Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 29.08 ĐẾN 04.09.2010 - ĐẦU TUẦN)

 

CUỐN SÁCH ĐƯA RA NHỮNG CÁI NHÌN MỚI VỀ KHỦNG HOẢNG LẠM DỤNG TÌNH DỤC

(CathNews 31.08) Greg Erlandso, chủ tịch và chủ NXB Our Sunday Visitor, quyết định viết một cuốn sách về khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục, vì các phương tiện truyền thông tiếp tục nêu lên những  vấn đề về việc Đức Thánh Cha xử lý những trường hợp trong tin tức họ đưa về một làn sóng mới giáo sĩ lạm dụng tình dục trong các giáo phận trên thế giới. Với ông, đã có “một sự hiếu kỳ đích thực về những gì đang diện ra…Không phải là một giám mục trong giáo phận nầy hoặc một giám mục trong giáo phận nọ,mà nay chính là về Đức giáo hoàng và sự đáng tin của Người”. Ông nói :”Khi tôi đào sâu vấn đề, tôi nhận thấy có một đoạn lớn trong câu chuyện nầy đã không được đưa tin và một phần của câu chuyện ấy không có được cái nhìn đúng đắn mà nó đáng được. Erlandson và Matthew Bubson đồng tác giả cuốn “Giáo Hoàng Biển-Đức XVI và Khủng Hoảng Lạm Dụng Tình Dục : công việc Cải Tổ và Canh Tân”. Các tác giả nầy xem xét lại việc làm của Đức giáo hoàng với tư thế một linh mục và là nhà thần học, những năm tháng cầm đầu Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin trong tư thế ĐHY Joseph ratzinger và vai tró cốt cán và cá nhân Người nắm giữ trong phản ứng của Giáo Hội đối với vụ bê bối lạm dụng tình dục. Họ nâu bật những trường hợp của một số linh mục phạm tội nầy nỗi tiếng nhất Hoa Kỳ và đưa tin về phạm vi quốc tế của vụ tai tiếng nầy. Họ thuật lại những nỗ lực của Đức giáo hoàng ‘nhằm giúp đỡ, chữa lành và hoá giải với những người đã bị thương tổn” qua những biện pháp cụ thể, gồm cả những cuộc ngặp gỡ riêng tư với các nạn nhân, và những nỗ lực tinh thần như cầu nguyện và sám hối. Khi một loạt những tin tức trong tờ New York Times và các phương tiện truyền thông khác chỉ trích Đức giáo hoàng về việc đã không làm gì với các trường hợp lạm dụng, thì thẩm quyền Vatican nhấn mạnh rằng chính Đức giáo hoàng, khi còn là ĐHY Ratzinger, đã đưa ra những biện pháp cứng rắn nhất chống lại những người phạm tội lạm dụng và làm cho Giáo Hội được dễ dàng hơn trong việc cho những người nầy hồi tục.

 

