Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 22.02 ĐẾN 28.02.2010 – ĐẦU TUẦN)

 

 

ĐỨC THÁNH CHA TIẾP KIẾN THỦ TƯỚNG LIBAN

(ZENIT 21.02) Hoà bình ở Trung Đông thông qua đối thoại liên văn hoá và liên tôn. Đó la 2những gì Đức Thánh Cha đã giải thích trong buổi triều yết dành cho chủ tịch hội đồng bộ trưởng Libăng, ngài Saad Hariri. Theo một thông cáo do văn phòng báo chí Toà Thánh công bố, trong các cuộc trao đổi,hai bên đã xem xét ‘tình hìng ở Liban” và đã cầu chúc rằng “qua sự sống chung mẫu mực của những cộng đồng tôn giáo khác nhau hình thành Liban, đất nước nầy ‘tiếp tục là một ‘thông điệp” cho khu vực Trung Đông và toàn thế giới”. Theo ‘hiệp ước quốc gia’1943, có sự phân chia trách nhiệm công ỡ Liban: tổng thống là Kitô hữu maronite,nhiệm kỳ 6 năm, chia sẻ quyền hành pháp với hội đồng bộ trưởng do một tín đồ Hồi giáo phái sunni đứng đầu. Hai bên cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tìm ra một giải pháp công bằng và toàn diện cho những xung đột dày vò khu vực nầy và hai bên nhắc lại tầm quan trọng của đối thoạu liên văn hoá và liên tôn để xúc tiến hoà bình và công lý. Thông cáo viết :” Trogn viễn cảnh nầy, hai bên ám chỉ tới Thượng Hội Đồng Giám Mục vì Trung Đông diễn ra từ 10 đến 24.10.2010 với chủ đề :” Giáo Hội Công giáo ở Trung Đông : hiệp thông và chừng từ : đám đông tín hữu chỉ có một lòng một ý” (Cv 4,32). Hai bên cũng nhắc lại tầm quan trọng sự hiện diện và công trình các Kitô hữu ở Liban và đánh giá cao sự cống hiến của Giáo Hội Công giáo vì lợi ích toàn xã hội, nhất là trong các lãnh vực giáo dục,y tế và viện trợ”. Thủ tướng Hariri cũng đã hội đàm với ĐHY Quốc Vụ Khanh Bertone và ĐGM phụ trách đối ngoại Mamberti. Trước ngày hội kiến với Đức giáo hoàng, ngài Hariri đã gợi lên những lời đe doạ ngày càng tăng chống lại các cộng đoàn Kitô giáo ở Trung Đông, sự di tản của các tín hữu. Ông cũng nhấn mạnh cam kết bảo vệ sự sống chung hoà bình giữa Kitô hữu và tín đồ Hồi giáo và thi6ng báo chúnh thức lấy ngày lễ Truyền Tin, 25.03, làm ngày lễ nghỉ quốc gia, để bày tỏ lòng tôn kính đối với Mẹ Thiên Chúa.

 

ĐỨC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN MAITLAND-NEWCASTLE KÊU CỨU ĐỨC GIÁO HOÀNG

(CathNews 22.02) ĐGM Michael Makone cho biết một loạt vụ tai tiếng lạm dụng tình dục trẻ em hơn 15 năm qua đã thúc đầy ngài kêu cứu Đức Thánh Cha. ABCA đưa tin :”Ngay từ ngày đầu tiên tôi làm giám mục, tôi phải đối mặt với vấn đề Vince Ryan, người đã nhận tội với nhiều lời buộc tội và kể từ đó, cả một chuỗi bi thảm dân chúng tôi phải giải quyết”. ABC cho biết : Hai năm qua, ba linh mục và một thành phần giáo sĩ đã bị buộc tộu trong giáo phận nầy. ĐGM Malone nói những cuộc thảo luận của Đức giáo tông với các giám mục Ái Nhĩ Lan về những vụ lạm dụng là bằng chứng thêm rằng Đức Thánh Cha đồng ý đề cập vấn đề linh mỵc lạm dụng tình dục : “ Giáo Hội Ái Nhĩ Lan đã bị rung chuyển bởi tất cả những luận điệu và báo cáo về lạm dụng tình dục do các linh mục và chúng ta biết nó như thế nảo rồi và chúng tôi cần chỉnh đốn lại toàn bộ vấn đề nầy”.

