ĐỨC THÁNH CHA BIỂN-ĐỨC XVI :

NĂM NĂM MỘT TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG ĐẦY SÓNG GIÓ

 

BTGH đã giới thiệu MỘT NĂM TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG BIỂN ĐỨC XVI và HAI NĂM TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG BIỂN ĐỨC XVI. Hôm nay,nhân kỷ niệm 05 năm Đức Biển-Đức XVI làm giáo hoàng, xin giới thiệu bài viết của Frédéric Mounier, nhận định về quảng thới gian 05 năm triều đại giáo hoàng nầy,mà ông cho là “đầy sóng gió” (mouvementé). Hiểu được một triều đại (vua chúa hay giáo hoàng), phải cần rất nhiều thời gian và tài liệu,chứng cứ lịch sử. Hiểu về một con người “lịch sử” lại càng khó hơn, nhất là với một ‘nhân vật’ như Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI, hồng y ở tuổi 50 (1977) và tổng trưởng đầy quyền thế của một Bộ đầy uy quyền của giáo triều Roma ở tuổi 55 (1982). Là thành viên 5 bộ và 5 hội đồng giáo hoàng, có 7 tiến sĩ danh dự các đại học nỗi tiếng,hàng chục huy chương và giải thưởng, thành viên 5 viện khoa học, Đức Biển-Đức lại là một con người rất chân thành,cởi mở. Những gì tác giả Frédéric Mounier viết ra sau đây, cũng chỉ là một cái nhìn rất phiếm diện về những sự kiện và biến cố xảy ra trong năm năm triều đại giáo hoàng Biển-Đức XVI,mà ông định cho khá đúng là ‘đầy sóng gió”. Dù sao thì F.Mounier cũng đã đưa ra được một danh sách khá toàn diện các sự kiện của 05 năm đầu triều đại giáo hoàng của Đức Biển-Đức XVI

Ngày 19.04.2005, ĐHY Joseph Ratzinger được bầu kế nhiệm Đức Gioan-Phaolô II. Năm năm sau, Đức Biển-Đức XVI đã có thể đưa ra một bản đúc kết đáng kể, mà những vụ việc liên quan đến các linh mục phạm tội ấu dâm, cùng với những vụng về của nội các, không che lấp được. “Báo La Croix kiểm lại các hồ sơ văn kiện mang dấu ấn của Đức giáo hoàng.

Ngày 19.04.2005, ĐHY Joseph Ratzinger được một Mật Nghị gồm 119 hồng y bầu kế nhiệm Đức Gioan Phaolô II. Trách nhiệm nặng nề, đối với người từ 20 năm qua đã trợ thủ cho vị tiền nhiệm của Người trong chức vụ Tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin.

Năm năm sau, tuy vậy vẫn khó lòng dựng lên một tổng kết đầu tiên, do triều đại giáo hoàng nầy dường như bị ô nhiễm vì “những vụ việc” hoặc những khủng hoảng liên tiếp, làm rối loạn hoàn toàn những gì có thể giúp đọc ra được, có nguy cơ làm tổn hại thanh danh và sự đáng tin của Đức giáo hoàng. Tuy vậy, kể từ khi được bầu làm giáo hoàng, Đức Biển Đức đã ghi dấu ấn của Người lên một vài văn kiện quan trọng, mà Người đặt làm ưu tiên, từ phong trào đại kết cho đến ngoại giao. Tờ La Croix chọn sáu văn kiện trong số đó để kiểm lại:

GIÁO HUẤN

Vị giáo hoàng thần học gia nầy thực hiện đặc biệt cẩn thận chăm sóc tác vụ giáo huấn của Người, bận tâm lo cho việc quay về với những nền tảng đức tin. Không phải ngẫu nhiên mà hai tông thư đầu tiên nói về Đức Mến và Đức Cậy, hai trong ba nhân đức đối thần. Tông thư thứ nhất, năm 2006, DEUS CARITAS EST, đề xuất một cách táo bạo việc nối kết hai hình thức tình yêu,EROS và AGAPÈ bằng việc đặc chúng vào lại trung tâm của hành vi đức tin.

 Năm 2007, SPE SALVI giới thiệu Chúa Kitô như nguồn mạch hy vọng căn bản trong Ơn Cứu Độ. Tông thư thứ ba,năm 2009, CARITAS IN VERITATE nằm ở một bối cảnh khác : Tông thư nây nối lại với truyền thống giáo huấn xã hội của các giáo hoàng [học thuyết xã hội Công giáo. BTGH], bị gián đoạn kể từ năm 1991 (sau tông thư Centesimus Annus). Đây cũng là văn kiện thuộc huấn quyền đầu tiên suy tư về những hàm ý của việc toàn cầu hoá kinh tế.

