Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 22.08 ĐẾN 28.08.2010 - ĐẦU TUẦN)

 

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỚI CÁC PHẬT TỬ ĐI THEO CON ĐƯỜNG MẸ TÊRÊXA

(AsiaNews 23.08) Samdhong Rinpoche, 71 tuổi, sống lưu vong ở Án Độ kể từ 1959 khi trốn khỏi Tây Tạng do sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc. Ngày 29.07.2001, ông được bầu làm thủ tướng chính phủ lưu vong Tây Tạng do các công dân đã trốn thoát khỏi Tây Tạng.Trong một cuộc phỏng vấn, ông cho biết đối với Phật tử Tây Tạng, Mẹ tượng trưng cho lòng yêu thương không phân biệt và lòng trắc ẩn với toàn nhân loại. Với Phật giáo Tây Tạng,Mẹ là hóa thân của Maha Karuna (lòng trắc ẩn vô biên). Mỗi một tình yêu đều có một lý do : chúng ta yêu gia đình,bạn hữu…nhưng tình yêu của Mẹ Têrêxa là tình thương yêu thần thánh đối với tất cả mọi sinh linh và được thể hiện qua sự phục vụ khiêm nhường. Mẹ làm thay đổi diện mạo của nhân loại đang chịu đau khổ qua tình yêu thương và lòng trắc ẩn của Mẹ. Với Mẹ,không ai là không thể với tới. Mẹ tiếp xúc những người bần cùng nhất với cả linh hồn Mẹ và đem cho họ một lý do để sống và phẩm giá. Ông cho biết Đức Đạt Lai Lạt Ma rất khâm phục Mẹ Têrêxa và kính trọng Mẹ sâu sắc. Sau khi gặp Mẹ, Ngài nói Mẹ là một tấm gương của một con người đầy tình thương và lòng trắc ẩn. Ngài thường nói với các ni sư Phật giáo hãy noi theo tinh thần,lòng trắc ẩn và sự tận tụy của Mẹ Têrêxa và phục vụ những người nghèo hèn nhất.

 

HỘI ĐỒNG GIÁO HOÀNG VỀ GIÁO DÂN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI RAO GIẢNG TIN MỪNG Ở CHÂU Á

(CNA 22.08) Hàng trăm đại diện các tổ chức Công giáo ở Châu Á sẽ đến tại thủ đô Séoul Hàn quốc tham dự một đại hội nhằm xem xét việc rao giảng Tin Mừng trong châu lục của họ. HĐ giáo hoàng đặc trách Giáo Dân đã thông báo Hội Nghị Giáo Dân Châu Á sẽ diễn ra ở Seoul từ 31.08 đến 05.09 với chủ đề “Công bố Chúa Giêsu Kitô trong Châu Á ngày nay”. Hội nghị nầy sẽ quy tụ 400 người,gồm các đại diện và các giám mục từ 20 quốc gia từ bên trong Liên HĐGM Châu Á và các phái đoàn từ 35 tổ chức,phong trào và cộng đoàn giáo dân Công giáo Á Châu khác nhau. Theo một văn kiện do Văn Phòng báo chí Toà Thánh, thì sáng kiến nầy nhằm tăng cường và củng cố các mối liên hệ chặt chẽ của Giáo Hội địa phương với Roma. Tuyên bố nói : “ Quyết định tập chú vào Châu Á cho thấy mối quan tâm về truyền giáo đối với một châu lục mà nay đang nỗi lên như là một người nắm vai trò chủ chốt trong một thời đại biến đổi lớn lao”. HĐ Về Giáo dân nầy lưu ý rằng việc chọn tổ chức đại hội nầy ở Hàn Quốc ‘biểu lộ sự chú tâm mục vụ của Giáo Hội đối với giáo dân Châu Á được kêu gọi làm chứng nhân cho Chúa Giêsu Kitô trong sự hiệp thông với các chủ chăn của họ và đượ kêu mời công bố Tin Mừng Chúa Kitô như một hồng ân cứu độ phổ quát”. Đại hội sẽ đặc biệt tập chú trên lịch sử Giáo Hội ở Châu Á cũng như các thách thức hiện nay đối với việc rao giảng Tin Mừng trong khu vực nầy. Những diễn văn, những trình bày nhóm và các thảo luận rộng sẽ xem xét nhiều yếu tố từ trong khung nầy : một số đề tài sẽ được nói tới gồm việc đào tạo giáo dân, chứng từ Kitô giáo trong xã hội, tự do tôn giáo và vai trò nữ giới trong Giáo Hội, kinh nghiệm của các phong trào và cộng đồng trên mặt trận rao giảng Tin Mừng.

