Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 01.03 ĐẾN 07.03.2010 – CUỐI TUẦN)

 

VỊ TRỪ QỦY NGƯỜI TÂY BAN NHA KHẲNG ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA SATAN Ở VATICAN

(CNA 03.03) Một vị trừ qủy nỗi tiếng ở Roma vừa đưa ra một cuốn hồi ký,trong đó Ngài tuyên bố biết rõ sự hiện diện của các giáo phái xấu xa thuộc Satan ở Vatican,nơi sự tham gia vươn bằng mọi cách tới Hồng Y Đoàn. Một người chuyên nghiên cứu ma qủy thứ hai, cũng cư ngụ tại Roma, tham gia vào cuộc tranh cãi nầy tuần nay, làm sáng tỏ nguồn gốc thông tin nầy và bênh vực hàng giáo sĩ Vatican như là một tập thể các vị giáo phẩm “ sáng suốt và nhân đức”. Trong một cuốn hồi ký phát hành tháng 2, vị trừ qủy nỗi tiếng người Ý,Cha Gabriele Amorth, khẳng định rằng “Đúng thế, trong Vatican cũng có những thành viên các giáo phái ma qủy”. Khi được hỏi liệu các thành viên hàng giáo sĩ có díng líu vào hoặc liệu đó là bên trong cộng đoàn giáo dân, thì Ngài trả lời :” Có những linh mục,các giám mục và cả các hồng y”. Cuốn sách “Cha Amorth. HồiKý của một người trừ qủy, Cuộc đời chiến đấu chống lại Satan của tôi” được Marco Tosatti viết, tập hợp những cuộc phỏng vấn của ông với vị linh mục [trừ qủy] nầy. Khi được Tosatti hỏi làm sao Ngài biết hàng giáo sĩ Vatican có dính líu, Cha Amorth trả lời :” Tôi biết từ những người đã có thể thuật lại điều đó cho tôi, vì họ có một cách trực tiếp biết được điều đó. Và đò là một điều gì được chính ma qủy “xưng thú” nhiều lần khi phải vâng phục trong những lần trừ qủy”. Vị trừ qủy nỗi tiếng người Ý nầy cũng được hỏi liệu Đức Thánh Cha có ý thức về những giáo phái ở Vatican chăng, thì Cha Amorth đáp :”Dĩ nhiên, Người đã được thông báo. Nhưng Người làm những gì Người có thể. Đó là một điều kinh hoàng”. Cha Amorth lập luận :” Đức Biển Đức XVI, vì là người Đức, đến từ một nơi ‘rất ghét những điều nầy”, tuy vậy, Người tin vào những điều ấy”. Vị linh mục người Ý cũng cảnh báo về sự hiện hữu của các giám mục và linh mục không tin vào Satan, dù ‘trong Phúc Âm, Chúa Giêsu nói về nó khắp nơi, vì thế hoặc là họ không đọc Phúc Âm hoặc họ không tin Phúc Âm”. Cha Jose Antonio Fortea Cucurull, một linh mục và nhà thần học người Tây Ban Nha,chuyên nghiên cứu ma qủy và nay đang làm luận án tiến sĩ thầnhọc ở Roma, đã trả lời các khẳng định của Cha Amorth hôm 01.03. Sau khi đã đọc các báo cáo những tố giác của Cha Amorth chỉ ngón tay vào các thành viên hàng giáo sĩ, gồm cả các hồng y, Cha Fortea tuyên bố rằng đó là một “nghĩa vụ công lý” khi bênh vực họ. Lưu ý rằng một “số giám mục có tinh thần đạo đức hơn và một số khác có tinh thân trần tục hơn;một số sống nhân đức trong khi một số khác rất phàm nhân, - Ngài viết trong nhật ký điện tử - nhưng từ đó để khẳng định rằng một số hồng y là thành viên những giáo phái ma qủy,là một khoảng cách không thể chấp nhận được”. Kế đó vị linh mụd người Tây Ban Nha nầy giải th1ich những nguồn thông tin được Cha Amorth sử dụng để nói rằng các giáo phái ma qủy đang hoạt động trong Vatican. Cha Fortea nói :” Ngài những người tìm sự giúp đỡ do bị qủy ám,” vô số người đến với chúng tôi khẳng định có những thị kiến,những thiên khải và những thông điệp từ Chúa”, trong đó,”một số nhất định đưa ra những thông điệp và thiên khải về sự thâm nhập của đạo thờ Satan và Phái Tam Điểm vào bên trong toà nhà Giáo Hội”. Cha Fortea nói thêm rằng quan điểm duy nhất có thể chấp nhận được là tạm ngưng ý kiến về những thông điệp trong khi chúng cần có nhiều thời giờ để phân tích,”đôi khi phải mất hàng tháng cho mỗi một trong các trường hợp nầy”. Nguồn khác mà Cha Amorth tham chiếu, theo Cha Fortea, là những tên qủy đang bị trừ. Về điều nầy, vị linh mục người Tây Ban Nha đã viết rằng việc biết một con qủy có nói sự thật hay không là điều không thể trong nhiều trường hợp :” Chúng ta có thể biết khá xác thực con qủy nói sự thật hay không trogn vấn đề liên quan trực tiếp đến việc trừ qủy, Nghĩa là con số qủy, danh tính của chúbg và những điều tương tự.Nhưng chúng ta không thể tin vào những gì liên quan đến những tin tức cụ thể có liên hệ với những con người”. Nhà trừ qủy người Tây Ban Nha chỉ ra rằng :” Cha Amorth không có những nguồn nào khác ngoài hai nguồn mà tôi đã kể ra…Trong các nhà trừ qủy,một số cũng có những kết luận tương tự như của Cha Amorth;còn một số khác thì không”. Cha Fortea cũng bênh vực những người được ám chỉ trong các  phát biểu của Cha Amorth :”Hồng Y Đoàn của chúng ta, nếu chúng ta so sánh nó với các thế kỷ trước đây, là sáng suốt và nhân đức nhất mà lịch sử từng biết…Các hồng y có thể tốt hơn hoặc kém hơn,nhưng tất cả đều có ý hướng ngay thẳng và tìm kiếm vinh quang Thiên Chúa”. Ngài kết luật bằng việc nhấn mạnh : “Các ý kiến cần được chứng minh,nhất là khi chúng đề cập đến những tố cáo nghiêm trọng ảnh hưởng đến danh dự của những người vốn hình thành một phần Đầu Giáo Hội trong chừng mực các Vị giúp đỡ Vị Chủ Chăn Tối Cao”.

