Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 09.08 ĐẾN 15.08.2010 - CUỐI TUẦN)

 

KHOÁ ĐÀO TẠO TRUYỀN GIÁO CÁC DÂN TỘC 2010 (Ad Gentes 2010)

(Fides 11.08) Chúa Nhật ngày 08.08, tại Trung Tâm văn hoá thừa sai (CCM) ở Brasilia, đã khai mạc khoá Đào tạo truyền giáo các Dân 2010. Những người thoe ọc là 37 linh mục,tu sĩ và giáo dân, sắp được gửi đi truyền giáo ở Châu Phi,Châu Á,Châu Âu và ngay ở Nam Mỹ. Một thư ngắn của Cha Stephen Raschietti,thư ký điều hành CCM, giải thích rằng sáng kiến kéo dài ba tuần (kể cả ba ngày tĩnh tâm) “nhằm đem lại cho các nhà thừa sai một sự chuẩn bị về nhân bản,trí tuệ,thiêng liêng và thực tiễn. Khoá đào tạo đem đến một cơ hội quan trọng suy tư và nghiên cứu trước khi ra đi cho kinh nghiệm sống hấp dẫn lớn lao nầy,khi trở thành khách mời trong nhà của người khác. Khoá đào tạo nầy đề cập về nhiệm vụ truyền giáo theo dạy của Phúc Âm Thánh Luca: nhiệm vụ truyền giáo như là sự hoàn thánh lời Kinh Thánh; như là nột lời kêu gọi ăn năn trở lại và tha thứ đối với tất cả các dân tộc; nhiệm vụ truyền giáo vốn khởi đầu ở Giêrusxalem; nhiệm vụ truyền giáo như là chứng từ; và như là hành động của Chúa Thánh Linh (x. Lc 24,44.49). Tính phổ quát của nhãn quan truyền giáo nầy được biểu lộ trong cuộc gặp gỡ gây ngạc nhiên nơi con người Chúa Giêsu. Xhất phát từ nền tảng phúc âm nầy, khoá học sẽ đề cập những vấn đề chính liên quan đến kinh nghiệm truyền giáo bên kia biên giới, trong khi đi theo bảy bước tiếp cận : con người tình cảm, con người Kinh Thánh, cvon người lịch sử, con người nhân chủng học, con người thần học, con người thực tiễn và tinh thần. Khoá học sẽ kết thúc vào ngày 01.09.

 

THÁCH THỨC MỤC VỤ TRUYỀN GIÁO : HỘI NGHỊ VĂN PHÒNG MỚI MỤC VỤ TRUYỀN GIÁO ĐỨC

( 11.08) Từ 06 đến 08.09, sẽ có hội nghị về ‘những thách thức mục vụ truyền giáo”, do Văn phòng về mục vụ truyền giáo (KAMP) tổ chức, có trụ sở ở Erfurt, Đông Đức. Văn phòng mới nầy đã được các Giám mục Đức lập ra đầu năm nay (x. Fides 14.01.2010). Theo những gì HĐ. Giám mục Đức nói về điêu đó, trọng tâm của cuộc tranh luận nầy là những điều kiện tiên quyết,những khó khăn và những khả năng có một sứ mệnh mục vụ trong thời buổi hiện nay. Những người tham dự sẽ đương đầu với chủ đề nầy từ quan điểm hệ thống, đại kết và dưới quan điểm thần học mục vụ,dựa trên những kinh nghiệm cụ thể của những đại biểu hiện diện tại hội nghị.Một mục tiêu thứ hai của đại hội là lập ra một mạng giữa những người hoạt động mục vụ truyền giáo và những người hoạt động tái truyền giáo trong các giáo phận,trong các dòng tu,trong các tổ chức và trong các cộng đoán Công giáo. Khoảng 50 đại biểu đại diện cho 20 giáo phận Đức,sáu dòng tu,năm cộng đoàn giáo hội và bốn tổi chức hiệp hội Công giáo. Cũng sẽ có sự tham dự của một phái đoàn giáo hội Tin Lành nước Đức.

 

VIỆC ĐỐT SÁCH CORAN LÀM PHÁI VIÊN HOA KỲ Ở JAKARTA BỐI RỐI

(UCAN 10.08) Một quan chức hàng đầu tại toà đại sứ Hoa Kỳ ở Jakarta công khai hứa sẽ xin lỗi sau khi nhận được một thư phản đối chống lại kế hoạch của một nhà thờ ở Florida cho một ngàu quốc tế đốt kinh Coran. Trung Tâm Dove World Outreach ở Gainsville,Florida, dự định tổ chức sự kiện nầy vào ngày 11.09 để đanh dấu vụ tấn công khủng bố 2001 ở Hoa Kỳ. Ý tưởng nầy đã gây ra sự lăng mạ trong người theo đạo Hồi ở Indonesia và trên toàn thế giới. Ted Lyng, trưởng ban chính trị toà đại sứ nói tại một cuộc họp ngày 09.08 :” Chúng tọi quan ngại sâu sắc và nhiều người dân Mỹ thuộc mọi tín ngưỡng khiông tán thành sáng kiến nầy. Chúng tôi hài lòng khi nhận được thư nầy và thông tri từ các nhà lãnh đạo tôn giáo Indonesia”. Sau đó,một cuộc họp báo được tổ chức sau khi một phái đoàn các nhà lãnh đạo và các nhà hoạt động tôn giáo gặp mặt ông Lyng để chính thức trình bày các quan ngại của họ, gồm : Damien Dematra (phong trào Pluralism Care), Đức giám mục Petrus Canisius Mandagi giáo phận Amboina và Abdul Mu’ti từ Muhammadiyah, tổ chức Hồi giáo lớn thứ hai ở Indonesia. Đức Cha Mandagi nói :” Cuộc gặp với ông Lyng rất tốt và tôi có thể xác nhận rằng toà đại sứ Hoa Kỳ đã hứa sẽ viết lời xin lỗi trên các phương tiện truyền thông khác nhau. Dự định của giáo hội phúc âm không chỉ gây quan ngại cho người theo đạo Hồi,mà còn cho tất cả tín đồ các tôn giáo”.