 

CÁC GIÁM MỤC INDONESIA YÊU CẦU TỔNG THỐNG TÔN TRỌNG TỰ DO TÔN GIÁO

(AsiaNews 22.08) HĐGM Indonesia (KWI) đã chỉ trích tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono và yêu cầu ông tỏ ra dũng cảm hơn trong việc bảo vệ tự do tôn giáo. ĐGM Martinus Dogma Situmorang,chủ tịch KWI và ĐGM Johannes Pujasumarta,tổng thư ký, đã ký vào thư gửi tổng thống vào ngày 16.08,trong đó các ngài mạnh mẽ kêu gọi tổng thống can thiệp để chấm dứt làn sòng chủ nghĩa cực đoan ảnh hưởng đến các nhóm thiểu số tôn giáo. Các giám mục nhắc tới những vụ việc xảy ra trong những tuần vừa qua ở Bekasi và Bogor chống lại các Kitô hữu giáo hội Tin Làng ở Batak và của Giáo Hội ở Yasmin. Các tín hữu của hai cộng đoàn nầy đã bị buộc phải cầu nguyện ngoài trời,vì các quan chức thành phố đã niêm phong những chỗ thờ phượng của họ. Hơn thế nữa, các việc tôn giáo của họ bị những toán tín đồ Hồi giáo cực đoan quấy rối và làm gián đoạn. Trong thư nầy, các giám mục cũng chỉ trích tham những tràn lan, nhất là trong chính giới. Cho tới nay, ông Yudhoyono không làm gì để chấm dứt chủ nghĩa cực đoan lan tràn trong đất nước. Ngày 15.08 vùa qua, chỉ sau khi bị báo chí tấn công sự nhu nhược của ông, tổng thống mới tuyên bố rằng tự do tôn giáo được Hiến Pháp bảo vệ.

 

CHÂN LÝ CỦA THIÊN CHÚA LÀ KHÍ GIỚI CHỐNG LẠI NỀN VĂN HOÁ ĐANG LẤN LƯỚT

(CNA/EWTN News 22.08) Theo ĐHY Angelo Bagnasc,tổng giám mục Gênoa và là chủ tịch HĐGM Ý,phát biểu troing ngày kỷ niệm 155 năm ngày mất của chân phước Antonio Rosmini : “Không ai được miễn trừ” khỏi các ảnh hưởng của thế giới nầy,vốn đang thúc ép tuân theo nền văn hoá đang lấn lướt. Trong bầu khí nầy, cầu nguyện sẽ là khí giới chống lại não trạng đang thịnh hành và dẫn dân chúng tới chân lý của Chúa và con người. Cha Rosmini là một triết gia nhiệt tình và là người vận động công bằng xã hội. Được hỏi liệu các tín hữu ngày nay, giống như Cha Rosmini cách nay hơn một thế kỷ, có được kêu gọi đương đầu với một cuộc khủng hoảng các giá trị chăng, ĐHY Bagnasco trả lời rằng ho nghe lời kêu gọi nầy từ chính Đức giáo hoàng. Đức Biển Đức XVI “kêu gọi các tín hữu trở lại với một sự nhận thức lớn hơn” trong một bầu khí bị ảnh hưởng bởi “một số hình thức văn hoá lấn át” đang tác động đến mọi người, những kẻ tin cũng giống như những kẻ không tin. Ngài trích dẫn lời Chúa Giêsu rằng dân chúng không phải ‘thuộc về thế gian”,mà ‘ở trong thế gian”, giải thích rằng “ở trong thế gian có nghĩa là bị phơi bày cho tất cả những áp lực và căng thẳng và những kích động mà chúng ta đang biết đến”.

