Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 24.10 ĐẾN 30.10.2010 – ĐẦU TUẦN)

 

 NHÀ LÃNH ĐẠO HỒI GIÁO IRAN NÓI TÍN ĐỒ THEO ĐẠO HỒI ĐƯỢC TỰ DO CHẤP NHẬN KITÔ GIÁO

(The Catholic Herald 24.10) Nhà lãnh đạo Hồi giáo phái Si-ai, người đã thuyết trình tại Thượng Hội Đồng các giám mục về Trung Đông, đã nói rằng các tín đồ đạo Hồi ở Iran được tự do chọn theo đức tin Kitô giáo, mặc dù luật Hồi giáo khắt khe quy định cái chết như là hình phạt cho việc bỏ đạo Hồi.Trong một phỏng vần được hãng tin NCR đăng tải, Ông Ayatollah Seyed Mostapha Nohaghegh Ahmadabadi trả lời các câu hỏi về sự cải đạo,bằng việc nhấn mạnh về sự phân biệt giữa chấp nhận một niềm tin và tuyên truyền chống lại người khác. Khi bị hỏi dồn về khả năng của việc người theo đoạo Hồi có thể được cho phép chôn theo Kitô giáo, ông đáp lại : Đúng vậy,không ai được hỏi một người nào khác người đó theo đạo nào. Điều nầy bị cấm.Nhưng nếu họ tuyên truyền chống lại bất kỳ một tôn giáo nào,kể cả Hồi giáo, thì điều đó không được cho phép. Câu trả lời của Vị giáo sĩ dòng Si-ai nầy không đề cập đến vấn đề điều gì có thể xảy đến,khi một người giả định là cải đạo muốn công khai tuyên xưng đức tin Kitô giáo hoặc công khai làm việc thờ phượng tại một thánh đường Kitô giáo. Trong bài diễn văn với Thượng Hội Đồng, Shmadabadi phác thảo một hình ảnh tích cực của đời sống các Kitô hữu ở Iran ngày nay.

 .

BỊ ĐE DOẠ GIẾT, GIÁM MỤC BRASIL LẬP LẠI CAM KẾT BẢO VỆ SỰ SỐNG 

 (CNA 24.10). ĐGM Luis Gonzaga Bergonzini,giáo phận Guarulhos,Brasil, đã hứa sẽ tiếp tục bảo vệ trẻ chưa sinh, mặc cho thư nặc danh de doạ mạng sống. Trong thư gửi cho các giám mục huynh đệ, ĐGM Gonzaga giải thích rằng kể từ tháng 7 năm nay, Ngài đã phát biểu chống lại tổng thống Brasil Lula da Silva và ứng cử viên tổng thống hiện nay của đảng,Dilma Roussef, vì họ ủng hộ việc hợp pháp hoá nạo phá thai. ĐGM Gonzaga xác nhận rằng các hành động và lời nói của Ngài trong việc bảo vệ sự sống,là “căn cứ trên lương tâm của tôi và Phúc Âm” và rằng Ngài không bao giờ tán thành bất cứ ứng cử viên cụ thể nào :”Tôi không có bất cứ ý định tạo ra tranh cãi nào;tôi chỉ muốn nói rõ lập trường của tôi với tư cách giám mục, trong việc bênh vực Giáo Hội và các giới răn của Chúa”. Ngài cũng chia sẻ rằng Ngài đã gio cho cảnh sát lá thư nặc danh đe doạ sẽ giết Ngài. Các nguồn tin khác cho thấy rằng các giám mục khác ở bang Sao Paulo cũng nhận được những bức thư tương tự.  Các nhận định tố cáo chương trình gị sự về nạo phá thai của đảng các Công Nhân đã gây náo động tại HĐGM Brasil,nơi các nhân vật như GM Demetrio Valentini giáo phận Jales,một người theo thần học giải phóng Mac-xit nỗi tiếng, đã áp lực ĐGM Bergonzini chấm dứt những lời chỉ trích.

