Trung Ðông và chuyến viếng thăm Chypre của Ðức Thánh Cha.

 

Chypre [La Croix 3/6/2010] - Kính thưa quý vị, các bạn thân mến. Ngày thứ Sáu mùng 4 tháng 6 năm 2010, Ðức thánh cha Benedicto XVI lên đường viếng thăm đảo Chypre. Theo chương trình, sau nghi thức chào đón tại phi trường Paphos, Ðức thánh cha sẽ hành hương và cử hành đại kết tại nhà thờ "Agia Kyriaki Chrysopolitissa" tại Paphos. Sang ngày thứ Bảy mùng 5 tháng 6 năm 2010, ngài sẽ viếng thăm xã giao tổng thống cộng hòa Chypre, ông Dimitris Christofias. Sau đó, Ðức thánh cha sẽ có cuộc gặp gỡ với cộng đồng Công giáo Maronit tại trường tiểu học Thánh Maron ở Anthoupolis. Cùng ngày, ngài sẽ viếng thăm xã giao Ðức tổng giám mục Chrysostomos II, thủ lãnh Giáo hội Chính thống tại Chypre. Cũng trong ngày thứ Bảy mùng 5 tháng 6 năm 2010, Ðức thánh cha cử hành thánh lễ tại nhà thờ Thánh Giá với các linh mục, tu sĩ nam nữ, phó tế, giảng viên giáo lý và đại diện các phong trào Giáo hội.

Cao điểm của chuyến viếng thăm sẽ là Thánh Lễ tại Sân vận động Eleftheria. Sau Thánh lễ Ðức thánh cha sẽ trao cho các vị đại diện của Giáo hội Công giáo tại Trung Ðông Tài Liệu Làm Việc của Thượng hội đồng Giám mục thế giới về Trung Ðông.

Kết thúc chuyến tông du, Ðức thánh cha sẽ viếng thăm nhà thờ chính tòa Maronit Ðức Mẹ ban ơn, ở cửa thành Paphos.

Theo các nhà quan sát, đây là một chuyến viếng thăm phức tạp. Ðây là lần đầu tiên một vị Giáo hoàng đặt chân đến đảo này và đây cũng là chuyến viếng thăm đầu tiên của Ðức Benedicto XVI tại một quốc gia với tuyệt đại đa số theo Chính thống giáo.

Cũng như tại Malta, Ðức thánh cha cũng đi lại dấu chân của thánh tông đồ Phaolô. Trong chuyến đi đầu tiên đến Chypre, vị tông đồ dân ngoại đã rửa tội cho lãnh sự Roma. Từ đó, Kitô giáo đã cắm rễ sâu tại đảo này.

Có thể phân tách ba khía cạnh trong chuyến viếng thăm Chypre của Ðức Thánh Cha như sau: đẩy mạnh phong trào đại kết, kêu gọi các Giáo hội đông phương và lập lại lời kêu gọi hòa bình tại Trung Ðông.

Trước hết, đây là một chuyến viếng thăm có tính đại kết. Tại Chypre, các tín hữu Công giáo La mã chỉ là một thiểu số không đáng kể gồm 3 giáo xứ, 30 linh mục, 42 nữ tu và vài trăm tín hữu. Gần đây, con số tín hữu Công giáo được gia tăng nhờ sự tham gia của các di dân lao động đến từ Phi luật tân, Sri Lanka và Ấn độ.

Ngoài ra, còn có 4,500 tín hữu Công giáo Maronit gốc Liban. Cộng đồng này đã có từ thời thập tự viễn chinh. Các ngôi làng lịch sử của họ nằm trong vùng bị người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng: hằng trăm nhà thờ đã bị người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ phá hủy hoặc biến thành đền thờ Hồi giáo. Ngoài ra, mộ của thánh Barnaba tông đồ cũng nằm trong vùng bị Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng. Ðức Cha Youssef Antoine Soueif, Tổng giám mục Maronit, đã được Ðức thánh cha bổ nhiệm làm thư ký đặc biệt của Thượng hội đồng Giám mục thế giới về Trung đông.