 

GÌN GIỮ BẢO VỆ NHÂN PHẨM TRONG VẤN ĐỀ AN NINH TẠI CÁC PHI TRƯỜNG

(CathNews 22.20) Đức Thánh Cha kêu gọi gìn giữ bảo vệ nhân phẩm,trong một cuộc nói chuyện với công nhân phi trường diễn ra tại vatican. Tờ The Telegraph đưa tin : Những lời giải thích của Người ám chỉ việc sửm dụng các máy soi thân thể ở các phi trường. Tờ báo cho biết mặc dù Đức Giáo Tông không nhắc đến các từ máy soi thân thể,nhưng rõ ràng những gì Người muốn nói với đám đông 1.200 người nầy là rõ ràng :” tất cả mọi hành động, trên hết mọi sự chủ yếu nhằm bảo vệ và coi trọng con người trong toàn thể của nó. Tôn trọng những nguyên tắc nầy có thể dường như đặc biệt phức tạp và khó khăn trong bối cảnh hiện nay. Khủng hoảng kinh tế đã có những tác động gây khó khăn lên lãnh vực hàng không dân sự, sự đe doạ khủng vố quốc tế,vốn luôn mưu tính đánh phá hủy hoại các phi trường. Nhưng dù ở cả tình huống nầy nữa, thì không được quên rằng tôn trọng sự riêng tư của con người và chú tâm tới các nhu cầu người ấy không làm cho việc phục vụ kém hiệu quả,cũng không làm cản trở điều hành kinh tế” [ việc sử dụng máy soi thân thể khiến ngườim đi qua [máy] hiện ra trần truồng và có những quan ngại rằng máy soi thân thể phá bỏ luật phân biệt đối xử]

 

CHUYÊN GIA KÊU GỌI TÍNH KHÁCH QUAN LỊCH SỬ TRONG VIỆC XÉT ĐOÁN ĐỨC PIÔ XII

(CNA 21.02) Trong một bái viết đăng trong số ra tháng 3 tờ Pagine Do Thái, nguyệt san uy tín nhất của cộng đồng Do Thái nước Ý, chuyên gia người Ý gốc Do Thái Claudio Vercelli nói viêệ phân tích lịch sử vai trò của Đức Piô XII trong vụ tàn sát dân Do Thái,phải được nghiên cứu với tính khach quan, chứ không phải với tinh thần hận thù lịch sử. Lịch sử “không phải là một chiếc gậy được dùng để đánh  vào đầu bất ký ai”. Ông nói thêm rằng những hành động của Đức Piô XII phải được giải thích bên ngoải bối cảnh ý thức hệ ngày nay; thay vào đó,phải được phân tích trong bối cảnh thời đại lịch sử mà Người đã sống. Những lời tố cáo được đưa ra rằng Đức giáo hoàng Piô XII đã không làm đủ để cứu người Do Thái,bị đức quốc xã giết và bách hại. Trong bài viết của ông,Vercelli giải thích rằng ngoài việc phải đương đầu với một cuộc chiến ‘gây lo âu đau đớn”, Đức giáo hoàng Piô XII còn phải đối mặt vớu “những đối đầu giữa hai chế độ độc tài” mà Người thấy đáng ghê tởm như nhau”. Cuối cùng,Vercelli lưu ý, đặt chung vai trò của Đức Piô XII với tư cách người lãnh đạo tinh thần cao nhất của Giáo Hội và là nhà cầm quyền dân sự cao nhất của Thành phố quốc gia Vatican không phải là một công việc dễ dàng ngày nay. “Hơn nữa, mỗi triều đại giáo hoàng vượt qua những giai đoạn chín mùi trong và cả sau khi nó kết thúc. Phần còn lại, với hết lòng trung thực, xem ra chỉ là những bút chiến vô ích”. Ông kết luận :” Chúng ta cần đi đến một điểm nơi đ1o chúng ta có thề nhìn qua lăng kính đoán xét trung thực, chứ không phải lăng kính thành kiến”.

 