GIÁM MỤC GIÁO PHẬN LISMORE NÊU LÊN CÁC CHÍNH SÁCH NẠO PHÁ THAI,AN TỬ VỚI CỬ TRI.

(CathNews 12.08) ĐGM giáo phận Lismore,Geoffrey Jarrett đã thúc giục các tín hữu trong giáo phận Ngài xem xét các vấn đề như là nạo phá thai và an tử khi bỏ lá phiều của mình trong cuộc bầu cử liên bang. Theo tin trong Ngôi Sao Phương Bắc Lismore: Trong thư được đọc trong Thánh Lễ Chúa Nhật tại các nhà thờ khắp giáo phận, Ngài nói tín hữu Công giáo phải hỏi xem một ứng cử viên là một người mà họ đúng đắn khi bỏ phiếu cho “với lương tâm trước Thiên Chúa”. Ngài nói rằng các tín hữu Công giáo phải xem xét hơn là những tuyên bố chính trị của các đảng phái trong suốt chiến dịch tranh cử. ĐGM jarrett viết :” Ngoài những lời tuyên bố về đường lối của họ, còn quan trọng hơn ấy là chúng ta phải tự ỏi xem loại giá trí nhân bản và xã hội nào tiêu biểu cho các ứng cử viên địa phương của chúng ta? Họ theo tín ngưỡng nào? Lập trường họ như thế nào về hôn nhân và gia đình, về phẩm giá và sự thánh thiện của sự sống con người?Người nầy vó bảo vệ sự sống không? Ông ấy hay bà ấy có phản ảnh suy nghĩ và tư cách đạo đức của một con người mà chúng ta có thể ký thác lá phiếi của mình chăng?”.

 

TỘI PHẠM ẤU DÂM PHẢI BỊ BỎ TÙ 10 NĂM

(CathNews 12.08) Cha Chris Riley,giám đốc điều hành Youth Off The Streets (Tuổi Trẻ Khỏi Đường Phố): Những người phạm tội ấu dâm phải nhận án 10 năm tù giam. Theo tin tờ The Catholic Weekly : Cha vui mừng đón nhận lời tuyên bố của thủ hiến bang Queensland,Anna Bligh, rằng những án tù bắt buộc sẽ dành cho những người phạm tội tình dục chống lại trẻ em dưới 16 tuổi,trừ khi những tình huống đặc biệt được chứng minh. Những cải tổ nầy đến sau khi chính quyền bang Queensland thừa nhận rằng gần một phần ba những kẻ phạm tội tình dục và những tội ác bạo lực chống lại trẻ em vẫn chẳng hề hấn gì. Nhật báo Courier Mail của Brisbane đưa tin rằng dưới các luật nầy, các quan toà sẽ lưu ý đến tuổi của nạn nhân như là nhân tố tăng nặng trong các tội ác hung bạo. Cha Chris nói rằng sự quan trọng của đề xuất nầy ‘sẽ được định rõ bởi thời gian chịu án”…”Tôi hy vọng rằng tội ác nầy bị xử lý với tất cả tính chất nghiêm trọng nó đáng chịu và những bản án phải hết sức có ý nghĩa – 10 năm và nếu tái phạm, thì phải bị giam trọn đời”. Ngài cũng kêu gọi đừng thả những người phạm tội ấu dâm, nếu họ không thề chứng minh được họ đã bình thường trở lại.

 

ĐỨC THÁNH CHA BÁC ĐƠN TỪ CHỨC CỦA HAI GIÁM MỤC ÁI NHĨ LAN

(CathNews 12.08) Đức Tháng Cha Biển-Đức XVI đã bác đơn xin từ chức vào lễ Giáng Sinh của hai giám mục, Raymonf Field và Eamonn Walsh.Ti72 The Irish Catholic cho biết :  Hai Vị đã từ chức vào Đêm Vọng Giáng Sinh 2009 sau khi bị áp lực gia tăng vì các ngài đã làm giám mục trong thời kỳ bị Uỷ Ban Murphy điều tra. Người ta trích dẫn lời của Đức Tổng giám mục Diamurd Martin trong thư gửi các linh mục tổng giáo phận Dublin :” Sau khi hai ngài đệ trình đơn xin từ chức lên Đức Thánh Cha Biển Đức, phán quyết đưa ra là ĐGM Eamonn Walsh cà ĐGM Raymond Field sẽ vẫn là các giám mục phụ tá”. Đức TGM Martin còn nói hai Vị nầy “cần được nhận lại những nhiệm vụ bên trong giáo phận Dublin”.[Quyết định nầy của Đức Thánh Cha đã gây ra nhiều phản ứng trong dư luận ở Ái Nhĩ Lan và trên một số phương tiện thông tin. Các quan sát viên Vatican như Toni Anatrella,cho rằng vì Đức Thánh Cha không muốn có những loạt 'từ chức" theo gương TGP Dublin. BTGH tổng hợp]

