Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 12.07 ĐẾN 18.07.2010 - ĐẦU TUẦN)

 

ĐỨC THÁNH CHA CHỌN TỰ DO TÔN GIÁO LÀM CHỦ ĐỀ CHO NGÀY THẾ GIỚI HOÀ BÌNH 2011

(CNA/EWTN News 14.07) Ngày 13.07, Vatican loan báo rằng Đức Thánh Cha đã quyết định chủ đề cho Ngáy Thế Giới Hoà Bình 2011 sẽ là “Tự Do tôn giáo, đường tới hoà bình”. Một thông cáo được công bố ngày 13.07 nhận định rằng sự kiện nầy “ sẽ dành cho chủ đề tự do tôn giáo. Người ta biết rõ rằng ở nhiều vùng trên thế giới có những hình thức khác nhau về hạn chế hoặc phủ nhận tự do tôn giáo, từ sự phân biệt đối xử và  cách ly dựa trên tôn giáo cho đến những hành vi bạo lực chống lại các thiểu số tôn giáo”. Theo Vatican,Ngày Thế Giới Hoà Bình được kỷ niệm hằng năm vào ngày 01.01 kể từ năm 1968. Nhấn mạnh rằng tự do tôn giáo ‘được thực hành đích thực khi nó được trải nghiện như sự tìm kiếm vì chân lý và vì sự thật về con người. Phương pháp tiếp cận tự do tôn giáo nầy đem cho chúng ta một tiêu chuẩn căn bản để phân biệt hiện tượng tôn giáo và các biểu hiện của nó”. Tuyên bố cũng nhấn mạnh rằng phương pháp tiếp cận nầy ‘nhất thiết phải loại bỏ ‘lòng mộ đạo” của trào lưu chính thống và việc thao túng chân lý và sự thật về con người. Vì những xuyên tạc bóp méo như vậy tương phản với nhân phẩm và với việc tìm kiếm chân lý, nên chúng không thể được coi như là tự do tôn giáo”.

 

GIÁO PHẬN KHAI PHONG: CỔ VŨ ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN TRONG GIÁO HỘI

 (Fides 14.07) Thừa tác vụ linh mục và linh đạo, ơn gọi, quản trị trong Giáo Hội, rao giảng Tin Mừng và công việc từ thiện bác ái của Giáo Hội : đó là những chủ đề được đề cập trong lần gặp mặt đầu tiên của giáo phận Khai Phong,Trung Quốc, mở ra cho tất cả các chủng sinh,tu sĩ và giáo dân. Theo các thông tin cho biết, trong bốn ngày làm việc, bảy linh mục triều đã trình bày với những người tham dự tình hình của giáo phận và những thách đố xã hội mà cộng đoàn Giáo phận phải đương đầu, qua đó đón nhận những gợi ý bổ ích để cổ vũ đời sống cộng đoàn của Giáo Hội. Giáo phận Khai Phong là một điểm truyền giáo được giao phó cho các thừa sai PIME, trở thành hạt đại diện tông toà năm 1924 và Tổng giáo phận năm 1946, (năm thành lập hàng giáo phẩm Trung Hoa). Hiện nay giáo phận có 30.000 tín hữu,với 8 linh mục, hàng chục nữ tu Dòng Các Nữ Tu Thùa Sai Chúa Quan Phòng và Đại chủng viện khu vực. Ngoài công tác mục vụ và rao giảng Phúc Âm, Giáo Hội cũng điều hành nhà dưỡng lão.

 

TỔNG TU NGHỊ CÁC NỮ TU SION : TÔN VINH ĐỨC HỒNG Y KASPER

 (ZENIT 14.07) Ngày 14.07 tại Roma, ĐHY Kasper đã nhận giải thưởng “Hồng Y Augustin Bea”, do các nữ tu Đức Bà Sion trao, nhân kỳ tổng tu hội thứ 25 của Dòng diễn ra tại Roma từ 03.07 đến 30.07, vì hoạt động của Ngài cho các quan hệ giữa người Do Thái giáo và Kitô hữu. Vị hồng y 77 tuổi người Đức,Walter Kasper, vừa được ĐGM Kurt Koch kế nhiệm cầm đầu HĐ. Giáo hoàng về hiệp nhất các Kitô hữu, cũng là chủ tịch uỷ ban Toà Thánh phụ trách tương quan tôn gío với Do Thái giáo (vốn lệ thuộc HĐ. Giáo hoàng vì Hiệp Nhất Kitô hữu). Mẹ bề trên cả,Sr Maureen Cusick, tỉnh dòng Anh và Ái Nhĩ Lan, đ1ich thân thông báo tin nầy trong diễn văn khai mạc tổng thu nghị vào ngày 03.07 :” Trong tổng tu nghị nầy, ngày 14.07, chúng tôi sẽ tôn vinh ĐHY Kasper, sắp nghỉ hưu, với một giải thưởng mới do chúng tôi lập ra - giải thưởng ĐHY Bea – vì những công việc Người hoán tất trong quan hệ Do Thái giáo – Kitô giáo và để nhớ về công việc của ĐHY Bea”.