 

CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG NHÂN ĐẠO Ở BẮC TRIỀU TIÊN (BTT)

(CAN 24.10) Dân chúng BTT chiịu suy dinh dưỡng và các khó khăn kinh tế kinh niên. Những người bị ảnh hưởng nhiều nhất là trẻ em,phụ nữ mang thai và người cao tuổi, vì họ không co đủ lương thực để tồn tại. LHQ đã đưa ra báo cáo gần đây nhất nầydành riêng cho tình hình nhân quyền dưới chế độ cộng sản BTT. Cùng lúc, một giới chức ở Seoul xác nhận rằng ở BTT có khoảng 150 – 200 ngàn tù chính trị,bị nhốt trong 6 trại lao động khắp đất nước. Tài liệu về nhân quyền ở BTT nầy mô tả một cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng xấu ở BTT, trong thời kỳ giữa tháng 07.2009 và tháng 08.2010. Thông tin rò rĩ từ chế độ Bình Nhưỡng cho thấy một “sự đau khổ của dân chúng BTT”,nhất là “sự bất an lương thực và tỷ lệ suy dinh dưỡnh rất cao”. Những trường hợp cấp bách về nhu cầu lương thực bao gồm ít nhất 3,5 triệu trẻ em và phụ nữ (dân số BTT là 24 triệu), một tình hình bị trầm trọng thêm do lũ lụt và hạn hán. Hệ thống y tế đang teên bờ vực phá sản, trong nhiều vùng không có nước sạch và hệ thống giáo dục bị khủng hoảng. BTT cần ít nhất 3,54 triệu tấn ngũ cố để ăn và 1,2 triệu tấn giống và dùng trong công nghiệp. Ở bình diện chính trị, lãnh vực quyền con người và quyên dân sự không ngừng bị hạn chế khắc nghiệt. Huyn In-teak, bộ trưởng Bộ Thốnng Nhất Hàn quốc, cho biết rằng 150 – 200 ngàn người dân BTT bị lấy mất tự do vì bị coi là tù nhân chính trị.  Bình Nhưỡg luôn miệng nói là không có tù chính trị hoặc vi phạm nhân quyền. Các nhà hoạt động và các chuyên gia về những vấn để BTT lập luận rằng các tù nhân cính trị bị buộc lao động 4 tiếng và chỉ cho đủ thức ăn để sống sót, mà không được hưởng bất cứ chăm sóc y tế nào.

 

THƯỢNG HỘI ĐỒNG SẮP TỚI SẼ DÀNH CHO CÔNG CUỘC  TRUYỀN GIÁO

(ZENIT. 24.10) Trong bài giảng lễ bế mạc Thượng Hội Đồng Các Giám Mục Về Trung Đông ngày 24.10 tại đền thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã thông báo sẽ triệu tập một Thượng Hội Đồng về công cuộc tái truyền giáo vào năm 2012 với chủ đề :” Tái truyền giáo để chuyển giao đức tin Kitô giáo”. Ngài khẳng định :” Sau khi đã hỏi ý kiến các giám mục toàn cầu và đã lắng nghe Hội đồng Ban Tổng Thư Ký Hội Đồng các Giám Mục, tôi đã quyết định dành đại hội bình thường sắp tới,vào năm 2012, cho chủ đề  nầy”. Sự cần thiết đưa Phúc Âm ra lại cho những người biết rất ít về Phúc Âm hoặc những người đã xa rời Giáo Hội,thường được nhấn mạnh trong các buổi làm việc của Hội Nghị” về Trung Đông nầy. Nhu cầu cấp thiết về một cuộc tái Phúc Âm hoá, nhất là đối với Trung Đông, đã thường được nhắc đến”. Đức Thánh Cha cũng nhắc lại việc thành lập Hội Đồng Giáo Hoàng về Xúc Tiến Công Cuộc Tái Phúc Âm Hoá,vào ngày 12.10  vừa qua, qua một tông thư dưới hình thức “Tự Sắc”, có tựa đề “Mọi nơi và mọi lúc”

 

