Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 22.08 ĐẾN 28.08.2010 - CUỐI TUẦN)

 

NHÀ THỜ HỒI GIÁO GẦN GROUND ZERO : MỘT CON NGỰA THÀNH TROIE?

Sự lan rộng khủng khiếp của chủ nghĩa khủng bố Thánh Chiến [Jihad] khắp trên thế giới tiếp tục trở nên ngày càng trâng tráo và có tính chất phá hoại. Vụ việc xảy ra ở Fort Hood ở Texas nói với chúng ta rằng nó có thể xảy ra ở đây. Những vụ giết người bằng cài bom tự sát trở nên gần như cơm bửa. Mới hôm trước có tin 61 binh sĩ Iraq vừa tuyển mộ đã bị giết và số người bị thương không đếm xuể. Việc đưa tin nầy hầu như không mảy may gây xúc động, như thể là nói “Có gì khác nữa không?”. Chúng ta đã trở nên gần như miễn nhiễm với những chuyện xảy ra nầy,trừ phi chúng xảy đến trên đất chúng ta.

Ngày nay Hồi giáo là tôn giáo lớn nhất và tăng trưởng mau nhất trên thế giới. Nó đã vượt qua về con số Giáo Hội Công giáo cách nay một số năm, một phần nhờ sự việc là Giáo Hội đã mất đi rất nhiều trong giới trẻ và khoảng ba phần tư lục địa Châu Âu.

Tác giả người Anh,Hilare Belloc, đã viết vào năm 1938 rằng Hồi giáo sẽ trỗi lên lại. Nó gần như bị đánh bại sau thế chiến thứ nhất vì đầu não những người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman theo đạo Hồi đã mất đế chế của họ,bị bại trận cùng với nước Đức. Những người Thổ Nhĩ Kỳ đế chế Ottoman nầy,tuy vậy, đã giết có hệ thống hơn 1,5 triệu người dân Armenia từ 1895 cho đến hết thế chiến thứ nhất, vì người Armenia là một thách thức đối với niềm tin đạo Hồi. Ngày nay Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có 99% theo đạo Hồi. Trong các nước Hồi giáo khác như Ả rập Xê Út và Iran, không có tự do thờ phượng. Chỉ duy nhất Hồi giáo được phép.

Năm 1979,khi Khomeni lật đổ vị vua ở Iran, thì phong trào Jihad (thánh chiến) cất cánh trở lại. Trong thập niên 80  và 90, Hồi giáo đã có sự lan rộng lớn nhất trong nhiều thế kỷ. Chẳng hạn, ở Tanzania (nơi tác gỉa làm thừa sai.ND), nhà thờ Hồi giáo đã được xây trong mọi làng mạc và tỉnh thành với tiền bạc đến từ nước có trử lượng dầu mỏ khổng lồ, Ả Rập Xê Út. Những nhà thờ nầy có những loa công suất lớn phát ra lanh lãnh lời kêu gọi cầu nguyện từ sáng sớm và nhiều lần trong suốt ngày. Rõ ràng là Hồi giáo nỗi bật và rất tích cực hoạt động. Các giám mục Tanzania đã ra một luật không cho phép các Kitô hữu nữ kết hôn với người theo đạo Hồi,vì nếu họ kết hôn thì sẽ mất tất cả các quyền, kể cả quyền nuôi dạy con cái làm người Công giáo.

Những gì đặc biệt gây bối rối về Hồi giáo, ấy là nó đòi hỏi phải được thích nghi đồng thới lại từ chối thích nghi. Niềm tin rằng chỉ có người theo đạo Hồi mới có chân lý và rằng họ phải chinh phục thế giới nhân danh Đấng Allah, là chung cho mọi người mọi nơi. Khi Tanzania giành được độc lập vào năm 1961, người Anh vốn đã cai trị đất nước nầy, rất bối rối về việc làm thế nào họ sẽ bỏ lại đất nước nầy với những luật lệ để cai trị một dân số khác biết nhau. Với người dân Tanzania, họ vạch ra một kế hoạch tỉ mỉ vốn sẽ cho phép người theo đạo Hồi được có 4 vợ,nhưng các Kitô hữu thì chỉ có một vợ, ít ra thì cũng chỉ một lúc có một vợ mà thôi. Sự bất mãn trong một số quốc gia Châu Âu với dân số đạo Hồi tăng trưởng hết sức nhanh,là ở chỗ người Hồi giáo đòi hỏi được cai trị bởi các luật riêng của họ và không chịu bị đồng hoá. Họ nói nó giống như có một quốc gia trong một quốc gia vậy.

Ngày nay chúng ta thường nghe nói rằng cuộc đấu tranh của chúng ta không phải là với Đạo Hồi,mà là với những tay khủng bố. Nhưng những tay khủng bố theo đạo Hồi của phong trào Jihad có tình cờ coi trọng một số đoạn trong kinh Coran chăng? Còn những người theo đạo Hồi bình thường thì như thế nào, chẳng phải đa số trong bọn họ có cảm tình với những người cực đoan sao? Có những bức hình chụp họ đang nhảy múa ngoài đường ở Ả Rập Xê Út, khi họ nhìn thấy trên truyền hình cảnh bọn cực đoan thành công trong việc làm sập đổ hai toà tháp đôi.