 

CÁC GIÁM MỤC VENEZUELA CHỈ TRÍCH CHẾ ĐỘ CHAVEZ

(CWNews 14.07) Phàn nàn  bạo lực và tham nhũng” trong đất nước các Ngài - sự mất an ninh, những cái chết do bạo lực ngoài đường phố và trong tù và thiếu thốn lương thực và thuốc men – các giám mục Venezuela chỉ trích quyết liệt chế độ Chavez trong một tuyên bố ngày 12.07 :” Dân chúng muốn sống trong dân chủ, dưới nguyên tắc luật lệ, với sự tham gia thật sự của mọi công dân,trong một bầu khí công bằng và tự do. Vì thế, việc áp đặt một quốc gia theo chủ nghĩa xã hội lấy ý tưởng tư chế độ cộng sản Cuba được tăng sức mạnh qua ac1c luật lệ và sự việc bất chấp ý muốn người dân và Hiến Pháp, là không thể chấp nhận được”. Các giám mục cũng bày tỏ sự đoàn kết với ĐHY Jorge Urosa Savino giáo phận caraca, người mà Chavez đã tố cáo trong diễn văn ngày 05.07 trước quốc hội.

 

PHÁP : QUỐC HỘI BÓ PHIẾU LỆNH CẤM KHĂN TRÙM MẶT HỒI GIÁO

 (CWNews 14.07) Với 335 phiếu thuận và 1 phiếu chống, quốc hội Pháp đã bỏ phiếu cấm khăn che mặt. Thượng viện Pháp được trông chờ sẽ tán thành biện pháp nầy vào tháng 9. Nhà làm luật Berengere Poletti gọi những khăn trùm mặt như thế là “nhà tù đối với nữ giới” và là “một dấu hiệu phục tùng chồng,anh em hoặc cha họ”. Chỉ có 1.900 trong số 5 triệu người theo đạo Hồi ở Pháp mang mạng che kín mặt.

 

TOÀ THÁNH ĐÃ CẤT GIẤU CÁC TÀI LIỆU TUYỆT MẬT CỦA BA LAN NHIỀU THẬP NIÊN QUA.

(CWNews 14.07) Trong giao thời giữa sự đầu hàng của Đức quốc xã và thiết lập một chế độ công sản ở Varsovie, cá thành viên phái bộ ngoại giao Ba lan ở Canada đã lén chuyển tài liệu lưu trữ - 10% được đánh dấu ‘tuyệt mật’ – ra khỏi toà đại sứ và giao cho toà khâm sứ Toà Thánh ở Ottawa. Các hồ sơ lưu nầy – đa phần được một linh mục phát hiện vào năm 1997, số còn lại va năm 2006 – nói về các hoạt động cộng sản Canada cũng như những sự kiện đương thời như là Cuộc Khởi Nghĩa của Varsovie. Các tài liệu nầy đã được trả lại cho Ba Lan.

 

NÊPAL KHAI TRƯƠNG HỘI THÁNH VINH SƠN PHAOLÔ

(UCAN 14.07) Hội Thánh Vinh Sơn Phaolô (SVDP), một hội bác ái từ thiện Công giáo quốc tế, đã được chính thức khai trương ở Nêpal với việc đặt ra những ủy ban trong hai giáo xứ.Các lãnh đạo giáo dân và các linh mục quản xứ tham dự những hội nghị ngày 12 và 13.07 do Padian đến từ Ấn Độ, hướng dẫn. Một nhóm hoặc đơn vị SVDP căn bản, gồm có tám giáo gân Công giáo họp mặt mỗi tháng hai lần. Các linh mục hướng dẫn các nhóm nầy. Như thế Nêpal gia nhập với 147 quốc gia khác có trụ sở các phong trào SVDP và ở những nơi đó các thành viên khoyng chỉ quyên tiền cho người nghèo,mà còn thăm viếng người cô đơn,người đau ốm và những ai túng thiếu. SVDP cho Chân phước Frederic Ozanam sáng lập tại Paris vào năm 1833.

 