BỔN PHẬN TRUYỀN GIÁO LÀ LÀM CHO THẾ GIỚI  THAY HÌNH ĐỔI DẠNG

 (ZENIT 24.10 ) Trong Ngày Khánh Nhật Truyền Giáo 24.10 với chủ đề “Xây dựng sự hiệp thông Giáo Hội là chìa khóa của nhiệm vụ truyền giáo”, trong giờ Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nhắc lại bản văn phụng vụ ngày lễ,trong đó Thánh Phaolô nhắc đến “cái giá cuối cùng mà Đức Chúa sẽ ban cho tất cả những ai sẽ yêu mến chờ đợi sự Xuất Hiện của Người” (2 Tm 4,8). Đức Thánh Cha khẳng định :” Đây không phải là một sự chờ đợi không hoạt động và đơn độc. Trái lại!  Thánh tông đồ đã sống thông hiệp với Chúa Kitô phục sinh”, để cho thông điệp nầy được công bố,hầu nó đến được tai tất cả những người ngoại giáo” (2 Tm 4,17). Bổn phận truyền giái không phải là lám cuộc cách mạng thế giới,nhưng là làm cho nó thay hình đổi dạng, kín múc sức mạnh của Chúa Giêsu Kitô, Đấng “mời chúng ta đền bàn tiệc Lời và Thánh Thể Người, để thưởng thức hồng ân sự hiện diện của Người,rèn luyện chúng ta ở trường học của người và luôn sống ý thức hơn trong sự kết hợp cới Người,là Thầy và là Đức Chúa.

  

 ISRAEL CHỈ TRÍCH LỜI KÊU GỌI CHẤM DỨT CHIẾM ĐÓNG CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG

(CathNews 25.10) Sau một thông cáo được đưa ra sau hội nghị kéo dài hai tuần nói rằng Israel phải chấp nhận lời kêu gọi của LHQ và chấm dứt chiếm đóng các vùng đất Ả Rập, thì Israel nói: THĐ Về Trung Đông được tổ chức ở Vatican đã bị không tặc bởi những kẻ thù của nhà nước Do Thái.Các Giám Mục nói rằng Israel không nên dùng Kinh Thánh để biện minh cho những “bất công” chống lại người Palestine. Thứ trưởng Ngoại giao Danny Ayalon của Israel nói trong một tuyên bố :” Chúng tôi bày tỏ thất vọng rằng thượng hội đồng quan trọng nầy lại trở thành một diễn đàn cho những tấn công chính trị vào Israel trong lịch sử tuyên truyền Ả Rập tốt nhất”. Ông nói :” Thượng hội đồng đã bị không tặc bơi một đa số bài Israel”. Các giám mục cho biết các ngài đã “suy tư” về đau khổ và tình trạng bấp bênh và quy chế của Giêrusalem,một thành phố linh thánh đối với Kitô hữu,tín đồ Do Thái giáo và người theo đạo Hồi. Dù các giám mục lên án  chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩ bài Do Thái, nhưng các Ngài công khai chỉ trích mạnh mẽ đối với xung đột đối với Israel. Các ngài kể ra danh sách gồm : sự chiếm đóng các lãnh thổ Palestine, hàng rào cia cắt Bờ Tây, những điểm lục soát quân sự,tù nhân chính trị, phá hủy nhà cửa và làm nhiễu loạn đời sống kinh tế xã hội của người dân Palestine như là những nhân tố làm cho đời sống ngày cành khó khăn hơn với người dân Pakestine.  Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Yigal Palmor nói thật vô lý khi nhà nước Israel từng bị lên án, cho dù Israel là quốc gia duy nhất trong khu vực nầy là Kitô hữu hiện phát triển mạnh.

 