 

TỔNG GIÁO PHẬN CHICAGO MỞ ÁN PHONG THÁNH CHO LINH MỤC NGƯỜI MỸ GỐC KHI TIÊN KHỞI

(CNA 03.03) Cha Aufudtus Tolton,một người sinh ra trong chế độ nô lệ, đã trở thành linh mục giáo phận người Mỹ đầu tiên dòng dõi người Châu Phi và nay được xem xét để phing thánh. ĐHY Francis George đã thông báo điều nầy vào ngày 01.03 :”Nhiều tín hữu Công giáo có thể chưa từng nghe nói về Cha Augustus Tolton;nhưng các tín hữu Công giáo da màu đa số hẳn đã nghe”. Sinh ở Missouri ngày 01.04.1854, John Augustine Tolton bỏ trốn làm nô lệ với thân mẫu và hai người em vào năm 1862 bằng cách vượt qua sông Mississipi tới bang Illinois. Thân mẫu ngài nói với Ngài sau khi vượt qua sông :”Nầy John, con trai,con được tự do rồi. Đừng bao giờ quên lòng nhân từ của Chúa”. Chàng Tolton vào học trường Công giáo Thánh Phêrô với sự trợ giúp của Cha hiệu trưởng Peter McGirr, người sau đó rửa tội và dạy Ngài xưng tội rước lễ lần đầu và làm chú giúp lễ. Vị linh mục nầy hỏi Tolton có muốn trở thành linh mỵc chăng. Sau khi tốt nghiệp trung học và trường cao đẳng Quincy, Ngài bắt đầu học những nôn giáo hội ở Roma, vì không có chủng viện Hoa Kỳ nào chấp nhận ngài do vấn đề chủng tộc. Ngày 24.04.1886, Ngài được truyền chức linh mục ở Roma do ĐHY Lucido Maria Parocchi, bấy giờ là tổng đại diện giáo phận Roma. Báo chí toàn nước Mỹ đăng tải câu chuyện nầy. Cha Tolton được truyền chức cho giáo phận Quincy,nam Illinois. Khi trở về vào tháng 07.1886, Ngài được chào đón ở sân ga như một anh hùng đi chinh phục, bởi hàng ngàn người do Cha McGirr dẫn đầu. Hàng ngàn người da trắng và da màu xếp hàng hai bên các đường phố để nhìn tân linh mục khoác một áo choàng và đội chiếc mũ luạ màu đen, trên một cổ xe bốn ngựa. Trẻ em,các linh mục và nữ tu rời trường học gia nhập đám kiệu tiến về nhà thờ, nơi hàng trăm người đủ mọi sắc tộc đang chờ đợi. Cha Tolton phục vụ tại Quincy trước khi đi Chicago để khởi đầu một giáo xứ cho các tín hữu Công giáo da màu. Giáo xứ mới nầy được đặt tên Thánh Nữ Monica và khánh thành năm 1893. Ngày -9.07.1897, Cha Tolton bị đột qụy trogn một ngày nóng nực và qua đời do bị say nắng ở tuổi 43. ĐHY George giải thích rằng đa số các linh mục ở thế kỷ 19 qua đời trước 50 tuổi :”thăm viếbg các bệnh nhân hằng ngày là hết sức liều lĩnh vào thời kỳ chưa có các thuốc kháng sinh”. Cha Tolton được mai táng ở nghĩa trang Thánh Maria, ngay bên ngoài Quincy. Một cuộc điều tra phong thánh sẽ thu thập chứng cứ về các gương nhân đức anh hùng của Cha Tolton và phép lạ nhờ lời Ngài chuyển cầu.

 

TÂN ĐẠI DIỆN VATICAN ĐỂ XỬ LÝ QUAN HỆ VỚI CÁC GIÁO PHẬN TRUNG QUỐC

(CWNews 02.03) Theo hãng tin Roma rất được kính trọng I Media : Vatican đã bổ nhiệm một tân đại diện ngoại giao để xử lý quan hệ với Giáo Hội ở Trung Quốc,ĐGM Ante Jozic,gốc người Croatia,trước đó công tác tại toà khâm sứ ở Moscou , đứng đầu Phái Bộ Nghiên Cứu của Toà Thánh ở Hong Kong. Việc bổ nhiệm ngài ở đó bao gồm cả nhiệm vụ liên lạc giữa các giáo phận Trung Quốc và Vatican. Ngài thay thế ĐGM Martin Nugent, đã thực thi nhiệm vụ nầy ở Hong Kong từ năm 2001, vừa được Đức Thánh Cha chị định làm sứ thần Toà Thánh ở Madagascar với tước vị Tổng giám mục. Tính hiệu lực của ngài trong việc nối liên lạc với các giáo phận trung Quốc,tuy vậy, đã bị giảm thiểu do chính quyền Bắc Kinh từ chối cho phép ngài đều đặn đi lại trong lục địa.

