Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 24.10 ĐẾN 30.10.2010 – CUỐI TUẦN)

 

TÁI RAO GIẢNG TIN MỪNG  : ĐEM PHÚC ÂM CHO CON NGƯỜI NGÀY NAY

  (ZENIT 27.10) “Giáo Hội phải xứng tầm đem Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô cho con người ngày nay”. Đó là lời ĐGM Rino Fisichella, trước lời Đức Thánh Cha Biển-Đức loan báo sẽ triệu tập một Thượng Hội Đồng sắp tới vào năm 2012 về chủ đề Tái truyền giáo. Nói trên Radio Vatican này 25.10, chủ tịch HĐ giáo hoàng mới về xúc tiến tái truyền giáo đã bày tỏ “ngạc nhiên lớn lao” được nhân lên gấp bội bằng một “niềm vui sâu xa được biết rằng Đức giáo hoàng,ngoài việc lập ra một HĐ giáo hoàng cách nay ít tuần, nay lại nghĩ tới việc triệu tập Thượng Hội Đồng vào năm 2012”. Gợi lên hình ảnh “hoang mạc” nơi con người đương thời, ĐGM Fisichella  nhấn mạnh “con người cần đến Thiên Chúa” biết bao. Cần phải làm cho mọi người hiểu đúng đắn – trong một xã hội ngày càng bị tục hoá - chủ đề về tương quan giữa đức tin và lý trí”. Không thể trốn tránh được chủ đề quan trọng về sự tục hoá nầy. Nó không chỉ đụng đến Giáo Hội. Sự tục hoá như là hiện tượng trước tiên đụng tới văn hoá và do vậy đụng đến tất cả mọi chiều kích mà mọi con người sống. Chính tất cả những điều nầy làm cho sự tục hoá thành một hiện tượng cần phải chú tâm tuân giữ và nghiên cứu”. ĐGM khẳng định : Ngoài các giám mục, sẽ có rất nhiều giáo dân và những người tận hiến hiện diện tại Thượng Hội Đồng. Chính họ sẽ đem đến những đóng góp tích cực . Ngài nói thêm :” chúng ta phải có khả năng tìm được một mẫu số chung; vượt lên điều kiện bị chia làm từng mảnh mà văn hoá đương thời đang sống. Tôi cho rằng thách đố lớn lao nhất chính là thách đố đó : làm sao tìm cách có được một nội dung đồng nhất và do vậy, tìm được những nội dung cho phép diễn tả trong những ngôn ngữ khác nhau,trong những truyền thống khác nhau, trong hnững nghi lễ khác nhau,trong những kỹ luật khác nhau, cái trung tâm độc nhất đức tin của chúng ta, đức tin vào Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại”.

 

NHÀ THỜ CHÍNH TOÀ BẮC KINH TÌM LẠI ĐƯỢC VẺ HUY HOÀNG NGUYÊN THỦY NĂM 1887

 (Fides) Nhà thờ chính toà Bắc Kinh, được dâng Kính Đấng Thánh Cứu Thế, tìm lại được vẻ huy hoàng xưa của năm 1887 và sẽ trở thành trung tâm đời sống của cộng đoàn Công giáo Bắc Kinh. Công việc trùng tu tổ hợp nầy (khoảng 7.000 m2) của thánh đường lớn nhất Bắc Kinh và cũng là di tích lịch sử cấp quốc gia, kéo dàì 2 năm và chính thức kết thúc ngày 23.10.2010,nhờ khoản đầu tư 30 triệu nhân dân tệ, khoảng 6 triệu euros. Nguồn gốc thánh đường nầy lên tới thế kỷ XVII,khi hoàng đế Khang Hi, được chữa lành sốt rét nhờ thuốc men Tây phương cho các cha thừa sai Dòng Tên Jean de Fontenay (1643 – 1710) và Claude de Visdelou (1665 – 1737) dâng, đã tặng thưởng các ngài một miếng đất gần Tử Cấm Thành để xây nhà thờ và những công trình khác. Khánh thành ngày 09.12.1703, thánh đường được dâng kính Đấng Thánh Cứu Thế và gồm một đài thiên văn và một thư viện. Sau ngày Dòng tên bị giải thể, thánh đường được chuyển qua tay các Cha Dòng Lazarit vào năm 1773. Trong thời bách hại năm 1827, nhà thờ bị phá,rồi được tái thiết năm 1860,và từ đó trở thành nhà thờ chính toà. Với việc nới rộng haìng cung, nhà  thờ và tổ hợp (toà giám mục,chủng viện,cô nhi viện,tu viện) bị di chuyển nhẹ về hướng Tây,nhưng cới một không gian rộng lớn hơn. Trong cuộc cách mạng Nghĩa Hoà đoàn , tháp chuông bị phá hủy nhưng nhà thờ chính toà đã là nơi trú ẩn cho hơn 3.000 tín hữu Công giáo nhờ vị Giám mục can trường Pierre Alphonse Favier,CM. Cho tới năm 1949,8 giám mục đã sống ở đó,trong đó vị hồng y tiên khởi người Trung Quốc, Tomasso Tian Geng Xin (1946 – 1949). Trong thời cách mạng văn hoá Trung Quốc, nhà thờ chính toà bị đụng tới nghiêm trọn, cũng giống như toàn bộ cộng đồng Công giáo Trung Hoa. Thánh đường được tái thiết ngày 12.02.1985 và khánh thành vào Giáng Sinh năm ấy. Cách nay hai năm, cuộc đại trùng tu bắt đầu với khoản tiền đầu tư chưa từng có.