KÊU GỌI THỐNG NHẤT MỪNG LỄ PHỤC SINH VÀ GIÁNG SINH

(CathNews 25.10) Các Giáo Hội Đông phương đang tìm một thời gian chung cho Phục Sinh và Giáng Sinh cho các truyền thống Kitô giáo khác nhau trong khu vực, như là một bước tiến tới sự hiệp thông lớn hơn nữa giữa các kitô hữu trong vùng nầy. Trong tất cả các truyền thống Kitô giáo, ngaỳ lễ nghỉ Phục Sinh thay đổi năm nầy qua năm khác dựa trên tuần trăng tròn thứ nhất sau Xuân phân. Tuy nhiên, ngày nghỉ nầy lại thường không được chia sẻ, vì sự dao động trong các lịch được các truyền thống khác nhau công nhận. Giáo Hội Chính Thống sử dụng lịch Giu-liêng cũ, trong khi Giáo Hội Công giào dùng Lịch Grêgôriêng.  Đức TGM Mar Gregorios Yohanna Ibrahim giáo phận  Alep,Syria, nói với những người tham dự THĐ nầy rằng niên lịch chung cho Phục Snh là “một yêu cầu chung của tất cả Kitô hữu ở Trung Đông và THĐ nầy chính là nơi chốn và thời gian để quan tâm đến vấn đề nầy,nghiên cứu nó và đem vào thực tế”…Hiện tại, các ngày tháng khác biệt nhau hơn một tháng trong cử hành Phục Sinh,nhưng có những lúc lại trùng khớp nhau. năm 2011,2014 và 2017 sẽ trùng nhau. Cả Nhóm kêu gọi các thẩm quyền Giáo Hội xem xét lại vấn đề nầy, đã được thăm dò nhiểu năm rồi và hay làm một cuộc thay đổi: “việc cử hành lễ cùng một ngày  sẽ ủng hộ sự hiệp nhất chúng ta đang chia sẻ và giúp xây dựng nó nhiều hơn trong tương lai”.

 

BỔ NHIỆM MỚI

(VIS 24.10) Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng hồng y về các vấn đề cơ cấu và kinh tế của Toà Thánh :

+ ĐHY Norberto Rivera Carrera,TGM giáo phận Mehico City (Mehico)

+ ĐHY Francis Eugene George, TGM giáo phận Chicago (Hoa Kỳ)

 

TỔNG THỐNG SEYCHELLES VIẾNG THĂM TÒA THÁNH

 (VIS 25.10) Văn phòng báo chí Toà Thánh xá nhận rằng Đức Thánh Cha đã tiếp kiến tổng thống Seychelles, ngài James Alix Michel, sau đó ông nầy đã hội đàm với ĐHY Quốc Vụ Khanh và thư ký về quan hệ với các quốc gia. Sau khi chúc mừng nhau về sự nồng ấm trong quan hệ, hau bên đã trao đổi các quan điểm về những chủ đề cùng quan tâm, đặc biết là vấn đề cộng tác về nhân phẩm, tầm quan trọng của giá trị cao cả mà gia đình tượng trưng, về giáo dục giời trẻ và bảo vệ môi trường.

Tư liệu về Seychelles : là một quốc đảo với 115 hòn đảo lớn nhỏ thuộc Châu Phi,cách lục địa Phi Châu khoảng 1.500 kms.Dân số khoảng 84.000 (ít nhất trong các nước ở Phi Châu).Là thiên đường du lịch, vì thế GDP bình quân đầu người khá cao (20.411 USD/người). Đa số là Kitô hữu, với 83,3% là Công giáo La Mã; 6,4 % thao Anh giáo; 1,1% theo đạo Hổi; 1,5 % theo các đạo khác và khoảng 2,1% không theo đạo nào. Xã hội Seychelles chủ yếu theo mẫu hệ (BTGH)

 

TRUYỀN CHỨC LINH MỤC LẦN ĐẦU Ở BẮC LÀO TRONG 40 NĂM

 (AsiaNews 26.10) Lễ truyền chức đầu tiên ở Bắc Lào trong 40 năm, sẽ được cử hành vào ngày 12.12 tới đây.Tin nầy được loan với niềm vui và xúc động khôn tả do giám quản tông toà Giáo phận Luang Prabang, ĐGM Tito Banchong. Tân linh mục là Pierre Buntha Silaphet, 30 tuổi,sinh ở Phomvan, thuộc về nhóm thiểu số K’hmu (Khờ mú). Thánh lễ sẽ diễn ra ở làng Phomvan. ĐGM giám quản tông toà Tito Banchong đã xoay xở để có những giấy phép cần thiết từ chính quyền để tổ chức sự kiện nầy. Từ năm 1973, Tông Toà Luang Prabang không có nhà thớ chính toà, Mà chỉ có những nhà nguyện nhỏ. Chính phủ giám sát chặt chẽ sinh hoạt của đời sống Giáo Hội và các thiểu số Kitô giáo. Giáo Hội Công giáo hiện diện ở vùng nầy với bốn tông toà : Luang Prabang,Savannakhet,Vientiane và Paksé. Con số tín hữu Công giáo là 39.725,tức 0,65% dân số. Vị linh mục đầu tiên vùng nầy cũng có tên là Buntha, Jean Bosco và cũng thuộc bộ tộc K’hmu, được truyền chức linh mục ngày 22.02.1970 do ĐGM Alessandro Stacciali, đại diện tông toà từ 02.1968 đến 1975(là năm chính phủ ra lệnh trục xuất tất cả các thừa sai người nước ngoài, cấm không cho vào lại Lào)