TÁM BANG ẤN ĐỘ NGHÈO HƠN 26 QUIỐC GIA CHÂU PHI CỘNG LẠI

(AsiaNews 14.07) trong tám bang Ấn Độ,on số người nghèo cao hơn là ở 26 nước kém phát triển nhất ở Châu Phi. Những số liệu nầy được tiết lộ do MPI (chỉ số nghèo đa chiều kích),một chỉ số mới để đo lường sự nghèo đói, do OPHI cộng tác với LHQ thực hiện. Theo MPI, hiện có hơn 421 triệu người nghèo ở các bang Bihar, Chhattisgart, Jharkhand,Madhya,Pradesh,Orissa,Rajasthan,Uttar Pradesh và tây Bengal, so với 410 triệu ghi nhận được ở 26 quốc gia Phi Châu như là Zimbabwe,Sierra Leone,Niger và Somali...Chỉ số mới dùng 10 biến số như là tiếp cận với xăng dầu và điện,chất lượng lương thực,trường học, y tế, ngưộc với những chỉ sốn trước đây dựa vào thu nhập gia đình. Mục đích là để tìm ra những giải phát phát triển cho mỗi quốc gia. Ở Ấn Độ,một nhân tố quan trọng gây nghèo đói là mực đố tham nhũng cao trong các lãnh vực công cũng như tư. Để hấp dẫn đầu tư nước ngoài,các chính phủ bang cho phép khai thác vô tội vạ các tài nguyên thiên nhiên gây thiệt hại cho dân chúng, vốn thường bị ép buộc phải rời boỉ đất đai để nhường cho các xí nghiệp. Cha Udanayath Bishoy, một người làm công tác xã hội ở Orissa,khẳng định :”trong đa số các trường hợp, chính quyền không quan tâm đến phát triển của các tiện dân (Dalit) và dân các bộ tộc, vốn cấu thành tỷ lệ llớn nhất số người nghèo ở Ấn Độ”. Chẳng hạn vào tháng Năm, thủ tướng bang Orissa,Naveen Patnaik đã bảo đảm cho chính phủ liên bang và hãng thép khổng lồ POSCO của Hàn quốc sử dụng 4.000 hecta đấy, ép buốc hàng ngàn người phải rời bỏ nhà cửa ruộng đất. Giáo Hội địa phương là người duy nhất đứng lên bênh vực chính nghĩa của các nông dân và thúc giỵc các chính trị gia suy nghĩ lại cái lô-gic bóc lột và chiếm đoạt đất đai, giữ lại đất đai đang sản xuất nầy.

 

TỔNG GIÁM MỤC BẮT ĐẦU THỦ TỤC GIÁO LUẬT ĐỐI VỚI LINH MỤC CỔ VŨ ‘HÔN NHÂN’ ĐỒNG TÍNH.

(CNA 14.07) Đức TGM Carlos Jose Nanez giáo phận Cordoba đã tiến hành các thủ tục Giáo luật chống lại linh mục người Achentina,Jose Nicolas Alessio, vì đã từ chối rút lại những tuyên bố công khai ủng hộ hôn nhân đồng tính. Vị linh mục nầy đã nhận được một số lượng to lớn sự chú ý của các phương tiện truyền thông vì các tuyên bố ủng hộ ‘hôn nhân’ đồng tính nam,khi ông còn coi giáo xứ Thánh Cajetab tring thành phố Cordoba. Ông vẫn tiếp tục đưa cá các tuyên bố với báo giới về việc ủng hộ ’hôn nhân’ đồng tính. Như một biện pháp cảnh cáo, Đức TGM đã cấm vị LM nầy không được thực thi thừa tác vụ linh mục công khai,nghĩa là không đượ cử hành thánh lễ hoặc ban các bí tích của Giáo Hội, do vậy không được tiếp tục lám quản xứ. Đức TGM giải thích rằng vì vị linh mục nầy đã phủ nhân mọi cơ hội sửa sai các hành động của mình, tôi đã quyết định khởi sự các thủ tục Giáo Luật dưới Toà án luên giáo phận ở Cordoba, sao cho mọi hành động sẽ diễn ra theo luật giáo hội hiện hành”.

 

BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI ĐẠO LUẬT ‘HÔN NHÂN’ ĐỒNG TÍNH ACHENTINA

(CathNews 15.07)  Cầm những biểu ngữ với các khẩu hiệu như là “Chúng tôi muốn có một người bố và một bà mẹ”; “Nói có với gia đình đích thực”, hàng ngàn người dân Achentina đã đi bộ bên ngoài quốc hội để phản đối chống lại một đạo luật ‘hôn nhân’ đồng tính đã được hạ viện thông qua hôm 05.05. Là  đất nước với 91% dân số tự xưng là Công giáo, Achentina sẽ trở thành quốc gia Nam Mỹ đầu tiên thông qua một luật hợp phápp hoá ‘hôn nhân’ giữa những cặp đồng giới, nếu như thượng viện cũng phê chuẩn đạo luật nầy vào thứ tư. Đức TGM Jorge Bergoglio đã đọc một thông điệp tại cuộc biểu tình nầy, nói rằng một cuộc ‘hôn nhân’ giữa một người nam và một người nữ “là con đường sinh sản tự nhiên duy nhất”. Ngài nói với một đám đông đang reo hò :” Nếu họ phê chuẩn đạo luật nầy, nó có nghĩa là một sự đảo lộn nghiêm trọng thật sự đối với nhân chủng học”.