Tôi hết sức ngạc nhiên rằng ông Obama đã tổ chức một bửa tối cho một nhóm lớn những người đàn ông Hồi giáo tại một buổi lễ khai mạc tháng ăn chay Ramadan. Nếu ông ta đã từng làm như vậy với một nhón tín đồ Tin Lành hoặc Công giáo khi khởi sự Mùa Chay, chắc hẳn đã có tiếng la ó phản đối vì vi phạm việc tách rời giáo hội và nhà nước. Hiển nhiên để xoa dịu và nhượng bộ những người Hồi giáo nầy, ông đã tuyên bố ủng hộ việc họ xây nhà thờ Hồi giáo gần vùng Ground Zero, ngay cả dù trước đó ông đã nói rằng vai trò của ông không phải là can thiệp vào một vấn đề địa phương ở New York, mà hải do chính người dân New York giải quyết. Các tín đồ Hồi giáo đã thừa nhận rằng dự án nầy sẽ được Ả rập UtIran tài trợ. Cũng nên lưu ý rằng dự án nầy được gọi là “Dự Án Cordoba”. Cordoba là một thành phố ở miền trung Tây Ban Nha,vốn đã là thủ phủ của vương triều Hồi giáo ở Tây Ban Nha trong thời kỳ Trung Cổ. Wikipedia nhận định rằng Cordoba là một ‘biểu tượng sự chinh phục của đạo Hồi đối với nhiều tín đồ Hồi giáo khắp trên thế giới”. Cũng vậy,không được quên rằng sự thất bại quan trọng của Hồi giáo diễn ra ở các cổng thành Vienne do nhà vua người Ba lan vào ngày 11.09.1683, ngăn chặn chúng chiến trọn Châu Âu. Có phải vụ tấn công Hai Toà Tháp Đôi thực sự chỉ là một sự trùng hợp?

Tất cả những điều nầy xác nhận xác tín của tôi rằng phần lớn người theo đạo Hồi từ chối thích nghi, nhưng lại đòi hỏi phải được thích nghi. Những người Hồi giáo cực đoan hạ những toà tháp nầy và nay những người ôn hoà từ chối thay đổi quyết định của họ về việc xây nhà thờ Hồi giáo trong vùng đất bài Hồi giáo nhạy cảm nhất nầy. Dường như họ muốn một chiến thắng ở đây để tăng cường và củng cố những gì họ cho là đặc quyền của họ và rằng nó sẽ dẫn tới sự thống trị toàn thế giới của Hồi giáo, từng bước một. Nhưng với những ai chống lại việc xây dựng nhà thờ Hồi giáo trong khu vực nầy, thì đó là làm cho quan hệ ngày càng xấu đi và chẳng khác nào xát muối lên các vết thương.

Có ngạc nhiên chăng khi có nhiều ngờ vực không tin người Hồi giáo như thế? Họ có nên cố gắng thích nghi và hoà hợp hơn nữa chăng? Họ sẽ đáng ca ngợi nếu như họ sẽ quyết định không xây gần Ground Zero, do những gì đã xảy ra nơi đây về phương diện lịch sử. Một chút khiêm nhường về phía họ sẽ giúp tiến xa trong việc dẫn đến một giải pháp hoà bình và làm cho họ nên đáng tin hơn.

(CPO Info 26.08. LM Marvin Deutsch, M.M)

 

CẦU XIN GIÚP NGĂN VIỆC ĐỐT KINH CORAN

(UCAN 27.08) Các tín hữu Công giáo và những người theo đạo Hồi ở bang Madhya Pradesh khẩn khoản xin Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo thế giới khác cố gắng ngăn chận việc một giáo hội Hoa Kỳ tổ chức một “Ngày Đốt sách Coran” vào tháng tới. Mazood Ahammad Khan,thư ký uỷ ban điều phối tín đồ đạo Hồi Ấn Độ, nói :” Chúng tôi ký vào một kiến nghị yêu cầu hành động tích cực từ các nhà lãnh đạo thế giới ngăn chận những cuộc đốt nầy. Thư sẽ sớm được gửi tới các nhà lãnh đạo. Chúng tôi muốn có hành động chống lại những người tham gia chiến dịch hận thù như thế để sao cho không có ai sẽ lam như thề lần nữa”. Trung Tâm Bồ Câu Vươn Xa Thế Giới [The Dove World Outreach Center] ở Florida dự tính tổ chức sự kiện gây tranh cãi nầy vào ngày 11.09 để đánh dấu kỷ niệm năm thứ 9 vụ tấn công khủng bố 11/9 ở New York. Đức TGM Leo Cornelio giáo phận Bhopal và một phái đoàn các nhà lãnh đạo Hồi giáo đã gặp nhau vào đầu ngaỳ 24.08 để lên án kế hoạch nầy và thảo luận về ảnh hưởng mà việc đốt sách có thể có trong bang nầy. Một số lãnh đạo Hồi giáo cảm thấy một cảm giác tức giận mãnh liệt và các Kitô hữu ngờ rằng nó sẽ hướng về họ. Tại cuộc gặp nầy, Đức TGM và các lãnh đạo Hồi giáo quyết định viết thư gửi Đức Giáo Hoàng Biển Đức, Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon và tổng thống Hoa Kỳ Obama đề nghị họ giúp ngăn chận giáo hội nầy không thực hiện kế hoạch của họ. Đức TGM Cornelio nói : Giáo Hội Công giáo chia sẻ trọn vẹn những tâm tình của tín đồ đạo Hồi rằng không ai được phép đốt kinh Coran. Một hành vi như thế vi phạm các truyền thống đã được thiết lập cho sự chung sống hoà bình. Các nhà lãnh đạo Kitô giáo và Hồi giáo đã nhấn mạnh sự cần thiết phải kính trọng mọi tôn giáo,mọi sách tôn giáo và quyền của mỗi người theo một tôn giáo”. (xem tin đã đưa trong Tổng Hợp TT.HTCG Tuần từ 09.08 đến 15.08.2010)

 

OBAMA TẶNG TIỀN NỘP THUẾ ĐỂ TÁI THIẾT CÁC NHÀ THỜ HỒI GIÁO KHẮP THẾ GIỚI

 (CPO Info 27.08) Trong khi hàng triệu người Mỹ đấu tranh để giữ nhà cửa và công ăn việc làm của họ, thì tổng thống Obama không thể đem những đồng tiền chúng ta nộp thuế nahnh vậy. Theo hãng in AP, chính quyền Obama sẽ tặng gần 6 triệu USD tiền dân Mỹ đóng thuế để phục hồi 63 địa điểm văn hoá lịch sử,gồm cả những nhà thờ và tháp Hồi giáo, trong 55 quốc gia. Đây là một sự lăng nhục!  Và bạn có thể tưởng tượng ACLU và những người khác ở cánh tả thế tục sẽ nói gì,nếu những đồng tiền nầy đã được chi để sửa chữa các thánh đường Kitô giáo? Họ sẽ gào thét lên đòi “ tách rời giữa giáo hội và nhà nước”.  Tài trợ cho Hồi giáo trên đất nước ngoài với tiền người Mỹ đóng thuế ư? Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton nói chương trình phục hồi những địa điểm Hồi giáo và văn hoá khác trong các quốc gia khác của Hoa Kỳ là chi tiêu rất tốt tiền nộp thuế.