 

 BÁCH KHOA TRIẾT HỌC ĐẦU TIÊN Ở ẤN ĐỘ

 (UCAN 25.10) Các triết gia Kitô hữu ở Ấn Độ đã phát hành bach khoa triết học đều tiên của đất nuớc nầy, kết hợp tư tưởng Ấn Độ và Tây phương. Cha Johnson Puthenpurackal, thu ký Hội Các Triết Gia Kitô hữu của Á6n Độ (ACPI) khẳng định :” Có rất nhiều sách và tuyển tập các bài viết về triết học,nhưng đây là lần đầu tiên ở Ấn Độ một cuốn bách khoa được đưa ra”. ĐHY Telesphore P.Toppo giáo phận Ranchi đã khai trương tác phẩm gồm hai tập, dày 1.650 trang nầy ở New Delhi ngày 23.10. Ngài nói với lhoảng 50 triết gia và lãnh đạo giáo dân, rằng cuốn sách mới nầy “sẽ giúp các sinh viên của chúng ta hiểu triết học Ấn Độ tốt hôn và cũng sẽ vươn tới người thường”. Cha Puthenpurackal, người biên tập cuốn sách, cho biết tác phẩm nầy nhấn mạnh một triết học chấp nhận tính siêu việt tôn giáo. Nó sử dụng một ngôn ngữ quen thuộc để giải thích các giá trị luân lý và tính đa nguyên tôn giáo. Cuốn sách có 422 mục từ từ 236 ngườu viết về các chủ đề triết lý,tôn giáo, ngôn ngữ, khu vực và băn hoá khác nhau. Đa số các chủ đề đưa ra những cái nhìn Ấn Độ và Tây Phương, trừ những chủ đề chỉ bàn về một trong hai cái nhìn đó”. Đức Lama Loboom Tulku, người điều hành Ngôi Nhà tây Tạng ở New Delhi,cũng tham gia vào công việc nầy. Ngái nói mọi xã hội đều cần đến những triết gia có thể cung cấp những nguồn mới về tri thức và minh triết.

 

 THƯỢNG HỘI ĐỒNG XIN ĐỨC THÁNH CHA GỠ BỎ LUẬT CẤM VỀ CÁC LINH MỤC CÓ GIA ĐÌNH

(CathNews 26.10) THĐ Về trung Đông đã đề nghị một thay đổi các quy tắc của Vatican mà xét về mặt kỹ thuật cấm các giáo hội Công giáo Đông phương truyền chức linh mục cho những nam nhân có gia đình bên ngoài vùng đất truyền thống của giáo hội. Đề xuất nầy ở trong 44 ý kiến trình lên Đức Thánh Cha. Các thành viên THĐ các Giám Mục về Trung Đông – đa số là Công giáo Đông phương – nói :” Với một cái nhìn về việc phục vụ mục vụ các tìn hữu củ chúng ta, bất cứ nơi đâu họ được tìm thấy, và để tôn trọng các truyền thống của các giáo hội Đông phương, rất đáng nghiên cứu khả năng có những linh mục kết hôn bên ngoài lãnh thổ của các thượng phụ”. Sau khi các giám mục nghi lễ Latinh ở Bắc Mỹ và các khu vực khác nói với Vatican rằng sự hiện diện của các linh mục có gia đình theo nghi lễ Đông phương tạo nên lẫn lộn trong các tìn hữu của họ, Vatican vào năm 1929 đã đưa ra một lệnh cấm các giáo hội Đông phương truyền chức các  người đã có gia đình ở Tây phương và không được phái các linh mục có gia đình tới Tây phương. Năm 1998, các giám mục Úc đưa ra một tuyên bố chính thức cho biết các Vị không chống lại các linh mục Đông phương có gia đình ở Úc. Các giám mục Hoa Kỳ và Canada cũng có ý kiến tương tư, mặc dù không chính thức. Ít nhất 19 năm qua, một số Giám mục Công giáo Đông phương đã truyền chức cho những người đã kết hôn ở Bắc Mỹ .