 

BÁO CÁO VỀ NẠO PHÁ THAI Ở CHÂU ÂU

(Génétique.org 03.03) Viện Chúnh Sách Gia Đình (IPF) đã đệ trình hôm 02.03.2010 một báo cáo có tựa đề “Nạo phá thai ở Châu Âu và ở Tây Ban Nha” cho nghị viện Châu Âu. 2,9 triệu ca nạo phá thai được thực hiện năm 2008 ở Châu Âu,nghĩa là cứ 11 giây lại có một vụ nạo phá thai, tức là 7.846 ca mỗi ngày. Theo chủ tịch IPF Eduardo Hertfelder, “nạo ohá thai trở thành nguyên nhân chính tử vong ở Châu Âu và bày ra những tác động xã hội và dân số có thể nhận thấy được một cách nguy kịch”. Báo cáo nầy lưu ý rằng Tây Ban Nha là quốc gia thuộc liên minh châu Âu có con số nạo phá thai tăng cao nhất trong 10 năm gần đây nhất, là nơi mỗi giờ có hai trẻ vị thành niên nạo phá thai. Nhận định rằng nạo phá thai tượng trưng một bạo lực với nữ giới,IPF đã đưa ra nhiều đề nghị để “tạo thuận tiện cho việc thực hiện những chính sách công có thể bảo đảm quyền trẻ em trong thời kỳ tiến sinh và quyền làm mẹ của nữ giới bằng việc loại bỏ các trở ngại trói buộc họ”.

 

ĐỨC THÁNH CHA TÔNG DU TÂY BAN NHA VÀO THÁNG 11.2010

(ZENIT 03.03) Đức Thánh Cha vừa nhận hai lời mời đến từ Tây Ban Nha : Người sẽ đi sang Saint-Jacques ở Compostelle ngày 06.11 với Năm Thánh Giacôbê và tới Barcelone ngày 07.11 để khánh thành “Sagrada Familia” : một buến cố “tầm mức thế giới”, như lời ĐHY Martinez. Đức TGM Julian Barrio Barrio đã xác nhận tin nầy tại cuộc họp báo ở Compostelle và ĐHY Lluis Martinez Sistach tại cuộc họp báo ở Barcelone. Về phần ngài, ĐHY Martinez cho biết Đức Thánh Cha sẽ dự lễ khánh thành “Sagrada Familia”, một thánh đường dâng kính Thánh Gia Nazaret do kiến trúc sư nỗi tiếng Antoni Gaudi – mà án phong chân phước được mở - và được UNESCO tuyên bố là “di sản thế giới của nhân loại”, dù chưa hoàn tất. Cùng với việc cám ơn Đức Thánh Cha, ĐHY Martinez cũng nhấn mạnh tầm quan trọng đề tài gia đình trong xã hội : Sự hiện diện của Đức Thánh Cha ngày cung hiến thánh đường Thánh Gia Thất nầy cho thấy tầm quan trọng của hôn nhân và gia đình vì thiện ích của con người,của Giáo Hội và xã hội và người ta phải làm việc để bảo vệ và giúp đỡ các gia đình ra sao”

 

CÒN PHẢI MẤT 5 NĂM NỮA ĐỂ PHÂN LOẠI CÁC HỒ SƠ LƯU TRỮ VỀ ĐỨC PIÔ XII

(ZENIT 03.03) Nhân Ngày Giáo Sử kần thứ XIII diễn ra ở Canaries từ 01 đến 04 tháng 3, do viện thần học cao cấp giáo phận Canaries đăng cai tổ chức,ĐGM Sergio Pagano,quản thủ thư khố mật Vatican cho biết : Sẽ còn phải mất năm năm làm việc cật lực nữa,mới có thể hoàn tất việc phân loại hàng triệu tài liệu hồ sơ lưu trữ về Đức Piô XII. Chủ để của Ngày Giáo Sử là : “ Thư khố mật Vatican, giữa tài sản và quên lãng. Di sản các tài liệu ở Canaries”. Chính ĐGM Pagano khai mạc các công việc, về chủ đề “ Thư Khố mật Vatican : một kho báu cho lịch sử”.

 

ĐỨC THÁNH CHA SẼ GỢI Ý,CHỨ KHÔNG RA LỆNH, NHỮNG THAY ĐỔI PHỤNG VỤ

(CWNews 04.03) Chủ nghi lễ của Giáo Hoàng, ĐGM Guido Marini tiết lộ : Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI hy vọng dẫn đến ‘một cải tổ của cải tổ” bằng việc gợi ý hơn là đòi hỏi những thay đổi trong phụng vụ. ĐGM cho biết rằng Đức giáo tông sẽ mạnh mẽ cổ vũ các thực hành,như là cho giáo dân qùy rước lễ bằng lưỡi, đặt Thánh Giá ở vị trí trung tâm bàn thờ và cử hành thánh lễ hướng về phía bàn thờ (ad orientem). Nhưng những điều nầy sẽ chỉ là  những “đề xuất”.Ngài không dự liệu những chỉ thị chính thức của Đức giáo hoàng để thay đổi phụng vụ. ĐGM Marini nhấn mạnh rằng những thay đổi tring phụng vụ phải diễn ra “một cách có tổ chức”, chứ không phải qua những thay đổi đột ngột. Ngài trở lại đề tài ấy bằng việc thảo luận về việc sử dụng hình thức đặc biệt : thánh lễ truyền thống bằng tiếng latinh. Ngài nói : Mục tiêu của Đức Thánh Cha ‘là hai hình thức nghi lễ Roma nhìn nhau với sự bình thản lớn lao, ý thức rằng cả hai đều thuộc về đời sống Giáo Hội và rằng không có cái nào duy nhất diễn đạt đúng đắn đích thực, nhưng đúng hơn cả hai hình thức của nghi lễ Roma có thể làm cho nhau phong phú hơn”. Chuyên viên phụng vụ của Đức giáo hoàbg – ngài lưu ý là bản thân ngài không dùng câu ‘cải tổ của cải tổ” -  dứt khoát bác bỏ ý tưởng cho rằng những đề xuất của Đức Thaáh Cha tưoợng trưng cho một sự rút lui khỏi những cải tổ phụng vụ của Công đồng Vatican II.