INDONESIA : THÚC GIỤC CHÍNH PHỦ RÚT LẠI VÀ HỦY BỎ LUẬT BÁNG BỔ

(UCAN 21.02) Uỷ ban nhân quyền quốc gia Indonesia đã thúc giục chính phủ duy trì tự do tôn giáo bằng việc rút lại luật chống báng bổ 1965 của nước nầy. Người cầm đầu uỷ ban,Ifdhal Kasim, nói :” Luật nầy gây khó khăn ví nó cho phép nhà nước đi vào không gian tôn giáo. Luật nầy không nên được giữ lại, vì nó không bảo vệ tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Nhà nước phải chủ động trong việc bảo vễ công dân mình và các tôn giáo của họ….Nhà nước phải hành động chống lại những kẻ phạm tội bạo lực chống các tôn giáo”. Theo luật nầy, những ai báng bổ bất kỳ một tôn giáo được chính thức công nhận nào ở Indonesia,có thể bị bỏ tù. Ông nói chính phủ đề ra luật nầy chỉ để bảo vệ sáu tôn giáo được công nhận chính thức ở Indonesia : Phật giáo,Khổng giáo, Ấn giáo, Hồi giáo,Công giáo và Tin Lành. Theo đó, những người theo các tín ngưỡng khác gặp khó khăn. Luthfi Assyaukanie,một giảng viên theo đạo Hồi ở đại học Paramadina ở Jakarta,đồng sáng lập Mạng Lưới Hồi giáo Tự Do, nói luật chống báng bổ phải được hủy bỏ vì có tính cách phân biệt đối xử: :Tôi không tin sẽ gây ra đảo lộn nếu luật nầy bị hủy bỏ. Ngược lại, hỗn loạn sẽ xảy ra nếu luật nầy không được rút lại và hủy bỏ”.

 

BRASIL : CHƯƠNG TRÌNH RADIO VATICAN ĐOẠT GIẢI THƯỞNG

(ZENIT 22.02) Chương trình tiếng Brasil của Radio Vatican đã được HĐGM Brasil và Hiệp Hội Phát Thanh Công giáo (UNDA) trao thưởng. Chương trình nầy được taro một giải đặc biệt trong phạm trù “ Làm sóng bạc” vì chương trình của nó về “ các tu sĩ Dòng Tên trong việc rao giảng Tin Mừng ở Brasil”, được phát ngày thứ năjm,mỗi tháng hai lần. Người phụ trách chương trình tiếng Brasil, Cha Cesar Augusto dos Santos đã nhận giải nầy từ tay điều phối viên truyền thống “Multirão”, Cha Attilio Hartamann.

 

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC NGƯỜI ĐỨC XIN LỖI VỀ NHỮNG LẠM DỤNG TRẺ EM

(CathNews 23.02) Đức TGM Robert Zollitsch, chủ tịch HĐGM Đức, đã bày tỏ sự choáng váng khi nghe biết về vụ bê bối lạm dụng tình dục trẻ em trong các trường Gông giáo Đức và xin các nạn nhân tha thứ. Theo văn bản một diễn từ tại cuộc họp hằng năm,do AFP đưa tin, Ngài nói :” Tôi lấy làm choáng váng ghê tởm khi hay tin về những trường hợp lạm dụng được đưa ra ánh sáng nầy. Lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên luôn là một tội ác ghê gớm. Tôi ủng hộ cách diễn đạt nầy của Đức Thánh Cha với một sự xác tín sâu sắc và xin tạ lỗi cùng các nạn nhân của những tội ác như vậy”. Ba linh mục dã bị đình chỉ tức khắc. Theo những tin tức mới cho biết : Tất cả đều thuộc Dòng Tên. Một nhà điều tra độc lập do Dòng Tên thuê thuần trước đã nói rằng có khoảng 120 người được cho là đã bị lạm dụng. AFP dẫn lời Đức TGM chủ tịch :”Lạm dụng tình dục đang đặc biệt đè nặng lên Giáo Hội, vì các trẻ em và thanh niên có một niềm tin cậy đặc biệt nơi các linh mục. Không nên có bất cứ sự làm dụng tình dục nào - nhất là không thể có ở trong Giáo Hội”.

 

BANG Ở ẤN ĐỘ TỊCH THU CÁC SÁCH “BÁNG BỔ” CHÚA GIÊSU

(CathNews 23.02) Cảnh sát thành phố Shillong,Ấn Độ, đã tịch thu những bản in một cuốn giáo khoa mô tả Chúa Giêsu một tay cầm một điếu thuốc,một tay cầm một chai bia. Một vụ kiện được đưa ra chống lại nhà xuất bản và cung cấp có trụ sở ở New Delhi tiếp sau những phàn nàn từ Trường Nữ trung học Thánh Giuse ở bang Meghalaya, một thành phố mà Kitô hữu chiếm đa số. Chưởng ấn giáo phận Shillong, Cha John Madur cho biết: Những hình ảnh Thánh Tâm bị thay đổi xuất hiện trong sách thực hành viết chữ thảo dành cho lớp một, in ở trên bìa cũng như ở một trang bên trong. Trang trong giới thiệu mẫu tư “I” với chữ ‘Idol” (thần tượng, thần tượng”. Hình Thánh Tâm Chúa Giêsu được lấy là một ví dụ của tượng thần (idol). Ngài cho biết các phụ huynh và giáo viên rất căm phẫn và nhà trường đã thu hồi cuốn sách nầy nagy tức khắc. Đức TGM mDominoc Jala giáo phận Shillong “lên án mạnh mẽ sự thiếu tôn trọng đối với những biểu tượng tôn giáo từ những nhà xuất bản nầy”. Cảnh sát cho biết họ đang săn lùng chủ nhân nhà xuất bản có trụ sở ở New Dehli nầy, người đang đối diện với những lời buộc tội xúc phạm tâm tình tôn giáo. Giáo Hội Công giáo La Mã ở Ấn Độ đã loại bỏ mọi sách giáo khoa do NXB Skyline nầy, trong khi các lãnh đạo Tin Lành kêu gọi phải công khai xin lỗi. Chính phủ bang cũng tố giác việc in ấn phát hành nầy.

