Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 31.05 ĐẾN 06.06.2010 - CUỐI TUẦN)

 

NÚI SINAI LÀ Ở ISRAEL,KHÔNG PHẢI AI CẬP

(CathNews 02.06) Jerusalem Post đưa tin : Giáo sư khảo cổ học người Ý gốc Israel,Emmanuel Anati, nói ông tin rằng cái nhìn gây tranh cãi của ông – [ Núi Siani trong Kinh Thánh là ở sa mạc Negev thuộc Israel hơn là bán đảo Sinai Ai Cập] - sẽ sớm được Vatican chấp nhận . Ngày 29.05, ông đã trình bày giả thiết của ông dưới hình thức một cuốn sách mới tại một hội nghị chuyên đề ở Chủng Viện Thần Học trong thành phố Vicenza đông bắc Ý. “Trên thực tế đây không còn là một giả thuyết nữa,mà là một thực tế. Tôi chắc chắn về điều nầy”. Năm 2001, Anati đã phát hành một ấn bản tiếng Anh một cuốn sách được xuất bản lần đầu ở Ý hai năm sau đó, có tựa đề The Riddle of Mount SinaiArchaeological Discoveries at Har Karkom. Trong cuốn sách nầy, ông giả định rằng Karkom, 25 cây số từ Núi Lửa Ramon, có thể là đỉnh núi nơi Môsê tiếp nhận 10 điều răn - chứ không phải đỉnh Sinai ở phía nam nơi có tu viện Thánh Catarina. Theo Anati, rất nhiều chứng cứ khảo cổ học cho thấy rằng Núi Karkom đã là nơi thánh cho mọi dân tộc vùng sa mạc, chứ không chỉ cho người Do Thái. Ông thừa nhận : “ Tôi biết đây là có tính cách mạng. Tôi không chỉ thay đổi vị trí, mà đang di chuyển Núi Sinai sang Israel và tôi tin chắc điều nầy dủ người Ai cập có giận dữ. Nhưng Israel phải hãnh diện về điều nầy. [sa mạc] Negev đang trống không và phải được phát triển”. Ông nói thêm :” Tôi cũng đang thay đổi niên đại Xuất Hành khỏi Ai Cập sang khoảng 1.000 năm sớm hơn là những gì người ta quen nghĩ. Tôi biết điều nầy sẽ làm mọi người phát điên.Nhưng tôi có lý.Tôi chắc chắn điều ấy”. Anati lập luận rằng nếu trình thuật của Sách Xuất Hành là chính xác về mặt lịch sử, thì nó phải nhắc đến thiên niên kỷ thứ ba trước công nguyên – chính xác hơn là tới thời kỳ giữa 2200 và 2000 trước Công nguyên.

 