 

NHỮNG NHÁNH CÂY TƯƠI MỚI TRÊN CÂY GIÁO HỘI

(Cathnews 12.08) ĐGM Julian Porteous viết : Sự nỗi lên của những gì đã được gọi tên là “các phong trào thuộc Giáo Hội” đã là một nét đặc trưng có ý nghĩa của Giáo Hội trong 50 năm qua. Những phong trào như thề đã được Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II và Đức Biển Đức XVI nhìn thấy như là những hồng ân lớn lao cho Giáo Hội. Đức Gioan-Phaolô II đã nhìn thấy tầm quan trọng của các phong trào thuộc Giáo Hội nầy và đã phát biểu trong những từ chung chung hơn về chúng vào năm 1981. Vào năm 1987, Người công nhận động lực tông đồ của các phong trào nầy và nhìn thấy chúng như là một sự hiện diện quan trịng và có ý nghĩa trong Giáo Hội: “Sự triển nở lớn lao của các phong trào nầy và những biểu hiện của sinh lực và sức sống Giáo Hội tiêu biểu của chúng,chắc chắn được coi là một trong những hoa trái qúy giá nhất của cuộc canh tân tinh thần sâu xa mà Công đồng Vatican II cổ vũ”. Năm 1998, Người nói rằng các phong trào nầy “tượng trưng cho một trong những hoa trái có ý nghĩa nhất của mùa xuân ấy trong Giáo Hội, vốn đã được Công Đồng Vatican II báo trước”. Người cón nói thêm rằng những phong trào nầy có “một nhiệm vụ rất chính xác – có thể nói là không thể thay thế được – trong Giáo Hội”. Trong tông thư Redemptio Missio năm 1990, Đức Gioan-Phaolô II đã nhìn thấy các phong trào nầy như “hồng ân thật sự Chúa ban cho cả công cuộc tái truyền giáo lẫn hoạt động truyền giáo được gọi một cách thích hợp như thế”. Người nói về chúng như “một lễ Hiện Xuống mới cho Giáo Hội”. Khởi nguồn của một phong trào là một đặc sủng được ban cho người sáng lập ra nó. Khái niệm đặc sủng vốn đã được lưu ý đặc biệt trong Hiến Chế Về Giáo Hội ở Vatican II có tầm quan trọng sống còn,khi nói về các phong trào. Hiến Chế đề xuất rằng các phong trào không chỉ là những công việc của con người, mà bắt nguồn tư Thiên Chúa, một linh ứng, vốn thường được thể hiện trong cái nhìn thiêng liêng của vị sáng lập.

 

GIỚI TRẺ GỐC TÂY BAN NHA Ở MỸ ĐANG ĐÁNH MẤT CĂN TÍNH CÔNG GIÁO

(CWNews 11.08) Một cuộc thăm dò mới cho thấy :  Đa số dân gốc Tây ban Nha sinh sống ở Mỹ đều tự xưng là tín hữu Công giáo,nhưng những người trẻ tuổi hơn có vẻ như không gắn bó với Giáo Hội và với các lập trường của Giáo Hội về những vấn đề chủ chốt. Cuộc điều tra trên 1.500 người Mỹ gốc Tây Ban Nha do Unvision và AP đã tìm thấy rằng 62% là người Công giáo. Nhưng điều tra nầy phát hiện một sự khác biệt rõ ràng giữa các thề hệ, với 80% những người trên 65 tuồi tự xưng là tín hữu Công giáo và chỉ 55% những người trong các lứa tuổi 18 và 30 làm như thế. Cuộc thăm dò nầy phát hiện những phân hoá mang tính thế hệ tương tự như vậy về các vấn đề như là nạo phá thai và hôn nhân đồng tính, với những lớp cao niên hơn ủng hộ mạnh mẽ các giáo huấn Công giáo, trong khi lớp trẻ gốc Tây Ban Nha ít ủng hộ hơn.

 

TOÀ ÁN ẤN ĐỘ TUYÊN ÁN 16 NGƯỜI VÌ BẠO LỰC BÀI KITÔ GIÁO Ở ORISSA

(CWNews 11.08) Một toà án đặc biệt được lập ra để xét xử những trường hợp liên quan đến bạo lực bài Kitô giáo ở bang Orissa miền đông Ấn Độ cách đây hai năm, đã tuyên án ba năm tù cho 16 người. Toà cũng đưa ra tiền phạt cho những ai đã bị buộc tội đốt nhà của các Kitô hữu ở Sindrigam,mọt làng nằm trong hạt rừng nhiệt đới Kandhamal. Vùng nầy bị các đám côn đồ xâm chiếm, bạo lực lan rộng và các Kitô hữu bị tấn công, sau  khi lãnh đạo Ấn giáo Lakshmanananda Saraswati bị sát hại vào ngày 23.08.2008 (không dính dáng gì đến các Kitô hữu). Trong bạo lực kéo dài nhiều tuần không suy giảm, hơn 90 Kitô hữu đã bị giết; hơn 5.000 căn nhà của các Kitô hữu và 300 nhà thờ và cơ sở Kitô giáo đã bị cướp bóc đốt cháy. Trước khi trật tự được vãn hồi, hơn 500.000 Kitô hữu đã bị lôi ra khỏi cửa nhà họ.