 

YAMOUSSOUKRO, ĐẠI VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG CHÂU PHI

(H2O News 03.03) Nó rất giống với Đền thờ Thánh Phêrô ở Vatican,nhưng lại ở Châu Phi. Đó là Vương cung thánh đường “Đức Bà Hoà Bình” ở Yamoussoukri, Bở Biển Ngà, mà gian trung tâm có thể chứa 7.000 người ngồi và 11.000 người đứng. Lễ đặt viên đá đầu tiên vào năm 1985 và được dâng kính Đức Gioan-Phaolô II vào năm 1990. Ở Bờ Biển Ngà, chỉ có 300.000 tín hữu Công giáo trên 10 triệu dân, nhưng việc xây dựng thánh đường nầy lại được tổng thống lúc bấy giờ, Félix Houphouet-Boigny,khuyến khích. Ở Yamoussoukro, Công giáo chỉ có 13% dân số. Vương cung thánh đường nầy dù rất giống với Đền thờ Thánh Phêrô, nhưng lại không phải là sao chép, dù những người xây dựng nó lấy cảm hứng rất nhiều từ đó,nhưng có những khác biệt: Thánh Giá lớn đặt tên mái vòm và vòm nhà thấp hơn một ít so với Đền thờ Thánh Phêrô. Tác giả là một kiến trúc sư người Liban,Pierre Fakhory. Cẩm thạch được nhập từ Ý và Tây Ban Nha,trong khi kính màu từ Pháp. Các khu vuờn đón tiếp khách hành hương đối xứng nhau,theo mẫu Vườn Versailles ở Pháp. Có hai bức tượng Đức Trinh Nữ được mạ vàng. Kính màu lớn nhất thế giới ở trong vương cung thánh đường nầy, được chế tạo tại Naterre, Pháp và phủ 7.363 mét vuông diện tích. Vương cung thánh đường nầy là một nơi hành hương.

 

ẤN ĐỘ : CHỈ TRÍCH SỰ ĐỐI XỬ CỦA GIÁO HỘI ĐỐI VỚI CÁC NỮ TU

(UCAN 03.03) Một thành viên hàng đầu của các Tu Sĩ Ấn Độ, thầy dòng Monfort,Mani Mekkunnel, thư ký toan quốc HĐ. Tu Sĩ Ấn Độ (CRI), nói ngày 03.03 : Nhiều nữ tu bị hạ xuống quy chế người giúp việc nhà ngay trong dòng của chính họ, do tầm nhìn không thay đổi của các nhà lãnh đạo Giáo Hội. Đa số không được huấn luyện các kỹ năng và dạy dỗ cách giải quyết các đòi hỏi của các công việc họ làm.  Thầy nói với các giám mục Ấn Độ họp nhau tại phiên họp khoáng đại ở Guwahati,bang Assam : Trong những tình huống xấu nhất, họ bị xâm phạm nhân quyền và “điều đó khiến chúng tôi lo lắng”. Các nhà lãnh đạo Giáo Hội cần phải tôn trọng phẩm giá phụ nữ, đánh giá cao đời sống tận hiến của họ và nhìn nhận công việc của họ bằng cách ‘trả công xứng đáng”. Các nhà lãnh đạo Giáo Hội phải đi đầu trong việc cho phép nữ giới có những vị trí thích hợp trong Giáo Hội, bằng không ‘sức ép dân chúng” sẽ tập hợp lại và ‘phá đổ tầm nhìn của các nhà lãnh đạo Giáo Hội”. Nhà lãnh đạo CRI nầy muốn các giám mục đem nhiều nữ tu hơn vào tring các cơ cấu giáo phận,như được quy định trong Directory for the Pastoral Ministry of Bishops (Danh bạ Công Tác Mục Vụ của các giám mục). Thầy Mekkunnel cho biết : Dù vẫn cón những thiếu sót trong đối xử với nữ giới, đã có những cải thiện kể từ khi các nhà lãnh đạo Giáo Hội bắt đầu nhìn nhận nghiêm túc vấn đề nầy bốn năm nay.