LỜI GIẢNG DẠY TÔN GIÁO CÓ TÍNH CHẤT QUYẾT ĐỊNH TRONG XUNG ĐỘT GIỮA CÁC TÔN GIÁO

(CNA/EWTN News 28.08) Nếu các nhà lãnh đạo tôn giáo giảy dạy cho các tín đồ mình về các tôn giáo khác một cách khách quan, thì họ có thể có một ảnh hưởng có tính chất quyết định trong sự chống chung hoà bình của các tôn giáo. ĐHY Jean-Louis Tauran đã viết cho người theo đạo Hồi trên thế giới khi tháng ăn chay Ramadan sắp kết thúc vào ngày 10.09. ĐHY chủ tịch HĐ.giáo hoàng về Đối Thoại Tôn Giáo bày tỏ hy vọng đối với những nỗ lực nhằm vượt qua bạo lực giữa các tính hữu thuộc các tôn giáo khác nhau. Phát biểu với tất cả tín đồ Hồi giáo, ĐHY Tauran và Đức TGM thư ký Pier Luigu Celata chúc mừng ngày kết thúc thánng Ramadan sắp tới,như là ‘cơ hội thuận tiện” để chuyển đến các tín đồ Hồi giáo những lời cầu chúc chân thành cho niềm vui và sự thanh thản. Ngài cho biết hài lòng với những kết quả đạt được sau những gặp gỡ thân thiện đa dạng đã diễn ra vừa qua và đã đem tín hữu từ các tôn giáo khác nhau, đặc biệt là các Kitô hữu, lại gần tín đồ đạo Hồi hơn về mặt tinh thần. Lưu ý rằng chủ đề năm nay cho đối thoại Kitô hữu và tín đồ đạo Hồi là về hợp tác để vượt qua bạo lực giữa các tôn giáo, ĐHY chủ tịch chỉ ra nhiều nguyên nhân của hiện tượng nầy. ĐHY và Đức TGM cũng nêu chi tiết nhiều nguyên nhân đối với bạo lực giữa tín đồ các tôn giáo khác nhau, gồm cả “sự nhà nặng thao tùng tôn giáo vì mục đích chính trị hoặc vì các mục đích khác: phân biệt đối xử dựa trên lý lịch sắc tộc hoặc tôn giáo; chia rẽ và tình trạng căng thẳng xã hội. Các ngài cũng kể ra sự dốt nát,nghèo đói, chậm phát triển như là những nguyên nhân âu xa trực tiếp và gián tiếp của bạo lực giữa cũng như bên trong các cộng đồng tôn giáo. Đức hồng y Tauran kêu gọi các nhà cầm quyền dân sự và tôn giáo hãy nỗ lực để khắc phục những tình trạng nầy vốn châm ngòi cho bạo loạn giữa các tôn giáo. Ngài đặc biệt tập chú vào bổn phận của chính phủ phải đề cao luật pháp và bảo đảm công lý thật sự,từ đó chận đứng những tác giả và những người cổ động bạo lực.Ngài nhấn mạnh: ngoài ra còn có một nhu cầu nhìn nhận và tôn trọng phẩm giá và các quyền của mọi người, như các luật bảo đảm sự bình đẳng cơ bản và cần có sự giáo dục thich hợp trong khu vực xã hội và tôn giáo,để cải thiện các quan hệ. Bằng những cách nầy, chúng ta sẽ có thể chống lại bạo lực giữa tín đồ các tôn giáo khác nhau và xúc tiến hoà bình và hoà hợp giữa các cộng đồng tôn giáo kkhác nhau. Để kết luận, ĐHY Tauran viết :” Việc giảng dạy của các nhà lãnh đạo tôn giáo,cũng như các sách giáo khoa trình bày các tôn giáo, một cách khách quan, cùng với lời giảng dạy cách chung, có một ảnh hưởng quyết định trên giáo dục và đào tạo các thế hệ tương lai”.

 

CỘNG ĐỒNG THỪA SAI MỚI PHỤC VỤ NHU CẦU TINH THẦN CỦA THIỂU SỐ CÔNG GIÁO Ở NGA

(CNA 29.08) Theo Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, có hơn 100 triệu Kitô hữu chính thống giáo ở Nga,tương phản với khoảng 600.000 tín hữu Công giáp La Mã, từ đó có thể đánh giá được nhiệm vụ khó khăn của việc phục vụ các nhu cầu tinh thần cho các tín hữu Công giáo trong cựu liên bang xô viết nầy. Maria Stella Whittier đến tại giáo xứ Chúa Ba Ngôi ở Gainsville, Va, tuần trước để nói về câu chuyện các linh mục và nữ tu ở Nga từ năm 1917 cho đến nay. Soeur cũng nói về công việc mình làm ở Vladivostok, viễn đông Nga và công việc cộng đoàn của Soeur , Dòng các Nữ tu trong Đức Chúa Giêsu. Năm 2004, Soeur Maria Stella là tập sinh đầu tiên gia nhập Dòng Đức Chúa Giêsu, một dòng còn rất mới mẻ và nhỏ bé - chỉ có 5 nữ tu. Dòng được ĐGM Robert Finn,giáo phận Kansas City, tuyên bố là Một Hiệp Hội Công của các tín hữu vào thaág bảy. Dòng tập chú vào công việc bảo vệ sự sống và hồi sinh Giáo Hội Công giáo ở vùng phía đông nước Nga. Soeur khởi đầu buổi nói chuyện : “Các bạn có tưởng tượng được tất cả các linh mục Công giáo ở Mỹ bị gửi đi các trại tập trung, bị giết hoặc bị lưu đày không? Hãy tưởng tượng sống không có Thánh Lễ,Thánh Thể,bí tích giải tội và các bí tích khác trong 74 năm”. Khi phe Bôn-sê-víc lật đổ nga hoàng vào năm 1917, họ lập ra cái mà tác giả Michael Rose, trong sách ông viết “Linh mục : chân dung của 10 người phục vụ Giáo Hội ngày nay” goị là một vùng đất không có nhà thờ trong một đất nước vốn đã chế ngư Thiên Chúa. Hàng trăm ngàn linh mục,nam nữ tu sĩ Chính Thống giáo bị giềt, nửa triệu khác bị lưu đày và hàng chục ngàn nhà thờ Chính Thống giáo bị đóng cửa hoặc bị chuyển qua công dụng thế tục. Tín hữu Công giáo cũng không thoát khỏi cuộc bách hại tôn giáo nầy. Hàng ngàn linh mục bị giết trước năm 1939 và khi liên bang xô viết bành trướng sang các quốc gia có truyền thống Công giáo như Ba Lan, thì hơn 7.000 linh mục đã bị bỏ tù hoặc bị giết và hàng trăm giáo xứ bị hủy diệt. Nhiều tín hữu Công giáo bị giam giữ trong các trại lai động xô viết (gulag), nơi các linh mục Công giáo bí mật cử hành Thánh Lễ, dùng bánh nhà tù và rượu làm từ trái nho. Nói chung, 20 triệu Kitô hữu đã bị sát hại trong thời kỳ Staline. Sau khi liên bang xô viết bị sụp đổ năm 1991, bách hại tôn giáo chấm dứt và dân chúng trở lại với Giáo Hội.Nhưng theo Bộ ngoại giao Mỹ, rất nhiều trong những người nầy tự đồng hoá với một tôn giáo nào ở Nga, thì cũng hiếm thấy tham dự các buổi lễ tôn giáo. Các linh mục và nữ tu làm việc để thay đổi cách hành xử ấy nơi các tín hữu Công giáo.