Nhưng tại Chypre, 94 phần trăm dân số Kitô giáo theo Chính thống. Dù vậy, theo cha Umberto Barato, Tổng đại diện Tòa thượng phụ Công giáo Gierusalem, Chypre có lẽ là nơi duy nhứt với đa số theo Chính thống giáo, Giáo hội Công giáo được cả Nhà nước lẫn Giáo hội Chính thống nhìn nhận và được tự do hoàn toàn.

Trong số 14 Giáo hội Chính thống tự trị, Giáo hội Chính thống Chypre là một trong những Giáo hội cổ xưa nhứt. Ðức tổng giám mục Chrysostomos II, thủ lãnh của Giáo hội này, đã được bầu lên ngày 6 tháng 11 năm 2006. Ngài đã nhiều lần đến Roma. Ngày 16 tháng 6 năm 2007, vị Tổng giám mục Chính thống này đã ca ngợi nỗ lực đại kết trong cuộc chiến đấu chống lại hiện tượng tục hóa. Ngài nói với Ðức thánh cha: "Chúng tôi muốn được cùng với Giáo hội chị em Roma để chiến đấu hầu biến xã hội Âu Châu thành một xã hội qui hướng về Chúa Kitô, biết tôn trọng anh chị em của các tôn giáo khác, người di dân, người nghèo, người tỵ nạn và yếu kém trên trái đất này".

Mới đây, vị Tổng giám mục này cũng lên tiếng bênh vực Ðức thánh cha, cổ võ cuộc đối thoại giữa Công giáo và Chính thống cũng như lên án những giáo sĩ Chính thống chống lại chuyến viếng thăm của Ðức thánh cha.

Theo dự kiến, có lẽ sẽ không có một đám đông lớn chờ đón Ðức thánh cha tại Chypre. Theo ước tính, trong thánh lễ tại Sân vận động Nicosie, thủ đô Chypre, vào ngày Chúa nhựt mùng 6 tháng 6 năm 2010, có lẽ chỉ có khoảng 5 ngàn người tham dự.

Sau Thánh Lễ, Ðức thánh cha sẽ trao Tài Liệu Làm Việc của Thượng hội đồng Giám mục thế giới về Trung Ðông cho các Thượng phụ và Giám mục trong vùng Trung Ðông thuộc các nghi lễ như Calde, Hy lạp Melkit, Copte, Syri, Maronit, Armeni và Latinh Gierusalem.

Một vài trích dẫn của Tài Liệu này đã được phổ biến tại Ý hôm thứ Ba mùng 1 tháng 6 năm 2010. Nhìn chung, những vấn đề chính được nêu lên trong Tài Liệu là: sự lớn mạnh của các chủ nghĩa cực đoan và các quan ngại đối với các tín hữu Kitô thường bị đẩy vào tình thế phải bỏ nước ra đi, những phương thức đối thoại giữa Hồi giáo và Kitô giáo, quy chế của các Thượng phụ Công giáo đông phương trong Giáo hội phổ quát.

Ngoài ra, tình hình thời sự tại Trung Ðông cũng là một trọng điểm tại Thượng hội đồng Giám mục thế giới về Trung Ðông. Tài liệu làm việc hẳn cũng đề cập đến tình trạng của người Palestine trong những lãnh thổ bị Israel chiếm đóng và nhu cầu của các tín hữu Kitô được đi đến các nơi thánh.

Hai biến cố có lẽ cũng khiến cho Ðức thánh cha quan tâm nhiều là việc Israel tấn công vào đoàn tàu chở đồ cứu trợ đến Gaza và cái chết mới đây của Ðức cha Luigi Padovese, Giám quản Tông tòa Anatoli, kiêm chủ tịch Hội đồng Giám mục Thổ Nhĩ

 


Về Trang Mục Lục