 

CÁC NẠN NHÂN BỊ LẠM DỤNG TÌNH DỤC Ở ÁI NHĨ LAN ĐÃ GẦN TUYỆT VỌNG

(CathNews 23.02) Các nạn nhân ở TGP Dublin cho biết họ gần tuyệt vọng vì Giáo Hội sẽ không nhận trách nhiệm đã bao che giấu diềm vụ lạm dụng nầy. Những nạn nhân còn sống đạ hội kiến với Đức TGM giáo phận Dublin,Diarmud Martin  để thảo luận về kết quả cuộc gặp của các giám mục Ái Nhĩ Lan với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI  và các giới chức hàng đầu Giáo triều La Mã. Cuộc gặp ở Vatican đã xem xét lại một bản báo cáo tháng 11 do một ủy ban độc lập điều tra TGP Dublin xử lý thế nào những lời thưa kiện các linh mục lạm dụng tính dục giữa các năm 1975 và 2004. Uỷ ban nầy do chánh án Yvonne Murphy cầm đầu,”phát hiện rằng giáo hội cố tình bao che những vụ lạm dụng trẻ em, nhưng nhân vật quan trọng duy nhất tỏ ra thừa nhận điều ấy là TGM Martin”. Bà nói rằng trong tuyên bố do vatican đưa ra tuần qua, Đức giáo hoàng chỉ chấp nhận rằng “ các chức quyền giáo hộim Ái Nhĩ Lan đã thất bại trong nhiều năm qua trong việc hành động một cách có hiệu quả trong việc xử lý các trường hợp có dính líu vào lạm dụng tình dục trẻ em do một số linh mục và tu sĩ Ái Nhĩ Lan”. Bà nói :” Như thấ là chưa đủ tốt” và nói thêm rằng những người còn sống muốn ‘có sự công nhận hoàn toàn từ Đức giáo hoàng về những khám phá trong bản báo cáo Murphy”. Bà nói :” Đức TGM Martin cũng nói với chúng tôi rằng có khả năng Đức giáo hoàng sẽ không chấp thuận đơn từ chức của ba giám mục phụ tá được nêu tên trong bản báo cáo đã đệ trình người đơn từ chức của họ. Nếu điều ấy xảy ra, các nạn nhân sẽ thấy điều đó không thể tin được. Họ sẽ thật sự thất vọng”. [BTGH nhận thấy phải đăng những tin về vụ lạm dụng tình dục đang gây khốn khổ và tai hại cho Giáo Hội Ái Nhĩ Lan nói riêng, và cho Giáo Hội Toàn Cầu nói chung; tuy nhiên sự việc bên trong hết sức phức tạp. Kính mong theo dõi và phán đoán thật chính xác, để có thể giải thích trung thực và đúng đắn sự việc vô cùng đau lòng nầy. BTGH]

 