 

TỔNG TU NGHỊ SẼ XEM XÉT LẠI ĐẶC SỦNG,HIẾN PHÁP DÒNG ĐẠO BINH CHÚA KITÔ

(CWNews 15.07) Thăm trụ sở chính Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (ĐBCKT), phái viên của Đức Giáo Hoàng vừa được bổ nhiệm, người sẽ giám sát việc cải tổ Dòng tu nầy, đã loan báo sẽ tổ chức một tổng tu nghị để xem xét lại đặc sủng của Dòng và cụ thể hơn, các tiêu chí hiến pháp của Dòng”. Đức TGM Velasio De Paolis nói :” Qua tôi, Đức Thánh Cha muốn đi cùng anh em trên con đường nầy, sao cho không để anh em chán nản do những sự kiện bi thảm phía sau anh em, anh em tìm thấy được niềm hân hoan trong thực tại hiện nay của anh em, trong hồng ân ơn gọi tu trì,linhmmục và thừa sai mà anh em đã được lãnh nhận”. Ngài nói thêm :” Ơn gọi của anh em,cũng như Dòng của anh em, nằm trong tay anh em, được trao phó cho tinh thần trách nhiệm của anh em. Giáo Hội đồng hành với anh em. Chúa Giêsu là Đấng hay xót thương và quảng đại: Người ban Thánh Linh của Người khong giới hạn. Ân sủng của Người đi trước anh em, đồng hành với anh em và đem anh em tới đích”.

 

ỦY BAN VATICAN  SẼ YÊU CẦU NHỮNG THỊ NHÂN TIẾT LỘ CÁC ‘BÍ MẬT” MỄ DU

 (CWNews 15.07) Theo một tin trên website Petrus : Sáu người được cho là thị nhân ở Mễ-Du sẽ làm chứng trước một uỷ ban Vatican, rất có thể là đầu mùa thu, và sẽ được yêu cầu nói ra các ‘bí mật” mà họ cho là họ đã được giao phó. Vao tháng ba, Văn Phòng báo chí Toà Thánh đã loan báo rằng ủy ban nầy, do ĐHY Camaillo Ruin cầm đầu, đánh giá tính xác thực của các cuộc hiện ra mà theo như tin đưa, đã diễn ra ở Bosnia-Herzegovina từ năm 1981. (X. chi tiết về các thị nhân ở cuối trang tin nầy).

 

VATICAN VÀ BẮC KINH NHẤT TRÍ VỀ TÂN GIÁM MỤC

 (UCAN 15.07) Có các học vị từ các đại học Hoa kỳ và Học viện giáo hoàng, Cha GB.Yang Xiaoting, 46 tuổi, đã được tấn phong phó Giám Mục giáo phận Yulin vào ngày 15.07, với sự phê chuẩn của Đức Thánh Cha và sự công nhận của chính quyền. Tân GM có bằng tiến sĩ của một đại học giáo hoàng vào năm 1999, là linh mục ở lục địa Trung Quốc đầu tiên có học vị nầy,vì các sinh hoạt tôn giáo chỉ được phục hồi vào cuối thập niên 1970. ĐGM Louis Yu Runchen giáo phận Hanzhong chủ phong tại giáo xứ vùng nông thôn Xiaoqiaopan,huyện Jingbian với sự hiện diện của 7 giám mục được Vatican phê chuẩn. ĐGM Francis Tong Hui giáo phận Yulin, đang bị bệnh Alzeimer cũng có mặt một lúc. Ba ngàn phiếu tham dự nghi lễ đã được phát,trong khi cò hàng ngàn người nhìn từ bên ngoài. Yan’an (Yulin) một thời là căn cứ cách mạng cộng sản quan trọng, có 2 giám mục, 20 linh mục, 24 nữ tu phục vụ 40.000 tín hữu Công giáo rải rác trên một diện tích 80.000 cây số vuông (# 1/3 diện tích Việt Nam. ND). Từ khi được bổ nhiệm vao cuối năm 2009, Đ GM Yang đã đi thăm tất cả các giáo xứ trong giáo phận. Ngài cho biết :” Các tín hữu Công giáo sở tại rất thẳng thắn và hiếu khách,nhưng lòng tôn sùng và thói quen đi nhà thờ thì còn yếu kém lắm”, một phần do các thánh đường quá xa. Giá rét mùa đông và bão cát mùa xuân cũng góp phần làm cho việc đi nhà thờ nên khó khăn”. Ngài giải thích : Các tổ tiên những người dân địa phương gọi là “Công giáo làm nông”, gia nhập Giáo Hội vì một miếng đất. Ngày nay đa số thanh niên chỉ đi nhà thờ khi cưới hỏi và khi chôn cất. Chỉ 1/3 tham dự thánh lễ vào các ngày lễ quan trọng của Giáo Hội, một tỷ lệ thấp hơn các vùng khác ở Trung Quốc. Ngài cho biết sẽ ưu tiên cho việc đào tạo giáo dân trong các thời nông nhàn. Ngài cũng dự định sẽ xây một nhà cho các giáo sĩ cao tuổi và ốm đau, gồm cả ĐGM Tong Hui,76 tuổi, bị ngã bệnh từ tháng 03.2009. [Chân dung ĐGM Yang : sinh 09.04.1964. Thụ phong LM năm1991. Du học ở Ý từ 1993 và có bắng tiến sĩ Thần học tại đại học giáo hoàng Urbanô ở Roma năm 1999. Du học Hoa Kỳ 2000 – 2002 và có thạc sĩ môn xã hội tôn giáo. Giảng dạy và phó bề trên tại chủng viện khu vực ở Xi’an từ 2002 cho đến khi được phong GM].