ĐỜI SỐNG ĐỘC THÂN KHÔNG PHỦ NHẬN TÍNH DỤC VÀ TỰ DO CỦA LINH MỤC

(CNA 02.06). Trả lời phỏng vấn của báo La Croix, Cha Luc Crepy,bề trên chủng viện Orleans ở Pháp, nhấn mạnh rằng sự lựa chọn sống độc thân của LM không phủ nhận tính dục của LM,nhưng góp phần vào sự tự do mãnh liệt phục vụ Thiên Chúa và các tín hữu. Cha Crepy đưa ra nhiều phân tích: trước tiên, phải lưu ý rằng tính dục không bị hạn chế ở chiều kích sinh dục và vì thế đời sống cảm xúc rộng hơn là đời sống tình dục,mặc dù đời sống tình dục có tầm quan trọng hiển nhiên. Ngài nói : trong chủng viện, chúng tôi qua tâm không chỉ đến chiều kích đặc biệt nầy của người LM tương lai,mà còn cả việc động viên sự phát triển toàn diện của LM tương lai, ghi nhớ sự mở rộng việc đào tạo nhân bản. Cha Crepy tiếp tục giải thích nhiều biện pháp cụ thể được thực hiện theo thư mục vụ của Đức Gioan-Phaolô II, “Pastores Dabo Vobis”. Những biện pháp nầy bao gồm sự chú ý đến đời sống cộng đoàn, suy tư về tình dục và phát triển với đời sống mục vụ tương lai. Ngài nói : mục đích là hợp nhất đời sống riêng của mình, đem lại với nhau tất cả những chiều kích của nó. Sau khi dẫn giải rằng người LM tự do từ bỏ quan hệ tình dục,như một người chồng từ bỏ những phụ nữ khác và chỉ yêu vợ mình, Cha Crepy nhấn mạnh rằng “để cho mọi sự có ý nghĩa, cần phải học từ bỏ. Người ta không vào chủng viện chỉ với mục đích giữ độc thân và lưu ý rằng “luật độc thân còn có một ý nghĩa phục vụ Giáo Hội và yêu mến Chúa Kitô rộng lớn hơn”… Đề cập đến những thách thức các LM phải đương đầu trong khi bản năng giới tính của họ một cách thích hợp,Cha Crepy chỉ ra rằng “mỗi thời đạo đều xem lại vấn đề tình dục. Đó không phải là một vấn đề đơn thuần riêng tư và cá nân, như người ta vẫn nghĩ. Nó bị ảnh hưởng bời văn hoá. Đúung là trong một xã hội bị dâm dục hoá cao độ, vốn đề cao sự biểu hiện sinh dục có hại cho một bản năng sinh dục rộng hơn, thì điều đó không huển nhiên…Tôi cho rằng bản năng tình dục là một trong những lãnh vực làm quan tâm nhất song cũng khó khăn nhất, trong đó chúng ta phải hành sử  tự do của chúng ta”. Ngài chỉ ra nhiều trợ giúp cho các LM,như là gặp mặt nhau đều đặn, đón nhận linh hướng từ một LM có nhiều kinh nghiệm hơn và gặp gỡ với các giám mục của họ, nhằm tránh sự cô đơn vốn có thể là một kinh nghiệm khó khăn cho một số linh mục.

 

CHƯƠNG TRÌNH KẾT THÚC NĂM LINH MỤC TẠI ROMA

(Zenit. 02.06) - Nhân dịp mừng kính trọng thể lễ  Thánh Tâm Chúa Giêsu và kết thúc Năm Linh Mục, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ tham dự buổi canh thức vào chiều tối của ngày hôm trước, thứ năm ngày 10 tháng Sáu tại Quảng Trường Thánh Phêrô.Vào chính ngày lễ trọng, tức thứ sáu ngày 11 tháng Sáu, Đức Giáo Hoàng sẽ chủ sự thánh lễ tại khu vực tiền đường của vương cung thánh đường thánh Phêrô cùng với hàng ngàn linh mục đến từ khắp nơi trên thế giới, hôm nay, văn phòng Tòa Thánh về cử hành nghi thức phụng vụ cho biết. Buổi canh thức tối hôm thứ Năm ngày 10 tháng Sáu diễn ra vào lúc 20 giờ 30 và kết thúc bằng việc đặt Mình Thánh chầu và ban phép lành trọng thể. Thứ Sáu ngày 11 tháng Sáu, thánh lễ được cử hành vào lúc 10 giờ trưa.  Tưởng cũng nhắc lại rằng vào chính ngày lễ này năm ngoái, nhân kỷ niệm 150 năm ngày qua đời của Cha Thánh Gioan Maria Vianney, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã công bố khai mạc Năm Linh Mục, cùng với sự hiện diện của trái tim Cha Sở họ Ars. Trong thư triệu tập của năm 2009-2010, Đức Giáo Hoàng đã giới thiệu về ngài như là mẫu gương của các linh mục trên khắp hoàn vũ.  Trang mạng điện tử annussacerdotalis.org được Bộ Giáo Sĩ thiết lập trong Năm Linh Mục nhằm cung cấp những chỉ dẫn cho việc tham dự những buổi cử hành vào dịp kết thúc năm này diễn ra từ ngày 9 đến ngày 11 năm 2010.  Tại địa chỉ này có tất cả những văn kiện của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI liên quan đến Năm Linh Mục.