 

NHẬT BẢN : GIÁO SĨ CAO TUỔI PHẢI ĐƯƠNG ĐẦU VỚI SỰ NGHỈ HƯU KHÓ KHĂN

(UCAN 03.03) Một tổ chức các tín hữu Công giáo ở Osaka, quan ngại về chất lượng đời sống ac1c linh mục và tu sĩ về hưu, đã phát hiện rằng những điều kiện sống còn lâu mới được ao ước, khi con số giáo sĩ cao tuổi đang tăng mạnh. Bác sĩ Shigeki Hitomi, phó chủ tịch Hiệp Hội Y Khoa Công giáo Nhật (JCMA) nói : “Điều tệ hại hơn, ấy là những cơ sở để cung cấp nơi ở cho các nữ tu chưa được triển khai. Các nữ tu ở tuổi nghỉ hưu, hiện đang sống trong các tu viện của họ, được chị em trong dòng chăm sóc. Tình hình nầy xấu đi từ năm nầy sang năm khác. Các linh mụd và tu sĩ nghỉ hưu không có nhiều chọn lựa. Họ có thể đến những nhà dưỡng lão đặc biệt dành cho các linh mục và tu sĩ hoặc trả tiền các nhà dưỡng lão. Nhưng các nhà dưỡng lão đặc biệt có những danh sách dài đang chờ đợi, đôi khi hàng nhiều trăm; trong khi ac1c nhà dưỡng lão khác [phải trả tiền] rất đắt đỏ. Các linh mục TGP Osaka đang hoạt động,được trả khoảng 130.00 yên ( # 1.440 USD) mỗi tháng và nhiều linh mục nghỉ hưu nhận 80.000 yên với một trợ cấp người giúp việc khoảng 50.000 yên. Chi phí chăm sóc y tế,tuy vậy, có thể lên tới 400.000 yên trong trường hợp những người bị tàn phế nặng và một linh mục có thể chi toàn bộ thu nhập mà vẫn còn thiếu rất nhiều

 

THAY ĐỔI CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ TOÀ THÁNH - ISRAEL

(AsiaNew 04.03) Trong một diễn tiến bất thường, những người cầm đầu các phái đoàn Toà Thánh và nhà nước Israel tại các cuộc thương thuyết về an ninh thuế của Toà Thánh tại Israel và bảo vệ tài sản Giáo Hội, nhất là tất cả các nơi thánh, đã ra thông cáo chung ‘hoãn một hội nghị đặc biệt của hai phái đoàn :”Các đồng chủ tọa Uỷ Ban Song Phương làm việc thường trực giữa Toà Thánh và Nhà Nước Israel đã nhất trí về những thay đổi trong chương trình hội nghị được thông báo trước đây: hội nghị khoáng đại lần tới sẽ diễn ra vào ngày 15.06 ở Vatican và sẽ được đi trước bằng những hội nghị hoạt động nay cần đưộc sắp xếp thời khoá biểu. Một nguồn tin gần gủi cuộc thương thuyết cho biết thông cáo nầy đã được công bố một cách đặc biệt,sao cho những thay đồi trong các thời hạn đã được loan báo trước đây sẽ không bị giải thích như là đặc biệt do một vấn đề nào đó mà ra. Trong trường hợp nầy, chương trình bị sữa đổi cho một ít tháng tới đây chi đơn thuần là kết quả của một ước muốn điều chỉnh cho khớp “nhu cầu hợp lý” của cả hai bên,cũng như ‘tối đa hoá” lợi ích từ mỗi khoá họp” Trước đây,phiên họp khoáng đại được ấn định ngày 27.03 năm nay.

 

INDONESIA : GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG PHẢI VƯƠN RA VỚI NHỮNG NGƯỜI KHÁC

(UCAN 04.03) ĐGM Johannes Pujasumarta giáo phận Bandung,Tổng thư ký HĐGM Indonesia, đã thúc giục Giáo Hội địa phương vươn ra với các tôn giáo khác: “Để có một vai trò cụ thể ở Indonesia, Giáo hội phải đối thoại với tín đồ các tôn giáo khác với việc sử dụng văn hoá làm chiến lược cho mình”. Hội nghị tứ 01 đến 04 tháng ba nầy, với sự tham dự của 200 nhà lãnh đạo Tin Lành, nhằm thiết lập những thành viên mới cho ban điều hành PGI (Hiệp Thông Các giáo Hội ở Indonesia) và dự trù những chương trình làm việc mới.Trong diễn từ, ĐGM Pujasumarta,một thành viên HĐ Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn,cũng mời gọi tất cả 88 giáo phái thuộc PGI sát cánh bên nhau và trao quyền hành động cho những người bị bỏ rơi. Lưu ý rằng Indonesia tiêu biểu bởi một đa dạng về tôn giáo và văn hoá,cũng như nghèo đói, Ngài nói :”Sống đạo ở Indonesia là sống liên tôn”. Đối thoại liên tôn không thể được mô tả như một lựa chọn nữa, mà như là một “việc phải làm” để phát triển Indonesia. Ngài cũng nhấn mạnh tầm quan trọng việc hội nhập văn hoá Phúc Âm,sao cho người dân Indonesia có thể chấp nhận Lời Chúa một cách sẵn sàng hơn. Ngài cũng nhắc đến nhà thần học Tin Lành quá cố Eka Dharmaputra nói tại Đại Thượng Hội Đồng Giáo Hội Công giáo Indonesia năm 2005 rằng Giáo Hội phải liên quan đến đời sống quốc gia,nếu nó muốn giữ một vai trò trong đất nước nầy.