 

-----------------------------------------------------------------

 

THỜI GIỜ CHÍN MÙI CHO CUỘC GẶP GỠ GIỮA ĐỨC GIÁO HOÀNG VÀ THƯỢNG PHỤ

(CWNews 25.08) Phát biểu tại hộ nghị Rimini thường niên của Phong Trào Truyền Thông và Giải Phóng, người đứng đầu Giáo hội Chính Thống Belarusse Filaret giáo phận Minsk và Slutsk nói rằng “thời giờ đã chín mùi cho một cuộc gặp gỡ” giữa Đức giáo hoàng Biển-Đức và Thượng phụ Kirill, người đứng đầu Giáo hội Chính Thống Nga. “Còn có khả năng ngay trong năm 2011. Về nguyên tắc tôi thấy không có trở ngại gì. Nay chúng ta đang trong một thời điểm ổn định,nhưng giữa chúng ta,các bên, chúng ta đang mở ra cho đối thoại. Tôi hy vọng bầu khí nầy sẽ tiếp tục”.

 

GIÁO PHẬN HONG KONG MỜI GỌI GIỚI TRẺ THAM GIA TÍCH CỰC VÀO JMJ MADRID 2011

(Fides 25.08) Còn đúng một năm nữa là khai hội JMJ Madrid 2011 từ ngày 16 đến 21.08.2011,với chủ đề :” Lạy Thầy Nhân Lành, tôi phải lám gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” (Mc 10,17). Giáo phận Hong Kong bắt đầu ghi danh giới trẻ và hạn chót là ngày 30.09. Theo tờ thông tin Kong Ko Bao của giáo phận, phái đoàn Hong Kong do uỷ ban mục vụ giới trẻ hướng dẫn, sẽ ở Madrid từ 05 đến 22.08.2011. Ngoài các sinh hoạt chính của Đại Hội, phái đoàn cũng sẽ có cơ hội trao đổi với giới trẻ các quốc gia khác. Giáo phận Hong Kong cũng đưa ra lời kêu gọi mời giới trẻ Hong Kong cảm nhận hiệp thông với giới trẻ và tín hữu trên toàn thế giới và xin các tín hữu hãy quảng đại giúp đỡ giới trẻ các nước đang phát triển có thể tham dự sự kiện thế giới nầy. Việc đào tạo những người Hong Kong tham dự Đại Hội Giới Trẻ Madrid 2011 sẽ bắt đầu vào tháng giêng tới.

 

NGƯỜI NHÀ 12 TUỔI CỦA MARY MACKILLOP SẼ ĐI RÔMA

(CathNews 25.08) Brandon Sheehan,học sinh 12 tuổi trường Công giáo, một hậu duệ của MacKillop, sẽ đi Roma dự lễ phong thánh vào ngày 17.10, cùng với một nhóm hơn 50 người đại diện từ giáo phận Parramatta. Elma Davidson, bà ngoại của ông Mark Shehan,phụ thân của Brandon, là người thân cao tuổi nhất của Mary MacKillop còn sống. Bà của bà Elma là chị em họ của Mary MacKillop. Brandon được thềy hiệu trưởng Mark Geerligs, trường Rosary, chọn làm một trong hai em học sinh sẽ đại diện cho giáo phận trong đoàn hành hương. (nữ sinh kia là Laura Wonton từ trường tiểu học Thánnh Nicolas). Đó là điều thích đáng, vì trường của Brandon là một trong nhiều trường học trong giáo phận đã được Mary MacKillop càc các nữ tu Dòng Thánh Giuse sáng lập. Mark nói :” Được là một phần của ngôi trường được một thánh lập ra quả là một vinh dự lớn lao. Chúng tôi hết sức hài lòng rằng các thành viên cộng đoàn chúng tôi có cơ hội nầy để tham dự vào dịp quan trọng nầy,nhất là đối với Brandon và gia đình cậu”.Brandon nói :” Cháu hềt sức phấn khích khi thầy Geerlgs gọi cháu vào văn phòng và nói rằng Cháu đã được chọn để đi. Cháu rất hạnh diện được là người thân của MacKillop và đại diện cho trường”.

 