 

ĐỨC HỒNG Y SEPE GẶP GỠ QUAN CHỨC TÔN GIÁO HÀNG ĐẦU TRUNG QUỐC

(UCAN 27.10) Đức TGM giáo phận Napoli ĐHY Crescenzio Sepe đã gặp gỡ Wang Zuo’an, giám đốc tôn giáo vụ vào ngày 26.10 trong hành trình lần đầu của Ngai tới Trung Quốc lục địa. Trong vai trò Tộng trưởng Thánh Bộ rao Giảng Tin Mừng Các dân từ 2001 đến 2006, ĐHY đã chỉ thăm viếng ac1c Giáo Hội ở Hong Kong và Đài Loan. Phái đoàn của Ngài gồm các nhà lãnh đạo tổ chức giáo dân quốc tế, Công Đòn Thánh Edigio, vốn phục vụ người nghèo và cổ vũ phong trào đại kết. Nó tích cực trong việc cung cấp một nhịp cầu giữa Trung Quốc và Vatican trong những năm gần đây. Ngày 26.19, phái đoàn 5 người nầy cũng tham gia một hội thảo chuyên đề do Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển cũa hội đồng nhà nước tổ chức, chia sẻ quan điểm về những đóng góp của các tôn giáo cho sự hoà hợp xã hội với bảy học giả người Trung Quốc. Ren Yanli, một nhà nghiên cứu (đã nghỉ hưu) về Giáo Hội Công giáo,vốn đã tham dự hội thảo chuyên đề nầy, nói rằng mục đích chính chuyến thăm của ĐHY Sepe là nhằm cổ vũ trao đổi về tôn giáo và văn hoá giữa Trung Quốc và Ý,nhất là Napoli. Ren lưu ý :”Không có gì để làm với các quan hệ Trung Quốc – Vatican”. Vị hồng y 67 tuổi đã gặp gở Wang tại văn phòng tôn giáo vụ và họ thảo luận về việc tăng cường củng cố các trao đổi tọn giáo và những vấn đề khác”. Kwun Ping-hung,một nhà quan sát Giáo Hội Trung Quốc có trụ sở ở Hong Kong,nói rằng Ngài không nhìn thấy rằng chuyền viếng thăm của nguyên Tổng trưởng sẽ có bất cứ ảnh hưởng nào trên các quan hệ Trung Quốc – Vatican, dù cả hai bên đã thiết lập các kênh liên lạc chính thức của họ. Tuy nhiên sẽ là có lợi khi có trao đổi qua lại giữa các Giáo Hội Trung Quốc và Ý. Hôm nay phái đoàn đi thăm mộ Cha Dòng Tên Matteo Ricci ( 1552 – 1610) và gặp ĐGM Joseph Li Shan giáo phận Bắc Kinh. Soeur Têrêxa Ying Mulan, cầm đầu văn phòng đối ngoại gío phận Bắc Kinh, cho biết ĐHY Sepe và ĐGM Li giới thiệu giáo phận của các ngài cho nhau. Phái đoàn sẽ tham dự một hội nghị chuyên đề khác và các hoạt động khác tại Gian hàng nước Ý ở Triển Lãm thế giới Thượng Hải vào ngày 28.10.

 

 VỤ KẾT ÁN TAREK AZIZ VÀ LẬP TRƯỜNG CỦA HỘI THÁNH

  (VIS 27.10) Ngày 26.10, Cha Federico Lombardi, giám đốc Văn phòng báo chí Toà Thánh, đã nhắc lại rằng “lập trường của Hội Thánh Công giáo về án tử hình rất rõ ràng. Toà Thánh hy vọng án tử hình được  trong tuyên chống lại M. Tarek Aziz không được thi hành, điều sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoà giải và tái lập hoà bình và công lý ở Iraq, sau bằng ấy thử  thách. Còn về một sự cn thiệp nhân đạo có thể có, thì Toà Thánh có thói quen hành động qua những con đường ngoại gio mà Toà Thánh có sẵn”.