 

CHA EUTENEUER RỜI “QUỐC TẾ SỰ SỐNG CON NGƯỜI” (HLI) VÀ VỀ LẠI GIÁO PHẬN PALM BEACH

 (CNA/EWTN News 29.08) Tổ chức Quốc Tế Sự Sống Con Người loan báo hôm 27.08 rằng chủ tịch Hội, Cha Thomas Euteneuer đã rời bỏ chức vụ và sẽ trở về làm việc lại trong giáo phận Palm Beach của ngài theo yêu cầu của giám mục giáo phận. Trong một thông cáo báo chí ngày 27.08, ban giám đốc HLI đã viết rằng sau gần 10 năm phục vụ xứng đáng trong vai trò chủ tịch HKI, Cha Thomas J. Euteneuer đã rời chức vụ sau khi giám mục của Ngài yêu cầu ngài trở về phục vụ giáo phận Palm Beach,Florida. Trong lá thư được đưa lên trang Web của HLI, Cha tuyên bố rằng “gần 10 năm qua, tôi đã đáp lại lời kêu gọi của Đức Chúa để đến với Tổ chức Quốc Tế Sự Sống Con Người và làm việc trọn giờ trong công tác bảo vệ sự sống với sự cho phép của Đức giám mục của tôi. Tôi đã được hoàn toàn đặc quyền phục vụ nhiệm vụ cao cả nầy gần một thập kẻ và nay tọi được gọi về lại giáo phận để tiếp tục công việc phục vụ của linh mục trong giáo xứ, vốn nguyên thủy là ơn gọi của tôi. Tôi có được sự an bình lớn lao về con đường trải rộng phía trước và về tất cả những gì đã goàn thành cho tới lúc nầy”. Ban giám đốc nói thêm rằng HLI sẽ mất mất mát lớn lao vì không còn sự lãnh đạo HLI và ảnh hưởng của Cha Euteneuer trên phong trào bảo vệ sự sống khắp trên thế giới. Tổ chức nầy cho biết Đức Ông Barreiro Carambula, giám đốc văn phòng HLU ở Roma, sẽ nhận các nhiệm vụ của Cha Euteneuer cho tới khi có bổ nhiệm người thay thế khác.

 