GIÁO HỘI PHỦ NHẬN MỌI DÍNH LÍU TRONG VIỆC BAO CHE VỤ LINH MỤC IRA ĐÁNH BOM

(CathNews 25.08) Một báo cáo được chờ đợi từ lây do thanh tra cảnh sát vùng Bắc Ái Nhĩ Lan đã xác nhận những nghi ngờ rằng một linh mục co` dính líu vào một chiền dịch của IRA vào năm 1972, trong đó 3 chiếc xe hơi cài bom đã giết chết 9 người và lám bị thương 30 người khác.Theo các báo The Australian và The Sydney Morning Herald : Các giới chức hàng đầu của cảnh sát,của chính phủ và của Giáo Hội Công giáo đã âm mưu bảo vệ cha James Chesney, từ ngôi làng Bellaghy gần đó.Nhưng Giáo Hội đã phủ nhận diú líu vào bất cứ vụ bao che nào. Một tuyên bố chung từ ĐHY Sean Brady,hiện đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Ái nhĩ Lan và ĐGM giáo phận Londonderry, Seamus Hagarty, nói rằng việc mợt linh mục dính líu vào vụ cài bom nầy quả là gây ‘sốc”. Các Ngài nói :” Trường hợp nầy lẽ ra đã phải được điều tra thích đáng vá giải quyết trong khi Cha Chesney còn sống”. Hãng tin AFP cho biết : Cha Chesney đã được chuyển tới cộng hoà Ái Nhĩ Lan bên cạnh, vượt khỏi phạm vi quyền lực pháp lý của cảnh sát Bắc Ái Nhĩ Lan – do lo ngại ngài bị bắt về các vụ tấn công ở Claudy sẽ làm bùng phát những căng thẳng giáo phái. Từ lâu cha đã bị nghi ngờ là chiến sị của IRA (Quân Đội Cộng Hoà Ái Nhĩ Lan), người vạcch kế hoạch âm mưu nầy,mặc dù IRA phủ nhận trách nhiệm. 38 năm sau, điều tra do thanh tra cảnh sát bắc Ái Nhĩ Lan, Al Hutchinson, tiết lộ cụa bao che đã giúp cha Chesney thoát khỏi bị xét xử. Điều tra cho biết  đã có tin tình báo cho thấy liên hệ của cha Chesney với IRA và vụ tấn cônng ở Claudy và nói nhiều sĩ quan cảnh sát đã muốn truy nã cha Chesney. Nhưng báo cáo của Hutchinson phát hiện rằng một sĩ quan cảnh sát cao cấp đã tiếp xúc với chính quyền Anh yêu cầu họ giúp đỡ, cùng chung với Giáo Hội Công giáo, để “làm cho một linh mục nguy hiểm trở nên vô hại”.  Hutchinson mô tả điều nầy như một sự “cấu kết thông đồng”,nhưng cho biết ông không tìm thấy chứng cứ mục đích tội phạm nào do Giáo Hội hoặc chính phủ. William Whitelaw,bộ trưởng Anh đặc trách Bắc Ái Nhĩ Lan bấy giờ, và ĐHY William Conway, đứng đầu Giáo Hội Công giáo ở Ái Nhĩ Lan thời gian ấy, đã thảo luận xem liệu vị linh mục nầy có thể được thuyên chuyển ra khỏi tỉnh nầy chăng, một gợi ý đã được chuyển sang cho cảnh sát. Chesney được chuyển tới nước Cộng Hoà cuối năm 1973 và qua đời năm 1980, ở tuổi 46.

 

GHẾ NGỒI BẰNG CẨM THẠCH, BỤC GIẢNG VÀ BÀN THỜ CHO ĐỨC THÁNH CHA Ở SCOTLAND

(CathNews 25.08) Một thợ đá người Tô Cách Lan đang làm việc cật lực để hiàn tất một ghế ngồi,bàn thờ và bục giảng bằng cẩm thạch sẽ được Đức Thánh Cha sử dụng tại Thánh Lễ Người cử hành tại Glasgow. Tờ The Catholic Herald đưa tin: Neil Reid đã xây dựng các bàn thờ cho các thánh đường từ 18 năm nay và học việc với Tom MacMillan, người đã làm bàn thờ cho cuộc tông du năm 1982 của Đức Gioan-Phaolô II. Các cấu trúc mới nầy được thiết kế 3D với sự giúp đỡ của các chuyên gia vi tính tại Đại học Strathclyde. Ông nói :” Thật là một đặc ân được Giáo Hội yêu cầy làm công việc nầy. Tôi thật sự tự hào rằng sau khi nhìn thấy công trình trước đây của tôi, họ đã giao cho tôi nhiệm vụ quan trọng dường nầy. Tôi đã từng làm bàn thờ cho các thánh đường 18 năm nay,nhưng đây là một cái lớn lao thật sự…Tôi có thể tưởng tượng trong đầu bàn thờ nầy, nhưng tôi không thể chờ đến khi hoàn tất nó và nhìn thấy nó được Đức Thánh Cha sử dụng tại Bellahouston”.

 

NHỮNG CHIẾN TUYẾN MỚI TRONG CUỘC ĐẤU TRANH VỀ CHỦ NGHĨA THẾ TỤC

(CathNews 25.08) John Allen viết : Trong chiến tranh lạnh,cả hai phe đều nhìn cái gọi là ‘thế giới thứ ba” như một chiến trường cho trái tim và lý trí. Càng ngày điều đó càng đúng trong những đấu tranh mang tính ý thức hệ ngày ngay về chủ nghĩa thế tục.Mùa hè nầy đã mang đến một số thay đổi quan trọng trong bản đồ chiến lược nầy:

Ngày 15.07, Achentina trở thành quốc gia đầu tiên ngoài Châu Âu và Bắc Mỹ phê chuẩn hôn nhân đồng tính. Trong hai phán quyết gây ấn tượng vừa qua, Toà án tối cao Mehico đã phê chuẩn các quyền kết hôn và nhận con nuôi đối với những người đồng tính ở Mehico City. Người dân nước Kenya đã tán thành một cách áp đảo một hiến pháp mới vào đầu tháng tám,mặc cho những phản đối rằng điếu nầy mở cửa cho việc hợp pháp hoá nạo phá thai. Với những người bảo thủ về văn hoá vốn cho rằng tất cả những điều nầy đều do những chiến dịch vận động của phương Tây châm ngòi nhằm xuất khẩu chủ nghĩa thế tục cực đoan khắp hành tinh nầy, thì Châu Phi thường thường lù lù như một hy vọng lớn cho việc kẻ một đường trong cát [= tạo ra hoặc tuyên bố một ranh giới nhân tạo,hàm ý rằng vượt qua nó thì sẽ gây hỗn loạn. ND]. Nỗ lực gần đây nhất để chống đỡ mặt trận Châu Phi đến trong phiên họp khoáng đại từ 26.07 đến 02.08 Hội nghị chuyên đề Luên HĐGM Châu Phi và Madagascar (SECAM), quy tụ các giám mục Công giáo Xhâu Phi, diễn ra ở Accra,Ghana. Tại sự kiện nầy, ba nhà văn và hoạt động Công giáo đã có may mắn được phát biểu với các giám mục Châu Phi, tất cả đều được liên kết lại với một đường hướng hoàn toàn mang tính chất diều hâu đối với đức tin và văn hoá. Những nhà tư tưởng như thế thành công biết bao trong việc dựng lên cái khung cho chương trình nghị sự Châu Phi có thể có nhiều điều để nói về việc Đạo Công giáo làm thế nào cho ăn khớp cả lời hứa lẫn những hiểm hoạ của chủ nghĩa thế tục trong thế kỷ 21. Người đầu tiên lên tiếng là Đức Ông Tony Anatrella, người đã tố cáo những gì Ngài coi như là một ‘lý thuyết giới tính” Tây phương độc hại, tương phản với tôngt hư xã hội Caritas in Veritate của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI. Anatrella là một nhà phân tâm học xã hội giảng dạy ở Paris và là một cố vấn của HĐ giáo hoàng Vatican về Chăm Sóc Mục Vụ Y Tế, đồng thời là một thành viên của Ủy ban Quốc Tế Mễ-Du của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin.