Tarek Aziz là cựu phó thủ tường dưới thời chính quyền Saddam Hussein, 74 tuổi, là Kitô hữu, bị kết án tử vì tội thanh trừng các đảng phái Hội giáo dòng Si-ai trong những năm thập niên 1980, kể cả các đảng viên Đảng Dawa (trong đó có đương kim thủ tướng Iraq)

 

NHIỀU NỮ TU TUỔI TRÊN 90 HƠN LÀ Ở TUỒI DƯỚI 60

(CNS 27.10) Trả lời phỏng vấn của National Review Online, Mẹ Mary Clare Millea đưa ra một cập nhật về cuộc kinh lý Toà Thánh của các nữ tu hoạt động ở Hoa Kỳ.Mẹ Millea nói :” bổn phận của tôi với tư cách là kinh lý viên là ghi lại bức tranh tổng thể của những dòng tu riêng biệt và gợi ý những lời khuyên mà tôi nghĩ là thích hợp cho họ. Cơ quan có thẩm quyền nầy của Toà Thánh sẽ xác định những gì sẽ được thông tri cho các dòng để giúp đẩy mạnh sức sống của họ”. Được hỏi :”có thật là ơn gọi với những cộng đoàn chính thống hơn với những  nữ tu  thường xuyên bận tu phục không còn nhiều?”, Mẹ trả lời: Tháng 8 năm 2009, Hội Đồng Ơn Gọi Tu Trì Toàn Quốc (NRVC) đã công bố một nghiên cứu về những ơn gọi đời sống tu hành gần đây do Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng trong Công Tác Tông Đồ (CARA) thực hiện. Sử dụng những con số thống kê thu thập được từ các dòng tu cũng như từ những hội nghị với những nhóm trọng điểm các tu sĩ trẻ trong những dòng được tuyển chọn,nghiên cứu nầy cho thấy một số khuynh hướng gây ấn tượng. Trong khi có nhiều nữ tu ở Hoa Kỳ ở lứa tuổi trên 90 hơn là ở tưổi dưới 60, thì một số dòng tu đang dứt khoát trải nghiệm một sự tăng đột biến trong những ơn gọi mới. Nghiên cứu của NRVC đưa ra một số “thực hành hay nhất” cho việc cổ vũ ơn gọi và chỉ cho thấy rằng gương của các thành viên và những đặc điểm của dòng dường như có ảnh hưởng lớn nhất lên quyết định gia nhập một dòng liên quan. Nghiên cứu nầy sau đó gợi ý những dòng vốn đi theo một phong cách sống tu hành truyền thống hơn dường như thành công hơn hết trong việc hấp dẫn và giữ chân những thành viên mới, nhất là những ứng viên trẻ. Dù nghiên cứu của NRVC riêng biệt với kinh lý Toà Thánh, nhưng những khám phá đầy đủ của nó có thể làm cho những ai liên quan đến tương lai đời sống tu trì, phải quan tâm.

 

TỔ CHỨC ÂN XÁ QUỐC TẾ ÁP LỰC PÊRU HỢP PHÁP HOÁ NẠO PHÁ THAI

 (CNA 28.10)Tổ chức Ân Xá Quốc Tế đã loan báo sẽ trao cho bộ y tế Pêru một thư thỉnh nguyện được 11.000 người ký kêu gọi hợp pháp hoá nạo phá thai. Tổng thư ký tổ chức nầy,Salil Shetty,sẽ gặp thứ trưởng y tế Pêru,Zarela Solis Vasquez ngày 27.10. Shetty dự định trao thỉnh nguyện thư nầy do những người ủng hộ nạo phá thai ký từ Pêru cũng như các quốc gia khác. Năm ngoái trong thành phố Chiclayo bắc Pêru, giáo phận sở tại đã tổ chức thỉnh nguyện thư chống lại nạo phá thai do 33.000 người kỳ tên. Tổ chức AXQT đã phát một báo cáo trên khắp Pêru có tựa “Những  thiếu sót tai hại : Những rào cản với sức khoẻ bà mẹ ở Pêru”, trong đó đưa ra lý lẽ rằng việc hợp pháp hoá nạo phá thai có thể giảm tử suất bà mẹ trong các vùng nông thôn. Báo cáo kêu gọi thay đổi trong luật lệ quốc gia nầy để cho phép nạo phá thai trong những trường hợp phôi thai dị dạng và những cô gái vị thánh niên mang thai. Báo cáo nầy cũng khuyến khích Pêru nhượng bộ áp lực của LHQ để hợp pháp hoá nạo phá thai. Nó dùng trường hợp của Karen Llantoy, một phụ nữ người Pêru vốn không được phép phá thai sau khi các bác sĩ  phát hiện con cô đang bị thiểu não,vì sự sống của bà mẹ không bị nguy hiểm. Được một tín hữu Công giáo người Anh sáng lập, Tổ chức AXQT đã bỏ tính chất trung lập về nạo phá thai đã nhiều năm qua và như nhiều nhà phân tích tiên đoán, đã trở thành một tổ chức ủng hộ nạo phá thai.