 

 TRUNG QUỐC : NĂM TÂN LINH MỤC GIÁO PHẬN JI NAN TRONG DỊP KHÁNH NHẬN TRUYỀN GIÁO

(Fides 26.10) Giáo phận Jinan đã mừng Ngày Khánh Nhật Truyền Giáo Thế Giới với một lễ truyền chức linh mục vào ngày 22.10 tại nhà thờ chính toà. Có 49 linh mục đến từ tỉnh Shan Dong, từ Nội Mông, từ Shan Xi, từ Hoa Bắc và từ ba tỉnh đông bắc Trung Hoa, quê hương của 5 tân linh mục - cùng đồng tế với ĐGM sở tại. Sáu phó tế,khoảng 20 nữ tu và hơn 1.500 giáo dân tham dụ thánh lễ. Trong lời cám ơn,thay mặt các tân linh mục, Cha Shi Xu Min tuyên bố :” trong những lúc thất vọng, tôi đã cầu khẩn Đức Chúa để Người ban cho chúng tôi ơn rao giảng và dấn thân mục vụ, để chăn dắt đoàn chiên được Chúa giao phó cho chúng tôi”. Cha Zha Le Yuan,một trong 5 tân linh mục là con một và cũng là linh mục thứ 12 trong làng Ngài (nơi có linh địa Thánh Mẫu và linh địa dâng kính Thánh Cả Giuse của tỉnh Sơn Đông). Nhân dịp nầy,các tân linh mục khuyến khích các thanh niên cùng lứa tuổi với các Ngài mau mắn đáp lại tiếng Chúa gọi, để trở nên chứng nhân cho Chúa Kitô”.

 

TÔN TRỌNG CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ

(H2O News 26.10) “Một gia đình nhân loại duy nhất” : Đó là chủ đề được Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI chọn cho Ngày Thế Giới Di Dân và Người Tỵ Nạn sẽ được cử hành ngày 16.01.2011. Thông điệp nầy được giới thiệu ngaỳ 26.10 tại Văn phòng bào chí Toà Thánh. Đức Thánh Cha viết : Giáo Hội nhận thấy ở mỗi người khả năng đi khỏi đất nước của mình và vào một quốc gia khác nhằm tìm kiếm những điều kiện sống tốt hơn. Các quốc gia có quyền điều chỉnh cho phù hợp những lám sóng di dân và bảo vệ buên giới, đồng thời luôn bảo đảm sự tọn trọng phải có với phẩn giá của mỗi con người. Ngoài ra,những người nhập cư có bổn phận phaỉ hoà nhập vào đất nước đón tiếp họ, tôn trọng luật pháp và căn tính quốc gia. Đối với Giáo Hội, nhập cư là một dấu hiệu hùng hồn xủa thời đại chúng ta, vốn  nhấn mạnh một cách rõ ràng hơn hết ơn gọi của nhân loại hình thành một gia đình duy nhất và cùng lúc,những khó khăn vốn thay vì hiệp nhất,lại chia rẽ và cấu xé gia đình nhân loại. Chúng ta phải trở nên những người có khả năng có những quan hệ huynh đệ và mong sao trên bình diện xã hội,chính trị,  sự cảm thông và qúy trọng nhau giữa các dân tộc và các nên văn hoá ngày càng tăng .

 

GIÁO XỨ TIN LÀNH TÂN GIÁO Ở BALTIMORE BỎ PHIẾU GIA NHẬP GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

(CWNews 27.10)  Các thành viên Giáo Xứ Tin Lành Tân giáo Mount CalvaryBaltimore đã bỏ phiếu hôm 24.10 để xin gia nhập Giáo Hội Công giáo với tư cách một giáo xứ theo tập quán Anh giáo. Mục sư Eugène Taylor Sutton,Giám mục ở Maryland,nói :” Tôi buồn vì các thành viên của cộng đoàn nhỏ nầy tìm thấy nhu cầu rời bỏ Giáo hội Tân giáo,mà giáo xứ Miunt Calvary là thành phần kể từ năm 1842. Với những người sắp rời bỏ, tôi cầu chúc ơn lành Chúa ở trên họ…Chúng tôi là một địa phận đón tiếp nồng nhiệt và những người bảo thủ lẫn những người cấp tiến, những người theo truyến thống và những người theo chủ nghĩa tự do, nam và nữ, kết hôn hoặc sống một mình.