 

TÔN VINH CÁC TỬ VÌ ĐẠO CÔNG GIÁO TRONG SỐ CÁC NẠN NHÂN CHỦ NGHĨAQ STALINE VÀ HITLER

(CNA 23.08) Ngày 23.08, Liên Minh Châu Âu đánh dấu “Ngày Châu Âu Tưởng Niệm các Nạn Nhân của chủ nghĩa Staline và Hitler”, tôn vinh những ai đã chịu đau khổ hoặc mất mạng sống dưới các chế độ độc tài nầy. Hàng triệu tín hữu Công giáo,cùng với những tín hữu các Giáo hội chính thống Đông phương và thuộc các tuyên tín Tin Lành cũng nằm trong số các nạn nhân được tưởng niệm. Rất nhiều trong số đó đã được các Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II và Biển-Đức XVI phong chân phước hoặc phong thánh. Bản thân hai Đấng đều đã trải qua cuộc sống dưới các chính thể độc tài. ĐHY Tồng giám mục người Ba Lan,Augustine Hlond, mô tả hậu quả tai hại của việc quốc xã xâm lăng Ba Lan :” Nhà thờ chính toà nầy bị biến thành một ga-ra; dinh giám mục bị biến thành nhà hàng và nhà nguyện bị biến thành phòng khiêu vũ. Hàng trăm nhà thờ bị đóng cửa. Toàn bộ gia sản của Giáo Hội đã bị tịch thu và những tín hữu Công giáo hàng đầu bị hành quyết”. Ước chừng có ba triệu tín hữu Ba Lan chết dưới tay chế độ quốc xã. Chiến lược của Heinrich Himmler là công khai nhắm vào các nhà lãnh đạo và cơ sở chính quả Ba Lan, gồm cả Giáo Hội Công Giáo. Ít nhất có 2.600 linh mục Công giáo từ 24 quốc gia bị giết chết ở trại tập trung ở Dachau, đặc biệt là bị bỏ đói và lao động cho đến chết và nạn nhân của các thí nghiệm y học. Dưới sự lãnh đạo Liên Minh Xô Viết của Staline, 14 triệu  người bị giam trong hệ thống trại khổ sai được biết đến như là Gulag. Các tín hữu Công giáo sinh sống trên các vùng lãnh thổ Xô Viết bị bách hại vì đức tin của họ và vì lập trường kiên vững của Giáo Hội chống lại chủ nghĩa cộng sản vô thần.

 

KHIỂN TRÁCH VỊ LINH MỤC CHỈ TRÍCH ĐỨC THÁNH CHA VÀ GIÁO HUẤN CÔNG GIÁO

 (CWNews 23.08) Một linh mục ở Tennessee, - người đã yêu cầu Đức Thánh Cha xin lỗi vì giáo huấn Công giáo về ngừa tránh thai,-  đã rút lại những lời phê bình của mình và đã viết thư xin lỗi giáo xứ của mình và Đức Thánh Cha. Theo một tuyên bố của giáo phận Nashville : ĐGM David Choby đã cho cha Joseph Patrick Breen chọn giữa việc rút lại và xin lỗi vì những tuyên bố của mình hoặc phải đối mặt với việc cất chức quản xứ theo giáo luật, khi một thừa tác viên trở nên có hại và không có hiệu quả. ĐGM nói :”Vai trò của cha quản xứ đặc biệt quan trọng như là người lãnh đạo và thầy dạy của một giáo xứ”.Chức vụ nầy là một mối dây liên kết trực tiếp với thẩm quyền của Giáo Hội, như Chúa Kitô đã ban cho các tông đồ và được truyền lại qua các giáo hoàng và giám mục. Một quản xứ nắm giữ một chức vụ công được giao nhiệm vụ cai quản, dạy dỗ và thánh hoá cộng đoàn tín hữu địa phương. Giáo Hội trông đợi ngài làm việc trong sự hiệp nhất với giáo huấn đích thực như được truyền lại qua Đức giáo hoàng và các giám mục. Hoàn toàn sai khi nhận định – như Cha Breen đã lập đi lập lại nhiều lần - rằng lương tâm của một người giải thoát một cá nhân khỏi sự thật được tỏ lộ và đưa vào trong giáo huấn Giáo Hội. Một sự hiểu biết sâu xa về giáo huấn Giáo Hội trên thực tế là cần thiết cho một lương tâm được hình thành một cách đầy đủ và giúp hướng dẫn một cá nhân trong việc phân biệt giữa các quan điểm của mình và một quyết định dựa một cách vững chắc trên nền tảng một lương tâm được hình thành đúng đắn. Người nào chọn hành động nghịch với giáo huấn Giáo Hội,là hành động bên ngoài chân lý thánh ý Chúa đã được mạc khải. ĐGM Choby nói thêm : “Nhìn nhận công việc tốt đẹp cha làm nhiều năm qua cho giáo xứ, tôi muốn cho cha Breen cơ hội để sửa chữa các sai lầm trong lời giảng dạy của cha và nghỉ hưu một cách nhẹ nhàng,nhưng bất luận thế nào, những nhận xét công khai vừa qua của cha cũng không có giá trị”.