 

GIỚI THIỆU PHIÊN BẢN TIẾNG Ý TOÀN TẬP CỦA ĐỨC JOSEPH RATZINGER

 (Apic 28.10) Đức hồng y nhà thần học Joseph Ratzinger đã luôn lo lắng goúp Giáo Hội và chia sẻ thành quả các nghiên cứu của Ngài với mọi người. Đó là lời tuyên bố của ĐHY Tarcisio Bertone,Quốc Vụ Khanh Toà Thánh, trong buổi giới thiệu ngày 27.10 ở Roma,tập đầu  bản tiếng Ý Toàn Tập của Đức Joseph Ratzinger cho tới ngày làm Giáo Hoàng. Trong bài diễn văn đọc với toà đại sứ Ý bên cạnh Toà Thánh và được tờ Osservatore Romano đăng lại,nhân vật số 2 của Tòa Thánhm đã giải thích rằng tập nầy dành cho “Thần học phụng vụ” và tập hợp những bài viết từ năm 1964 đến năm 2004, nhằm giúp Giáo Hội hoàn thành “một cuộc canh tân lớn”. Mở rộng hơn nữa, ĐHY Bertone nhấn mạnh, “giáo sư rời hồng y Joseph Ratzinger đã dành trọng đời nghiên cứu để giúp cho Giáo Hội”, một công việc đã cho ra đời ‘khoảng một trăm tập và hơn 600 bài viết”.  ĐHY cũng khen ngợi những người đã soạn thảo tập sách nầy, ĐGM Gerhard Ludwig Muller, giáo phận Ratisbonne đứng đầu. 

 

CUỘC KINH LÝ REGNUM CHRISTI TẬP CHÚ VÀO CÁC THÀNH VIÊN TẬN HIẾN

 (CNA/EWTN News 28.10) Trái với các tin tức trước đó, các nhà lãnh đạo Phong Trào Regnum Christi nhấn mạnh rằng cuộc kinh lý nầy do các giới chức Giáo Hội thực hiện sẽ tập chú vào 900 thành viên tận hiến,chứ không phải vào 70.000 giáo dân của phong trào nầy. Mặc dù các nhà lãnh đạo Regnum Christi ở Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng các thành viên tận hiến sẽ là tiêu điểm ưu tiên của cuộc kinh lý nầy nhưng một phát ngôn nhân ở Roma nói rõ rằng các giáo dân sẽ không bị loại trừ khỏi kinh lý và được tự do tiếp xúc với các giới chức Giáo Hội trong tiến trình kinh lý nầy. Tháng trước, Đức TGM Velasio De Paolis, đại diện Đức Thánh Cha ở Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, đã loan báo danh tính của bốn vị cố vấn sẽ trợ giúp Ngài trong việc tổ chức lại dòng tu bị bao vây nầy. Ngài cũng loan báo rằng kinh lý viên với Regnum Christi,phong trào giáo dân liên kết với Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, sẽ là Đức TGM Ricardo Blazquez giáo phận Valladoid,Tây Ban Nha. Nhiệm vụ chính của các cố vấn là giúp Đức TGM De Paolis rà soát lại các hiến pháp của Dòng Đạo Binh Chúa Kitô.

 

BẮC ĐẨU BỘI TINH CHO MỘT PHỤ NỮ ĐẤU TRANH CHỐNG AN TỬ

(H2Onews 29.10) Bị liệt chân tay từ 26 năm nay, Maryannick Pavageau đã được trao huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh ngày 27.10,vì sự dấn thân chống lại An tử.Ki được 30 tuổi, người phụ nữ nầy đã bị hội chứng “cài chốt”,căn bệnh được biết đến từ đó nhờ sự mô tả của Dominique Bauby trong cuốn sách “Le Scaphandre et le Paillon”( Áo lặn và con bướm) của Ông. Là thành viên ALIS (Hội Hội chứng lock-in – “cài chốt”), Bà tham gia uỷ ban Leonetti về kết thúc sự sống và muốn đưa ra một “thông điệp đúng chúng ta ra sao. Và luôn có một tiến triển có thể. Đó là thông điệp hy vọng mà tôi muốn gửi tới mọi người. Tôi dấn thân đấu tranh chống an tử, vì không phải đau đớn thể xác hướng dẫn ước muốn ra đi,nhưng là một lúc chán nãn, có cảm tưởng mình trở thành gánh nặng…Tất cả những người xin cho được chết, là những người mong tìm được yêu thương”. Bà nói thêm :” Cuộc đời tôi không được như nó đáng là,song đó là cuôộ đời của tôi. Cuối cùng, tôi đã giữ được những giá trị chính yếu. Tôi đã giữ được tình yêu. Chồng tôi,con gái Myriam của tôi,khi ấy đã lên 2, đã cho tôi sức mạnh để chiền đấu. Mặc dù tôi gặp khó khăn trong việc biểu đạt, con gái tôi luôn hiểu tôi”