 

TRUNG QUỐC : HỘI CÔNG GIÁO ÁI QUỐC PHỦ NHẬN TIN TỨC VỀ ĐẠI HỘI VÀO THÁNG TỚI

(UCAN 04.03) Những thành viên quan trọng Hội CGYN (CCPA) phủ nhận hôm nay rằng đại hội sẽ được triệu tập vào tháng tới,như được đưa tin trên một số nhật báo Hong Kong. Anthony Liu Bainian, phó chủ tịch CCPA có trụ sở ở Bắc Kinh, cho biết đại hội có khả năng diễn ra vào hạ bán niên năm nay,tùy thuộc công việc trù bị. Đại hội nầy,vốn đã bị hoãn nhiều lần, sẽ bầu ra những lãnh đạo mới cho CCPA và HĐGM Giáo Hội Trung Quốc (BCCCC) do nhà nước kểm soát, mà Vatican không công nhận. Đã có một hội nghị chung giữa các lãnh đạo CCPA và BCCCC ở Bắc Kinh vào ngày 01.03 để thảo luận về công tác trù bị đại hội.Tuy nhiên, việc bầu chọn các giám mục,linh mục,nữ tu và đại diện giáo dân từ các giáo phận trên khắp đất nước chưa bắt đầu và hội nghị 01.03 nầy, theo Liu, là để đặt ra một nhóm soạn thảo những báo cáo công tác và các văn kiện khác cho đại hội toàn quốc.

 

BỔ NHIỆM MỚI

(VIS 04.03) Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã bổ nhiệm làm Thành viên Uỷ Ban Giáo Hoàng về các Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế :

+ ĐHY Peter Kodwo Appiah TURKSON, chủ tịch HĐ giáo hoàng Công Lý Hoà Bình;

+ ĐHY Antonio Canizares Llovera, tổng trưởng Thánh Bộ Phương Tự và Kỷ Luật Bí Tích

+ Cha Wojciech Giertych,OP, thần học gia phủ giáo hoàng

+ Cha Theodore Mascarenhas,SFX, giới chức HĐ giáo hoàng về văn hoá.

 

SINEAD O’CONNOR LẾN ÁN GIÁO SĨ ÁI NHĨ LAN VỀ LỜI KÊU GỌI DÙNG TIỀN BẠC BỒI THƯỜNG

(CathNews 05.03) ca sĩ người Ái Nhĩ Lan Sinead O’Connor đã cùng với các nạn nhân gị giáo sĩ lạm dụng tình dục và những người khác lăng mạ lời kêu gọi của một giám mục,rằng giáo dân trả 90.000 USD mỗi năm trong vìng 20 năm để bồi thường vụ lạm dụng trẻ em. Theo tờ Irish Indeoendent : Lời kêu gọi nầy đến từ ĐGM giáo ohận Ferns, Denis Brennan. Một vị giáo phẩm thứ hai, giam mục giáo phận Killaloe Willie Walsh nói Ngài sẽ cân nhắc tiếp sau việc đi đầu của ĐGM Brennan, nếu thấy là cần thiết. Trong một bức thư được đăng trên tờ The Irish Independent, Sinead O’Connor nói Vatican luôn đặt lợi ích kinh doanh của mình trước lợi ích của các trẻ em :” Nếu Chúa Kitô có mặt ở đây, Người sẽ thiêu hủy Vatican. Và tôi sẽ là người giúp Người làm việc đó”. Các nạn nhân nỗi giận thoá mạ ĐGM Brennan vì đã yêu cầu các giáo dân giúp trang trải tiền bồi thường và những hoá đơn luật pháp. Một trong các nạn nhân, Christine Buckley, cho biết Cô hoàn toàn choáng váng khi nghe lời mời gọi do G=ĐGM Brennan với 100.000 giáo dân trong 80 giáo xứ trả mỗi năm 90.000 USD cho đền năm 2030 để thanh toán một mín nợ chưa trả là 1,2 triệu euros.

 

NHÓM ANH GIÁO BẢO THỦ Ở HOA KỲ TÌM HIỆP NHẤT VỚI GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

(CWNews 05.03) Các nhà lãnh đạo Giáo Hội Bảo thủ Anh giáo ở Mỹ đã loan báo quyết định của họ sẽ chính thức yêu cầy được gia nhập Giáo Hội Công giáo La Mã,dưới những điều khoản của ti6ng hiến Anglicanorum Coetibus của Đức Thánh Cha Buển-Đức XVI. Nhóm nầy quả quyết có 99 giáo xứ ở Hoa Kỳ, đề nghị Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin của Vatican thực hiện đầy đủ kế hoạch của Đức Thánh Cha, bằng việc thành lập một hạt bản quyền tòng nhân ở Hoa Kỳ.

 

TẠI SAO ĐỨC PIÔ XII QUYẾT ĐỊNH KHÔNG NÓI CÔNG KHAI NỮA?