 

NGƯỜI PHỤ NỮ GOÁ ĐEM NGƯỜI TÂY TẠNG VỀ VỚI ĐẠO CÔNG GIÁO

(UCAN 25.08) Một phụ nữ Công giáo người Hoa đã thực hiện một kỳ công hiếm hoi khi vận động mô5 số tín đồ Phật giáo trở lại đạo Công giáo trong tỉnh Qinghai Tây Tạng thuộc Trung Quốc. Cha Joseph Li Dongsheng, quản xứ Xining, ca ngợi thành tích của người phụ nữ nầy ở trong một vùng chỉ có 4.000 tín hữu Công giáo trong tổng số 1 triệu dân. Ngài nói :” Ngay chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện làm cho người thiểu số Tây Tạng trở lại đạo, vì họ bén rẽ sâu trong đạo Phật. Điều đó gần hư là không thể được. Năm tín hữu Công giáo mới,tuổi từ 20 đến trên 50, đến từ ba gia đình cùng một bộ lạc và đều là tín đồ Phật giáo từ nhỏ. Khi người phụ nữ nầy vào gia đình nầy do kết hôn cách đây hai năm, chị nói với họ về đức tin củ Chị và tặng họ Kinh Thánh và một số sách đạo để đọc. Cha Li nói :” Ban đầu họ không chấp nhận điều đó.Nhưng sau khi đọc những cuốn sách nầy, họ có một ý nghĩ tốt hơn về đức tin của chúng ta và bắt đầu cảm thấy Chúa cao cả dường bao. Nay, vào Năm Mới Âm Lịch, họ vẫn treo các tượng ảnh Chúa Giêsu và Đức Mẹ tại nhà”. Năm người nầy được rửa tội cùng với năm người trở lại đạo khác vào ngày 15.08, lễ Đức Bà Mông Triệu, tại một thánh lễ có 700 người tham dự. Cha Li nói ngài dự định sẽ dạy dỗ họ thêm, để giúp họ bền vững trong đức tin, vì họ phải đương đầu với phân biệt đối xử trong môi trường Phật giáo nầy.

 

CÁC GIÁM MỤC HOA KỲ KÊU GỌI “QUY ƯỚC XÃ HỘI” DỰA TRÊN TÔNG THƯ CARITAS IN VERITATE

(CWNews 25.08) Trong tuyên bố Ngày Lao Động hằng năm công bố ngày 24.08, các giám mục Hoa kỳ nói thời gian đã chín mùi cho một quy ước xã hội mới, với tông thư năm 2009 Caritas in Veritate của Đức Biển-Đức XVI đưa ra những chỉ dẫn cần thiết.  ĐGM William Murphy giáo phận Rockville Centre, chủ tịch uỷ ban Công Lý và Phát triển Con Người thuộc HĐGM Hoa Kỳ đã viết : Tuy rằng Đức giáo hoàng Lêông XIII đã mang ánh sáng Phúc Âm để quy vào những thực tại kinh tế thời đại của Người, Đức Thánh Cha Biển-Đức cũng đã làm điều tương tự như thế trong thời đại chúng ta. Trích dẫn những đoạn từ tông thư nầy, ĐGM Murphy suy nghĩ về công việc, thợ thuyền và kinh tế; thị trường, nhà nước và xã hội dân sự; lương tướng công bằng và một quy ước xã hội mới. Ngài nói :” Dù vai trò của Giáo Hội không phải là đề xuất một kế hoạch chi tiết cụ thể về kinh tế cho tương lai, nhưng những lời của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI phải nhắc nhở chúng ta rằng một chìa khoá – có thể chính là chìa khoá - để vượt qua tình hình kinh tế hiện tại là cởi trói cho những sức mạnh sáng tạo của con người”.

 