ĐỨC THÁNH CHA NHẮC NHỞ : CÁC MỤC TỬ VÀ DÂN CHÚNG PHẢI BẢO VỆ SỨ SỐNG

(CWNews 29.10) Ngày 28.10,Đức Thánh Cha nói với một nhóm các giám mục Brasil kết thúc viếng Ad Limina “có trach nhiệm nặng nề phải tuyên bố những ý kiến và phán quyết đạo đức luân lý” về những vấn đề chính trị. Đức Thánh Cha nói rằng “đất nước Brasil đang đối mặt với “những bóng tối tăm” từ những chiến dịch đang đe doạ sự sống con người và hôn nhân. Thúc giục các Vị đấu tranh chống lại những chiến dịch nầy, Đức Thánh Cha nói rằng bất cứ sự dính líu xã hội nào “không bao gồm sự bảo vệ và bênh vực mạnh mẽ quyền được sống từ khi thụ thai cho đến cái chết tự nhiên là hoàn toàn giả trá và viễn vông”. Người nói với các Vị “đừng sợ không được nhiều người ưa thích khi bảo vệ sự sống”. Đức Thánh Cha phàn nàn về một hệ thống xã ghội và chính trị không bảo vệ sự sống và nhân phẩm. Đức tin của dân Brasil là một “dấu chỉ của hy vọng”: “cái hồn” thật sự nhất của Brasil được diễn tả trong bức tượng Chúa Giêsu mở rộng cánh tay ở Vịnh Rio de Janeiro,nhưng Đức Thánh Cha cũng phân tích “những bóng tối tăm” do các “thế lực” chiếu lên,những thế lực nầy phổ biến những giá trị “không thể chấp nhận về mặt đạo đức luân lý”,làm tổn thương “bản chất thánh thiện của con ngưòi”. Và khi những quyền nầy bị xâm phạm hoặc khi “sự cứu rỗi các linh hồn” đói hỏi, các mục tử “có bổn hệ trọng phải công bố một phán quyết luân lý” về những vấn đề chính trị.

  

 BRASIL : SÁT HẠI MỘT LINH MỤC Ở FORTALEZA

 (ZENIT.29.10) Tổng giáo phận Fortaleza, thủ phủ bang  Ceara,vùng đông bắc Brasil, loan báo vụ sát hại cha quản xứ giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Cha Josenir Morais Santana,ngày 25.10 ở Sao Luis do Curu,cách Fortaleza 77 cây số. Vị linh mục 48 tuổi, bị chết vì đạn bắn,khi Ngài đang ngồi trên xe, sau khi tham dự một cuộc họp.Người ta đã mở một cuộc điều tra,nhưng không một nghi can nào hay một động cơ sát hại nào được ghi nhận. Thụ phong linh mục năm 1995, sinh ra ở Fortaleza, Cha được mọi người biết đến do tính đơn sơ và chiếu toả vì sự dấn thân mục vụ, tính năng động và tính sáng tạo.

 

HOA KỲ THÚC GIỤC VIỆT NAM THẢ NHỮNG NHÀ HOẠT ĐỘNG

(Radio Australia 28.10) Bô trưởng ngoại giao Hoa Kỳ,Hillary Clinton, đang tham dự các hội nghị ở Hà Nội và ngay khi tới nơi đã kêu gọi Việt Nam thả một số nhà hoạt động, được cho là đã bị bắt giữ hoặc  kết án bất công. Chỉ riêng tuần nầy thôi, đã có 9 người bị đem ra toà vì cái gọi là gây rối trật tự công cộng, gồm cả ba nhà hoạt động bị bỏ tù hơn 9 năm và sáu tín hữu Công giáo. Nhưng dù toà đại sứ Hoa Kỳ đã cho biết sự quan ngại của mình, nhưng các giới chức Hoa Kỳ có những lợi ích kinh tế với Việt Nam, mà cả hai bên đều muốn bảo vệ, vì vậy đó là một phạm vi tế nhị mà họ phải hành xử.

 

GIỚI TRUYỀN THÔNG NƯỚC NGOÀI ĐƯA TIN VỀ VỤ CỒN DẦU VÀ VỤ TOẢ CẨM LỆ XỬ

 Vietcatholic News đăng tải các tin tức từ cá hãng tin,nhật báo,tạp chí nước ngoải về vụ Cồn Dâu, Đà Nẵng: Ngoài rất nhiều báo và hãng tin Công giáo, báo chí nước ngoài cũng rất quan tâm d8ến vụ Cồn Dầu và việc xét xử bất công sáu giáo dân Công giáo, do toà án quận Cẩm Lệ.