GIÁO HỘI ÚC PHẤN KHỞI VÌ VIỆC TÔN VINH HIỂN THÁNH CHO SOEUR MARY MACKILLOP

(Fides) Người ta ngửi được niềm vui lớn lao và hết sức phấn khởi trong cộng đồng Công giáo Úc từ khi nguồn tin nầy được công khai : Soeur Mary MacKillop sẽ đưộc phong thánh ngày 17.10.2010 tại vatican và đó sẽ là vị nữ thánh tiên khởi người Úc. Một niềm hạnh phúc đặc biệt được các nữ tu Dòng Thánh Giuse do Soeur Mary MacKillop sáng lập. Soeur Mary casey, nữ tu thỉnh nguyện viên án phong thánh nầy, đã tuyên bố :” Hôm nay Giáo Hội xác nhận rằng công trình và di sản Soeur Mary có một tầm quan trọng lớn lao cho thế giới ngày nay”. Vị thánh nữ trọn đời làm việc trong lãnh vực dạy dỗ và giáo dúc đức tin, bằng việc thành lập nhiều trường học trong toàn nước Úc, nhất là trong các vùng nông thôn. Trong một lời bình luận, Đức hồng y George Pell, TGM giáo phận Sydney, đã bày tỏ niềm vui lớn lao, và lưu ý rằng “ vụ án đã kéo dài 85 năm : một thời goan tương đối ngắn”, so với những vụ án phong thánh khác. ĐHY khẳng định :” Mary MacKillop được đặt ở trung tâm truyền thống Công giáo. Chị đã cho thấy một khả năng tha thứ to lớn và một lòng trung thành bao la không chỉ với các chị em Dòng, mà cả với những thủ lãnh Giáo Hội vốn không phải luôn đối xử tử tề với Chị”. ĐHY lưu ý :” Ngày nay Soeur Mary mà một khuôn mẫu cho tất cả mọi Kitô hữu: nhưng khuôn mặt của Chị có một giá trị rất lớn và một vai trò quan trọng nhất là với chúng ta, những người dân Úc”. Giáo Hội Úc đã bắt đầu tổ chức các tín hữu hành hương tham dự lễ phong thánh nầy,ước lượng sẽ có hàng ngàn người ghi danh. Dòng do Soeur Mary MacKillop sáng lập hiện có mặt ở Úc,New Zélande,Péru,Brasil,Thái Lan,Ouganda. Di hài của Chị an nghỉ ở Tu viện Mount Street, phía bắc Sydney. Chị được Đức Gioan-Phaolô II phong chân phước ngày 11.01.1995 ở Sydney. Khi đến dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2008 ở Úc, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đến cầu nguyện trên mộ của Nữ Chân Phước.

 

BỔ NHIỆM MỚI

(VIS 22.02) Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm :

+ ĐGM Antonio Bartolacci làm Chánh Án Toà Án Tối Cao Roma

+ ĐGM Novatus Rugambwam, hiện là khâm sứ ở Sao Tomé e Principe,là sứ thần Toà Thánh ở Angola

+ Ngài Gerhard Ertl, giáo sư ở Berlin,Đức, làm thành viên bình thường Viện Hàn lâm Gaío Hoàng Khoa Học

 

TOÀ ÁN CHÂU ÂU KHÔNG CÒN ĐƯỢC PHÁN QUYẾT VỀ CÁC THẬP GIÁ Ở Ý

(CNA 22.02) Trong những hội nghị tuần qua ở Thụy Sĩ, 47 quốc gia có đại diện trong Hội Đồng Châu Âu đã ra một tuyên bố liên quan đến phạm vi quyền lực pháp lý của Toà án nhân quyền Châu Âu ở Strasbourg,Pháp. Chính sách mới hạn chế những phán quyết của toà án nầy liên quan đến các truyền thống và văn hoá quốc gia trong các quốc gia thành viên, trong đó có việc cấm các thập giá trong các cơ sở công cộng của Ý. Theo tờ Osservatore Romano, hội đồng nầy họp hai ngày ở Interlaken,Thụy Sĩ, để quyết định về những cải tổ liên quan đến những hoạt động của toà án nhân quyền Châu Âu. Những hội nghị nầy diễn ra đặc biệt để giải quyết nhu cầu về tính mau lẹ,tính hiệu quả và tính đáng tin bên trong toà án nhân quyền Châu Âu, nơi có một quan ngại đang tăng về con số ngày càng tăng những trường hợp bị ùn tắc. Hội Đồng Châu Âu gọi tình trạng nầy là “tuyệt vọng”, và kể ra hơn 100.000 trường hợp chưa giải quyết, 90% trong đó ‘rõ ràng không thể chấp nhận được hoặc không có cơ sở pháp lý và hé cho thấy một sự kém cõi hiều biết nghiêm trịng về Công Ước và các thủ tục của toà án nầy”. Các giới chức Vatican đã tố giác về phán quyết đưa ra vào tháng 11, cho biết toà án không có quyền đưa ra phán quyết  về một vấn đề truyền thống Ý. Lời tuyên bố mới về đường lối từ Hội Đồng Châu Âu nầy “mời gọi” toà án nầy “ áp dụng theo một cach đồng nhất và nghiêm nhặt các tiêu chí liên quan đến tính có thể chấp nhận và tính pháp lý…”. Những biện pháp nầy,tuy vậy, vẫn  chưa lập tức đảo ngược phán quyết tháng 11 và một lời kêu gọi chống lại nó, với việc kể ra truyền thống lâu đời trưng bày thập giá trong những nơi công cộng ở Ý, được trông chờ sẽ tiến hành vào khoảng tháng 3.2010.