 

CÁC NHÀ SƯ PHẬT GIÁO CHO CÁC KITÔ HỮU BỊ BÁCH HẠI TRÚ THÂN.

(UCAN 15.07) Các nhà sư Phật giáo Nhật Bản đã che giấu các Kitô hữu bị bách hại trong một phòng bí mật trong tu viện của họ. Họ phải hát to các kinh Phật ở phiá ngoài để át bất cứ tiếng động nào. 60 người,do Cha Makoto Onchi dẫn đầu, đã đến thăm tu viện Phật giáo Houonji vào ngày 04.07. Đây là một phần trong chương trình giáo xứ Hagi thăm viếng những nơi liên kết với cuộc bách hại Kitô giáo xảy ra trong những thời kỳ khác nhau từ đầu thập niên 1600. Tu viện nầy đã phát hiện một phòng bí mật gắn liền với đại sảnh của tu viện, với một hầm dẫn ra ngoài tới các cánh đồng  phía sau chùa. Tu viện được xây tại chỗ hiện nay vào năm 1617. Sau đó, trong một cuộc bách hại vào cuối thập niêm 1800, các Kitô hữu bị lưu đày khoảng 230 cây số. Các khách tham quan bày tỏ lòng biết ơn đối với chủ nhà vì lòng mến khách và quảng đại của các nhà sư trong việc che chở bảo vệ các tiền nhân trong đức tin của họ. Các đài tưởng niệm Kitô hữu bị bách hại được dựng tại các chùa Phật giáo khắp trên nươc Nhật. Kitô giáo hiện diện ở quận Yamaguchi từ đầu thế kỷ 16,khi Thánh Phanxioc Xaviê đến thăm vùng nầy. Vị lãnh chúa lúc bấy giờ ủng hộ Giáo Hội non nớt,nhưng bách hại tôn giáo bắt đầu khi thay đổi chế độ.

 

VATICAN : TRUYỀN CHỨC LINH MỤC NỮ GIỚI TRONG SỐ NHỮNG TỘI NGHIÊM TRỌNG NHẤT

(CathNews 16.07) Vatican đã liệt việc truyền chức linh mục cho nữ giới vào hàng ‘những tội nghiêm trọng nhất” và là một ‘tội phạm chống lại đức tin”. Trong một thông tin mới nhất về các quy tắc kỹ luật do vatican công bố tuần nầy, những trường hớp “ mưu toan truyền chức linh mục cho nữ giới sẽ bị xử lý bởi ban giám hộ tín lý của Vatican, Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin. Các quy tắc mới xếp các mưu đồ truyền chức nữ giới vào số ‘các tợi phạm nghiêm trọng nhất’ cùng với tội phạm ấu dâm. Nhưng các giới chức Vatican nhấn mạnh rằng việc xếp hai tội nầy trong cùng văn kiện, không co nghĩa là cả hai hành vi nầy mọt cách nào đó tương đương nhau dưới mắt Giáo Hội. ĐGM Charles Scicluna, một giới chứcc của Thánh Bộ Vatican nầy nói : “Có hai loại ‘delicta graviora’ (tội phạm nặng nhất) : những tội liên quan đến việc cử hành các bí tích và những tội liên quan đến đạo đức luân lý. Hai loại nầy chủ yếu khác nhau   mức độ nghiêm trọng cũng khác nhau”. AFP trích dẫn Hội Nghị Truyền Chức Nữ Giớicó trự sở tại Hoa Kỳ, một nhóm ủng hộ tích cực, bác bỏ phán quyết nầy như là ‘thuộc thời Trung Cổ” và là một “mưu kế gây hoang mang sợ hãi”. Vatican đang  sử dụng mưu toan nầy nhằm dập tắt lời kêu gọi lan rộng về bình đẳng nữ giới trong Giáo Hội”.

 