 

CÁC GIÁM MỤC KENYA YÊU CẦU SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP MỚI NHẰM BẢO VỆ TRẺ CHƯA SINH

(CWNews 23.08) Các giám mục Kenya yêu cầu các nhà lập pháp sửa đổi hiến pháp vừa được phê chuẩn, nhắm bảo vệ trẻ chưa sinh. Hiến pháp nầy bị các giám mục phản đối vì nó đã mở đường cho việc hợp pháp hoá nạo phá thai, đã được tán thành với tỷ lệ áp đảo trong một cuộc trưng cầu dân ý ngày 04.08 vừa qua. ĐHY John Njue giáo phận Nairobi nói :” Xét về mặt lịch sử, chân lý chưa bao giờ được mọi người ưa chuộng,nhưng Giáo Hội đã và sẽ luôn giữa vai trò của mình trong xã hội. Với tư cách là những mục tử được đặt ra để hướng dẫn đạo đức luân lý , chúng tôi vẫn lập lại sự cần thiết phải đề cập đến những vấn để luân lý đạo đức không hoàn thiện trong hiến pháp mới nầy. Tiếng nói ấy sẽ không bao giờ bị bịt miệng”. 

 

GIÁO DÂN CÔNG GIÁO PHI LUẬT TÂN THỀ ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI DỰ LUẬT NGỪA TRÁNH THAI

(UCAN 23.08) Phong trào giáo dân Công giáo Phi Luật Tân,El Shaddai, thề sẽ dùng áp lực chính trị để ngăn chận việc phê chuẩn dự luật Sức Khoẻ Sinh Sản gây tranh cãi đang còn treo ở Quốc Hội. Thủ lãnh El Shaddai, Mariano Velarde, cho biết tổ chức của ông sẽ dùng ảnh hưởng của mình trên các chính trị gia để chống lại dự luật nầy, mà những người chỉ trích cho biết nó cổ vũ ngừa tránh thai nhân tạo. Ông nói :”Chúng tôi sẽ lượn quanh Quốc Hội để nói với các nghị sĩ ủng hộ lời biện hộ của chúng tôi”. Ông nói họ sẽ chặn đứng bất cứ động thái nào nhằm thông qua dự luật ấy tại Hạ Viên qua đảng Buhay (Sự Sống).  Nhà lãnh đạo nầy cho biết ông vận động các nhà lập pháp thay vào đó hãy ủng hộ một dự luật do nghị sĩ Roilo Golez đưa ra, tìm cách quy định rằng sự sống bắt đầu từ lúc thụ thai.El Shaddai tổ chức một buổi cầu nguyện ở thành phố Paranaque vào Chúa nhật để kỷ niệm 26 năm ngày thành lập. Không nhiều nhà chính trị xuất hiện ở sự kiện nầy, mặc cho việc tụ họp nầy xảy ra trong chiến dịch tranh cử,nhằm tranh thủ tám triệu thành viên của tổ chức nầy. Velarde nói ông đã đánh dấu thiệp của họ. Ông đặc biệt lưu ý sự vắng mặt của 12 thượng nghị sĩ mà El Shaddai đã ủng hộ trong các cuộc bầu cử.

 

