabriele Arrigo và Alessandor Ruo Rui và có bằng về Hợp Xướng và sáng tác. Ngài là giáo sư đại học Salêdiêng ở Roma về Cánh Chung Học, Âm Nhạc và Phụng Vụ, ở nhạc viện “Guido Cantelli” ở Novare, ở viện sáng tác cho Phụng Vụ, ở Phức Điệu Roma và viện pháp chế thánh nhạc. Từ 1998, Ngài điều hành tạp chí Nhạc Phụng Vụ “Armonia di Voci”. Ngài là chuyên viên của Văn Phòng phụng vụ toàn quốc của HĐGM Ý. Từ năm 1995, Ngài là chủ sự âm nhạc cho tất cả mọi cuộc gặp gỡ của các giáo hoàng với văn hoá đại học. Ngài kế nhiệm chủ sự nhà nguyện Giuseppe Liberto, 67 tuổi.

 

TÍN HỮU CÔNG GIÁO TRUNG ĐÔNG PHẢI NÓI “CÓ” VỚI SỰ SỐNG

 (ZENIT. 18.10) Đối với Bà Joselyn Khoueiry, dự thính viên tại Thượng Hội Đồng, sự hoán cải của các tín hữu Công giáo ở Trung Đồng còn phải đến với việc nói “Có với sự sống”, tên của phong trào vì sự sống ở Liban. Phát biểu như thế trong hội nghị toàn thể ngày 15.10. …Bà đưa ra đề nghị nầy với Thượng Hội Đồng để “kết hợp vào việc chuẩn bị xa cho hôn nhân và cho các giá trị gia đình” trong số các “ưu tiên” của những chương trình giáo dục và mục vụ, nhằm “góp phần vào việc đương đầu với ý thức và trách nhiệm những lệch lạc của xã hội tiêu thụ đang xâm chiếm chúng ta”. Để được như vậy, Bà đề nghị dâng hiến Trung Đông cho Đức Trinh Nữ Maria :” Cái gì ngăn cản cậy trông và dâng hiến cho Mẹ toàn thể Trung Đông đang bị những nguy hiểm tai hại đến vậy đe doạ?” Là thành viên sáng lập và là chủ tịch phong trào Thánh Mẫu “ Phụ Nữ Liban ngày 31.05:, Jocelyne Khoueiry không ngần ngại nói đến “tôi diệt chủng”: luật pháp hay đức tin không thể bảo vệ Trung đông khỏi những vi phạm đến sự sống con người đang đánh mạnh vào phương Tây,như nạn nạo phá thai. Phụ nữ Trung Đông thường phải chịu những áp lực rất mạnh từ gia tộc và các thầy thuốc. Nhiều người tâm sự với Bà rằng khi họ chạy đến với nạo phá thai, họ không ý thức là mình giết con,mà cứ đnh ninh là một hành vi “thuộc phép chữa bệnh”. Sự lầm lẫn nầy cũng đến từ sự việc là với người theo đạo Hồi, mọi việc không bao giờ cũng rõ ràng như trong giáo huấn Giáo Hội Công giáo : nạo phá thai thỉnh thoảng được thừa nhận trong 40 ngày đầu thai kỳ,như thể là cháu bé chưa đượ coi là một sinh linh vậy! Ngày nay các tín hữu Công giáo Liban có khả năng được đào tạo không chỉ nhờ phong trào “Nói Có với sự sống”, mà cả ở Trung tâm Gioan-Phaolô II, vốn đi theo nữ giới và các cặp vợ chồng, hoặc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Gioan-Phaolô II về hôn nhân và gia đình,(“em” của Viện Hôn Nhân và Gia đình ở Roma,), nằm ở đại học Minh Triết ở Beyrouthj. Tuy vậy Bà nhận định rằng “sự hoán cải với sự sống” nầy còn phải chờ đợi sẽ đến, vì các tín hữu Công giáo vẫn chưa đủ “nhạy bén” : họ phải xem xét lại “thang giá trị” của họ  và “ thể hiện Tin Mừng” trong toàn cuộc sống của họ.