 

CÁC GIÁM MỤC PHẢI PHỤC VỤ NHỮNG NGƯỜI KHÁC

(CNA 02.06) Trong lễ tấn phong tân giám mục phụ tá giáo phận Buenos Aires, Vicente Bokalic,CM, ĐHY Jorge Bergoglio nhắc lại rằng “chức giám mục có nghĩa là phục vụ và nhiệm vụ,chứ không phải vinh dự. Và còn hơn là chỉ huy mà thôi, một GM cần phải phục vụ những người khác”.  ĐHY chỉ ra rằng ‘một GM không có quyền mất kiên trì” và Ngài xin Đức tân GM phụ tá giữ tâm hồn khỏi “tự cao,kêu căng và khoe khoang”. Ngài thúc giỵc vị tân giáo phẩm không được coi chức giám mục như phương tiện để thăng tiến sự nghiệp. “Hãy yêu mọi người được Thiên Chúa giao phó cho Đức Cha ‘với tình yêu một người Cha và một người anh”, nhất là những người nghèo khổ đau yếu,những người vô gia cư và những người chẳng có gì”. Khởi từ những lời lưu ý nầy, ĐHY nói thêm :” Đừng quên họ và đừng lấy lại chướng khi Đức Cha thấy họ nằm ngủ ở trước cửa các thánh đường”. Vị tân GM 57 tuổi nói :” Tôi thấy mình hèn mọn bất xứng trước một ân huệ nhường ấy” và trích dẫn lời Thánh Augustinô :” Với anh em,tọi là một Kitô hữu; vì anh em tọi là một giám mục”. Trước khi được tấn phong, ĐGM Bokalic là bề trên miền Dòng Các Cha Vinh-Sơn và quản xứ giáo xứ Ảnh Phép Lạ.

 

LINH MỤC CHÂU PHI ĐƯỢC BẦU ĐỨNG ĐẦU HỘI CÁC THỪA SAI CHO CHÂU PHI

(CWNews 02.06) Trong một quyết định chứng tỏ thành công của các nỗ lực truyền giáo ở Châu Phi trong thế kỷ qua, Hội Các Thừa Sai cho Phi Châu đã lần đầu tiên bầu một người Phi Châu, Cha Richard Baawobr,50 tuổi,người Ghana,thụ phong LM năm 1987, làm bề trên cả. Hội còn được gọi là Các Cha Trắng (do y phục) được sáng lập năm 1868 do ĐHY Charles Lavigerie giáo phận Algiers. GH ở Châu Phi đã trải nghiệm một sự tăng trưởng phi thường trogn thế kỷ trước. Năm 1900, có 2 triệu tín hữu Công giáo ở Châu Phi;ngày nay con số đó là hơn 158 triệu, chiếm 14% tín hữu Công giáo toàn thế giới và một nửa trường sơ cấp Công giáo trên thế giới. 43% người lớn rửa tội hằng năm trên thế giới – hơn 1 triệu - diễn ra ở Châu Phi. Con số bệnh viện Công giáo ở Châu Phi nhiều hơn cả Bắc và Trung Mỹ cộng lại. Giữa các năm 1978 – 2007, con số chủng sinh người Phi Châu tăng hơn gấp 4 lần (5.636 lên 24.034) và Châu Phi nay là châu lục giàu ơn thiên triệu thứ nhì sau Châu Á.

 

KINH THÁNH TRỰC TUYẾN

(CathNews 03.06) Công cụ tìm kiếm Kinh Thánh Công giáo trực tuyến mới nầy giúp cho dân chúng có thể tim thấy những đoạn Kinh Thánh đặc thù với việc sử dụng các từ khoá. Chương trình nầy đã được Catholic.net  phá triển với sự ủng hộ của HĐGM Việt Nam. Đây được coi là bản dịch Kinh Thánh Công giáo trọn vẹn đầu tiên dùng được bằng tìm từ khoá. Công cụ tìm kiếm nầy cũng cho phép người sử dụng chia sẽ các đoạn Kinh Thánh với các nhận ký điện tử, Facebook và Twitter của họ. Nó cũng cho phép người ta thêm một ‘cửa sổ” (widget) vào trang Web cá nhân của họ. Xin xem : http://www.bible.catholic.net/

 