TẬP HAI SÁCH CỦA ĐỨC THÁNH CHA VỀ “GIÊSU NAZARET” DỰ KIẾN PHÁT HÀNH MÙA CHAY 2011

(CNA/EWTN News 23.08) Giám đốc nhà xuất bản Vatican, Đức Ông Giuseppe Costa, thông báo trên Radio Vatican rằng họ nhắm phát hành tập hai “Giêsu Nazaret” vào tháng 03.2011, do Đức Thánh Cha viết về Mầu Nhiệm Phục Sinh, vào Chúa Nhật thứ I Mùa Chay. Thời điểm được chọn rất tốt,vì sách của Đức Thánh Cha tập chú về cuộc Khổ Nạn,cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Ngài giải thích rằng 18 biên tập viên khác nhau đã hợp đồng với Liberia Editrice Vaticana để xuất bản và chắc chắn sẽ còn nhiều người khác nữa. Vào khoảng ngày 15.01.2011, tất cả các biên tập viên phải có bản văn nầy trong tay để bắt đầu công việc in ấn phát hành tại quốc gia của họ. Thông báo nầy đến khi một cuốn sách khác của Đức giáo hoàng được giới thiệu tại một hội nghị ở Rimini, Ý. Toàn tập đầu tiên các tác phẩm của ĐHY Ratzinger (opera omnia) được ĐGM Gerhard Muller, giáo phận Regensburg và Roberto Fontolan,giám đốc Trung Tâm Quốc Tế Truyền Thông Và Giải Phóng, giới thiệu trong một khóa họp về Thần Học Phụng Vụ tại Hội Nghị Rimini liên tín. Theo lời Đức Ông Costa, Toà Tập nầy không có liên quan gì với những lời Người giảng dạy trên cương vị Giáo Hoàng, mà chỉ liên quan tới những bài viết,những lời giảng dạy,những phỏng vấn khi Người còn là một hồng y”.

 

GIÁO HỘI Ở CUBA TRẢ LỜI THƯ MỞ CỦA NHỮNG NGƯỜI CHỐNG ĐỐI

(CNA 23.08) Tổng giáo phận Havana đã ra một thông cáo báo chí vào ngày 20.08 để trả lời một thư mở vừa mới được một nhóm 165 người Cuba chống đối, gửi cho Đức Thánh Cha. TGP cho biết tuyên bố nầy nhằm đáp lại phản ứng của các tín hữu Công giáo liên quan đến lá thư nầy,chứa đựng nội dung công kích Giáo Hội ở Cuba. Nhiều người trong đó là tín hữu Công giáo và dính líu tới Dự Án Varela. Nhiều người cũng là thành viên gia đình của các tù nhân muốn chế độ nầy biến mất. Họ tuyên bố không đồng ý với lập trường của hàng giáo phẩm Giáo Hội Cuba trong việc can thiệp ủng hộ các tù chính trị,mà họ gọi là “không thích hợp và gây phiền phức”. Họ cho rằng nếu các giám mục có ý làm ‘trung gian đúng đắn”, thì các Ngài đã phải lắng nghe lời than phiền của cả hai phía và đã hoà giải chúng.Tuy nhiên, giải pháp lưu đày,- được chấp nhận bởi những người đã bị giam giữ bất công bảy năm qua chỉ vì chính kiến,- chỉ có lợi cho chế độ độc tài nầy, vì ‘cuộc di cư” nầy ngăn không cho họ tiếp tục đấu tranh vì nền dân chủ ở Cuba. Câu trả lời từ Tổng giáo phận chỉ ra rằng khi Giáo Hội “chấp nhận sứ mạng làm trung gian giữa những người nhà của các tù nhân và các quan chức Cuba, Giáo Hội biết rằng việc trung gian nầy sẽ có thể bị giải thích bằng nhiều cách, gây nên những phản ứng khác nhau : từ lăng mạ cho đến phỉ báng, đến hoan nghênh và cả lòng biết ơn. Ở yên không làm điều gì cả, không phải là chọn lựa đúng đắn đối với Giáo Hội, do sứ mệnh mục vụ của nó. Tuyên bố cũng lưu ý rằng những hành động của Giáo Hội nhằm cổ vũ sự kính trọng đối với phẩm giá của mọi công dân Cuba và với sự hoà hợp xã hội ở Cuba, vẫn được tiến hành từ 20 năm nay và chưa bao giờ và sẽ không bao giờ dựa trên các xu hướng chính trị, dù là của chính phủ hay của phe đối lập, nhưng là dựa trên sứ mệnh mục vụ của Giáo Hội. Để chứng minh sự hiểu biết rõ tình hình nầy của Đức giáo hoàng, TGP trích dẫn lời Cha Lombardi,phát ngôn nhân Vatican, người vừa qua nhận xét rằng vai trò chủ chốt trong tiến trình đối thoại ở Cuba do ĐHY Jaime Ortega và Đức TGM Dionisio Garcia, chủ tịch HĐGM Cuba, đảm đương, là có thể được do sự việc hiển nhiên là Giáo Hội Công Giáo bén rễ sâu trong dân chúng và được giải thích trong ánh sáng tinh thần và mong đợi của những người dân đất nước nầy. TGP kết luận tuyên bố bằng việc lần nữa trích lời Cha Lombardi, nói rằng Toà Thánh “ủng hộ Giáo Hội địa phương với tình liên đới thiêng liêng và luôn tuyên bố chống lại lệnh cấm vận và hiệp nhất với dân chúng trong những gì họ phải chịu”….và ‘sẵn sàng ủng hộ bất cứ viễn cảnh nào về đối thoại xây dựng… với kiên nhẫn. Tiến bộ quan trọng đã đạt được trong chiều hướng nầy.Chúng tôi muốn nó tiếp tục”.