 

CỐ VẤN VATICAN CẢNH BÁO CÁC LÃNH ĐẠO GIÁO HỘI CHÂU PHI VỀ  “Ý THỨC HỆ VỀ GIỒNG”

(CWNews 11.08) Một cố vấn hàng đầu của Vatican đã vận động các Giám Mục Công giáo Châu Phi phải cẩn thận ngăn ngừa việc chấp nhận một ‘ý thức hệ về giới” đang được một số tổ chức quốc tế đưa ra. Phát biều vừa qua tại một hội nghị Liên HĐGM Châu Phi và Madagascar (SECAM), Đức Ông Tony Anatrella ( nhiều chỗ vẫn dịch là Đức Giám Mục.ND) nhận định rằng một số tổ chức cứu trợ và đoàn hội quốc tế đem một phương pháp tiếp cận có tính ý thức hệ kém lành mạnh cho các vấn nạn của Châu Phi, đẩy mạnh những ý tưởng trái với sự thật về bản tính con người và luật tự nhiên. Đặc biệt –  Ngài nói – “ý thức hệ về phái tính là dấu hiệu đáng lo ngại nhất của những ý tưởng đang phổ biến về nam giới”. Đức Ông Anatrella, một nhà phân tâm học và là cố vấn của cả HĐ. Giáo Hoàng về Gia Đình và HĐ. Giáo Hoàng về Chăm Sóc Y Tế, đã định nghĩa ý thức hệ giới như là sự tin tưởng rằng “ bản tính con người không hiện hữu vì con người chỉ là kết quả của văn hoá”. Ý thức hệ cực đoan nầy, - Ngài nói – có một ảnh hưởng cách mạng chẳng thua gì chủ nghĩa Marx, trừ chuyện “đấu tranh giai cấp” được thay thế bằng “chiền tranh các phái tính”. Cách tiếp cận nầy không thể dung hoà với tư tưởng Kitô giáo.

 

CHÍNH PHỦ THỔ-NHĨ-KỲ ĐỀU ĐẶN CAN THIỆP VÀO CÁC VIỆC TÔN GIÁO

(CWNews 12.08) Hãng tin Forum 18 đưa tin: chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đều đặn can thiệp váo các việc tôn giáo của các cộng đồng Do Thái giáo,Chính Thống giáo và Tông Đồ Armênia và không có ý định che dấu sự can thiệp nầy. Áp lực của chính phủ đặc biệt rõ rẽt khi các tổ chức tôn giáo nầy chọn các nhà lãnh đạo mới. Forum 18 lưu ý rằng kiểu dính dự nầy của ch1inh phủ làm dấy lên những câu hỏi nghiêm trọng về cam kết tự do tôn giáo mà Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố - những vấn đề phải giải quyết khi quốc gia nầy theo đuổi việc gia nhập EU (dự kiến vào năm 2015.ND). Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ quả quyết tôn trọng tự do tôn giáo,nhưng luật pháp quốc gia nầy không công nhận bất cứ cộng đồng tọn giáo nào như là một thực thể hợp pháp. Do vậy không một tổ chức tôn giáo nào có thể có quyền sở hữu hoặc d0òi hỏi những đặc ân hợp pháp khác và sự can thiệp của nhà nước vào công việc của các tổ chức tôn giáo nầy dễ dàng được biện minh.

 

CÁC GIÁM MỤC ẤN ĐỘ GẶP GỠ THỦ HIẾN BANG

 (UCAN 12.08) Các Giám Mục Công Giáo ở bang Madhya Pradesh đã gặp thủ hiến Bang Shivraj Signh Chauhan và đưa ra đề nghị hợp tác giữa Giaó Hội và Bang. Cuộc gặp mặt nầy đến,sau khi các giám mục của cả 9 giáo phận Công giáo trong bang nầy gặp nhau trong một hội nghị hội đồng khu vực kéo dài ba ngày và kết thúc vào sáng ngày 12.08. Đức TGM Leo Cornelio ở thủ phủ Bang,dẫn đầu phái đoàn 9 thành viên nầy. Ngài cho biết rằng Giáo Hội có thiện chí hợp lực với chính quyền Bang lập ra những dịch vụ giáo dục và y tế. Ngài nói : một sự cộng tác như thế sẽ giúp Giáo Hội xua tan quan niệm sai lầm rằng các dịch vụ xã hội của Kitô giáo chỉ là bình phong cho các hoạt động làm cho trở lại đạo. Ngài nói :”Hãy để chính quyền cấp đất. Chúng ta sẽ xây những cơ sở giáo dục và y tế chất lượng và cung cấp chuyên môn cao của chúng ta để giúp đỡ dân chúng”. Đề nghị cộng tác nầy là một phần trong bản ghi nhớ mà phái đoàn gửi cho vị thủ hiến. Bản ghi nhớ nêu ra những quấy nhiễu liên tục mà các kitô hữu phải đương đầu trong bang nầy. Các Kitô hữu cho biết cảnh sát ngầm ủng hộ đảng Bhatatiya Janata theo Ấn giáo, vốn điều hành bang nầy từ năm 2003. Kể từ đó, bang nầy đã chứng kiến rất nhiễi vụ tấn công các Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác. Cha Anand Muttungal,phát ngôn nhân của Giáo Hội Công giáo bang nầy cho biết vị thủ hiến ‘rất tích cực” và đã hứa xem xét đề nghị hợp tác. Ông cũng hứa bảo vệ các Kitô hữu khỏi những tấn công của những người Ấn giáo cực đoan. Kitô giáo ở bang nầy là một thiểu số nhỏ bé, gần 1% trong 60 triệu dân bang Madhya Pradesh,mà 91% theo Ấn giáo.