 

ĐỨC HỒNG Y SẴN SÀNG VÀO TÙ VỀ DỰ LUẬT SỨC KHOẺ SINH SẢN

(CWNews 18.10) ĐHY Ricardo Vidal giáo phận Cebu,nghỉ hưu hôm 15.10 ở tuổi 79, nói vào hôm trước ngày nghỉ hưu,rằng Ngài sẵn lòng đi tù hơn là chấp nhận những đề nghị trong đưa ra luật được đề xuất ở Phi Luật Tân nhằm phân phối rộng rãi các thuốc ngừa tránh thai, gồm cả những thuốc có tính chất phá thai như IUD. Dự luật cũng phạt tất cả những người cung cấp y tế - bất kể là tư hay công - từ chối thực hiện đình-triệt sản “trên mặt bằng thiếu sự đồng thuận hoặc cho phép của vợ chồng” hoặc “chủ tâm từ chối thông tin hoặc cản trở việc phổ biến việc ấy và/hoặc cố tình cung cấp thông tin sai liên quan đến các kế hoạch và dịch vụ về sức khoẻ sinh sản, gồm quyền được lựa chọn thông tin và tiếp cận với những phương pháp kế hoạch hoá gia đình hợp pháp, an toàn về y khoa và hiệu quả”. ĐHY nói :”Thiên Chúa không cho phép,song họ thành công. Tôi muốn là người đầu tiên vô tù, vì tôi sẽ phá vỡ luật nầy. Chúng ta có nhiệm vụ phải lên tiếng chống lại nó,khi nó trở thành một luật; nhưng tôi muốn đi tù,vì tôi sẽ tiếp tục nói về nó và nói chống lại nó”. Liên quan đến “động thái gây tranh cãi về việc từ chối cho Rước Lễ các nhà làm luật ấy,vốn đã tích cực thúc đẩy việc ban hành luật đề xuất hợp pháp hoá nạo phá thai, tôi xin làm sáng tỏ rằnh lời kêu gọi nầy thực sự là một lời nhắc nhở lương tâm của mọi người,rằng nạo phá thai là một sự dữ luân lý nghiêm trọng và do vậy, bất cứ ai cho phép hoặc có ý định phạm tội, đều là người đồng thực hiện vụ sát hại một sự sống con người vô tội”.


GIÁO HỘI ẤN-ĐỘ TUNG RA CỔNG ĐIỆN TỬ CHO GIỚI TRẺ

(UCAN 18.10) Giáo Hội ở Ấn Độ đã tung ra một cổng điện tử mới cho giới trẻ với những tiện ích mạng đa truyền thông và xã hội, quả quyết đó sẽ là trang , ạng đầu tiên của Giáo Hội liên kết nội dung với các điện thoại di động. Sứ Thần Tòa Thánh ở Ấn Độ, Đức TGM Salvatore Pennacchio tung ra trang điện tử nầy tại buổi lễ bế mạc hội nghị giới trẻ toàn quốc vào 17.10 ở Shillong, thủ phủ bang Meghalaya đa số Kitô giáo,dưới sự chứng kiến của khoảng 60.000 thanh niên từ toàn nước Ấn, đặc biệt từ các bang đông bắc, cùng với khoảng 400 linh mục. Cổng điện tử www.youthactiv8.org được hình dung, triển khai và duy trì với sự vộng tác của Ucanews.com, hãng tin Công giáo có trụ sở ở Bangkok chuyên về tin tức Giáo Hội Á Châu. Phong Trào Giới Trẻ Công Giáo Ấn Độ hoạt động dưới văn phòng giới trẻ HĐGM Ấn cộng tác vào việc phát huy trang điện tử nầy. Cha Kelly nói giữa tiếng vỗ tay hoan hô của giới trẻ :” Trang điện tử nầy dành cho các con và đây là trang điện tử của các con. Giáo Hội là một cộng đồng của các cộng đồng. Và chia sẻ là vấn đề thiết yếu của các cộng đồng”. Trang điện tử nầy sẽ giúp xây dựng và giữ vững các cộng đồng nầy.

 

BỔ NHIỆM MỚI

(VIS 18.10)  Ngày 16.10, Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã bổ nhiệm các thành viên Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin :

+ ĐHY Peter Kodwo Appiah Turkson, chủ tịch HĐ giáo hoàng Công Lý và Hoà Bình;

+  Marc Ouellet, Tổng Trưởng Thánh Bộ Các Giám Mục;

+ ĐGM Angelo Amato, Tổng Trưởng Thánh Bộ Phong Thánh

+ ĐGM Kurt Koch, chủ tịch HĐ Giáo Hoàng về Hiệp Nhất Kitô hữu.