29.08 : NGÀY CÁC KITÔ HỮU ẤN ĐỘ TỬ VÌ ĐẠO

(AsiaNews 29.08) ĐGM Anil Cuto, giáo phận Jalandhar vàlà chủ tịch Uỷ ban đại kết nói :” Chùng tôi đề nghị nhớ đến tất cả những ai chết vì Chúa Kitọ, sao cho kỷ niệm về các Đấng tử vì đạo nầy có thể giúp cho Giáo Hội Ấn Độ tăng trưởng”. Với mục đích nầy, ngày 29.08 được lấy làm “Ngày Các Kitô Hữu Ấn Độ Tử Vì Đạo” liên kết với tất cả các giáo phái khác ở Ấn Độ. ĐGM Cuto nói thêm :” Đây không phải là vấn đề tuyên bố ai làm thánh, nhưng là để giữ gìn ký ức về những ai đã chịu đau khổ,làm chứng và chết vì đức tin, để lại một di sản cho tất cả các Kitô hữu. Đây có thể là một nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ tương lai”. Cha Anbu,SVD, thư ký uỷ ban đại kết nầy, về nguồn gốc của sáng kiến nầy: “Ý tưởng nầy được nêu ra trong một hội nghị các thư ký khu vực ở Jhansi vào tháng 11.2009. Các thư ký UB đại kết cảm thấy sự cần thiết phải nhớ đến tất cả các Kitô hữu đã chết vì Chúa kitọ ở Ấn Độ từ nhiều năm qua. Các ngài thấy rằng cần có một ngày các Kitô hữu Ấn Độ Tử Vì Đạo cùng với các giáo phái khác”.Cha nói thêm :”Như Đức Gioán Phaolô II đã viết trong tông thư Ut Sint Unum của Người, tất cả các Kitô hữu chia sẻ một danh sách từ vì đạo chung. Mục đích của chúng tôi không phải là phong thánh cho bất cứ ai,nhưng chỉ tưởng nhớ những người đã hy sinh mạng sống vì Chúa Kitô. Cuộc đời dũng cảm của những người nầy là một di sản đối với Giáo Hội và chúng tôi muốn gìn giữ nó cho các thế hệ tương lai”, với hy vọng là Ngày Các Đấng Tử Vì Đạo sẽ khích lệ các tín hữu đi theo Chúa Kitô trong một cách riêng tư cá nhân hơn, nhờ đó sẽ giúp họ đứng vững trong đức tin và không bao giờ đánh mất hy vọng trong cuộc đời, dù có thể gặp bất cứ khó khăn thử thách nào”.

 

PHÁT HÀNH CÁC GHI CHÉP VỀ TRIỀU YẾT CỦA ĐỨC HỒNG Y PACELLI

(ZENIT 30.08) Việc in phát hành các tở triều yết của ĐHY Pacelli (giáo hoành Piô XII tương lai) từ 1930 đến 1939 được tờ Osservatore Romano ấn bản tiếng Ý số ra  ngày 29.08.2010  thông báo . Tờ OR nhấn mạnh về ‘một nguồn cho tới nay không được biết đến về tầm quan trọng đặc biệt đối với lịch sử đương thời” : Thư khố mật của Vatican vừa bắt đầu việc in ấn nầy. ‘Những tờ triều yết” của ĐHY Pacelli, bấy giờ là Quốc Vụ Khanh cho Đức giáo hoàng Piô XI, bao trùm một thời kỳ 10 năm, từ 08.02.1930 đến ngày Đức Piô XI băng hà (10.02.1939). Bốn ngày sau khi được bổ nhiệm, Đức Pacelli đã bắt đầu ghi lại những cuộc gặp gỡ của Ngài với Đức giáo hoàng, rồi với các nhà ngoại giao và các giáo sĩ. Đức giáo hoàng Pacelli đã cất giữ chúng sau khi Người được bầu kế nhiệm Đức Piô XI. Đó là 2.600 tờ giấy chỉ rõ chính xác và tức thời vố số vấn đề, và soi sáng công việc Người làm trong lòng Toà Thánh. Các tờ giấy nầy phản ảnh “nghị lực cai trị khôn ngoan của Đức Piô XI” và “lòng trung thành thông minh và tuyệt đối của Người” với Vị giáo hoàng mà Người sẽ [được bầu] kế nhiệm. Những tờ giấy nầy  được ĐHY Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone, ĐGM Sergio Pagano quản thủ Thư Khố Mật và Giovanni Coco,giới thiệu trong tờ OR

 

TÍN HỮU CÔNG GIÁO Ở MOSUL BỊ BẮT CÓC VÀ BỊ GIẾT

 (AsiaNews 30.08) Một Kitô hữu Công giáo Syri,Louyaé Behnam, 35 tuổi, bị bắt cóc cách đây một tuần, đã bị giết mặc dù gia đình đã trả tiền chuộc 15 ngàn USD. Nguồn tin địa phương cho biết hôm qua thi thể ông đã được trao trả về Karakosh,cách Mosul 30 cây số, nơi gia đình di tản để tráng bạo loạn. Cũng nguồn tin đó bình luận :” Với những tay đạo Hồi cực đoan, thì giết một Kitô hữu trong tháng Ramadan là một hành động xứng đáng trước Thiên Chúa”. Vùng Bắc Iraq từ lâu đã là vùng bị nhắm tấn công chống lại cộng đồng Kitô hữu do bọn cực đoan và những tên tội phạm,những băng cướp. Việc các đơn vị lính Mỹ rút quân kết thúc “Chiến Dịch Tự Do Iraq” đã làm gia tăng bầu khí mất an ninh chung,và càng tệ hại thêm khi Iraq đã chờ đợi hơn sáu tháng để lập một chính phủ sau kỳ bầu cử tháng ba vừa qua. Nguồn tin nầy nói :”Những hành vi nầy là kinh tởm vì chúng là một sỉ nhục đối với toàn nhân loại và mọi tôn giáo. Đó là thánh chiến chống lại những người không tin vào tôn giáo hoàn hảo và tuyệt đối nầy, mà với họ là Hồi giáo”.