HỘI ĐỒNG CÔNG GIÁO VẬN ĐỘNG TẨY CHAY ĐỐI VỚI CÁC ‘HÔN NHÂN” ĐỒNG GIỚI Ở MEHICO

(CNA 26.08) Hội đồng các nhà phân tích Công giáo ở Mehico đã đưa ra một tuyên bố bác bỏ ‘hôn nhân’ đồng giới và phán quyết của Tià Án Tối Cao cho phép các cặp hôn nhân đồng tính nam được nhận con nuôi ở Mehico City. Hội đồng nầy cũng yêu cầu rằng các giới chức đăng ký dân sự chống lại những ‘hôn nhân” nầy phải được cho phép từ chối thực hiện vì lý do lương tâm (cho rằng điều đó trái đạo lý). Văn kiện nầy cảnh báo rằng phán quyết của toà đã “thay đổi bản chất của việc lập ra luật hôn nhân trong luật pháp của Mehico City”, làm cho những kết hợp đồng tính nam cũng ngang với hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Văn kiện nói thêm rằng những kết hợp như thế ‘phải không được chấp nhận trong việc xây dựng luật dân sự”. Vì lý do nầy, hội đồng đã vận động tất cả các bang ở Mehico bảo vệ hôn nhân như là sự kết hợp giưã một người nam duy nhất và một người nữ duy nhất. Hội đồng cũng kêu gọi hội đồng lập pháp ở Mehico City bảo đảm chắc chắn rằng sự từ chối vì lý do lương tâm phải được công nhận, “sao cho không một ai bị ép buộc hành động ngược với lương tâm mình…hoặc phải chịu áp lực khi từ chối tham gia vào việc cử hành những “hôn nhân” nầy.Hội đồng nầy kêu gọi việc làm luật lập ra quyền trẻ em được có một ông bố và một bà mẹ và kêu gọi một cuộc tẩy chay Mehico City vì đã tấn công lên hôn nhân, thúc giục những ai sắp kết hôn hãy cử hành lễ cưới ở trong các bang khác như một lời phản đối mạnh mẽ chống lại luật mới nầy ở thủ đô Mehico. Hội đồng nầy nói :”Chúng tôi không chống lại những người đồng tính. Ngược lại, chúng tôi tôn trọng họ và Giáo hội không chống lại họ.Tuy nhiên, chúng tôi quả quyết rằng những cải cách nầy không có nghĩa là tiến bộ hướng tới tự do hoàn toàn,nhưng đúng ra là một bước lùi rõ rệt muốn tương đối hoá các quyền con người căn bản”

 

CÁC DI VẬT CỦA CHA PADRE PIO DỪNG LẠI Ở CÁC GIÁO XỨ Ở BRISBANE

(CathNews 26.08) Hai giáo xứ thuộc giáo phận Brisbane sẽ đón các di vật Thánh Padre Piô Năm Dấu, vốn trong các tuần vừa qua đã thăm một vòng các vùng Perth, Adelaide,Melbourne,Sydney và New Zeland. Cha Dòng Phan Sinh Ermelindo DiCapua,một trong số ít người gần gũi hằng ngày với Cha Thánh Piô, sẽ đến Brisbane vào ngày 03.09 với các di vật,gồm ba mẫu máu từ các dấu đinh của Thánh Nhân và một trong những chiếc găng mà Thánh nhân đã dùng để che đậy các vết thương. Người tổ chức chuyến thăm Brisbane nầy, Cha Dòng Phan Sinh John Spiteri, nói các sự kiện nầy,diễn ra ở Thánh Đường Đức Bà Đầy Ân Phúc và thánh đường Thánh Brigid, với hình thức tương tự nhau :” khởi đầu từ 2 giờ chiều, với Chầu Mình Thánh, Lần hạt Mân Côi và Phép Lành sau Thánh Lễ”. Trong Thánh Lễ, Cha Ermelundo sẽ giảng về sự thánh thiện và cuộc đời của Thánh Padre Piô và chúc lành cho tất cả mọi người hiện diện với các di vật của thánh nhân. Dân chúng được chờ đợi sẽ đến từ khắp tổng giáo phận Brisbane và các nơi khác.

 

DIỄN VIÊN KỊCH FRANK SKINNER BÊNH VỰC LUẬT ĐỘC THÂN LINH MỤC

(The Catholic Herald 26.08) Frank Skinner sẽ bênh vực luật độc thân linh mục bên cạnh một giám mục Công giáo trong một cuộc tranh luận hai ngày trước chuyến tông du của Đức Thánh Cha. Là một tín hữu Công giáo thực hành đạo, Skinner sẽ đưa ra lý lẽ rằng luật độc thân phải tiếp tục là một đòi hỏi đối với các linh mục Công giáo. Cùng tham gia với ông sẽ có Jack Valero,một phát ngôn nhân của Opus Dei và Án phong thánh cho ĐHY Newman, Cha Stephan Wang, khoa trưởng chủng viện Allen Hall và ĐGM Malcolm McMahon giáo phận Nottingham. Họ sẽ tarnh luận với nhà thần học Tina Beattie, luật sư nhân quyền Helena Kennedy và Cha Dòng Carmel,John McGowan. Sự kiện nầy diễn ra tại rạp phim Odeon ở Leicester Square và sẽ tiếp theo một buổi chiếu bộ phim Conspiracy of Silence (Thông Đồng Im Lặng), một bộ phim gây tranh cãi về một linh mục muốn lập gia đình. Frank Skinner nói trong một bài viết năm trước cho tờ The Times rằng ông đã thôi đi lễ lúc 17 tuổi và trở về lại đức tin sau khi đọc một cuốn sách của nhà thần học Hans Kung. Ông nói : [Hans Kung] nói Giáo Hội Công Giáo La Mã chủ yếu là trên con đường chân lý,nhưng thỉnh thoảng lại đi vào ngõ cụt; đúng như những gì người ta có thể trông đợi từ một cơ chế linh thánh do những con người bình thường điều hành.  Đó không ít thì nhiều là thái độ mà với nó tôi đã quay về lại với Giáo Hội : những gì Hans Kung gọi là “một lòng trung thành đáng trách” [Hans Kung đề nghị bỏ luật độc thân bắt buộc].