(ZENIT 06.03) Osservatore Romano tỏ ra chú ý đến những bài nói chuyện của các trí thức người Pháp, nhất là khi nói về những quan hệ với Do Thái giáo. Sau khi đăng bài viết của Bernard-Henry Lévy, ban đầu được tờ Il Corriere della Sera đăng, OR số ra ngày 06.03.2010 đề cập đến bài phỏng vấn của Serge Klarsfeld trong tờ Le Point (Tiêu Điểm) và bài phỏng vấn trong cùng tạp chí nầy, sử gia người Pháp gốc Israel,Saul Friedlander do Francois-Guillaume Lorrain. Điều nầy để diễn đạt tinh vi một ý kiến của sử gia nầy về Đức Piô XII. Sau  những vụ trả thù do sự can thiệp của các giám mục Hà Lan – 26.07.1942 - Đức Piô XII đã quyết định hành động mà không lên tiếng nữa. Đức Piô XII tương lai,Eugenio Pacelli, đã không chờ đợi sự xâm lăng Ba Lan,năm 1939, để báo động về nguy hiểm và lên án chủ nghĩa phân biệt chủng tộc quốc xã. Tông thư “mit brennender Sorge” ngay từ 1937,đã lên án chủ nghĩa quốc xã và đặc biệt cuốn “Thần thoại Máu và Sắc Tộc”. Người ta biết là phần lớn nhờ vào Pacelli,bấy giờ là Quốc Vụ Khanh của Đức Piô XI. Friedlander – OR nhấn mạnh - chối muốn biến Đức Piô XII thành “giáo hoàng của Hitler” : ông biết sự ác cảm của Đức giáo hoàng Pacelli đối với chủ nghĩa Đức quốc xã và sự cống hiến quyết định của Ngài trong việc kết án năm 1937. Nhưng Saul Friedlander có suy tư nầy lôi kéo sự chú ý của OR :”Nếu Người đã lên tiếng, ngay cả khi đã không có các vụ trả thù, thì người ta cũng nhớ đến sự cao cả của Giáo Hội”. Đức Piô XII thích ban những mệnh lệnh cho các sứ thần của người hơn ( nhất là những vị công tác ở Hungary,Rumani và đặc biệt là ở Hy Lạp) và lệnh cho các tu sĩ mở cửa tu viện, cho cư ngụ nhiều người Do Thái ở Vatican và ở Castel Galgolfo, để cứu sống nhiều nhân mạng, không quan tâm đến “jình ảnh” của Người và của Giáo Hội, mà từ nay chỏ e ngại rằng một lời có thể gây thiệt mạng chomnhững kẻ Người muốn cứu. Sứ thần Toà Thánh ở Budapest, ĐGM Angelo Rotta, đã được tuyên bố “người Công chính giữa ác nước” và viên thư kỳ toá khâm sứ của Ngài,ĐGM Gennaro Verolino, đã nhận giải thưởng “Prix Anger” vào năm 2004. Rotta tiếp xúc đều đặn với Vatican. Ở Hà Lan, các chức sắc Tin Lành, trước đe doạ đàn áp, đã từ chối phản đối được ấn định cùng ngày Chúa Nhật với Công giáo : Đức Piô XII ngầm nhận rằng họ có lý,hậu nghiệm. Dù vậy, sử gia nầy tin là nhìn thấy nơi khác lý do quyết định của Đức Piô XII không lên tiếng nữa : chống chủ nghĩa bôn-sê-vic (cộng sản). Thế nhưng OR,dưới ngòi bút của Raffaele Alessandrini, nêu bật hai lý lẽ để bác bỏ cách giải thích nầy : một đàng, thế chiến thứ hai ‘mà Đức giáo hoàng hết sức lo sợ và lên án” vừa nổ ra sau hiệp ước Molotov-Ribbentrop; mặt khác, sau vụ gây hấn của quốc xã chống lại Liên Xô, Đức Piô XII đã “can thiệp để thuyết phục người Công giáo Hoa kỳ đừng chống lại một liên minh chống Hitler của chính quyền Mỹ với người Xô Viết”

 

HAI BỘ NGÀNH ROMA MỚI ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC HÀNỘI ĐẾN ROMA

(ZENIT 06.03)  Ngày 04.03.2010,sự ra đi của Đức TGM Hà nộii đến Roma gây nên xúc động lớn lao trogn dân chúng Công giáo thủ đô. Được Thánh Bộ Truyền Bá Phúc Âm và HĐ Giáo hoàng Cor Unum mời, Ngài sẽ ở lại Roma hai tháng để hồi phục sức khoẻ đang suy sút nghiêm trọng, đặc biệt là chứng mất ngủ.Một số đồn thổi còn cho biết Ngài đã đề nghị xin từ chức. Trở về Việt Nam sau tháng sáu 2009 (cùng các GM Việt Nam đi Ad Limina), Ngài tự tách mình một thời gian dài ở đan viện Xitô Châu Sơn,cách Hànội 105 cây số về phía nam. Tuy nhiên, dù Ngài đã làm nhiệm vụ khai mạc năm thánh một cách tốt đẹp, thì Ngài đã không thể tìm lại được tình trạng sức khoẻ khả quan. Vai trò mà Đức TGM giữ trong vụ việc phái đoàn Toà Khâm Sứ,khởi đầu từ tháng 12.2007, sau đó là vụ việc giáo xứ Thái Hà và mới đây nhất là vụ Đồng Chiêm, đã khiến cho quan hệ nối kết vị hữu trách tôn giáo nầy ở thủ đô với dân chúng Công giáo cũng như với rất đông người có cảm tình, thêm chặt chẽ. Căng thẳng trong các lần đương đầu với nhà cầm quyền, cũng như những lời thoá mạ,vu cáo do các phương tiện truyền thông nhà nước phổ biến đã góp phần vào sự suy giảm sức khoẻ của Vị TGM. Ngoài ra, nhà cầm quyền Hà nôị,tháng 09.2008, đã đề nghị HĐGM cho ĐHM Kiệt đi khỏi thủ đô, do vậy một số người cho rằng chuỗi ngày ở Roma nầy của Ngài sẽ biến thành cuộc lưu đày lâu dài! Vì vậy trong tất cả những chuyế đi nước ngoài của Đức TGM, thì chuyến đi nầy gây ra nhiều xúc động và nghi vấn hơn hết. Tuy vậy,những ngày qua, không thiếu những lời giải thích. Các linh mục thông báo cho giáo dân về lý do đi chữa bệnh của Đức TGM tại trụ sở HĐ. giáo hoàng Cor Unum trong hai tháng và sẽ trở về nhiệm sở ở Hà nội.