 

LINH MỤC DÒNG PHAN-SINH VÀ PHỤ TÁ CỦA NGÀI BỊ SÁT HẠI Ở LIMA,PÊRU

 (Fides 29.08) Theo các nguồn tin cho biết,các chuyên viên pháp y đã thông cáo rằng sáng sớm thứ sáu ngày 27.08, Cha Linán Ruiz Morales, Dòng Phan Sinh,80 tuổi, được tìm thấy đã chết trong phòng của ngài, ở tầng 1 tu viện với một loạt vết thương ở cổ. Thi thể của người cộng tác với ngài,Ananisa Aguila, 26 tuổi, được tìm thấy trong nhà bếp cạnh nhà thờ, nơi có một căng-tin dành cho những người nghèo đói và cũng bị nhiều nhát dao đâm. Theo báo cáo của cảnh sát, khi bọn phạm pháp vèo được nhà xứ, rất có thể vị linh mục đã thấy chúng, phòng của ngài bị lật tung và két sắt bị mở và trống rỗng. Nhà cầm quyền nghi ngờ những người sống bê bối hay đến căng-tin. Cha Morales là người say mê thể thao, ủng hộ đội Alianza Lima, đến nỗi nhiều lần ngài có mặt giữa các cầu thủ để khích lệ họ, để cầu nguyện và nhắc nhở họ năng đi nhà thờ. Những năm gần đây ngài đặc biệt tận hiến cho những người nghèo khổ nhất : căng-tin mà ngài phụ trách nuôi ăn 1.200 trẻ em và người cao tuổi đói khổ. Cách nay mấy tháng,ngài đã phải chịu phẫu thuật bao tử,nhưng luôn năng động phục vụ người nghèo.

 

CÁC GIÁM MỤC THAM GIA CHẠY MARATHON Ở DENVER

(CNA 30.08) Hai giám mục Công giáo sẽ tham gia cuộc chạy Marathonj ở Denver vào tháng 10. Một vị chạy để gây qũy trả món nợ 2,07 triệu USD cho nhà thờ chính toà giáo phận của Ngài,trong khi Vị kia tham gia với các tín hữu địa phương để gia tăng lời cầu nguyện và ý thức về ơn gọi linh mục và tu sĩ. ĐGM giáo phận Springfield,III, Thomas J.Paprocki, là người đã chạy Marathon nhiều lần, thông báo ngài đang tập luyện cho sự kiện ngày 17.10 nầy. Trong một tuyên bố từ giáo phận, vị giám mục 58 tuổi nầy nói ngài rất thích chạy và đã tham dự 17 lần chạy Marathon. ĐGM phụ tá giáo phận Denver ,Kames Conley, cũng tham dự vào sự kiện nầy. Trợ lý điều hành văn phòng ơn thiên triệu,Natalia Fletcher, cho biết ĐGM Conley và ĐGM Paprocki đã cùng chạy ở Roma,nhưng không phải trong một cuộc chạy Marathon. ĐGM phụ tá giáo phận Denver sẽ cùng với Cha giám đốc ơn gọi của Tổng giáo phận, Jim Crisman và hai chủng sinh chủng viện Thánh Gioan Vianây làm thành đội tiếp sức để gia tăng sự ủng hộ ơn gọi. Ngài sẽ chạy 8,9 dặm và theo một chế độ tập luyện chạy 15 dặm mỗi tuần. Theo bà Fletcher, Tổng giáo phận đề nghị các vận động viên và đội đua khác cùng đăng ký tham gia và tìm cách để họ hứa sẽ cầu nguyện cho Ơn Gọi linh mỵc và đời sống tu trì trong TGP Denver.