 

ĐẠI HỘI QUỐC TẾ LẦN II VỀ TẤM KHĂN LIỆM THÁNH Ở LIMA,PÊRU

(Fides 26.08) Các diễn giả trong nước và quốc tế sẽ thảo luận về Tấm Khăn Liệm từ ngày 31.08 đến 02.09 tại Đại học Lima, trong một hội nghị do Trung Tâm Nghiên Cứu Công giáo Lima và Accion Universitaria tổ chức. Một bài viết ngắn nhấn mạnh rằng, do khoa học không thể giải thích đầy đủ làm sao hình ảnh hình thành trên tấm vải, cho nên Tấm Khăn Liệm Thánh đã trở thành thánh tích được nghiên cứu nhiều nhất trong lịch sử. Nó không chỉ nhắc lại sự tôn thờ của một số lớn tín hữu, mà lôi kéo sự chú ý của rất nhiều nhà bác học hàng đầu thế giới và trở thành đối tượng nhiều cuộc tìm tòi nghiên cứu của nhiều chuyên nghành khoa học. Trong các diễn giả, có tiến sĩ Bruneau Barberis, phó giáo sư vật lý toán học tại đại học Turin và từ năm 2002 là giám đốc Trung tâm quốc tế ‘Khăn Liệm Học” ở Turin và giáo sư Manuel Carreira, giáo sư Đại học Carroll, Claevland, Hoa Kỳ và dạy Triết học tự nhiên tại đại học Comillas,Tây Ban Nha. Cuối cùng là nhà thần học và chuyên gia về Tấm Khăn Liệm, Giáo sư Rafael de la Piedra. Ngoài hội nghị nầy, sẽ còn có m ột cuộc triển lãm lớn có chủ đề về Khăn Liệm, bao gồm lịch sử,các nghiên cứu khác nhau đã được thực hiện, các lý thuyết vế sự hình thành hình ảnh,cũng như sự tái hiện kỹ thuật số các chiều kích của tấm vải ở Turin. Tất cả các hoạt động nầy sẽ diễn ra ở đại học Lima,một trong các nhà tài trợ cùng với Tổng giáo phận Lima.

 

UNESCO CŨNG TÔN VINH MẸ TÊRÊXA CALCUTTA

 (ZENIT 27.08) “Đừng bao giờ để cho bất cứ nỗi buồn nào xâm chiếm bạn đến mức làm bạn quên mất niềm vui Chúa Kitô phục sinh”. ĐGM Francesco Follo, quan sát viên thường trực của Toà Thánh tại UNESCO, nhấn mạnh tầm quan trọng câu nói nầy của Mẹ Têrêxa Calcutta. Unesco cũng sẽ mừng kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Agnès Gonxhe Bojaxhiu,26.08.1910 ở Uskub, đế chế Ottoman (Albania) và từ trần ngày 05.09.1997 ở Calcutta, Ấn Độ. Mẹ yên nghỉ tại trụ sở Dòng Thừa Sai Bác Ái,mà Mẹ sáng lập năm 1950. Mẹ được phong chân phước ngày 19.10.2003 do Đức Gioan-Phaolô II. Ngày 14.09,phái đoàn Ấn Độ tại UNESCO sẽ tôn vinh Mẹ Têrêxa trong một nghi lễ tại Paris. ĐGM Follo,người biết rõ Mẹ Têrêxa, sẽ đọc một diễn từ cho thấy rõ hơn di sản nhân bản và thiêng liêng của Vị sáng lập nầy.Nhưng trước đó,ngày 12.09, ĐHY Tổng giám mục giáo phận Paris, André Vingt-Trois, sẽ chủ tế một thánh lễ tại Nhà Thờ Đức Bà Paris, để ghi dấu lễ kỷ niệm 100 năm nầy, với sự hiện diện của các nữ tu Thừa Sai Bác Ái. Một tuần cửu nhật được tổ chức tại Paris từ 01 đến 09.10, với chủ đề :”Mẹ Têrêxa, một cái nhìn hoà bình”, do Cha Gilles Annequin,chưởng ấn trình bày.

 

GALILÊÔ QUA ĐỜI TRONG TÌNH TRẠNG MỘT NGƯỜI CÓ ĐỨC TIN

(CathNews 27.08) Cha Manuel Carreira, nhà vật ký học, nói : Galiêô Galilêi ‘đã là một tín hữu” vốn “đã không trải qua mợt phút nào sau song sắt”,cũng đã không bị vạ tuyệt thông. Hãng tin CNA trích lời Cha Carreira nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ nhật báo Peru El Comercio,rằng nhà khoa học và hoạ sĩ nầy ‘qua đời đang khi tuyên xưng đức tin dưới sự chăm sóc của một nữ tu và với lời chúc phúc của Đức giáo hoàng”. Cha Carreira, người đã có mặt tại Lima dự Đại Hội lần II về Tấm Khăn Liệm Thánh, nói rằng trong thời đại Galilêô, không có chứng cứ gì cho thấy trái đất quay chung quanh mặt trời.LM và Nhà vật lý nầy lưu ý và các nhà thiên văn học khác cũng đồng ý :” Cái mà người ta tưởng là chứng cứ của ông là vô căn cứ”. Ý tưởng đúng của Galilêô – Cha giải thích – là “Kinh Thánh không giảng dạy khoa học”, nhưng nhà thiên văn nỗi tiếng nầy ‘ cũng muốn các nhà thần học thay đổi cách giải thích Kinh Thánh  theo thuyết của ông”. Mặc dù các nhà thần học thời ông “lầm lẫn rằng Kinh Thánh dạy về thiên văn”, - vị linh mục nói thêm – “họ đã đúng khi nói rằng bao lâu không có chứng cứ chắc chắn”, thì Galilêô phải giới thiệu các tư tưởng của ông như một lý thuyết và không nên yêu cầu họ thay đổi quan điểm của họ”. Cha nói :”Trong cả hai trường hợp, họ đã ra ngoài các lãnh vực của họ và đi vào lãnh vực của người kia. Từ bài học nầy, chúng tôi đã học được rằng phải có sự kính trọng nhau”.

 

L KÍNH CHÂN PHƯỚC GHNG Y NEWMAN S VÀO NGÀY 09.10

(CWNews 27.08) Khi Người tuyên bố phong chân phước cho ĐHY John Henry Newman, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cũng sẽ ấn định lễ kính vị học giả trở lại người Anh vĩ đại vào ngày 09.10. Vatican chưa thông báo ngày lễ mới nầy cho tới 19.09, ngày các nghi thức tôn phong chân phước. Nhưng một tập sách nhỏ đã được soạn sẵn cho cuộc tông du của Đức Thánh Cha có chứa đựng bản văn sắc lệnh phong chân phước,trong đó có cả việc tuyên bố ngày lễ mừng hằng năm.