HỘI NGỘ LINH MỤC THÚC ĐẨY TÌNH LIÊN ĐỚI

(UCANews 31.05) Các cuộc họp đặc biệt được tổ chức cho 1.300 linh mục ở miền nam Việt Nam giúp cho các ngài rất nhiều hỗ trợ cần thiết và cơ hội chia sẻ kinh nghiệm mục vụ và cá nhân, theo các tham dự viên.Các giáo sĩ đến từ 10 giáo phận miền nam đã tham dự các cuộc họp theo hai nhóm từ ngày 26-28.05 kỷ niệm Năm Linh mục. Một nhóm hội ngộ tại Đại Chủng viện Xuân Lộc ở tỉnh Đồng Nai, trong khi nhóm thứ hai họp tại Trung tâm Mục vụ thành phố Hồ Chí Minh.Cuộc họp là cơ hội để các LM gặp gỡ và chia sẻ kinh nghiệm mục vụ, - theo lời ĐHY JB Phạm Minh Mẫn - để có thể phục vụ giáo dân tốt hơn trong tương lai.Linh mục dòng Salesian Giuse Đoàn Hải Đăng cho biết cuộc họp là nguồn động viên lớn đối với bản thân ngài. “Chúng tôi cần hỗ trợ lẫn nhau về mặt tinh thần và vượt qua chủ nghĩa vật chất và hưởng thụ vì chúng tôi cũng là những người đầy yếu đuối”.Đức Giám mục phó Stêphanô Tri Bửu Thiên của Cần Thơ nói ngài thúc giục các linh mục trong giáo phận của ngài cầu nguyện cho chính các ngài sống tốt lành. Ngài hỏi: “Giáo dân cầu nguyện nhiều cho chúng ta. Tại sao chúng ta lại không cầu nguyện cho chính mình?”

 

CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO CHÂU PHI HẬU THUẪN ÁN PHONG THÁNH NYERERE

(CWNews 02.06) Tổng thống Uganda,Yoweri Museveni và tổng thống Tanzania,Jakaya Kitwete lên tiếng ủng hộ án phong thánh cho Julius Nyerere ( 1922 – 1999), tổng thống sáng lập Tanzania. Ngài Nyerere trở lại Công giáo ở tuổi 21, tham dự thánh lễ hằng ngày là cầm đầu một đất nước độc đảng do chính quyền kiểm soát kinh tế. Tổng thống Musevini nói ngày 01.06 tại linh địa Các Đấng Tử Vì Đạo ở Namugongo (Uganda): “Tanzania đã là quốc gia hoà bình nhất Dông Phi, vì dân chúng đã được hưởng những thành quả từ các nguyên tắc của Nyerere. Chúng ta phải tiếp tục cầu nguyện để Ngài đạt đến một giai đoạn có thể được tuyên bố là một tôi tớ của Thiên Chúa”.Tổng thống Kitwete nói thêm :” Bất cứ điều gì nâng cao tên Tanzania trong GH Công giáo, đều là  cái mà tôi luôn ủng hộ. Ngài từ bỏ công ăn việc làm để dẫn đầu cuộc đấu tranh vì độc lập của Tanzania va sau đó cầm đầu tiến trình xây dựng quê hương chúng tôi”. Đức TGM Cypran Lwanga giáo phận Kampala đã cử hành thánh lễ tại linh địa nầy. Goá phụ của ngài Nyerere có mặt trong những người tham dự.

 

TOÀ ÁN CHÂU ÂU : 10 QUỐC GIA HẬU THUẪN Ý TRONG VỤ ‘THẬP TỰ GIÁ”.

(CWNews 02.06) Mười trong số 47 quốc gia đã nhập với nước Ý trong việc kiến nghị với Toà Án Nhân Quyền Châu Âu lật ngược phán quyết trong trường hợp Lautsi, trong đó toá án nầy quy định rằng việc trưng bày cây thập tự giá trong một lớp học là ‘ngược với quyền các phụ huynh dạy dỗ con cái họ theo các xác tín của họ và quyền tự do tôn giáo của con cái”. Không có nhà nước Châu Âu nào có ý trình một bản hồ sơ tóm tắt ủng hộ quyết định nầy. Cùng với Ý, 10 quốc gia chống lại phán quyết của toà là Armenia,Bulgary,Chypre, Hy Lạp, Lithuania, Malta, Monaco,Rumani,Liên bang Nga và San Marino.

 

LỜI KÊU GỌI CỦA ĐỨC THÁNH CHA

(VIS 02.06) Cuối buổi triều yết chung, Đức Biển-Đức XVI đã nêu lên những biến cố nghiêm trọng xảy ra ngoài khơi Giải Gaza :” Tôi muốn bày tỏ sự phiền muộn sâu sắc đối với các nạn nhân của một tình tiết xảy ra làm bận tâm tất cả những ai có tâm huyết với hoà bình trong khu vực. Lần nữa, tôi xin nói rằng bạo lực, vốn chẳng giải quyết được gì, chì làm các tác động của bạo lực thêm trầm trọng và làm nẩy sinh thêm bạo lực. Tôi kêu gọi tất cả các nhà hữu trách chính trị,sở tại cũng như quốc tế, để họ cố tìm ra một giải pháp công bằng, có thể bảo đảm cho dân chúng khác nhau các điều kiện sống tốt nhất,trong hoà hợp và thanh bình. Chúng ta hãy hiệp nhất với nhau trong cầu nguyện cho các nạn nhân,cho gia đình họ và cho tất cả những ai đang chịu đau khổ. Xin Chúa Giêsu nâng đỡ những nỗ lực của tất cả những ai không ngưng hành vì hoà giải và hoà bình”.