Vietnam: six catholiques condamnés (Việt Nam : sáu tín hữu Công giáo bị kết án)

Le Firago

 As Clinton visit nears, Vietnam arrests bloggers, sentences activists (Gần ngày Bà Clintin sang thăm, Việt Nam bắt giữ những Bloggers và kết án các nhà hoạt động).

Washington Post Staff Writer
US criticizes Vietnam jailing of activists and Catholics (Hoa Kỳ chỉ trích Việt Nam vì vụ bỏ tù các nhà hoạt động và các tín hữu Công giáo)

M&C News

Six Vietnamese convicted in case that sparked US concern (Sáu người Việt bị kết án tù khơi dậy quan ngại của Hoa Kỳ)

Zee News

 US lawmakers ask Clinton to raise Vietnam rights (Các nhà lập pháp Hoa Kỳ yêu cầu Bà Clinton nêu ra các quyền ở Việt Nam)

AFP

 

NHÀ TRUYỀN GIÁO BỊ ĐÁNH ĐẬP VÌ TÍ ĐỒ ẤN GIÁO CHỐNG LẠI GIÁO DỤC CHO NGƯỜI NGHÈO

 (AsiaNews 29.10) Thầy Phillip Noronha nói : Ở bang Karnataka, các Kitô hữu ngày càng trở thành bia nhắm cho bọn Ấn giáo cực đoan, vì các trường học của họ cho phép các thành viên thuộc các đẳng cấp thấp nhất được học.  Vị tu sĩ nầy là một nhà truyền giáo và là phó hiệu trưởng Trường Thánh Giá ở Whitefield (Bangalore). Hiện Thầy đang ở bệnh viện để chữa chạy các vết thương do bị đánh đập ngay trước trường. Thầy cho biết :” Ý định của họ là  hạ nhục tôi,làm cho trường Thánh Giá mất uy tín và bôi nhọ tiếng tốt của các thừa sai Kitô giáo. Nhưng điều nầy đã củng cố ơn gọi trợ sĩ của tôi  và củng cố quyết tâm của tôi. Tôi là một trợ sĩ Dòng Thánh Giá và Chúa Kitô đã cho phép tôi nếm trải một chút thập giá của Người”. Sau khi tố cáo Thầy lăng nhăng tình dục,một bọn phá rối chừng 500 tín đồ Ấn giáo kéo lê Thầy ra khỏi trường và đấm, đá,dùng gậy đánh Thầy. Tất cả điều nầy xảy ra khi các camera từ ba trạm địa phương ghi lại vụ việc nầy.Thanh tra cảnh sát Whitefield B N Gopalakrishna cũng ở trong những kẻ tham gia cuộc tấn công nầy. Theo đánh giá ban đầu, việc đánh đập và tố cáo là do cha mẹ hai em học sinh lớp 10,muốn chiếm đất của nhà trường để làm lợi cho một ngôi đền Ấn giáo vừa mới xây gần đó.Tuy nhiên, với các tu sĩ Công giáo,vần đề không chỉ ở chỗ đất đai,mà chính là sự hiện diện của các thừa sai trong vùng nầy.

 

CUBA : MỘT CHỦNG VIỆN CÔNG GIÁO SAU 5O NĂM

 (Fides 29.10) Tại Cuba, một chủng viện được mở sau 50 năm vả sẽ bắt đầu các hoạt động vào tháng 11 tới đây. Trung tâm đào tạo mới nầy được xây trong tổng giáo phận San Cristobal de La Havane và dự kiên sẽ có khoảng 100 sinh viên theo học. Kế hoạch nầy đã được Đức Gioan-Phaolô II chúc lành trong chuyến Người thăm Cuba năm 1998,nhưng công việc xây dựng chỉ mới bắt đầu cách nay không lâu,khi chính phủ Cuba bắt đầu cho thấy một thái độ bao dung hơn đối với Giáo Hội Công giáo. Việc xây chủng viện chủ yếu do Dòng Hiệp Sĩ Columbus Hoa Kỳ tài trợ. Báo chí quốc tế,nhiểu nhà phân tích địa phương và nước ngoài đã nhận xét rằng Giáo Hội đã bắt đầu giữ một vai trò ngaỳ càng quan trọng hơn trong đời sống xã hội đất nước nầy. Ngày 07.07 năm nầy, nhờ những nỗ lực của ĐHY Tổng giám mục giáo phận La Havane,James Ortega y Alamino, chính quyền Cuba đã trả tự do cho 52 người bất đồng chính kiến và cho phép họ rời khỏi Cuba. Mặt khác, Giáo Hội Công giáo nhiều lần yêu cầu tự do hoá đời sống chính trị và kinh tế của đất nước nầy. Một phái đoàn HĐGM Hoa Kỳ do  Đức TGM giáo phận Miami, Thomas Wenski cầm đầy, sẽ hiện diện tại lễ khánh thành tân chủng viện,dự kiến từ 03 đến 06.11.2010.