 

VỊ GIÁM MỤC “CHUI” TỪNG BỊ GIAM LÂU NGÀY, QUA ĐỜI

(UCAN 30.08) ĐGM nghỉ hưu John Yang Sgudao giáo phận Fuzhou, người đứng đầu Công đoàn Công giáo ‘chui” và đã ở tù ít nhất 30 năm vì đức tin, đã qua đời ở tuổi 91, vì nhồi máu cơ tim và hôn mê nhiều ngày trước khi từ trần vào ngày 28.08, tại giáo xứ Thánh Têrêxa,quê hương Ngài ở quận Lương Giang một thời gian ngắn sau khi xuất viện. Lễ an táng của Ngài, được ĐGM ‘chui” Peter Lin Jiashan chủ tế, dự trù vào ngày 01.09 tại chính nhà thờ nầy, có sức chứa 3.000 người. Đức Cha Lin là một nguyên giám mục phó của giáo phận Fuzhou, giáo phận hiện có khoảng 250.000 tín hữu Công giáo với 81 linh mục ‘chui’ và 27 linh mục ‘mở”. Chính quyền công nhận cộng đoàn Công giáo “mở”,nhưng không công nhận cộng đoàn ‘chui”. Hiện nay, ĐGM ‘chui” Vincent Huang Zhoucheng của giáo phận Mindong kế cận là giám quản tông toà giáo phận Fuzhou. Đức Cha Yang sinh ngày 16.04.1919 và thụ phong linh mục năm 1947. Ngài bị bắt cùng với các linh mục khác và bị tuyên án tù vào năm 1955 vì từ chối tố cáo Đức giáo hoàng và gia nhập giáo hội độc lập do nhà nước kiểm soát. Được thả vào năm 1981 sau 26 năm bị giàm giữ, Ngài được lén tấn phong giám mục năm 1987, bị bắt lại vào năm 1988 và bỏ tù thêm 3 năm. Kể từ đó,ngài bị bắt nhiều lần và bị quản thúc.

 

TẤM QUAN TRỌNG CỦA CHIỀU KÍCH THIÊNG LIÊNG CỦA PHỤNG VỤ

(ZENIT 31.08) Đức Biển-Đức XVI chỉ ra sự cần thiết ‘phải đào sâu việc đào tạo phụng vụ” bằng cách chú tâm đến chiều kích thuêng liêng,chứ không chỉ những yếu tố bề ngoài của phụng vụ. Cuộc gặp hàng năm của Đức Thánh Cha với các cựu sinh viên của người, “Câu lạc bộ Sinh Viên Ratzinger” nỗi tiếng, kết thúc ngày 30.08 tại Castel Gandolfo. Theo tờ Osservatore Romano số ra ngày 30 và 31.08.2010: trong cuộc gặp gỡ nầy, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “trong phụng vụ,các khiá cạnh bề ngoài không quan trọng so với chiều sâu thiêng liêng” và lưu ý “về đòi hỏi phải đào sâu việc đào tạo phụng vụ”. Chúa Nhật 29.08, Đức Thánh Cha đã dâng Thánh Lễ tại Trung Tâm Mariapoli ở Castel Gandolfo. Bài giảng lễ đượx giao cho ĐHY TTM giáo phận Vienne, Christoph Schonborn. ĐHY đã nhấn mạnh đến đức khiêm nhường đòi hỏi nơi Kitô hữu “một cái nhìn luôn đúng mực, biết ơn và mừng vui hướng về Chúa Kitô và những tạo vật khác”.

 

KHÔNG CÓ SO SÁNH GIỮA SỐ PHẬN NGƯỜI DO THÁI VÀ SỐ PHẬN CÁC ROMS

(ZENIT 31.08) ĐGM Robert Le Gall,OSB, giáo phận Toulouse, người khẳng định đã nêu làm gương sáng thái độ cởi mở của một trong các vị tiền nhiệm xuất sắc của Ngài, ĐGM Saliège, tuyên bố:” Tôi đã không so sánh giữa số phận những người Do Thái trong chiến tranh và số phận các Roms ngày nay”. Ngày 30.08, ngài đã ra thông cáo có tựa đề “Tiếp đón – Liên đới – Kiên định”, đính chính những ý kiến bị gán cho ngài một cách sai lầm. Ngài nói rõ:” Trái với những ý kiến do một vài phương tiện truyền thông đang cho lưu hành và bị một số nhà chính trị bình luận rộng rãi, tôi đã không làm so sánh giữa số phận những người Do Thái trong chiến tranh và số phận các Rom này nay, số phận vốn tất nhiên không thể so sánh được. Những người anh em Do Thái của chúng ta biết rõ tôi có liên hệ tốt thế nào và luôn phát huy các quan hệ đó”. Ngài nói thêm :”Nhưng với việc nêu tên ĐGM Saliège, tôi đã mời gọi các Kitô hữu và những người thành tâm thiện ý, hãy có cùng thái độ tiếp đón, kính trọng và tình huynh đệ đới với các Rom, như thái độ mà vị tiền nhiệm của tôi đòi hỏi nơi các tín hữu Công giáo Toulouse vào tháng 8.1942, được Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI nhắn nhủ các khách hành hương nói tiếng Pháp cách nay mấy hôm, để tránh mọi sự lệch lạc hoặc thái quá”. Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của những việc Giáo Hội làm cho những người ở trong hoàn cảnh bấp bênh,không ổn định. Ngài phân tích sự khác biệt giữa sự ngăn chặn tội phạm và sự phân biệt đối xử một cộng đồng : “Dĩ nhiên các hành vi tội phạm và các hành vi xấu phải bị trừng phạt. Tuy vậy công lý và sự ngăn chận nầy cần ohải được thi hành không có phân biệt đối xử và một cộng đồng hoặc một dân tộc không bị bêu xấu hoặc lên án vì những đòi hỏi quá đáng của một số thành viên trong họ”. [BTGH sẽ giới thiệu về Rom hay Lý Thuyết về Giới. Rất quan trọng. Xin đón đọc].