 

ĐỪNG MẮC LỪA MỘT SỐ NGƯỜI TỰ XƯNG LÀ ‘CÔNG GIÁO”

(LifeSiteNews.com 23.08) Một nhóm nhỏ những người hoạt động đồng tính đang chuẩn bị tung ta một tổ chức mới, Tín Hữu Công Giáo vì Bình Đẳng (Catholics for Equality), tự tuyên bố có nhiệm vụ hướng dẫn giáo dân Công giáo thoát khỏi giáo huấn của Giáo Hội cơ chế về tình dục và vận động sự ủng hộ đối với ‘hôn nhân’ đồng tính. Hãng tin CNA  đưa tin về tổ chức mới sinh nầy hôm chúa nhật 22.08. Mặc dù tổ chức nầy sẽ chưa chính thức tung ra trước ngày 14.09 và trang web của họ vẫn chưa hoàn thành,nhưng các mục tiêu của họ thì đã khá rõ ràng. Tổ chức nầy tuyên bố rằng giáo dân Công giáo Hoa Kỳ ủng hộ “bình đẳng cho LGBT” (Lesbian,Gay, Bisexual, Transexsual = đồng tính nữ, đồng tính nam, ái nam ái nữ,chuyển đồi giới tính) và lấy làm tiếc rằng “tiếng nói chính thức của hàng giáo phẩm ngày càng thiên về phân biệt đối xử và chống lại những nỗ lực chính đáng, nhân bản và hợp lý để đạt được sự bình đẳng hợp pháp đối với người dân Mỹ LGBT. Họ nói :”chúng tôi cho rằng khuynh hướng nầy là sự từ chối tuân theo giáo huấn Công giáo về phẩm giá bình đẳng của mọi người cũng như các  giá trị của công bằng của nước Mỹ và của hiến pháp và bình đẳng dưới luật pháp”. Trong khi Vatican thường nhấn mạnh rằng những người đồng tính phải được đối xử với lòng thương mến và phẩm giá bình đẳng như những con người, Giáo huấn Giáo Hội đồng thanh trong việc không chấp nhận chính những hành vi đồng tính và những “quyền” mới nầy là vô đạo đức và không hợp pháp. Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo nhận định rằng các hành vi đồng tính tự bản chất là bị rối loạn, trái với luật tự nhiên và được trình bày trong Kinh Thánh như là ‘những hành vi đồi bại nặng nề”. Giáo huấn Giáo Hội quy định :” Trong bất cứ tình huống nào chúng cũng không được tán thành”. Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin cũng đã khẳng định rằng sự thừa nhận ‘họn nhân’ đồng tính không bao giờ được tha thứ”, và HĐGM Hoa Kỳ cũng đã tuyên bố như thế.

 

CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ SỰ SỐNG CA NGỢI PHÁN QUYẾT NGĂN CẢN NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC PHÔI

(EWTN News/CAN 24.08) Các tổ chức bảo vệ sự sống đã ca ngợi phán quyết của một toà án liên bang hôm 23.08 ngăn chính quyền Obama thực hiện chính sách nghiên cứu tế bào gốc phôi. Một qũy hợp pháp đã phản ứng bằng việc nói rằng ‘dân chúng Mỹ không thể bị ép buộc trả tiền cho những thí nghiệm hủy diệt sự sống con người - bị luật pháp liên bang cấm”. Phán quyết nầy đến sau khi Viện Y Tế Quốc Gia (NIH) đưa ra những nguyên tắc chỉ đạo mới năm ngoái cho phép liên bang tài trợ cho nghiên cứu những dòng tế bào gốc đã được tạo thành rồi. Tuy nhiên ngày 23.08,một quan toà liên bang kết luận rằng chính sách nầy dường như vi phạm một luật liên bang được biết dưới tên “Dickey/Wicker Amendment” (tu chính án Dockey/Wicker), là một phần của dự luật phân bổ ngân sách hằng năm đối với Bộ Y Tế kể từ 1996. Tu chính luật nầy cấm tài trợ cho việc tạo ta một phôi người vì mục tiêu nghiên cứu,cũng như với nghiên cứu trong đó các phôi người bị ‘hủy diệt,loại bỏ hoặc cố ý bắt chịu nguy cơ bị tổn thương hoặc bị chết”. Họ nói :” thí nghiệm trên tế bào gốc phôi thậm chí chẳng cần thiết,vì nghiên cứu tề bào gốc trưởng thành đã đạt được những thành công hết sức lớn lao. Trong thời buổi kinh tế như chúng ta đang sống nầy, thật vô nghĩa với chính phủ liên bang khi dùng những đồng tiền qúy giá của người nộp thuế cho mục đích bất hợp pháp và vô đạo đức nầy”.