 

MYANMARAFGHANISTAN THAM NHŨNG NHẤT,THEO SAU LÀ NGA, ẤN ĐỘ,TRUNG QUỐC

 (AsiaNews / Agencies 29.10) Ngoài Somali đứng đầu, thì các quốc gia tham nhũng nhất thế giới là MyanmarAfghanistan. Tham nhũng còn rất cao ở Việt Nam,Trung Quốc,Nga,trong khi Lào, Campuchia cho thấy có cải thiện nhẹ.  Báo cáo 2010 về tình hình tham nhũng toàn cầu, do tổ chức Minh Bạch Quốc Tế công bố, đã xem xét 178 quốc gia. Liao Ran, điều phối viên cuộc điều tra ở Đông Á, lưu ý rằng tập đoàn quân sự Myanmar “kiểm soát toàn đất nước nầy. Vì thế nếu bạn muốn thực hiện một điều gì, thì bạn không còn lựa chọn nào ngoài việc hối lộ nhà cầm quyền”. Những quốc gia tham nhũng nhất gồm cả Iraq,Uzbekistanvà Turkmenistan. Báo cáo nầy chỉ định cho mỗi quốc gia một con số nhất định, là kết quả thông tin  thu lại được từ những giai đoạn thuần tham nhũng của các giới chức nhà nước, ăn cắp công qũy,hối lộ để có được những hợp đồng và ngân sách và cam kết của nhà nước trong việc đấu tranh chống tham nhũng. Một tỷ lệ thấp cho thấy tham những cao. Chỉ số 10 có nghĩs là không có tham nhũng. Những quốc gia ít tham nhũng nhất, với chỉ số 9,3.là Đan Mạch,New Zeland và Singapore. HongKong đứng thứ 13 và Nhật bản được xếp hạng 17. Lào và Campuchia đứng thứ 154 với chỉ số 2,1 (Năm 2009 là thứ 158). Việt Nam hiện đứng thứ 116. Liao nhấn mạnh rằng Campuchia, mặc dù tham nhũng tràn lan, nhưng có một quốc hội, bầu cử dân chủ, tự do ngôn luận và lập hội. Nga cũng đứng thứ 154 với chỉ số 2.1. Iran là 2.1 và Kyrgystan là 2. Trung Quốc ở thứ 78 (tăng một bậc) với chỉ số 3.5.

 

CHUYẾN THĂM SANTIAGO DE COMPOSTELA LÔI CUỐN 200.000 NGƯỜI

 (CNA 29.10) Đức TGM Julian Barrio giáo phận Santiago de Compostela nhận định rằng ngài hết sức hài lòng với những việc chuẩn bị cho cuộc thăm viếng sắp tới của Đức Thánh Cha đến thành phố nầy. Ngài lưu ý rằng nó sẽ giống như nhiều năm trước khi một Đức giáo tông quay lại vùng nầy. Ngài nhắc lại:” Đúng là Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã ở Santiago năm 1982 trong cuộc tông du đến Tây ban Nha và dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 1989. Tuy vậy, đây sẽ là lần đầu tiên một Vị Giáo Hoàng “đến chỉ để tham dự Năm Thánh,như Đức Biển-Đức XVI sẽ làm”. Đức TGM nói :” Tôi hy vọng sẽ còn có nhiều lần nữa, như lòng Chúa mong muốn, nhưng sẽ có thể phải nhiều năm nữa qua đi trước khi một vị giáo hoàng có thể đến tham gia một sự kiện như sự kiện nầy”. Đức Thánh Cha sẽ thăm viếng Santiago de Compostela vào 06.11. Dù Santiago có tầm quan trọng với Tây Ban Nha và Châu Âu, nhưng theo lời Đức TGM, chuyền thăm của Đức giáo hoàng Biển-Đức sẽ làm nỗi bật chiều kích hoàn vũ của thành phố nầy.