 

LINH MỤC DÒNG ĐẠO BINH THÚC GIỤC PHONG TRÀO ‘GÁNH HẬU QUẢ” VÀ SỮA CHỮA LỖI LẦM.

(CNA 22.02) Tổng thư ký Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Evaristo Sada, đã nói với các thành viên về việc tiến lên phía trước tiếp thao những phát hiện đời sống hai mặt của Vị sáng lập. Vị linh mục nầy thúc giỵc họ ‘gánh vác các hậu quả” các hành động của người sáng lập và sữa chữa các điều cần phải sữa chữa bên trong Dòng Đạo Binh”. Những lời bình luận của Cha Sada đến trong một hội nghị cho giới trẻ và các gia đình ở Mexico City, quy tụ 10.000 thành viên Đạo Binh Chúa Kitô và phong trào Regnum Christi. Cha Sada bắt đầu nhấn mạnh rằng cả ngài lẫn bề trên cả của phong trào nầy, Cha Alvar Corcuera, đã không ngừng xin tha thứ,”vì chúng tôi thật sự lấy làm tiếc về những gì Giáo Hội và những người nầy phải chịu đựng”. Cha Sada cũng lưu ý rằng các phát hiện về vị sáng lập Đạo Binh Chúa Kitô,Cha Marcial Maciel, cho ngài một bài học về khiêm nhường và giúp ngài “nhận thức rằng chúng tôi đã gây ra những lỗi lầm”. Phát biểu về Cha Maciel, ngài nói :” Tôi cầu nguyện cho ngài, tôi cầu nguyện rất nhiều cho ngài. Tôi công nhận ngài cũng như một phần câu chuyện của tôi, dù nó chạm đến nỗi đau vì trở thành đích cho những ngờ vực và không tin tưởng”. Cha Sada kết thúc bằng việc bày tỏ lòng biết ơn sâu xa của ngài đối với Đức Thánh Cha và Giáo Hội, vì “bàn tay từ mẫu đã chìa ra cho Dòng Đạo Binh ở giai đoạn nầy trong lịch sử của nó”, dù việc Kinh Lý Dòng phải được hoàn tất trong tháng Ba.

 

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU FOCOLARE KẾT THÚC CHUYẾN DU HÀNH ĐẦU TIÊN ĐẾN Á CHÂU. 

(UCAN 22.02) Đức TGM J. Saldanha giáo phận Lahore đã thúc giục phong trào Focolare, rất ít được biết đến ở Pakistan, hãy với tay tới các tín hữu Công giáo địa phương. Ngài nói : Đa số tín hữu Công giáo có ăn học không năng đi nhà thờ. Ngài nói với thành viên Focolare trong một bài giảng ngày 21.02 ngay sau khi chủ tịch Focolare,Maria Voce đến,tại Trung Tâm Canh Tân ở Youhanabad, vùng đất Kitô giáo lớn nhất ở Pakistan vùng ngoại ô phía nam Lahore : “Tôi đề nghị các vị rao giảng Tin Mừng trong các giáo phận và các giáo xứ”. Vị giáo phẩm ca ngợi phong trào giáo dân quốc tế nầy,vốn cổ vũ hiệp nhất và đối thoại giữa mọi dân tộc, để làm giảm bớt cơn khát thiêng liêng trong Giáo Hội. Phong trào được sáng lập năm 1943 ở Trento,Ý, do Chiara Lubich và nhanh chóng lan ra khắp thế giới.Tuy vậy sự hiện diện của phong trào nầy ở Pakistan còn rất nhỏ. Theo các nguồn tin địa phương, tại Pakistan mới có 18 thành niên nữ (Focolarinas) và 11 thành viên nam (Focolarinos) đã tuyên hứa và hơn 400 tình nguyện viên khắp cả nước.