 

92% CÁC ĐÔI VỢ CHỒNG THAM DỰ CÁC LỚP KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH TỰ NHIÊN (KHHGĐ.TN)

(EWTN News 04.06) Giáo phận Fargo cho biết rằng với kỷ niệm 5 năm ĐGM Samuel Aquila thực hiện chính sách KHHGĐ.TN cho tất cả các đôi vợ chồng trong giáo phận, đã có hơn 1.100 nam và nữ đã hoàn tất chương trình học.Năm 2009,giáo phận có 92% tỷ lệ ưng thuận. Vào tháng 09.2005, ĐGM Aquila bắt đầu đường lối giáo phận đòi hỏi tất cả các đôi dự bị hôn nhân phải dự đầy đủ khóa về phương pháp KHHGĐ.TN. Ngày 02.06, Ngài đã giải thích ý nghĩa mục đích đàng sau quy định nầy ,nhấn mạnh rằng việc huấn luyện nầy làm cho những cuộc kết hôn được hạnh phúc hơn: “Các đôi hôn nhân cần nhìn thấy vẻ đẹp và niềm vui trong hôn nhân và ơn sủng mà họ có thể lãnh nhận được qua chính bí tích nầy và thực hiện kế hoạch Thuên Chúa dành cho họ”.Ngài nói :” Học một phương pháp KHHGĐ.TN không phải để tránh hoặc để có thai, nhưnglà về các quan hệ của đội vợ chồng, học biết yêu nhau trong một cách phản ảnh cam kết,tinh yêu và lòng chung thủy của Thiên Chúa. Ước ao và mong đợi của tôi đối với các đôi kết hôn trong giáo phận nầy là họ trải nghiệm được tình yêu Thiên Chúa trong đời sống hôn nhân và hiểu được chân lý,phẩm giá và vẻ đẹp của sự riêng tư tình dục con người”. Giáo phận đòi hỏi mội cặp phải gặp gỡ với một linh mục để thảo luận về Thần Học Thân Thể, một tập hợp những lời giảng dạy của Cố giáo hoàng Gioan-Phaolô II về những điều người Công giáo tin tưởng về bản năng tình dục con người.

 

GIÁM MỤC BỊ SÁT HẠI Ở THỔ-NHĨ-KỲ

(CWNews 03.06) ĐGM Luigi Padovese giáo phận Anatolia đã bị đâm chết vào ngày 03.06. Tội ác nầy xảy ra ở thành phố cảng Iskenderun,nơi vị giám mục đang chuẩn bị đi Chypre nhân chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha. Lái xe của Ngài được đưa tin là đã thú nhận vụ sát hại nầy. Cha Federico Lombardi,văn phòng báo chí Toà Thánh nói :”Những gì xảy ra thật khủng khiếp”,nhất là dưới ánh sáng vụ sát hại Cha Andrea Santoro tháng 02.2006. ĐGM Padovese vừa mới nói với Radio Vatican rằng Cha Sntoro ‘bị giết như một biểu tượng, vì ngài là một thực thể của những gì nói lên một LM Công giáo là như thế nào”. ĐGM Padovese sinh ở Milan, Ý, gia nhập Dòng Phan Sinh năm 1965, đã từng giảng dạy nhiều năm ở Roma trước khi được bổ nhiệm làm đại diện tông toà giáo phận Anatolia và là chủ tịch HĐGM Thổ Nhĩ Kỳ

 