 

CÔNG TỐ VIÊN HÀNG ĐẦU VATICAN NHỚ LẠI SỰ GIẬN DỮ VÀ QUYẾT TÂM CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG

(CWNews 23.04) Trả lời phỏng vấn của hãng tin Fox, Đức ông Charles Scicluna, công tố viên hàng đầu của vatican về những trường hợp dính líu tới lạm dụng tình dục, nhớ lại rằng ngài là ‘chứng nhân trực tiếp cho lòng trắc ẩn,sự thất vọng và sự giận dữ mà những trường hợp nầy gây ra cho ĐHY Ratzinger”. Đức Ông Scicluna, người đã làm việc với Vị giáo tông tương lai nầy về những trường hợp cần đưa vào kỷ luật và được đệ trình lên Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, nói rằng ngài đã nhìn thấy quyết tâm loại bỏ sự thối nát nầy nơi ĐHY Ratzinger. Bê bối lạm dụng tình dục - Đức Ông nói - là một cơ hội để Giáo Hội cho thấy sự quyết tâm trong cuộc chiến chống lại tội lỗi, chống lại tội ác”.

 

NHỮNG TÍN HỮU CÔNG GIÁO ‘NỖI LOẠN” TRUYỀN CHỨC GIÁM MỤC

(Catholic Herald 24.08) Thêm mt nhóm ly khai khỏi Giáo Hội Công giáo La Mã truyền chức cho vị giám mục thứ chín của họ ở Kenya. Giáo hội Công giáo đặc sủng độc lập Kenya đã truyền chức cho giám mục George Odhiaambo Jamba trong một buổi lễ ở Hạt Ugenya vào ngày 21.08. Ông sẽ cầm đầu giáo điểm ở Tây Kenya. Các giới chức cao cấp của giáo hội nầy gồm giám mục Ton Kiiza ở Uganda và tổng đại diện Cyprian Kinzi Musyimi đã tham dự buổi lễ ngoài trời nầy tại trung tâm thương mại Rangala. Tổng giám mục Antony Mackiilop, đứng đầu giáo hội Công giáo độc lập ở Úc, làm chủ lễ. Ông nầy nói :” giáo hội của chúng tôi đang tăng trưởng nhanh chóng ở Kenya. Chẳng mấy chốc chúng tôi đã có hơn 10.000 tín đồ và 9 giám mục”. Ông nói thêm :” sự hiện diện của một con số lớn các tín hữu trong buổi truyền chức tân giám mục là một dầu hiệu cho thấy giáo hội chúng tôi đang bén rẽ trong đất nước nầy”. Các nghi thức thờ phượng, lễ phục và phong cách hoàn toàn y hệt giáo hội mẹ của họ, nhưng họ cho phép hàng giáo sĩ được kết hôn và có công ăn việc làm bình thường.

 