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TURMENISTAN ĐƯỢC CHÍNH PHỦ CHÍNH THỨC CÔNG NHẬN

(Fides 16.07) Đối với cộng đoàn nhỏ bé của quốc gia Trung Á nầy (100 tín hữu Công giáo,30 dự tòng và một nhóm cảm tình viên, trên 5 triệu dân,mà 90% theo đạo Hồi;số còn lại theo Chính Thống giáo), thì đầy là một “bước quyết định đối với lịch sử Giáo Hội trong đất nước nầy”, như lời Cha Andrzej Madej,bề trên Điểm Truyền giáo tự lập ở Turkmenistan. Từ nay Giáo Hội Công giáo được phép có một sự hiện diện công khai ch1inh thức, với mọi lợi ích trên bình diện pháp lý cũng như trên bình diện mục vụ. Từ sau 17.07, Sứ Thần Toà Thánh ở Thổ Nhĩ Kỳ và Turkmenistan, ĐGM Antonio Lucibello, sẽ thăm quốc gia nầy và gặp đại diện Bộ ngoại giao và Bộ tư pháp để thông qua các bước đã hoàn thành và bày tỏ sự hài lòng của Toà Thánh. Ngài cũng sẽ chủ trì nghi lễ chào Cha Tomasz Kostinski,OMI, vị thừa sai đi Ái Nhĩ Lan và sẽ được thay thế bời một vị thừa sai trẻ khác người tây Ban Nha,dòng Oblat Đức Maria Vô Nhiễm. Thêm vào đó, thầy phó tế đến từ Ba Lan (sẽ thụ phong linh mục vào năm sau). Không có nhà thờ, vì đã bị những người cách mạng xô-viết phá hủy kể từ năm 1920. Cho tới nay, Bộ trưởng tư pháp phản đối rằng phải có một công dân Turkmenistan đứng đầu cộng đoan tôn giáo nầy. Thế bế tắc nay đã được vượt qua. Cha Andrzeij lưu ý :”Cho tới hôm nay chúng tôi đã xây các thánh đường bằng ‘những viên đá sống động’; nay chúng tôi muốn xây một đền thờ”.

 

CÔNG GIÁO HỒI SINH Ở SCANDINAVIA

 (CathNews 16.07) Scandinavia có thể không phải là nơi đầu tiên người ta nghĩ tới,khi nêu ra Giáo Hội Công giáo. Nhưng các quốc gia Bắc Âu nầy có một di sản Công giáo lâu đời,. Những làn sóng nhập cư mới đây đã làm gia tăng dân số Công giáo ở Scandinavia. Tờ Thông Tin The Saint Ansgar , ấn bản tiếng Anh duy nhất về Giáo Hội Công giáo ở Scandinavia, ngừng phát hành sau 100 năm lưu hành. Tờ thông tin được khởi đầu năm 1910 do Frode Rambusch. Là một người Đan Mạch nhập cư và trở lại đạo, ông và ba người bạn lập ra Liên Minh Công giáo Scandinavia Thánh Ansgar  [còn gọi là Anskar hoặc Oscar, 08.09.801 – 03.02.865, Tổng giám mục Hamburg-Bremen, được Toà Thánh chỉ định  vùng truyền giáo Bắc Âu và được biết như ‘Tông Đồ Vùng Bắc’,và là quan thầy của Đan Mạch. Một miệng núi lửa trên mặt trăng được lấy tên ngài đặt cho. Lễ kính 03 tháng 02. Wikipedia] theo yêu cầu của TGM New York thời bấy giờ , ĐHY John Farley. Qua nhiều năm, tờ thông tin Thánh Ansgar đã giúp độc giả được thông tin về những phát triển ở Đan Mạch,Thụy Điển,Na Uy, Phần Lan và Iceland và sự tăng trưởng trong Giáo Hội Công giáo trong các quốc gia tục hoá  chủ yếu Tin lành nầy. Đạo Công giáo đã bị cấm, tu viện và nhà thờ bị tịch thu và các giám mục chịu tử vì đạo. Một thay đổi tốt đẹp hoàn toàn vào năm 1850,khi việc thực hành đạo Công giáo lại được phép ở Scandinavia. Sau Thế Chiến II, Vatican đã thiết lập các giáo phận trong mỗi quốc gia.

 

GIỚI CHỨC VATICAN : CÁC NỮ GIÁM MỤC LÀ ‘MỘT TRỞ NGẠI TO LỚN” CHO HIỆP NHẤT KITÔ GIÁO

 (CWNews 16.07) Trả lời phỏng vấn ngày 15.07, D0GM Brian Farrell,thư ký HĐ.gaío hoàng về Xúc Tiến Hiệp Nhất Kitô giáo, gọi viễn cảnh bổ nhiệm các nữ GM trong Giáo Hội nước Anh là một “chướng ngại vật to lớn” cho sự hiệp nhất Kotô giáo. Ngài nói :” Tất cả các giáo hội thiên niên kỷ thứ nhất, Công giáo, Đông phương và Chính Thống, nhận định rằng chỉ có nam giới được truyền chức linh mục. Những giáo hội nầy thấy việc truyền chức linh mục cho nữ giới như là một sự rời bỏ bất hợp pháp Thánh Truyền đích thực”.Ngài nói tiếp :”Chúng tôi lấy làm buồn vì ở điểm nầy, Anh giáo đã rời bỏ những gì chúng tôi coi là Truyền Thống chủ chốt của Giáo Hội ngay từ khởi đầu”. Song tiến trình đã bắt đầu từ một thời gian dài. Chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại đại kết với một tinh thần  thực tế, chấp nhận những điều như chúng hiện là, biết rằng con đường phía trước sẽ dài và khó khăn. Tuy nhiên đối thoại lại là một nhiệm vụ mà chính Chúa Giêsu buộc chúng ta phải làm và được ơn Chúa Thánh linh duy trì”. ĐGM Farrell nhấn mạnh ngoài trừ các điều khoản trong Anglicanorum Coetibus – văn kiện năm 2009 mở đường cho các cộng đoàn Anh giáo được nhận vào Giáo Hội Công giáo – các cá nhân tín đồ Anh giáo có thể được nhận vào Giáo Hội trong các giáo xứ địa phương bất cứ khi nào họ muốn.