 

TIẾNG NÓI ĐẤU TRANH NỮ BÌNH QUYỀN (FEMINIST) NỔI BẬT TRÊN BÁO VATICAN

(CarhNews 31.08) Một bài viết trong số ra cuối tuần của Osservatore Romano về vai trò nữ giới trong thần học Công giáo rất hấp dẫn - cả về nội dung lẫn việc xuất hiện trong một cơ quan ngôn luận bán chính thức của Vatican. Tác giả là Lucetta Scaraffia, người trong thực tế đã nổi lên như là người đấu tranh nữ bình quyền hoạt động của tờ Osservatore. Nói chung là một sai lầm khi nghĩ rằng các bài viết xuất hiện trên tờ Osservatore nhất thiết phải tượng trưng những gì “Vatican” nghĩ. Muốn chính xác hơn,phải nói là chúng tương trưng cho những gì mà một số người trong Vatican có thể đang suy nghĩ,nhưng hiếm khi có bất cứ liên hệ nhân-quả trực tiếp nào giữa một bài viết trong Osservatore và một sự lựa chọn chính sách sau cùng của Toà Thánh. Scaraffia đã có nhiều bài viết ấn tượng cho tờ nhật báo Vatican nầy. Quay lại tháng Ba, Bà đã chủ trương rằng sự tham gia lớn hơn của nữ giới vào việc đưa ra các quyết định trong Giáo Hội sẽ “bóc trần màn che tính giữ bí mật của nam giới” vốn bao che những vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em. Gần đây hơn, Bà khẳng định rằng sự chấp nhận các em gái giúp lễ sau Công đồng Vatican II có nghĩa là “chấm dứt mọi quy kết về ô uế” cho phái nữ. Lần nầy, Bà quả quyết trong một tiểu luận ở trang đầu rằng nữ giới rất thường được giao cho những “vai trò phụ” trong Giáo Hội, bằng việc kể ra một nghiên cứu vừa mới đây về các trường học thuộc Giáo Hội ở Ý, cho thấy nữ giới chỉ tượng trưng 10% các giáo sư thần học,trong đó rất ít người dạy các môn thần học theo đúng  nghĩa. Những gì Bà mô tả, tất nhiên, là tình hình trong các cơ sở thuộc giáo hoàng ở Roma,như là các cơ sở Salêdiêng và Latêranô và những cơ sở khác của Giáo Hội ở Ý. Sự mở rộng với những gì áp dụng cho các phân khoa thần học trong các nơi khác trẹn thế giới, gồm cả ở Hoa Kỳ, thay đổi tùy nơi.

 