ĐỨC THÁNH CHA TIẾP KIẾN TỔNG THỐNG BA LAN

 (VIS 17.10). Văn phòng báo chí Toà Thánh đã xác nhận rằng ngày 16.10, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến Tổng thống nước Ba Lan Bronislw Komorowski,người sau đó đã đàm đạo với ĐHY Quốc Vụ Khanh và ĐGM thư ký   quan hệ với các quốc gia. Trong các cuộc trao đổi nầy, trước tiên gợi lại kỷ niệm năm thứ 32 ngày Đức Gioan-Phaolô được bầu làm giáo hoàng (16.10.1978), trước khi nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại Giáo Hội – Nhà Nước tong sự tôn trọng những thẩm quyền và vì công ích. Hai bên sau đó đã tái khẳng định quyết tâm theo đuổi sự hợp tác hiệu quả, nhất là về vấn đề giáo dục và phổ biến các giá trị căn bản của xã hội, nhắc lại tính chất nền tảng cho việc bảo vệ sự sống ở mỗi giai đoạn. Hai bên cũng trao đổi về tình hình Châu Âu.

 

GIÁO HỘI VÀ NƯỚC COLOMBIA

 (VIS 18.10). Ngày 18.10, tân đại sứ Colombia,ngài César Mauricio Velasquez Ossa, đã trình ủy nhiệm thư lên Đức Thánh Cha. Người nhắc cho ông rằng ông bắt đầu nhiệm vụ bên cạnh Toà Thánh ‘vào một thời khắc có tầm quan trọng lớn lao đối với Colombia : tưởng nhờ kỷ niệm 200 năm khởi sự tiến trình đã dẫn đất nước nầy tới độc lập và tạo cho mình một hiến pháp cộng hoà” và Người nói thêm rằng “ trong nhữmg thế kỷ nầy và cả khi người Tây Ban Nha đến ở Châu Mỹ, Giáo Hội Công giáo đã hiện diện ở mỗi một trong các giai đoạn lịch sử đất nước qúy ngài, luôn đóng một vai trò chủ chốt và quyết định”. “Công việc tận tâm nầy đã để lại những dấu ấn không xoá nhoà  trong những lãnh vực khác nhau trong lịch sử đất nước qúy ngài,như văn hoá,nghệ thuật,sức khoẻ, đồng tồn tại xã hội và kiến tạo hoà bình. Giáo Hội Công giáo Colombia không đòi hỏi một đặc quyền,mà chỉ mong có thể phục vụ các tín hữu và tất cả những ai mở cửa lòng cho Giáo Hội…luôn sẵn sàng củng cố việc xúc tiến giáo dục các thế hệ mới, chăm sóc các bệnh nhân và người cao tuổi, tôn trọng các làng mạc thổ dân và các truyền thống hợp pháp, xoá nghèo khổ,chống lại buôn bán ma túy và tham nhũng, chú tâm tới các tù nhân,những người di chuyển,di dân và lao động,cũng như trợ cấp những gia đình ngặt nghèo. Rút cuộc đó là theo đuổi một sự cộng tác trung thực vì sự tăng trưởng toàn diện của các cộng đồng, trong đó các mục tử,tu sĩ và giáo dân thực hiện việc phục vụ, hoàn toàn do những đòi hỏi phát xuất từ ngày họ thụ phong linh mục hoặc khấn trọng hay là ơn gọi Kitô hữu”.

 

THƯƠNG HỘI ĐỒNG (THĐ) CÓ THỂ HỢP NHẤT CÁC CỘNG ĐỒNG Ở TRUNG ĐÔNG

 (ZENIT.18.10) Theo Caritas, THĐ các Giám Mục về Trung Đông đang diễn ra ở Vatican tư 10 đến 24.10.2010 có thể giúp các cộng đồng đang chia rẽ hợp nhất với nhau để giúp đỡ người nghèo trong vùng. Bà Lesley-Anne Knight, tổng thư ký Caritas Quốc Tế đã tuyên bố :”THĐ nầy là một dịp để đương đầu với tình hình xã hội và tôn giáo trong khu vực nầy. THĐ có thể soi sáng các Kitô hũu “về ý nghĩa sự hiện diện của họ trong các xã hội theo đạo Hồi” và về “vai trò và sứ mệnh của họ trong những quốc gia ma họ cư ngụ”. Với Bà, “cần kíp phải tìm ra những phương tiện hành động mới cho phép đem lại hoà bình trong phần đất đầy biến động nầy của thế giới. Đây là vấn đề quan trọng sống còn không chỉ với Trung Đông,mà với hoà bình và sự ổn định cuả toàn thế giới, vốn phần lớn lệ thuộc vào một giải pháp cho những xung đột tác động đến khu vực nầy”. Joseph Farah,chủ tịch Caritas MONA (Trung Đông và Bắc Phi), nói :” Trung Đông là mợt khu vực đa nguyên.Một tính đa nguyên mà người ta cũng có thể tìm thấy được trong Giáo Hội Công giáo, nơi mà những người Marônit,Syri,Armêni,La tinh,Can Đê,v..v..có hàng giáo phẩm riêng và những tổ chức xã hội riêng ,cũng như các bệnh viện và trường học riêng của mình”. Vì vậy “sự hợp tác giữa các Giáo Hội nầy và với những tuyên tín khác phải được tăng cường củng cố. Phải nỗ lực hơn nữa để phát triển những liên hệ đối tác nhằm có hành động cụ thể và cũng cần nỗ lực hơn nữa trong đối thoại”.