 

CHỨC LINH MỤC LÀ MỘT HỒNG ÂN,KHÔNG PHẢI LÀ MỘT QUYỀN

(ZENIT 06.03)  Thư ký Thánh Bộ Giáo Sĩ, ĐGM Mauro Piacenza, đã gửi đến tất cả các linh mục trên thế giới một thông điệp,mời gọi họ suy tư lời cầu nguyện thánh hiến mà Giám mục đã đọc ngày các ngài thụ phong linh mục. Ngài nói : Chức linh mục là một hồng ân Thiên Chúa trao ban và vì thế không thể được đòi hỏi như một quyền. Ngài giải thích trong thông điệp : “Phẩm giá nầy không đến từ con người,mà đơn thuần là một hồng ân, mà người ta được kêu gọi đến và không ai có thể đòi hỏi nó như là một quyền. Phẩm giá chức linh mục do Chúa Cha Toàn Năng khấng ban, phải ló hiện trong cuộc sống các linh mu6c : trogn sự thánh thiện của các ngài, trong bản chất con người niềm nở của các ngài, đầy lòng khiêm nhường và bác ái mục vụ, trong ánh sáng sự trung thành với Phúc Âm và với giáo lý Giáo Hội của các ngài, trong sự điều độ  giản dị và sự long trọng khi cử hành các mầu nhiệm linh thánh, trong y phục linh mục…Tất cả, nơi một linh mục, phải nhắc nhở cho chính ngài và cho thế giới, rằng Ngài là đối tượng đón nhận một hồng ân, mà Ngài không xứng đáng và chẳng có công trạng gì. Hồng ân đó đã biến Ngài thành một sự hiện diện của Đấng Tuyệt Đối trong thế gian, để cứu độ con người”.

 

ĐỨC : VĂN KIỆN CHUNG GIỮA CÔNG GIÁO VÀ CHÍNH THỐNG VỀ NGÀY CHÚA NHẬT

(ZENIT 06.03) Osservatore Romano trong số ra ngày 05.03 đưa tin : Một tài liệu chung về ý nghĩa ngày Chúa Nhật đã được Uỷ Ban hỗn hợp HĐGM Đức và Giáo Hội Chính Thống Đức giới thiệu ngày 02.03 tại Ratisbonne. Với tựa đề Năm Giáo Hội trong truyền thống Đông phương và Tây Phương – Chúa nhật, ngày lể có nguồn gốc từ các Kitô hữu – văn kiện nầy gơi lên cách mà “Ngày của Chúa” phát triển trogn hai Giáo Hội chị em, nhấn mạnh đến những điểm chung và các dị biệt. ĐGM Gerhard Ludwig Muller,giám mục Ratisbonne,khẳng định sáng kiến nầy có thể “góp phần biết bao cho việc cổ vũ sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau”. Các văn kiện khác về các lễ Phục Sinh và Giáng Sinh cũng sẽ tiếp theo bản văn nầy.

 

ỦY BAN VATICAN KHẢO SÁT MỄ-DU?

(CWNews 06.03) Theo tin các phương tiện truyền thông Ý : Đức Thánh Cha đã đặt ra một ủy ban đặc biệt để cân nhắc tính xác thực của các cuộc được đưa tin là hiện ra của Đức Trinh Nữ Maria ở Mễ-Du. Ủy ban nầy theo tin cho biết, sẽ do ĐHY Camillo Ruini, quản nhiệm giáo phận Roma đã nghỉ hưu,một đồng minh tin cậy của Đức Thánh Cha, làm chủ tịch. Cuộc điều tra nầy sẽ được thực hiện dưới sự bảo hộ của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin. ĐGM ratko Peric giáo phận Mostar ở Bosnia-Herzegovina, nơi có Mễ -Du, đã làm nản lòng khác hành hương và cảnh báo các tín hữu chống lại việc chấp nhận thực tại những cuộc được đưa tin là hiện ra nầy. Ngài công khai bày tỏ sự bực bội khi ĐHY giáo phận Vienne,Christoph Schinborn làm một chuyến viếng thăm ‘với tư cách cá nhân”đầu năm mới tới Mễ-Du và đã ra tuyên bố giải thích rộng rãi như là cổ vũ niềm tin vào các cuộc hiện ra nầy. Xung khắc giữa hai vị giáo phẩm đã làm sống lại những lời kêu gọi Vatican đưa ra tuyên bố dứt khoát về “hiện tượng Mễ-Du”.

 

IRAQ : TRONG 7 NĂM, 2.000 NGƯỜI CHỀT VÀ 600.000 KITÔ HỮU TỴ NẠN

(Fides 06.03) + Từ năm 2003 [ngày chiến tranh lật đổ Saddam Hussein.BTGH] : khoảng 2.000 Kitô hữu Iraq bị giết chết trong những làn sóng bạo lực khác nhau.

+ Giữa 27.02 và 01.03 2010 : 870 gia đình, tức là hơn 4.400 tín hữu, đã rời bỏ Mosul vì bạo lực bài Kitô giáo.

+ Tháng 10.2008: hơn 12.000 Kitô hữu da94 bỏ tri61n khỏi Mosul vì bạo lực

+ 40% người tỵ nạn Iraq ở nước ngoài ( gần 1,6 triệu người ) là Kitô hữu (nguồn UNHCR – Cao ủy tỵ nạn LHQ)

+ 44% người Iraq xin tỵ nạn ở Syri là Kitô hữu. Những đơn xin tỵ nạn gia tăng ở Jordani,Thổ Nhĩ Kỳ và các

   nước phương Tây ,nhất là Thụy Điển và Úc.

+ Dân số Iraq là : 27,5 triệu. 97% theo đạo Hồi (65% là Si-ai và 35% là Su-ni); 3% kà Kitô hữu và những

 

 


Về Trang Mục Lục