 

INDONESIA : 700 THÁNH ĐƯỜNG BỊ TẤN CÔNG TRONG THẬP KỶ QUA

(CWNeww 27.10)  Theo Diễn Đàn Kitô Giáo Indonesia : Khoảng 700 thánh đường Công giáo và Tin Lành đã bị tấn công trong thập kỷ qua. Giữa các ngày 12.10 và 17.10,một giáo xứ Công giáo bị tấn công và một giáo xứ khác bị đe doạ,một nhà thờ Tin Lành bị thiêu cháy. ĐGM Johannes Pujamumarta giáo phận Bandung, tổng thư ký HĐGM Indonesia, nói :” Bạo lực và những vụ tấn kích chống lại các giáo xứ Kitô giáo thuộc mọi tuyên tín đã t8ang trogn những năm vừa qua. Những người chịu trách nhiệm là những nhóm Hồi giáo cực đoan nhỏ đang cố giao rắc hoảng loạn giữa dân chúng tôi,nhất là trong các giáo phận Jakarta,BandungBogor. Jọ là những nhóm thiểu số,nhưn phải được chặn đứng ngay. Bạo lực cũng làm tăng sự thờ ơ của chính quyền và cảnh sát, vốn nhún vai coi thường bạo lực nầy.Chúng tôi yêu cầu phải để ý hơn và bảo vệ các cộng đồng Kitô giáo và rằng những hành vi tương tư không thể cứ mãi không bị trừng phạt”. Ở Indonesia, chỉ có 3% trong số dân 224,9 triệu là Công giáo; 6% là Tin Lành; còn 86% là Hồi giáo,quốc gia có đông người theo đão Hồi nhất thế giới.

 

 TÍN HỮU CÔNG GIÁO BỊ LĂNG NHỤC DO QUYẾT ĐỊNH PHÁT BAO CAO SU CỦA GIÁO XỨ

  (CNA/EWTN News 27.10). Một giáo xứ ở thành phố Lucerne,Thụy Sĩ, vừa phát động một chiến dịch gây tranh cãi là phân phát bao cao su cho giới trẻ. Dì các lãnh đạo Giáo Hội sở tại chưa chính thức lên tiếng, nhưng giáo phận Chur  kế cận đã chỉ trích ý tưởng nầy, gọi đó là vô trách nhiệm một cách nghiêm trọng. Giáo xứ Thánh Gioan ở Lucerne đã phát hơn 3.000 bao cao su để vận động ý thức về bệnh Sida và được phát cho giới trẻ tại ga tàu lửa. Cha Christoph Casetti,phát ngôn nhân giáo phận Chur,nói chiến dịch nầy là vô trách nhiệm, vì nó “gửi đu thông điệp sai lầm” về phòng ngừa bệnh Aids. Ngài nhận định :” Từ quan điểm y học, nó sai lầm vì hiện nay chúng ta biết rõ rằng bao cao su không đưa ra được sự bảo vệ thích đáng”. Giáo phận Basel nói sẽ cho điều tra,nhưng chưa đưa ra tuyên bố chính thức. Trong chuyến bay tới Châu Phi vào tháng 03.2009, Đức Thánh Cha đã nói “tai hoạ nầy – Aids – không thể được giải quyết bằng việc phát bao cao su; hoàn toàn ngược lại, chúng ta có nguy cơ là xấu đi vấn nạn nầy”. Sau đó,Người giải thích rằng câu trả lời tốt nhất cho Aids là cổ vũ sự canh tân tinh thần và con người của sự hiệu biết về tình dục và sẵn sàng sống huynh đệ thật sự với những người đang phải chịu bệnh nầy.

 

Do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ

 

 

 


Về Trang Mục Lục