 

ĐÌNH CHỈ LINH MỤC HÀNH ĐỘNG NHƯ THỦ THÀNH,MANG MÀU DA CAM TRONG THÁNH LỄ

 (CWNews 16.07) ĐGM Joseph Punt giáo phận Haarlem-Amsterdam đã đình chỉ một linh mục quản xứ,Cha Paul Vlaar, người mang áo lễ màu da cam – màu của đội tuyển World Cup của Hà Lan – trong lễ Chuá Nhật 11.07. Vị linh mục cũng làm như một thủ thành trong Thánh lễ, đứng trước một cầu môn khi một giáo dân đá một trái bóng đá xuống lối giữa các hàng ghế nhà thờ. Một tuyên bố giáo phận lưu ý :” Ngày Chúa Nhật 11.07, cha xứ Paul Vlaar cử hành Thánh Lễ trong tinh thần một giải bóng đá thế giới, mang áo lễ màu da cam và đánh giá không đủ cả hình thức lẫn nội dung, tính chất thánh thiện của Thánh Lễ. Cảnh diễn ra nầy đã gây bất bình cho các tín hữu ở đây và ở nước ngoài”. Trong quá khứ, ĐGM đã nhắc cha Vlaar đừng lẫn lộn Thánh Lễ với các sự kiện ngoại đạo. Vị LM nầy đã nói hoàn toàn ủng hộ điều nầy và hứa sẽ tuân theo. Lòng nhiệt thành và sự dấn thân mục vụ của vị LM thì khỏi cần bàn cãi. Tiếp sau vụ việc mới nầy, ĐGM lần nữa gặp LM Vlaar, đưa ra một thời gian suy tư và không cho ngài tiếp tục các công việc linh mục trong thời gian nầy.

 

TỔNG THỐNG NƯỚC VENEZUELA ĐẢ KÍCH ĐỨC BIỂN ĐỨC XVI

(CNA 17.07) Sau khi đả kích ĐHY Tổng giám mục giáo phận Caracas, nay Hugo Chavez lần nữa tấn ci6ng Giáo Hội Công giáo,nhưng lần nầy chống lại Đức Thánh Cha, nói rắng :” Ông ấy không phải là đại sứ của Chúa Kitô”. “Chúa Kitô – ông quả quyết – là ở tring dân chúng. Chúa Kitô không cần bất cứ đại sứ nào” và loan báo rằng quan hệ giữa Venezuela và Toà Thánh phải được xem xét lại.”Chúng ta cần xem lại những hiệp ước ấy, với sự kính trọng đối với Toà Thánh và Đức giáo hoàng, vốn không phải la đại sứ của Chúa Kitô trên trấn gian, như họ vẫn nói”. Nhà lãnh đạo Venezuela nấy cũng tung ra những lời lăng mạ mới chống lại ĐHY Jorge Urosa Savini, TGM giáo phận Caracas : “Tôi gọi ông là một ‘loại người nêanderthal”. Tôi nói lại nhé : ‘neanderthal’. Chavez cũng gọi các giám mục là “một lũ người thượng cổ”. Những chỉ trích gần đây nhất nầy của Chavez đến trong một hội nghị với các lãnh đạo đảng xã hội về phản ứng của HĐGM Venezuela đới với những tấn công của tổng thống đối với ĐHY Urosa

 

ẤN ĐỘ ĐÚC TIỀN XU KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH MẸ TÊRÊXA

 (UCAN 16.07)  Bộ trưởng nội vụ liên bang P. Chidambaram giới thiệu một đồng xu tưởng nhớ 100 năm ngày sinh Mẹ Têrêxa vào tháng tới.Cha Babu Joseph,phát ngôn nhân HĐGM Ấn Độ nói :” Chúng tôi cám ơn chính quyền vì động thái cao thượng nầy” Tổng thống Ấn Độ Pratibha Devisinh Patil  sẽ chính thức giới thiệu đồng xu nầy trong một lễ kỷ niệm tại New Delhi vào ngày 28.08. Đây là một phần trong một loạt các chương trình mà Giáo Hội và xã hội dân sự cùng tổ chức để  cử hành 100 năm ngày sinh của chân phước Têrêxa Calcutta. Theo lời quan chức phụ trách Tiền Đức và Tiền Giấy thuộc Bộ Tài chính,AK.. Ajmani, cho biết : Những đồng tiền đúc sẽ chỉ tới New Delhi ít ngày trước sự kiện nầy. Ông không cho biết chi tiết về mẫu thiết kế đồng xu nầy, vốn được sự tán thành của Soeur Prema, tổng phụ trách Dòng Thừa Sai Bác Ái. Cha Joseph nói đồng tiền đúc nầy cho thấy sự công nhận và tình thương mến của  người dân Ấn Độ đối với Mẹ Têrêxa,người đã trở thành hình tượng bác ái trong đất nước nầy”.[ Mẹ Têrêxa Calcutta sinh 26.08.1910, đến Calcutta năm 1929.Sáng lập Dòng Thừa Sai Bác Ái năm 1949. Giải Nobel Hoà Bình năm 1979. Mẹ từ trần ngày 05.09.1997. Ngày 20.12.2002 : sắc lệnh công nhận nhân đức anh hùng của Mẹ (Đấng Đáng Kính). Ngày 19.10.2003, Mẹ được Đức Gioan Phaolô II tôn phong Chân phước].