ĐỨC : CÁC CÁO BUỘC CHỐNG LẠI ĐỨC GIÁM MỤC ZOLLITSCH LÀ VÔ CĂN CỨ

 (ZENIT 03.06) Cha Anselm van der Linde, viện phụ đan viện Xitô Áo ở Wettinger-Mehererau nói : Đan viện ở Birnau chưa bao giờ thuộc thẩm quyền của ĐGM Robert Zollitsch và các  tố cáo tung ra chống lại Ngài là không có cơ sở. ĐGM Zollitsch hiện là Tổng GM giáo phận Fribourg – en – Brisgau và là chủ tịch HĐGM Đức. Ngược lại, ngài chính là mũi giáo sắt trong đấu tranh chống lại lạm dụng tình dục và chính sách minh bạch mà GH Đức đã chọn theo. Thông cáo giải thích lý do cho biết :” Việc đưa ĐGM Zollitsch can dự vào vụ việc liên quan đến đan viện Birnau là không có căn cứ. Các giáo phận không có thẩm quyền trong các vấn đề liên quan đến các cộng đoàn tu”. Đan viện Birnau – tuy nằm ở nước Đức – nhưng thuộc về giám hạt tòng thổ đan viện Wettinger – Mehrerau, gần Brégence,trong vùng Voralberg thuộc nước Áo. Theo giáo luật, viện phụ của tu viện ấy chịu trách nhiệm về các thành viên công đoàn nầy”. Cộng đồng Xitô là một Dòng trực thuộc Giáo Hoàng và vì thế không thuộc quyền GM địa phương,nhưng tùng phục Đức giáo hoàng”.

 

VỊ SÁNG LẬP NHÓM TRUYỀN THỐNG TỪ CHỨC VÌ NHỮNG CÁO BUỘC GÂY XUNG ĐỘT MÂU THUẪN

 (CWNews 03.06) Cha Carlos Miguel Buela, người sáng lập Dòng Ngôi Lời Nhập Thể năm 1984, đã xin từ chức bề trên cả Dòng nầy, theo yêu cầu của Vatican sau một cuộc điều tra do ĐGM Eduardo Maria Taussig giáo phận San Raphael,Achentina, về những cáo buộc hạnh kiểm xấu. Trong thư xin từ chức, Cha Buela cám ơn Đức Thánh Cha Biền-Đức vì đã cho phép cha rời nhiệm sở, nêu lên những quan ngại về tuổi tác và sức khoẻ. Những người ủng hộ lập luận rằng Cha Buela đã các kẻ thù bên tring Giáo Hội săn lùng. Một cáo buộc na ná như những tuyên bố do các giới chức Dòng Đạo Binh Chúa Kitô trong những trả lời ban đầu với những cáo buộc hạnh kiểm xấu chống lại người sáng lập dóng nầy, cố LM Marcial Maciel.

 

NĂM TRIỆU NGƯỜI ĐI BỘ VÌ MÌNH THÁNH CHÚA KITÔ Ở BRASIL

(CathNews 04.06) Ngày 03.06, Khoảng 5 triệu người đã đi bộ qua Sao Paolo trong một cuộc “Đi Bộ Vì Chúa Giêsu” truyền thống, đánh dấu lể Mình Thánh Chúa Kitô. Đây được coi là cuộc biểu dương lớn nhất thế giới. Tờ Herald Sun AFP đưa tin : Đám đông khổng lồ lũ lượt đổ về một đại lộ phía bắc thành phố được coi khoảng một phần tư dân số 20 triệu của Sao Paolo. Các nhà tổ chức cho biết có 630 xe hoa đến từ khắp đất nước tham gia vào cuộc đi bộ của nhiều giáo phái nầy,kéo dài khoảng 12 tiếng.

 

NHỮNG PHỨC TẠP GÂY PHIỀN TOÁI KẾ HOẠCH CHUYẾN TÔNG DU ĐẾN NƯỚC ANH

 (CWNews 03.06) Các nhà tổ chức chuyến viếng thăm nước Anh của Đức Thánh Cha đang vật lộn với những khó khăn bao gồm chi phí tăng cao và không đủ nhân sự cho những vị trí chủ chốt trong kế hoạch đón tiếp nầy. Các giới chức Giáo Hội ở Luân Đôn  nay tin rằng trừ khi họ đưa các kế hoạch về lại mức cũ, bằng không sẽ phải chi phí 12 triệu bảng Anh ( 20 triệu USD) cho chuyến đi nầy, tức là gần gấp đôi con số dự trù ban đầu. Công tác chuẩn bị thêm phức tạp do việc Đức TGM Faustino Sainz Munoz đang phụ hồi từ một vụ đột qụy. Về mặt chính phủ, các quan chức tân chính quyền đang dẫm chân tại chỗ sau vụ rò rĩ một bị vong lục chế nhạo Đức Giáo Hoàng, buộc cho thôi việc một thành viên trong ban nhân sự.