 

CUỘC DU HÀNH CỦA ĐỨC THÁNH CHA TỚI BỒ ĐÀO NHA SẼ QUA NGÃ LISBONNE VÀ PORTO

(ZENIT 23.02)       Cuộc du hành kéo dài 4 ngày (11- 14.05.20100 của Đức Thánh Cha là một cuộc hành hương thật sự tới Fatima khởi đầu bằng Lisbonne và kết thúc ở Porto. Vatican chưa công bố chính thức chương trình nầy. Đức Thánh Cha sẽ tham dự lần chuỗi,rước kiệu bằng đuốc ngày 12.05 và chủ tế thánh lễ hành hương quốc tế ngày 13.05. Năm 2000,khi còn là hồng y Tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, Người đã được Đức Gioan-Phaolô II uỷ nhiệm trình bày với công chúng một giải thích thần học về ‘bí mật thứ ba” được Đức Trinh Nữ Maria trao. Bản văn về bí mật nầy đã được ĐHY quốc vụ khanh Angelo Sodano đọc trước Đức Gioan-Phaolô II ở Fatima,ngày 13.05.2000, với sự hiện diện của Soeur Lucia. Cánh tay phải của ĐHY Joseph Ratzinger, ĐGM Tarcisio Bertone, bấy giờ là thư ký Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, đã gặp Soeur Lucia nhiều lần ở dòng kín Coimbra,về việc giải thích ‘bí mật’ . Đức Thánh Cha cũng sẽ gặp thế giới văn hoá ở Lisbonne ngày 12.05,các linh mục và tu sĩ tận hiến ở fatoam ngày 12.05; gặp các giám mục Bồ Đào Nha và những người phụ trách mục vụ xã hội ở Fatima ngày 13.05. Người cũng đích thân gặp gỡ chính quyền Bồ Đào Nha : tổng thống Anibal Antonio Cavaco Silva, thủ tướng José Socrates Carvalho Pinto de Sousa. Những cuộc gặp gỡ tế nhị về những gì thuộc các vấn đề xã hội, sau khi quốc hội Bồ Đào Nha chọn một dự án luật của chính quyền theo xã hội chủ nghĩa về hôn nhân đồng tính vào ngày 08.01 vừa qua. Tổng thống Bồ đào Nha là một tín hữu Công giáo ngoan đạo và thành viên cánh hữu trong quốc hội,luôn từ chối mọi bình luận về đề tài nầy.

 

CHIẾN DỊCH TÌNH HUYNH ĐỆ Ở BRASIL

(VIS 23.02) Trước khi bước vào tĩnh tâm Mùa Chay, Đức Thánh Cha đã cho gửi một thông điệp đến ĐGM Geraldo Lyrio Rocha, TGM giáo phận Mariana và là chủ tịch HĐGM Brasil về Chiến Dịch Tình Huynh Đệ truyền thống. Chủ đề năm 2010 là : Kinh Tế và Đời Sống : người ta không thể vừa phục vụ Thiên Chúa lẫn Tiền Bạc”. Đây là lần thứ ba Chiến Dịch Mùa Chay nầy mang tính đại kết, nhờ sự tham gia của 5 tuyên tín của Hội đồng quốc gia Brasil các Giáo Hội Kitô giáo. Sáng kiến nầy cũng được Hội đồng thế giới các Giáo Hội ủng hộ. Đức Thánh Cha khen ngợi các Giáo Hội và cộng đồng tham gia. Năm nay họ quyết định tập trung nỗ lực : để hoà giải con người với Thiên Chúa, phải giải phóng con ngườui khỏi nô lệ cho tiền bạc. “Giống như bất công, ách nô lệ nầy ẩn dấu trong tâm hồn con người, nơi ẩn dấu những mầm mống sự đồng loã bí ẩn với sự dư”. Đức Thánh Cha khích lệ các tín hữu “kiên trì trong tình yêu Thiên Chúa, tình yêu Con Chúa làm người,tình thương con người mà Thiên Chúa ban cho sự sống, sự thiện duy nhất có thể làm thoả thuê tâm hồn con người”.

 

GIÁO HỘI MALTA

 (VIS 23.02) Nhằm xem trước hành trình mà Đức Thánh Cha sắp thực hiện tới Malta ( 17 – 18.04) để kỷ niệm 1950 năm Thánh Phaolô đắm thuyền, sau đây là một số thống kê của Giáo Hội Công giáo địa phương ( 31.12.2008 do văn phòng thống kê trung ương) : Malta (thủ đô là La Valette) có 443.000 dân, trong đó 418.000 là Công giáo ( 94,4%). Có hai địa phận và 85 giáo xứ. Giáo Hội Malta có 9 giám mục,853 linh mục, 1.143 tu sĩ, 269 tiểu chủng sinh, 91 đại chủng sinh và 1.231 giáo lý viên. 80 cơ sở Công giáo, từ trường mẫu giáo cho đến đại học, với 17.786 sinh viên học sinh. Các cơ cấu từ thiện xã hội của Giáo Hội hoặc do các linh mục hoặc các tu sĩ điều hành gồm 24 tổ ấm cho ngườu cao tuổi và bệnh tật, 26 cô nhi viện hoặc vườn trẻ, 9 trung tâm gia đình và bảo vệ sự sống, 24 trung tâm tái hoà nhập xã hội và 4 cơ sở đa dạng khác.