 

ĐỨC THÁNH CHA CA NGỢI PETERSON

(CWNews 29.10) Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã ca ngợi Erik Peterson (1890 – 1960),một nhà thần học chuyên về Kitô giáo thời sơ khai và trở lại từ tin lành Luther sang Công giáo ở Roma năm 1930. Không thể bảo đảm một chức giáo sư,vì chống lại chủ nghĩa phát-xít, Peterson và gia đình chịu nghèo khó cho tới khi được bổ nhiệm làm giáo sư tại Viện Giáo Hoàng về Khảo Cổ học Kitô giáo vào năm 1947. Đức Thánh Cha hồi tưởng :” Lần đầu tôi khám phá ra khuôn mặt của Erik Peterson là vào năm 1951”. Lúc bấy giờ, tôi làm tuyên úy ở Bogenhausem và giám đốc Nhà xuất bản Kosel sở tại, Ông Wild, tặng tôi cuốn sách vừa mới phát hành “Theologische Traktate” (những luận đề thần học). Tôi đã đọc với sự tò mò ngày càng tăng và thật sự say mê cuốn sách nầy, vì thần học mà tôi đang tìm kiếm đếu có ở đó : một thần học tận dụng toàn bộ sự nghiêm túc lịch sử để hiểu và nghiên cứu các văn bản nầy,phân tích chúng với toàn bộ sự nghiêm túc của cuộc nghiên cứu tìm tòi lịch sử và không cho phép chúng nằm lại trong quá khứ…Từ ông,tôi đã học hỏi được, một cách chính yếu nhất và sâu xa nhất, những gì thật sự là thần học và tôi đã cảm thấy khâm phục, vỉ nơi đây ông không chỉ nói những gì ông nghĩ,nhưng cuốn sách nầy là một biểu hiện về một con đường vốn là niềm say mê của cuộc đời ông”.

 

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO Ở TÂY BAN NHA

 (VIS 30.10). Yrong viễn cảnh chuyền tông du mà Đức Biển-Đức sẽ thực hiện tới Compostela và Barcelona ac1c ngày 07 và 08.11, sau đây là các con số thống kê liên quan đến Giáo Hội Công giáo ở Tây Ban Nha (31.12.2009) : Dân số 45.929.000, trong đó Công giáo là 42.470.000 (92,5%), với 70 giáo phận và 22.674 giáo xứ, do 124 giám mục và 24.849 linh mục, 54.599 tu sĩ, 2.786 giáo dân tận hiến và 101.261 giáo lý viên. Con số chủng sinh là 3.906 và có 5.585 cơ sở giáo dục (từ mẫu giáo đến đại học), phục vụ 1.596.429 học sinh sinh viên. Giáo Hội  cũng điều hành 93 bệnh viện, 72 trạm y tế,788 nhà dưỡng lão, 435 cô nhi viện và nhà trẻ, 301 trung tâm gia đình hoặc bảo vệ sự sống, 3.036 trung tâm đào tạo và rất nhiều cơ sở khác.

 

ĐỨC THÁNH CHA SẼ THĂM CROATIA VÀO NĂM 2011

  (ZENIT. 30.10) Đức hồng y TGM giáo phận Zagreb,Josip Bozanic, đã  loan báo ngày 29.10 rằng Đức Thánh Cha sẽ đi thăm Croatia trong nửa năm đầu 2011, theo lời mời của tổng thống nước Croatia,Ivo Josipovich,khi ông nầy viếng thăm Vatican vào ngày 09.10 vừa qua .Tin nầy đã được Radio Vatican tường thuật lại. Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của Đức Biển-Đức XVI tới Croatia, trong đó Đức Thánh Cha sẽ cầu nguyện trên mộ chân phước Alojzije Atepinac,TGM giáo phận Zagreb từ 1937 đến 1960 và đã được Đức Gioan Phaolô II tôn phong Chân Phước năm 1998. Tổng thống Croatia muốn lập ra một ủy ban gồm đại diện Văn phòng tổng thống, chính phủ Coatia và Giáo Hội Công giáo để chuẩn bị chio chuyến thăm nầy.

 

 ĐỨC BIỂN-ĐỨC XVI VÀ NHÀ THẦN HỌC ROBERTO GAURDINI

(H2Onews 30.10) Roberto Guardini,một con người của đối thoại với thế giới,một con người của đối thoại nội tâm; Với ngài,chânlý “con người” là “sự vâng phục” trước “hữu thể” Thiên Chúa. Bằng cách nầy mà thôi,người ta mới đạt tới được sức mạnh của chân lý. Khái niệm nầy là một trong những khái niệm được Đức Biển-Đức nhấn mạnh trước những người tham dự đại hội do Hội Roberto Guardini ở Berlin tổ chức. Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến một số yếu tố trong suy tư thần học và triết học của học giả nầy, mà người ta cũng tìm thấy lại trong tư duy của Đức Thánh Cha.Theo Guardini, con người phải hành động theo đức tin,trong tất cả mọi chiều kích cuộc đời con người và Mạc Khải Thiên Chúa là tiêu chuẩn tối hậu,từ đó sự hiểu biết thần học phát xuất và Giáo Hội Công giáo mang nó trong mình. Sinh tại Ý năm 1885 và qua đời tại Đức năm 1968, Roberto Guardini là một linh mục,một nhà thần học,một nhà văn,nhập quốc tịch Đức.

 

Do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ

 

 

 


Về Trang Mục Lục