 

ĐỨC THÁNH CHA TUYÊN BỐ THÁNH GIOAN VIANNÂY QUAN THẦY TẤT CẢ CÁC LINH MỤC

 (CNA/EWTN News 03.06) Năm Linh Mục đã được Đức Biền-Đức XVI khai mạc ngày 19.06 năm trước và sẽ được Người bế mạc với thánh lễ tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 11.06. Một tuyên bố ngày 02,06 của Thánh Bộ Giáo Sĩ cho biết chi tiết các sự kiện sẽ diễn ra ở Roma vào các ngày 09 – 11.06, đánh dấu những ngày cuối năm đặc biệt nầy. Theo ĐHY tổng trưởng Caludio Hummes, mục tiêu của sáng kiến nầy là nhằm nêu bật ‘một cuộc canh tân thiêng liêng”, một khởi đầu mới,chứ không phải là một “kết thúc”. Ngài cũng nói Ngài hy vọng những sự kiện bế mạc sẽ dẫn đến việc ‘tái khám phá sự cao cả huy hoàng của bí tích linh mục”. Tại Thánh Lễ bế mạc,trùng với lễ Thánh tâm Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha sẽ công bố Quan Thầy cùa Năm nầy, Thánh Gioan Viannây, làm Quan Thầy tất cả các linh mục (Thánh nhân hiện là quan thầy các cha quản xứ)

 

VỤ SÁT HẠI ĐỨC GIÁM MỤC KHÔNG CÓ ĐỘNG CƠ CHÍNH TRỊ HOẶC TÔN GIÁO

 (ZENIT 04.06) Đối thoại đại kết - hoà bình Trung Đông - và vụ sát hại ĐGM Luigi Padovese,chủ tịch HĐGM Thổ Nhĩ Kỳ, là những chủ đề chính của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI trong cuộc họp báo diễn ra trên máy bay Roma-Paphos (Chypre). Đức Thánh Cha bày tỏ đau đớn sâu xa trước cái chết của ĐGM Padovese, đại diện tông toà giáo phận Anatolia và chủ tịch HĐGM Thổ Nhĩ Kỳ, người đã cống hiến to lớn cho việc chuẩn bị Thượng Hội Đồng về Trung Đông. Đức Thánh Cha vội vã xác định biến cố đau thương nầy không có liên hệ gì với cuộc đối thoại với Hồi giáo và các chủ đề cuộc viếng thăm Chypre của Người và dù chưa có nhiều thông tin về vụ sát hại nầy, “nhưng có thể chắc chắn đây không phải là một vụ ám sát mang động cơ chính trị hay tôn giáo”. Trả lời câu hỏi về sự chia cắt vốn tiếp tục làm quốc đảo Chypre đau khổ, Đức Thánh Cha cho biết chuyến viếng thăm của Người muốn là một chứng từ hoà bình và đối thoại, bén rễ trong đức tin vào một Thiên Chúa độc nhất

 

1.200 LINH MỤC NGƯỜI VIỆT ĐANG THỰC THI NHIỆM VỤ TẠI 100 QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

(AsiaNews 03.06) Linh mục người Việt có 5.2000,trong đó 1.2000 đang thực hiện nhiệm vụ tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Con số nầy phần nào nói lên sự lớn mạnh của hàng giáo sĩ Việt Nam, đã được ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn nêu bật lên, trong cuộc “Hội Ngộ” quy tụ các giám mục và linh mỵc của 10 giáo phận thuộc Tổng GP Sàigòn. ĐHY cũng thảo luận về sự phát triển của “Gia Đình Lêvi”,quy tụ tất cả các linh mỵc Việt Nam. Năm 1668 (cach nay 342 năm), chỉ có khoảng 4 giáo sĩ . Năm 1770 ( sau 102 năm) đã có 44 vị (gấp 11 lần) và năm 1880 con số nầy tăng gấp ba. Năm 1963, có khoảng 1.200 và hiện nay là 5.200,trong đó 4.000 sinh sống và làm việc ở Việt Nam và 1.200 sống và làm việc ở nước ngoài.

 

do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