 

CÁC CƠ QUAN CÔNG GIÁO ĐÃ QUYÊN GÓP HƠN 303 TRIỆU USD GIÚP ĐỠ HAITI

(CNS 12.08) Tính đến hết ngày 10.08, các cơ quan Công giáo trên toàn thế giới đã quyên góp được hơn 303 triệu USD trợ giúp Haiti, và các qũy trợ giúp vẫn tiếp tục đến hằng ngày, gồm tiền quyên góp do HĐGM Hoa Kỳ (chiếm gần mọt nửa), Các Hội Cứu Trợ Công giáo, mạng Caritas Quốc Tế toàn cầu và những cơ quan nhỏ khác có kết nối với các cơ quan Công giáo tài trợ các công tác ở Haiti. Con số tổng cộng có thể lớn hơn nhiều, vì các con số do Caritas Quốc Tế bỏ ngoài tiền do các tổ chức và các dòng tu nằm ngoài mạng Caritas đã quyên góp gây qũy. Các cơ quan bất vụ lợi ngoài Công giáo ở Mỹ đã quyên góp thêm 1,1 tỷ USD cho Haiti. Cha Dòng Oblate Andrew Small, giám đốc Quyên Trợ Cho Giáo Hội ở Nam Mỹ thuộc HĐGM Hoa Kỳ nói :” Các tín hữu Công giáo Hoa Kỳ không chỉ công bằng. Tôi cho là họ còn hơn cả công bằng”.

 

HỒNG Y NGƯỜI MEHICO GỌI PHÁN QUYẾT CỦA TOÀ VỀ HÔN NHÂN LÀ ‘PHÁN QUYẾT SAI LẦM”

(CNS 12.08) ĐHY Noeberto Rivera Carrera giáo phận thành phố Mehico đã tố giác một phán quyết mới đây của Toà Án Tối Cao Mehico phê chuẩn tính hợp hiến của một luật hôn nhân đồng tính tại thủ đô,là một phán quyết sai lầm. Trong bài giảng lễ ngày 08.08 tại nhà thờ chính toà thủ đô, Ngài tuyên bố : Giáo Hội “không thể thôi gọi sự dữ là ‘sự dữ’”. Ngài nói :”Việc phê chuẩn phi lý luật nầy vốn có thể là  hợp pháp,nhưng không bao giờ là đạo đức, cho phép chúng ta ý thức về giá trị vô song của gia đình…và là một dịp để chúng ta tiếp tục dâng lên Chúa lời cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo. Dù chúng ta được kêu gọi tôn trọng các luật lệ dân sự, chúng ta có bổn phận đạo đức không được làm cho các giới răn của Chúa ra vô hiệu và tránh rơi vào tính dễ dãi làm hại đến những nguyên tắc nền tảng đức tin của chúng ta và giá trị qúy báu của Gia đình. Các lãnh đạo Công giáo ngoài Mehico City cũng chỉ trích luật nầy. Cha RVillegas,phát ngôn nhân của Tổng giáo phận Leon nói trong mục bình luận trên tờ A.M.Leon :” Chúng tôi lên án mạnh mẽ việc phê chuẩn hôn phối dân sự giữa những người đàn ông và phụ nữ cùng giới và chúng tôi kêu gọi các tín hữu Công giáo trung thành để sao cho những gì là dân sự không chi phối những gì là đạo đức luân lý”. Một số quan toà ủng hộ luật nầy nói rằng các bang có tự do viết các quy định về hôn nhân riêng của họ. Các quan toà khác nói về việc cổ vũ sự bình đẳng và nói rằng hiến pháp nầy không định nghĩa gia đình một cách đặc thù.