 

GIỮA BẠO LỰC Ở IRAQ, HAI LINH MỤC VÀ BỐN PHÓ TẾ ĐƯỢC TRUYỀN CHỨC Ở KIRKUK

 (AsiaNews 16.07) “Một dấu chỉ sức sống và hy vọng”. Đức TGM Canđê giáo phận Kirkuk, ĐGM Louis Sako, mô tả việc truyền chức cho 2 linh mục vào ngày 16.07,tại nhà thờ chính toà giáo phận Ngài như thế. Có thể nói Tháng Bảy thấy một một sự triển nở truyền chức linh mục truyền sức sống mới cho cộng đồng Kitô giáo đã kiệt quệ vì bạo lực giáo phái liên tục và bất ổn chính trị đang thành dịch ở Iraq. Cùng với 2 linh mục nầy, 4 phó tế vĩnh viễn cũng được truyền chức. Trước đó,ngày 09.07, một linh mục được truyền chức ở Dohok,miền bắc và một linh mục khác sẽ được truyền chức vào ngày 23.07 ở giáo phận Mosul. Giáo Hội Công giáo Syri ở Bartella và Karakosh cũng có những tân linh mục trong tháng nầy.

 

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC CHAPUT BÊNH VỰC THANH DANH CỦA VỊ LINH MỤC BỊ TỐ CÁO SAI LẦM

(CWNews 16.07) Đức TGM giáo phận Denver,Charles Chaput, đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 13.07,loan báo rằng lời tố cáo lạm dụng tình dục một vị thành niên đối với Đức Ông William Higgins, vị linh mục qua đời năm 1967, là giả dối sai lầm. Đức TGM Chaput nói :” Đã hơn một năm ngày một nguyên đơn phụ nữ đưa ra một khiếu kiện dưới biệt hiệu ‘Jane Doe” chống lại Đức Ông William Higgins, người đã qua đời năm 1967, sau hơn 50 năm trung thành phục vụ tring giáo phận nầy…Ngoài lời khiếu kiện duy nhất nầy đưa ra 42 năm sau khi Đức Ông qua đời, không có bất cứ khiếu kiện nào khác chống lại vị linh mục cao qúy tốt lành nầy”. Ngài xác định lời khiếu kiện của nguyên đơn nấy không đáng tin và những cáo buộc chống lại Đức Ông Higgins là không có cơ sở. Nguyên đơn đã tự nguyện rút lại mọi khẳng định. Những cáo buộc sai lầm đã làm hại khó lòng tha thứ đến thanh danh của một linh mục, tiếng tăm mà ngài mất bao năm trời phục vụ tha nhân mới có được. Chúng tôi lấy làm buồn vì những cáo buộc như thế,nhưng muốn mọi người biết rằng họ có thể kính mến Đức Ông Higgins và cầu nguyện với Ngài như một người công chính.

 

QŨY POPULORUM PROGRESSIO

(VIS 17.06). Hội đồng quản trị Qũy “Populorum Progressio” họp tại Santo Domingo (cộng hoà Đômica) từ 20 đến 23.07, để tài trợ cho những dự án dành cho các cộng đồng dân bản xứ,người lai, người Mỹ gốc Phi và nông dân Nam Mỹ và Caribê. Đoàn sẽ đi thăm Haiti vào ngày 22, vốn đượ dự trù  trước cả vụ động dất tháng Giêng. Mỗi năm Qũy nầy tài trợ nhiều dự ánHaiti. Phái đoàn sẽ đi thăm những trại dân tỵ nạn do Giáo Hội điều hành. ĐHY Cordes, chủ tịch qũy và là chủ tịch HĐ giáo hoàng Cor Unum, sẽ trao  món quà 250.000 USD của Đức Thánh Cha để xây lại Trường Thánh Phanxicọ Salêdiô ở thủ đô Port-au-Prince. Nhiều dự án được giới thiệu năm nay,là : Brasil (57);Colombia (41(,Pêru (21);Haiti (20) Ecuador (19); Salvador ( 13); Guatamala( 8); Chilê (7); Achentina (6); Cộng Hià Đôminica (6); Costa Rica (4); Mehico (4);Uruguay (3);Venezuela (3);Cu ba(2),Panama (2); Nicaragua (1); quần đảo Antilles (1).

 

Do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ

 


Về Trang Mục Lục