Vẫn là giáo huấn, cuốn JESUS NAZARETH (đã bán được hơn 2 triệu cuốn), mà Người không viết với tư cách giáo hoàng – như Người đã nói rõ – và kêu gọi một quan hệ cá nhân với Chúa Giêsu Con Thiên Chúa.

 Cuối cùng, trong các bài giáo lý ngày thứ tư,Đức Biển Đức XVI nhìn lại truyền thống các Giáo Phụ và trong các diễn văn của Người – như bài diễn văn Người đọc với các tu sĩ Bernadin trong chuyến viếng thăm tại Pháp năm 2008 – thường xuyên quay lại mối liên hệ không thể chia cắt giữa đức tin và lý trí.

NGOẠI GIAO

Đức Biển-Đức XVI du hành không nhiều (có lẽ tác giả muốn so sánh với Đức Gioan-Phaolô II chăng? BTGH), nhưng đặt một tầm quan trọng lớn lao cho mỗi một trong 13 lần di chuyển của Người ra khỏi nước Ý : Brasil – Hoa Kỳ – Úc – Áo – Tây Ban Nha – Đức – Thổ Nhĩ Kỳ – Cameroun – Angola – Jordanie – Israel – Palestine – Công hoà Séc : các cuộc du hành của Người đều được ghi dấu bằng những cuộc gặp gỡ với giới trẻ, các đại diện những tôn giáo hoặc các tuyên tín Kitô giáo khác.

 Ngoài ra, Đức Biển-Đức XVI cố gắng tiếp tục cái đà tiến mà Đức Gioan-Phaolô II đã đem lại cho ngành ngoại giao Toà Thánh. Người cũng đã để tâm thiết lập,lần đầu tiên, bang giao đầy đủ và toàn bộ với nước Nga. Qua Thư gửi tín hữu Công giáo Trung Quốc ( 2007. Tác giả ghi nhầm 2008. BTGH), Đức Biển -Đức XVI đã làm cho các cộng đoàn người Trung Quốc lấy lại sự tin cậy, kêu gọi họ vượt qua những chia rẽ về lịch sử và chính trị.

 Cuối cùng, những vấn đề đặt ra cho các Thượng hội đồng rất có ý nghĩa : Thượng hội đồng về Châu Phi vào tháng 10.2009 đã cho phép tái khẳng định vai trò của Giáo Hội về vấn đề công bằng và đấu tranh vì nhân phẩm trên châu lục nầy. Thượng hội đồng sắp tới về các Giáo Hội phương Đông, vào tháng 10.2010 ( đúng ra là về Trung Đông, mà lịch làm việc sẽ được trao cho các giám mục trong chuyến thăm Chypre. BTGH), sẽ nhắm tới việc củng cố vị thế mà hiện nay đang bị đe doạ, của các Kitô hữu trong các xã hội Trung Đông

PHONG TRÀO ĐẠI KẾT.

Ngày 25.01.2010,Đức Biển-Đức đã tuyên bố,cuối Tuần Cầu Nguyện cho sự Hiệp Nhất các Kitô Hữu :” Việc dấn thân vì sự hiệp nhất các Kitô hữu không phải chỉ là bổn phận của một số người, cũng không phải là một hoạt động phụ đối với đời sống Giáo Hội”. Đức Giáo Hoàng tuy vậy nhấn mạnh đến những thách đố mà các Kitô hữu phải cùng nhau đương đầu, hơn là đến những nỗ lực để vượt qua những bất đồng về thần học.

Về phía chính thống, đầu năm 2009, việc bầu thượng phụ Kirill Đệ Nhất ở Moscou đã cụ thể hoá thời kỳ trời quang mây tạnh giữa Roma và giáo hội chính thống giáo Nga, mở đường cho một cuộc hội kiến giữa Đức Biển-Đức XVI và thượng phụ Moscou. Với việc tung ra lại đối thoại thần học, và bổ nhiệm những nhân vật vào các chức vụ chủ chốt của Giáo Hội Công giáo ở Nga, tái lập bang giao đầy đủ giữa Toà Than1h và Moscou, Đức Biển-Đức XVI đã đích thân lo cho việc xích lại gần nầy.

Về phía tín đồ Anh Giáo, sự rối ren gây ra do việc mở cửa cho một số người trong các tín đồ Anh giáo,nhân dịp công bố tông hiến Anglicanorum coetibus, có vẻ như không gây nguy hiểm cho quan hệ cá nhân giữa Đức Biển-Đức và tiến sĩ Rowan Williams,Tổng giám mục Cantobéry.

Với người Tin Lành, cuộc thăm viếng của Đức Giáo Hoàng – người biết rõ Giáo Hội nầy – đến cộng đồng Tin Lành Luther ở Roma vào ngày 14.03.2010, có giá trị biểu tượng cao, ngay cả khi, về bình diện thần học, dường như đang bế tắc.

ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN

Diễn văn của Đức Biển-Đức XVI tại Ratisbonne,ngày 12.10.2006, đã bị một phần thế giới Hồi giáo hiểu sai. Trong trích dẫn lời một hoàng đế Byzantin nghiêm khắc với Hồi giáo, đã làm cho Hồi giáo thấy bị xúc phạm.

Sự hiểu lầm nầy một phần được sửa chữa trong cuộc biếng thăm nhà thờ Hồi giáo xanh tại Istanbul năm 2006, cũng như chuyến thăm viếng đại giáo đường Hồi giáo, sự rối ren mà vụ việc Williamson, nhân danh giám mục phái xét lại Lefèbvre liên quan đến việc giỡ bỏ vạ tuyệt thông, chỉ làm cho thêm rối.

Thế rồi đến việc bật đèn xanh cho việc phong chân phước Đức Piô XII. Tuy nhiên chuyến thăm viếng hội đường Do Thái giáo ở Cologne, ít tuần sau khi làm giáo hoàng hoặc chuyến thăm ở Roma ngày 17.01 vừa qua, đã đánh dấu một tính liên tục trong quan hệ huynh đệ được ca tụng kể từ Vatican II với ‘các huynh trưởng’ trong đức tin, mà Người nói lại khi viếng thăm bức tường Giêrusalem

 SỰ HIỆP NHẤT GIÁO HỘI

Ưu tiên nầy giải thích Tự Sắc Summorum Pontificum, công bố ngày 07.07.2007, mở rộng tự do với việc sử dụng Sách Lễ trước Vatican II, mà không quay lại với những thành quả của Công Đồng. Sự cởi mở được đưa ra sau đó cho các thành viên Huynh Đoàn Piô X (phái Lefèbvre) ngày 25.01.2009 với việc giỡ bỏ vạ tuyệt thông cho họ, đều ghi tên vào cũng một đường lối nầy, nhắm tới việc làm tiêu tan sự ly khai của phái theo Lefèbvre. Nhưng các biện pháp nầy, vốn có vẻ mở cửa mà không đặt các điều kiện về thần học, đã làm dấy lên, đặc biệt tại Pháp và Đức, một sự hiểu lầm mạnh mẽ. Và những tranh luận về tín lý giữa Roma và Huynh Đoàn Piô X dường như vấp phải những bất đồng quan trọng.

 NHỮNG HỒ SƠ GAI GÓC

Không ai hơn Vị cựu Tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin biết rõ những điểm yếu và những sự mỏng dòn của Giáo Hội mà vị tiền nhiệm để lại cho Người. Nhưng việc giải quyết đè nặng lên triều đại giáo hoàng của Người.

 Một năm sau khi được bầu, tháng 05.2006, Đức Biển-Đức yêu cầu vị sáng lập Đạo Binh Chúa Kitô, cha Marcial Maciel, “từ bỏ mọi thừa tác vụ công khai” và “sống một đời ẩn dật trong cầu nguyện và thống hối”. Đây là giai đoạn đầu tiên của một quy trình khó khăn khi muốn làm sáng tỏ về những hành động của con người nầy, bị tố cáo phạm tội ấu dâm,nhưng người ta còn khám phá ra,sau khi ông đã qua đời,là ông có những bà vợ và con cái. Đức giáo hoàng đã đề nghị một ủy ban điều tra về dòng nầy, có khả năng dẫn tới, – nếu không phải là giải tán dòng, – thì chí ít cũng là đặt nền móng lại có chiều sâu cho dòng nầy.

Cũng thế, khi Người còn là tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, ĐHY Ratzinger đã thiên về một đường lối nghiêm khắc hơn đối với các linh mục phạm tội ấu dâm, mà việc xử lý được giao cho Bộ của Người. Khi làm giáo hoàng, Người đã đề cập trực diện vấn đề nầy và trong các cuộc du hành của Người năm 2008 đến Hoa Kỳ và Úc, Đức giáo hoàng Biển-Đức XVI đã bày tỏ nhiều lần sự ‘hổ thẹn” của Người đối với các linh mục nầy, những kẻ đã ‘phản bội’ Giáo Hội. Đối diện các giám mục Ái Nhĩ Lan, Đức Biển-Đức XVI chuẩn bị một sự làm mới lại triệt để hàng giáo phẩm nầy, phạm vào tội đã không biết đưa ra những biện pháp tuyệt đối cần thiết đúng giờ đúng lúc.

Frédéric MOUNIER

Nguyên tác : BENOÎT XVI, CINQ ANS D’UN PONTIFICAT MOUVEMENTÉ

La Croix 19.04.2010 (XBVN 20/4/2010)

 


Về Trang Mục Lục