 

SINGAPORE CÒN TỆ HƠN CẢ BẮC KINH : KHÔNG CÓ THÁNH LỄ CHO CÁC VẬN ĐỘNG VIÊN

(AsiaNews/CatholicNews 12.08) Giáo hội Công giáo đã trù tính nồng nhiệt chào đón các vận động viên Công giáo đến tham dự YOG (Thế vận hội giới trẻ) lần đầu, khai mạc vào thứ Bảy. Tuy nhiên, theo Uỷ Ban Tổ Chức, các buổi lễ tôn giáo sẽ không được thực hiện trong làng Thế vận hội. Những người tham dự có thể dùng các phòng cầu nguyện trong Trung Tâm Đa Tín Ngưỡng của làng,nhưng phải ra ngoài nếu muốn có những dịch vụ như Thánh Lễ hoặc các nhiệm vụ tôn giáo khác. Các tổ chức tôn giáo sở tại sẽ hướng dẫn các vận động viên đi đến những nơi thờ phượng gần nhất. Nhà thờ Công giáo gần nhất là thánh đường Thánh Phanxicô Atxidi ở Loon Bay. Cha quản xứ người địa phương,Jihn Lau, và Cha phó Gerard Weerakoon đã vận động giáo dân chào đón các vận động viên. Họ cũng sẽ có thể xưng tội hoặc đọc các kinh nguyện nếu có yêu cầu. Cha tuyên úy giới trẻ Singapore,Brian D’Souza cũng sẽ sẵn sàng ứng trực, nếu các vận động viên muốn nói chuyện với một nhà lãnh đạo tôn giáo. Tuy nhiên Ngài thất vọng vì không thể tổ chức những buổi cầu nguyện và dâng thánh lễ cho họ. Khi được hỏi vì sao không cung cấp các buổi lễ tôn giáo, ủy ban tổ chức nói :” Chúng tôi đã cung cấp một Trung Tâm Đa Tín Ngưỡng như một không gian chung để những người ở trong làng thế vận sử dụng. Nếu họ muốn đi viếng một nơi thờ phượng, thì ban nhân sự YOG Singapore 2010 sẽ sẵn sàng đưa họ đi”. Cách làm của Singapore khác với những gì được thực hiện ở Thế Vận Hội 2008 ở Bắc kinh, ở đó một Trung Tâm Dịch Vụ Tôn Giáo được lập ra trong Làng Thế Vận, với các linh mục, giáo sĩ đạo hội và những lãnh đạo tôn giáo khác.

 

SAU HIROSHIMA VÀ NAGASAKI, SUY TƯ VỀ NHỮNG THẤT BẠI QUÁ KHỨ VỚI HOÀ BÌNH THỀ GIỚI

 (AsiaNews / Cbcj 12.08) Hằng năm Giáo Hội Công giáo Nhật Bản cử hành từ 06.08 đến 15.08 một thời kỳ 10 Ngày Vì Hoà Bình.  Cuộc tông du Nhật của Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II năm 1981,- trong đó Người đã đưa ra một lời kêu gọi hoà bình ở Hiroshima và Nagasaki-, đã trở thành cơ hội cho việc khai mạc thời kỳ 10 Ngày Vì Hoà Bình hằng năm nầy. Đây là một thời gian đặc biệt đối với các tín hữu Công giáo Nhật để học hỏi về cầu nguyện cho hoà bình và hành động. Ở Hiroshima, Đức Gioan-Phaolô II lập đi lập lại :” Nhớ lại quá khứ là cam kết cho tương lai”. Những lời nầy vang vọng trong tâm trí chúng ta ngay cả bây giờ. Năm ngoái, tổng thống Mỹ Obama kêu gọi thực hiện một thế giời không có vũ khí hạt nhân trong diễn văn ông đọc tại Praha. Ông nhắc đến ‘trách nhiệm đạo đức” của đất nước ông như là cường quốc duy nhất đã sử dụng vũ khí nguyên tử trong lịch sử nhân loại, dù ông không trực tiếp xin lỗi dân chúng Nhật. Diễn văn nầy rất có ý nghĩa vì,như Đức Gioan-Phaolô II nhận định, sự xác định của ông dựa trên suy tư về những thất bại quá khứ, thay vì chỉ nói về lý tưởng hướng tới việc hủy bỏ hoàn toàn vũ khí nguyên tử. Tháng 05.2010, Đức TGM Mitsuaki Takami,giáo phận Nagasaki, đã thăm viếng Hoa Kỳ với “Đức Maria Bị Bom Nguyên Tử”, vốn là cái đầu của một bức tượng Đức Bà được tìm thấy trong gạch đá vụn khu vực Uragami và kêu gọi hủy bỏ hoàn toàn vũ khí nguyên tử với công dân Mỹ và các thành viên Liên Hiệp Quốc. Nước Nhật cũng phải suy tư về những gì mình đã làm. Ngày 22.08 năm nay đánh dấu 100 năm ngày ký Hiệp Ước Sát Nhập Nhật-Triều, theo đó Nhật Bản thôn tính Nam Triều Tiên và chiếm bán đảo Triều Tiên làm thuộc địa. Ở thời điểm lịch sử nầy, cần phải nghiêm túc suy tư về chính sách thuộc địa của Nhật ra sao và họ đã làm tổn thương dân chúng sở tại như thế nào. Trong “Thông Điệp Hoà Bình sau 60 năm kể từ Kết thúc thế chiến thứ II”, các giám mục Nhật Bản nhận định :” Chúng tôi những người dân Nhật Bản được kêu gọi chấp nhận lịch sử của chúng tôi một cách trung thực,một lịch sử gồm sự xâm lăng hung bạo và thuộc địa hoá các quốc gia khác, suy tư và chia sẻ sự công nhận lịch sử nầy trong chính chúng ta. Chúng ta tin rằng làm như vậy sẽ là thề hứa không lập lại bi kịch nầy nữa và cũng là cam kết với tương lai”. Can đảm thừa nhận thất bại của mình và cầu khẩn sự tha thứ trước Thiên Chúa không phải là làm mình giảm giá trị,nhưng đúng hơn đó là tiếp cận khuôn mặt thật sự nhân bản như Chúa Kitô mong muốn. Bằng cách nầy, Chúa Kitô sẽ ‘phá đổ bức tường hận thù chia rẽ”.