TRUY TẶNG DANH HIỆU ‘NGƯỜI CÔNG CHÍNH GIỮA MUÔN DÂN” CHO ĐỨC GIÁM MỤC MOUSSARON

(ZENIT 25.08) Đức Cố Tổng giám mục giáo phận Albi,Pháp (1940 – 1956) đã được truy tặng huy chương và bằng danh dự “Những Người Công Chính giữa muôn dân”. Trang Web Giáo Hội nước Pháp nhắc lại câu trích từ Talmud và được khắc trên huy chương :”Ai cứu một mạng sống,là cứu toàn vũ trụ” và thuật lại những lời người đại diện khu vực của ủy ban Yad Vashem tại Pháp, tiến sĩ Albert Seifer :” Đây không phải là vấn đề một phần thưởng hay là trao tặng huân huy chương, má chỉ là chứng từ lòng tri ân và công nhận của nhà nước Israel và của dân tộc Do Thái”. ĐGM Moussaron đã cứu bao nhiêu người Do Thái? Cha Pierre Mathieu, linh mục về hưu ở Castres đã điều tra 16 cơ sở Công giáo đã theo chỉ thị của Đức cố giám mục mà mở cửa cho những người Do Thái lánh nạn, đặc biệt với trẻ em. Ngài bị Gestapo (mật vụ Đức quốc xã.ND) bắt giữ ngày 12.06.1944 và bị tống giam tại Toulouse trước khi được ân xá nhờ sự can thiệp của Mẹ bề trên Dòng Đấng Cứu Thế Nhân Lành, của soeur quản lý và của một bác sĩ người Đức chống quốc xã. Nghi lễ truy tặng do ngài thị trưởng Albi chủ trì với sự hiện diện của lãnh sự Israel ở Marseille và ĐGM Carré. ĐHY Jules Saliège,TGM giáo phận Toulouse và ĐGM Pierre-Marie Théas, giáo phận Montauban cũng đã đứng lên chống lại các cuộc bách hại người Do Thái ngay từ năm 1942, và cũng đã được gọi là “Những người công chính giữa chư dân” vào năm 1969.

 

CÁC CƠ QUAN QUỐC TẾ VẬN ĐỘNG NẠO PHÁ THAI

(ZENIT 25.08) Nhật báo Osservatore Romano số ra ngày 23-24.08 cảnh báo : Trong khi Liên Hiệp Quốc khai mạc Năm quốc tế giới trẻ vào ngày 12.08 vừa qua, một số cơ quan quốc tế tìm cách làm cho nạo phá thai được thông qua như là một quyền con người,trong đó có Qũy Dân Số LHQ (UNFPA) với nhiều sáng kiến của LHQ khuyến khích ‘sự tiếp cận toàn cầu với các dịch vụ sức khoẻ tình dục và sinh sản”, ngôn từ rất quen thuộc ngầm chỉ ngừa tránh thai và nạo phá thai,cũng như cổ vũ giáo dục tình dục được giải phóng. Tờ Osservatore Romano nói thêm :”Thật đáng trách là trong các văn kiện tạm thời được phát hành trong hội nghị trù bị hiện đang diễn ra ở Léon, Mehico (23 – 27.08), không thấy kể ra Công ước Quyền Trẻ Em. Văn kiện nầy chắc chắn không phải là hoàn chỉnh,nhưng nó đưa ra ánh sáng những quyền và những bổn phận căn bản của các phụ huynh trong việc giáo dục và trưởng thành của con cái họ”. Tron bản thảo tuyên bố của hội nghị trù bị,ngược lại, các từ “trẻ em” và ‘phụ huynh” không được trích dẫn. Nhật báo Vatican nhìn thấy trong sự cố tình bỏ quên nầy ‘một quan niệm triệt để về sự tự trị của giới trẻ,nhắm cắt đứt các mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái”. Osservatore Romano mời gọi để ý tới Magna Carta (Hiến Chương) các Giá Trị cho một nền văn minh mới, được giới thiệu vào tháng tám tại LHQ do Nghị Viện Giới Trẻ Thế Giới

Nghị viện trẻ thế giới được thành lập năm 1981 bởi Fernando Rielo Pardal (1923-2004), người sáng lập Sứ vụ Truyền giáo Idente và Giới trẻ Idente. Gia đình tinh thần Idente bao gồm nam giới và phụ nữ, giáo dân và giáo sĩ, những người độc thân và những người đã kết hôn. Nghị viện được công nhận theo giáo luật (canonically) tại Madrid, Tây Ban Nha, vào năm 1994; và 10 năm sau đó được Tòa Thánh công nhận.Nghị viện giới trẻ được hình thành từ một bài diễn thuyết của vị sáng lập được trình bày ngay tại trụ sở LHQ. Pardal đã nói về viễn ảnh của ông rằng, những người trẻ tuổi ở cấp độ toàn cầu có thể lắng nghe và vì thế đưa ra một đóng góp quyết định về các vấn đề xã hội và tâm linh.Nghị viện giới trẻ đang xem xét các chiến lược để thực hiện Magna Carta ở mức độ toàn cầu. (Nguồn: Truyền thông Công giáo, 20.08.2010)

 

Do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ

 


Về Trang Mục Lục