 

TRUNG QUỐC : ĐỨC HỒNG Y ZEN TRỞ LẠI THƯỢNG HẢI : VUI MỪNG VÀ THẤT VỌNG

 (ZENIT 19.10) Lần đầu tiên kể từ 2004 được cho pjép đi lục địa, ĐHY giáo phận HongKong phàn nàn về sự thiếu tự do ngôn luận. Ngày 11 và 12.10 vừa qua, ĐHY Joseph Zen Ze-kiun đã ở Thượng Hải,nơi Ngái tham quan Hội Chợ Triển Lãm Hoàn Vũ và đã gặp giám mục “chính thức” giáo phận Thượng Hải, ĐGM Aloysius Jin Luxian.  Cuộc thăm viếng Thượng Hải nầy là một nguồn vui mừng lớn lao đối với Ngài,nhất là vì Ngài được nhìn lại ĐGM Jin. Đã rất cao tuổi và gặp lại ĐGM Xing mà Ngài quen biết khi Ngài vẫn còn là linh mục. Trước khi được tấn phong giám mục HongKong năm 1996 và từ 2004 trở thành kẻ không được mong đợi ở Trung Quốc lục địa, ĐGM Zen đã trải qua nhiều chuỗi ngày ở Sheshan,nơi Ngài dạy các linh mục tương lai. Vào thời ấy, Cha Xing là bề trên chủng viện khu vực do giáo phận Thượng Hải quản lý.

 

ÁN PHONG CHÂN PHƯỚC CHO TÁC GIẢ “WITH GOD IN RUSSIA

(CWNews 19.10) Án phong chân phước cho Cha Walters Ciszek, một người gốc Pennsylvania đã trải qua nhiều năm bị giam tù dưới chế độ Xô-viết, đang được tiến hành tại Vatican. Đức Ông Anthony Muntone,một thỉnh nguyện viên cho án nần, nói với cử toạ tại Pennsylvania rằng tiến trình nầy đang được xúc tiến âm thầm, 26 năm sau khi Cha Ciszek qua đời. Là một tu sĩ Dòng Tên nghi lễ Byzantin, Cha Ciszek chuồn vào Nga năm 1940 để làm thứa tác vụ lén lút,nhưng bị phát hiện và bị cầm tù tại nhà tù khét tiếng Lubyanka ở Moscou,sau đó bị đày đi Siberie,nơi Ngài ở cho tới khi được phóng thích trong một cuộc ttao đổi tù nhân năm 1963. Ngài là tác giả cuốn With God  in Russia (Cùng với Thiên Chúa ở nước Nga)

 

ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC TÂN HỒNG Y

(CWNews 19.10) Đa  số ký giả ở Vatican tin chắc  :  Trong buổi triều yết chung hằng tuần ngày 20.10, Đức Thánh Cha Biển-Đức  XVI sẽ thống báo hội nghị Hồng Y và bổ nhiệm các thành viên mới của Hồng Y Đoàn.  Hội nghị hồng y sẽ diễn ra ngày 20.11,nhưng Đứcx Than1h Cha sẽ cho biết danh tính các tân Hồng Y ngày 20.10. Cùng với các tân Hồng Y có đủ tư cách bầu cử, Đức Thánh Cha được trông đợi sẽ bổ nhiệm một số ít tân Hồng Y tuổi trên 80 và do vậy không đủ tiêu chuẩn tham dự một cuộc bầu Giáo Hoàng. Danh sách các Tổng giám mục chung chung được trông đợi nhận mũ Hổng Y được cân nhắc nhiều đối với các giám mục người Ý đang phục vụ trong Giáo Triều La Mã, có thể bao gồm :


·  Đức TGM Angelo Amato, tổng trưởng Thánh Bộ Phong Thánh

·  Đức TGM Fortunato Baldelli, đứng đầu Tòa Ân Giải Toà Thánh;

·  Đức TGM Giuseppe Betori giáo phận Florence

·  Đức TGM Raymond Burke,người Mỹ, đứng đầu Toà Án Tối Cao

·  Đức TGM Kurt Koch, tân chủ tịch HĐGH về Hiệp Nhật Kitô hữu

·  Đức TGM Reinhard Marx giáo phận Munich

·  Đức TGM Francesco Monterisi, giáo sĩ trưởng vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại Thành