 

CUỘC TÔNG DU CỦA ĐỨC THÁNH CHA SẼ GIÚP VỰC DẬY ĐỨC TIN

(CathNews 13.08) Đức Tổng giám mục giáo phận Glasgow Mario Conti nói : Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tới nước Anh sẽ “vực dậy” đức tin các tín hữu Công giáo trong miền nầy. Ngài nói trong một thư mục vụ : “Những cuộc viếng thăm như thế rất hiếm xảy ra”, và lưu ý rằng đây mới chỉ là  “cuộc tông du của một giáo hoàng đương nhiệm trong lịch sử lâu dài của đất nước chúng ta”. Ngài nói thêm :” Chúng ta cần đến sự hiện diện của Simon Phêrô để vực dậy đức tin của chúng ta và đem cho chúng ta lòng dũng cảm mới để đương đầu với những khó khăn và làm dịu đau khổ mà Giáo Hội và mỗi một người chúng ta nhất thiết gặp phải trong một thế giới bất toàn và luôn thay đổi”.

 

TÂY BAN NHA DÂNG CHIỀN THẮNG WORLD CUP LÊN ĐỨC BÀ GUADALUPE

(CNA/EWTN News) Liên Đoàn Bóng Đá Hoàng Gia Tây Ban Nha (SRFS) đã dâng lên Đức Bà Guadalupe tại nhà thờ chính toà ở Mexico City, chiến thắng World Cup mà Tây Ban Nha mới đoạt được. Trong nghi thức cảm động nầy, chủ tịch SRFS,Angel Maria Villar, dâng chiến tích nầy cho Đức Ông Diego Monry, làm trọn lời hứa trong lần thăm viếng Mehico gần đấy nhất. Cùng đi với các giới chức Tậy Ban Nha có chủ tịch Liên Đoàn Bóng Đá Mehico,Jacinto Desio de Maria và các thành viên khác. Trong bài giảng, Đức ông Monrory Ponce nhấn mạnh các giá trị nhân bản mà thể thao giúp phát triển trong xã hội và như một cổ xe đối với việc tạo ra sức mạnh tinh thần. Ngài nói :”chúng tôi rất vui mừng vì SRFS đã làm trọn ước ao của mình trước Đức Bà Guadalupe, Mẹ của mọi người. Xin đừng quên rằng khi Mẹ hiện ra với Juan Diego, Mẹ nói rõ ràng với ông ‘Ta là mẹ con”, khiến cho Mẹ trở thành mẹ của toàn thể hỗn hợp các nền văn hoá thổ dân và Tây Ban Nha. Chủ tịch Villar nói :” Mỗi lần đến Mehico, tôi đều đi viếng vương cung thánh đường nầy. Khi tôi đến để ký thoả thuận trận banh ở Mehico, tôi đã đi lễ và cầu xin một điều duy nhất,là được vô địch thế giới”. Tây Ban Nha và Mehico sẽ thi đấu để mừng kỷ niện 200 năm ngày Mehico độc lập. Đức Bà Guadalupe đã hiện ra với một nông dân có tên là Juan Diego vào năm 1531, mấy năm sau khi những người xâm lăng Tây Ban Nha. Sau khi ông thuật lại với giám mục địa phương, hình ảnh Đức Bà hiện ra trên tấm áo choàng của ông. Phép lạ nầy đã dẫn đến sự trở lại của Mehico. Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã ton vinh hiển thánh Juan Diego năm 2002.

 

TỔNG THỐNG ẤN ĐỘ BÀY TỎ LÒNG KÍNH TRỌNG VỚI VỊ THÁNH NỮ TIÊN KHỞI CỦA ẤN ĐÔ

 (CWNews 13.08) Ngày 12.08, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Thánh Nữ Alphonsa, nữ thánh đầu tiên của Ấn Độ, Tổng thống Pratibha Devisingh Patil đã đếm tham dự tại linh địa Thánh Nữ Bharananganam, Bang Kerala. Phát biểu với khoảng 100.000 người tụ họp tại khu vực còn ngỗn ngang nầy,tổng thống cũng đã đặt viên đá đầu tiên cho bệnh viện 100 giường năm được cung hiến cho vị thành nữ. Là một nữ tu Dòng Clara Phan Sinh, Soeur Alphongsa, mất năm 1946 ở tuổi 36, đã làm nhiều phép lạ chữa lành bệnh và mau chóng lôi kéo hàng trăm người đến ngôi làng vô danh ở Bharananganam nầy, biến nó thành trung tâm hành hương nỗi tiếng nhất ở bang Kerala. Ngài được Đức Gioan-Phaolô phong chân phước khi Người tông du đền Ấn Độ năm 1986 và được Đức Biển-Đức tôn vinh hiển than1h vào Chúa Nhật Truyền Giáo năm 2008.Trong những nhận xét của mình tại buổi lễ,tổng thống Patil,một tín đồ Ấn giáo, đã trích dẫn lời Mahatma Gandhi :”một vị thánh sống ẩn dật có thể thực hiện việc phục vụ chỉ bằng tư tưởng mà thôi và chỉ có một người như thế trong một triệu người..Thánh nữ Alphongsa là một người hiếm hoi như thế, người đã tỏ cho thấy lòng đạo đức, sự kiên nhẫn và lòng tha thứ khác thường khi ngài sống trong bốn bức tường tu viện”