 

LÃNH ĐẠO SSPX : KHÔNG CÓ THOẢ THUẬN NÀO SẮP TỚI ĐÂY

(CWNews 27.08)  Người đứng đầu Huynh Đoàn Thánh Piô X (SSPX), giám mục Bernard Fellay, đã phủ nhận Ngài không biết về bất cứ một tự sắc sắp tới nào có thể bình thường hóa các quan hệ giữa SSPX và Toà Thánh. Giám mục Fellay bình luận về một tuyên bố mới đây do một nhà lãnh đạo SSPC khác, giám mục Richard Williamson, người đã tuyên bố rằng tự sắc nầy sẽ chính thức công nhận ‘một thoả thuận mang tính chính trị” giữa Vatican và ban lãnh đạo SSPX. GM Bellay cũng phủ nhận tuyên bố của GM Williamson rằng các thảo luận về tín lý giữa các giới chức SSPX và Vatican đã húc vào một bức tường gạch về tín lý. Vị bề trên SSPX nói rằng các cuộc thảo luận nầy đã rất thân thiện và có kết quả. Nguồn tin CWN xác nhận rằng các đàm phán Vatican vá SSPX được cả hai bên coi là có nhiều kết quả.

 

ƠN THIÊN TRIỆU GIẢM SÚT NẶNG NỀ Ở ÁI NHĨ LAN

(CWNews 28.08) Chỉ có 16 người gia nhập chủng viện năm nay ở Ái Nhĩ Lan, giảm từ 39 vào năm 2009 và hơn 150 bình quân mỗi năm trong thập niên 1980. Aí Nhĩ Lan hiện có 99 đại chủng sinh,trong khi Anh và xứ Wales có 150. Cha Patrick Rushe, điều phối viên toàn quốc các linh hướng ơn gọi giáo phận,nói :” Những khó lhăn vừa qua với những vụ tai tiếng trong Giáo Hội nói lên rằng những ai đang suy nghĩ ngập ngừng không dứt khoát về chức linh mục, không muốn dấn thân về phía trước nữa”

 

ĐỨC THÁNH CHA THẢO LUẬN VẾ CÔNG ĐỒNG VATICAN II VỚI CÁC CỰU SINH VIÊN

 (Catholic Herald 28.08) Đức Biển-Đức XVI gặp gỡ các cựu sinh viên tiến sĩ của Người tuần nầy, để thảo luận làm thế nào giải thích tốt nhất giáo huấn của Công Đồng Vatican II. Hội thảo chuyên đề kín hằng năm, được đặt tên là “Ratzinger-Schulekreis” (Câu Lạc Bộ Sinh Viên Ratzinger) sẽ được Đức TGM Kurt Koch,nguyên giám mục giáo phận Basel,Thụy Sĩ, nói chuyện,với tựa đề “Công Đồng Vatican II : Truiyền Thống và Đổi Mới”. Ngài cũng sẽ nói về văn kiện về phụng vụ của Công Đồng và những cải cách phụng vụ tiếp sau Công Đồng Vatican II. (Đức TGM Kurt Koch sẽ là người đứng đầu sắp tới HĐ. Giáo Hoàng về Xúc Tiến Hiệp Nhất Kitô hữu). Tiếp theo sau các cuộc toạ đàm sẽ là thảo luận của những người tham dự,gồm cả Đức Thánh Cha. Người sẽ dâng Thánh Lễ cho cả nhóm nầy vào sáng Chúa Nhật,trước khi ăn sáng với họ. “Câu Lạc Bộ Sinh Viên” nầy gặp nhau hằng năm kể từ thập niên 1970,khi Đức Biển-Đức XVI còn là giáo sư thần học ở Đại học Regensburg và tiếp tục từ khi ĐHY Ratzinger trở thành giáo hoàng. Năm nay có 30 thánh viên tham dự họp mặt tại Castel Gandolfo.

 

SỰ THỜ Ơ CỦA TÍN HỮU CÔNG GIÁO LÀ MỐI ĐE DOẠ LỚN NHẤT

(Catholic Herald 28.08)  Francis Campbell, đại sứ nước Anh tại Toà Thánh, tuần nầy nói về chuyến đi của Đức giáo hoàng. Phát biểu về sự thù địch trong các phương tiện truyền thông, ông nêu lên rằng ông thích sự đối lập hơn là sự thờ ơ, “vì nó nói lên rằng bạn còn có liên quan”. Các phương tiện truyền thông chắc chắn là không thờ ơ với chuyến thăm của Đức giáo hoàng. Còn các tín hữu Công giáo thì sao? Người ta đồn rằng Thánh Lễ ở Cofton Park và đêm canh thưc cầu nguyện ở Hyde Park hiện vẫn chưa rõ ràng gì và rằng Giáo Hội đang tìm cách lấp đầy khoảng trống. Một số nói về một sự thiếu quan tâm của các nhà tổ chức,khi họ thông báo rằng không phải ai cũng được nhìn thấy Đức giáo hoàng và phần lớn dân chúng sẽ có thề nhìn thấy Người trên truyền hình. Một số khác lập luận rằng Đức Biển-Đức không được tín hữu Anh ái mộ như là đức Gioan-Phaolô II. Nhiều người còn nói thêm rằng ĐHY Newman không có sự háp dẫn rộng lớn trong tín hữu Công giáo. Ngài nỗi tiếng là một nhà văn sáng chói,nhưng không nhiều người đã đọc các sách của Ngài. Mặt khác, khi Đức Biển-Đức XVI đến nước Anh, mọi người hẳn sẽ thấy lòng nhân hậu và tính hiền lành của Người. Nhiều tín hữu Công giáo yêu mến Đức giáo hoàng Biển Đức XVI và tiếng nói của họ chắc chắn đã không được lắng nghe trong thời gian chuẩn bị cho chuyền tông du của Người. Vì vậy, phải chăng sự thờ ơ nơi các tín hữu Công gaío là mối đe doạ lớn lao nhất?

 

Do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ

 

 


Về Trang Mục Lục