·  Đức TGM Kazimierz Nycz giáo phận Varsovie

·  Đức TGM Piacenza, tân Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ

·  Đức TGM  Gianfranco Ravasi, chủ tịch HĐGH về Văn Hoá

·  Đức TGM Albert Ranjith giáo phận Colombo, Sri Lanka;

·  Đức TGM Donald Wuerl giáo phận Washington DC

 

CÁC TRANG WEB CÔNG GIÁO GIÚP ĐỠ NHỮNG NGƯỜI ĐANG ĐẤU TRANH VỚI NGHIỆN DÂM Ô

(CWNews 20.10) Hãng tin NCR lôi kéo sự chú ý đến hai công tác tông đồ đang tìm cách hỗ trợ những người đấu tranh với những cám dỗ sách báo phim ảnh dâm ô. Matthew Fradd, người trở lại Công giáo sau khi tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2000, điều hành ThePornEffect.com và Tổng giáo phận Thành phố Kansas đưa ra một chương trình và một trang web (LovelsFaiful.com). Fradd nói :” Mỗi ngày tôi thức dậy và quyết định tôi muốn trở thành loại người nào. Khiết tịnh không phải là một địa  chỉ bất cứ ai cũng đến được. Bạn không thức dậy một ngày nào đó và nói : tôi khiết tịnh. Đây là một cuộc chiến hàng ngày”. 53% người đã tham dự các hội nghị Promise Keepers (Những Người Giữ Lời Hứa) cho biết họ đã xem xét chuyện dâm ô trong tuần trước. Một phần ba những người truy cập đều đặn sách báo phim ảnh dâm ô là nữ giới và 25 %   truy tìm công cụ tìm kiếm có liên quan đến sách báo phim ảnh dâm ô.

 

MEHICO : GẦN 2 TRIỆU NGƯỜI SÙNG KÍNH ĐỨC TRINH NỮ ZAPOPAN

(CWNews 20.10) Khoảng gần 2 triệu người – hàng ngàn người trong số nầy đi bộ chân trần – đã sùng kính ảnh Đức Bà Zapopan trong cuộc rước kiệu hằng năm để tôn vinh Mẹ ngày 12.10. Tại Thánh Lễ ngoài trời tiếp theo đó, ĐHY Juan Sandoval Iniguez cảnh báo các tín chi61ng lại âm mưu hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới :” Giáo Hội đã lập đi lập lại điều nầy qua 2.000 năm lịch sử, rằng hôn nhân phải là giữa một người nam và một người nữ. Ước gì các tín hữu xác định rõ ràng rằng những tiếng nói nầy trong xã hội (hôn nhân đồng giới) không được thâm nhập vào tâm hồn chúng ta”

 

ĐỨC THÁNH CHA TIẾP KIẾN TÂN ĐẠI SỨ EL SALVADOR

 (ZENIT.20.10) Nhận ủy nhiệm thư từ tân đại sứ nước El Salvador Roberto Lopez Barrera, Đức Thánh Cha cầu chúc cho tiến trình hoà bình ký năm 1992 để chấm dứt cuộc nội chiến đẩm máu lâu dài, được củng cố hàng ngày. Đức Thánh Cha cũng mạnh mẽ mời gọi các Kitô hữu El Salvador đừng trung lập trước sự tấn công hung hãn của các giáo phái. Người chào mừng “nỗ lực” củ Salvador “trong việc xây dựng một xã hội ngày càng hoà hợp và đoàn kết hơn” sau các Thoả Ước ký kết năm 1992. Gợi lên hình ảnh đất nước nầy như một vùng đất “hết sức giàu tài nguyên thiên nhiên” phải “bảo gìn giữ bằng bất cứ giá nào” để truyền lại cho các thế hệ tương lai, Đức Thánh Cha cầu chúc dân Salvador có thể hưởng “viện trợ cần thiết để bác bỏ vĩnh viễn những nguyên nhân đối đầu”. Người mời gọi thay thế “hận thù bằng sự cảm thông nhau và gìn giữ sự toan vẹn con người và tài sản của họ”. Đức Thánh Cha nói thêm :” Để có được những thiện ích nầy, phải biết rằng “bạo lực không được gì hết, mà chỉ làm cho mọi sự nên ti tệ hơn và dẫn tới bế tắc. Hoà bình,trái lại, là khát vọng của mọi con người xứng với danh nầy. Hoà Bình còn là một bổn phận mà mọi người phải hợp tác không được do dự”.

 

Do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ

 

 

 

 

 


Về Trang Mục Lục