 

ĐỨC HỒNG Y ZEN HY VỌNG TÌNH HÌNH Ở TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI TÍN HỮU CÔNG GIÁO SẼ CẢI THIỆN

(CNA 13.08) ĐHY giám mục danh dự giáo phận Hong Kong,Joseph Zen, - cùng đi với một nhóm 9 nữ tu Salêdiêng người Hoa tại buổi triều yết chung của Đức Thánh Cha ở Castel Gandolfo - cho biết Ngài hy vọng tình hình đối với tín hữu Công giáo ở Trung Quốc sẽ cải thiện,mặc cho những khó khăn về tự do tôn giáo vẫn còn trong đất nước nầy. Ngài nói thêm rằng chứng từ của các tín hữu giữa sự đàn áp lan rộng là căn bản cho tương lai của Giáo Hội Công giáo ở đó. Ngài nói :” Cần phải theo những hướng dẫn do Đức Giáo Hoàng [Biển Đức XVI] trình bày trong thư 200 gửi các tín hữu Công giáo ở Trung Quốc” vốn vẫn chưa được phổ biến rộng rãi do sự đàn áp của chính quyền. Tương lai của Giáo Hội ở Trung Quốc tùy thuộc vào chứng từ trong im lặng nhưng hiệu quả của các tín hữu Công giáo.

 

CHỦ ĐỀ ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ HÀN QUỐC : HY VỌNG NƠI CHÚA (Hope in God!).

(UCAN 13.08) Khoảng 3.000 tín hữu trẻ Công giáo tham dự Đại Hội Giới Trẻ Hàn Quốc tại Imjingak, gần đường phân giới tuyến Bắc Nam Triều Tiên, để tìm kiếm hoà bình trong Thiên Chúa. ĐGM Peter Lee Ki-heon giáo phận Uijeongbu nói với những người tham dự vào ngày khai mạc 12.08 :” Những người trưởng thành trẻ tuổi ở Hàn quốc lo âu về thiếu công ăn việc làm và băn khoăn về tương lai của họ. Hôm nay, tôi xin các Bạn hãy gạt bỏ tất cả mọi sợ hãi của các bạn và dùng thời gian nầy để tìm kiếm tình yêu và an bình tâm hồn của Thiên Chúa”. Rất nhiều các cuộc đàm đạo và thảo luận trong ngày đầu tiên nầy tập chú vào hy vọng trong cuộc sống của người trẻ. Cha Lee Moon-hwan,một trong nững nhà tổ chức sự kiện nầy, nòi :” Giống như chúng ta nhìn thấy kẽm gai đang chia cắt hai miền Triều Tiên, cũng có kẽm gai đang chia cắt cuộc sống đích thực khỏi cuộc sống chỉ có trong tưởng tượng đối với giới trẻ ngày nay. Mục tiêu của Đại Hội Giới Trẻ Hàn Quốc nầy là đem niềm hy vọng thật sự cho những người tham dự,sao cho họ có thể vượt qua thời buổi khó khăn với sự trợ giúp của Thiên Chúa”. Đại hội nầy do giáo phận Uijeongbu đăng cai tổ chức và được Uỷ Ban Các Giám Mục đặc trách giới trẻ tài trợ. Đây là một đại hội trong chương trình chuẩn bị cho Đại Hội Thế Giới Giới Trẻ sẽ diễn ra ở Madrid,Tây Ban Nha năm 2011.

 

EMMANUEL MILINGO TRỞ THÀNH ‘THƯỢNG PHỤ’ CỦA GIÁO PHÁI

(CWNews 13.08) Emmanuel, vị cựu TGM đã bị vạ tuyệt thông năm 2006 sau khi tấn phong bất hợp pháp các giám mục và đã bị cho hồi tục năm 2009, đã được bổ nhiệm là ‘thượng phụ miển nam Châu Phi của giáo hội tông đồ Công giáo đại kết (Ecymenical Catholic Apostolic Church – ECAC). Ông từng là tổng giám mục Công giáo giáo phận Lusaka (Zambia) từ 1969 đến 1983) trước khi làm việc tại HĐ. Giáo hoàng về mục vụ di dân. Ông nói :” Những người khác nhìn tôi và cảm thấy rằng với việc sử dụng kinh nghiệm thiêng liêng của tôi, tôi đã đóng góp lớn lao cho sự hiệp nhất của Giáo Hội”. Milingo kết hôn với Maria Sung trong một nghi lễ vào năm 2001 do Sun Myung Moon của giáo hội thống nhất,tổ chức.

 

 

Do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ


Về Trang Mục Lục