 

ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN

(VIS 23.02) Ngày 22.02 ở Cairô khai mạc cuộc họp thường niên Uỷ Ban thường trực  thuộc Uỷ Ban al-Azhar về đối thoại giữa các tôn giáo độc thần và Hội đồng giáo hoàng về đối thoại liên tôn ( 22-24.02). Chủ để được đề cập năm nay là bạo lực tôn giáo. Các cộng việc sẽ do cả hai bên chủ trì, gồm ĐHY Jean-Louis Tauran, chủ tịch HĐ giáo hoàng về đối thoại liên tôn và  nhà lãnh đạo Hồi giáo Ali Abd al-Baqi Shahata, tổng thư ký Viện hàn lâm Hồi giáo  al-Azhar.

 

DÒNG NGÔI LỜI ẤN ĐỘ GIẢI QUYẾT XÍCH MÍCH NỘI BỘ

(UCAN 23.02)  Tỉnh Dòng Ngôi Lời ở Ấn Độ đã phát động một hội thảo chuyên đề để giải quyết tình trạng bất hoà giữa các thành viên và chuẩn bị cho họ đối phó với những thách thức thời đại. Cha Nicholas Martis, đứng đầu tỉnh dòng Trung Ấn cho biết :” Tính thống nhất và tinh thần gia đình giữa các thành viên của chúng tôi đã bị suy yếu và tôi cảm thấy cần phải hồi sinh và tăng cường củng cố chúng”. Hội thảo chuyên đề kéo dài 11 ngày nầy bắt đầu từ 15.02 tại cơ quan đầu não của tỉnh dòng tại Indore, thủ phủ thương mại của bang Madhya Pradesh. 146 thành viên tỉnh dòng  tiến hành chương trình trong ba đợt. Cha Martis cho biết chương trình nhắm củng cố tinh thần ‘một gia đình duy nhất’ giữa các thành viên, sao cho họ có thể tiếp tục công việc truyền giáo của họ một cách hiệu quả. Ngài cho viết nhiều năm qua, những chức vụ và trách nhiệm khác nhau đã làm phát sinh những thái độ cá nhân chủ nghĩa trong các thành viên hơn là tinh thần đồng đội. Dòng Ngôi Lời có khoảng 800 thành viên trong 4 tỉnh dòng ở Ấn Độ, nhưng chỉ duy nhất Tỉnh Dòng Trung Ấn thực hiện việc nầy. Cha Martis thừa nhận :”những chuyện tầm phào, óc địa phương và tinh thần phe nhóm sắc tộc đã len vào trong đời sống của chúng tôi vô tình hay hữu ý. Ngài cho biết những khuynh hướng nầy đả ảnh hưởng ‘bất lợi’ công việc truyền giáo của hội dòng.Ngài khẳng định :” chúng ta phải sống cùng nhau như một gia đình trong Chúa Kitô. Sau đó chúng ta mới có thể tiếp tục sứ mệnh một cách thành công”.

 

TỔNG GIÁM MỤC FISICHELLA TỪ CHỐI TRẢ LỜI CÁC CHỈ TRÍCH

(Cathnews 24.02) Người đứng đầu Viện Hàn lâm giáo hoàng vì Sự Sống, Đức TGM Fisichella, đã gạt bỏ những lời kêu gọi Ngài từ chức tiếp sau những phản ứng ồn ào về lập trường của Ngài về nạo phá thai thực hiện trên một bé gái 9 tuổi người Brasil bị cha dượng cưỡng hiếp. ĐGM Renato Fisichella cho hãng tin AP biết Ngài từ chối trả lời năm thành viên Hàn lâm viện giáo hoàng vì sự sống, vốn đặt vấn đề tính thích hợp cầm đầu cơ quan nầy của Ngài. ĐGM Fisichella đã nói “lòng nhân từ xót thương” phải được áp dụng vào trường hợp nầy và rằng vị giám mục sở tại, Đức TGM Jose Cardoso Sobrinho, không nên vội vàng như thế trong việc ra vạ tuyệt thông với các bác sĩ đã thực hiện nạo phá thai. Năm thành viên trong toàn 145 thành viên đã đưa ra một tuyên bố tuần qua, sau hội nghi kín của Viện Hàn lâm nầy, lần nữa đặt vấn đề tính thích hợp chức vụ nầy của TGM Fisichella.

 

 


Về Trang Mục Lục