HỒNG Y NGƯỜI PHÁP TRÒN 80 TUỔI. CON SỐ HỒNG Y BỎ PHIẾU BẦU CHỈ CÒN 106

(CWNews 31.08) ĐHY người Pháp Paul Poupard, nguyên chủ tịch HĐ.giáo hoàng về Văn Hoá, đã mừng sinh nhật thứ 80 vào ngày 30.08 và do vậy không đủ tiêu chuẩn để tham dự một mật nghị bầu giáo hoàng. Con số hồng y đủ tiêu chuẩn để bầu cử giáo hoàng hiện nay là 106. Sẽ có thêm ba vị hồng y nữa – ĐHY Salvatore de Giorgi, nguyên TGM giáo phận Palermo; ĐHY Ignace Moussa I, thượng phụ Công giáo Syri giáo phận Antiokia đã nghỉ hưu; và ĐHY Michele Giordano, TGM nghỉ hưu giáo phận Napoli -  tròn 80 tuổi vào tháng 9. Ngày 15.10, ĐHY Wiyghan Tumi,nguyên TGM giáo phận Doula (Cameroon) sẽ được 80, cũng như ĐHY Janis Pujats,TGM nghỉ hưu giáo phận Riga (Latvia) vào tháng 11 năm nay. Như vậy vào ngày 15.11, con số hồng y có thể tham gia mật nghị bầu giáo hoàng sẽ là 101. Với con số tối đa các hồng y bầu cử ấn định là 120,  người ta trông đợi Đức Biển-Đức sẽ sớm triệu tập một hội đồng giáo chủ để bổ nhiệm các tân hồng y.

 

ĐỨC TIN CÔNG GIÁO LAN RỘNG TRONG VÙNG THEO ĐẠO HỒI Ở TRUNG QUỐC

(CWNews 01.09) Hãng tin của Thánh Bộ rao Giảng Phúc Âm các Dân Tộc đưa tin rằng các cuộc rửa tội người lớn đang diễn ra trong những nơi ít được chờ đợi nhất: một khu vực theo đạo Hồi quy mô lớn của một quốc gia cộng sản. Xining là một thành phố với 2,2 triệu dân ở miền trung Trung Quốc và giáo phận bé nhỏ ở nơi đây chứng kiến năm người lớn được rửa tội sau khi khánh thành một cộng đoàn giáo xứ mới vào ngày 15.08. 700 tín hữu trong 3.000 tín hữu Công giáo của giáo phận đến dự lễ rửa tội nầy. Được biết giáo phận có thêm những dự tòng đang học Giáo Lý Hội Thánh Công giáo.

 

“HÀNH HÌNH TÀN BẠO” BA KITÔ HỮU NGƯỜI MỸ Ở PAKISTAN

(CWNews 01.09) Theo các nguồn tin địa phương : Ba Kitô hữu người Mỹ đang làm công việc giúp đỡ nhân đạo ở thung lũng Swat bị lũ lụt tàn phá ở Bắc Pakistan, đã bị sát hại vào ngày 24 hoặc 25.08. Người ta mô tả sự sát hại các tình nguyện viên nầy là một vụ hành hình tàn bạo. Phong trào Thi Hành Luật Hồi giáo (Tehreek-e-Shariat-e-Nfaz-e-Mohammadi), mà chính quyền Pakistan đã cấm vào năm 2002, bị nghi ngờ trong các vụ tấn công nầy. Các quan chức chính phủ chưa công bố danh tính các nạn nhân hoặc tổ chức của họ, vì “họ không muốn tạo ra  hoảng loạn với các tổ chức nhân đạo và các nhà hảo tâm, nhất là trong thời gian vận động quốc tế viện trợ đang diễn ra nầy”. Uỷ ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn giáo quốc tế đã khuyến cào Bộ ngoại giáo Hoa Kỳ xếp Pakistan vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt, vì quá nhiều vi phạm tự do tôn giáo. Bộ ngoại giao đã không để ý đến những lời khuyến cáo nầy. Chỉ có 0,07% trong số 159,6 triệu dân của nước cộng hoà Hồi giáo nầy là Công giáo

 

TỔNG THỐNG ISRAEL SIMON PERES THĂM VIẾNG ĐỨC THÁNH CHA

(Tel Aviv 31.08) Vào thứ năm ngày 02.09, tổng thống Israel sẽ được Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI tiếp kiến tại Castel Gandolfo. Để chuẩn bị cho cuộc gặp nầy, vị nguyên thủ quốc gia bát tuần nầy nói trong một cuộc phỏng vấn trên Kênh I của RAI (truyền hình công cộng Ý):” Quan hệ giữa Vatican và quốc gia Do Thái thuộc loại tốt nhất kể từ thời Chúa Giêsu Kitô và chưa bao giờ tốt đẹp như thế trong hai ngàn năm lịch sử”. Ông còn nói thêm :” Đức đương kim giáo tông muốn có ước một đối thoại chân thành với chúng tôi,như chúng tôi ước muốn có với Vatican”. Thật khó để đoán trước được rằng chuyến thăm của Ông Peres liệu sẽ có hiệu quả đặc thù nào về các chi tiết thực tiễn của các quan hệ nầy chăng,vốn về thực chất được giải quyết qua các kênh khác. Ở Israel,tổng thống gần như chỉ có vai trò tượng trưng, trong khi quyền thật sự nằm ở chính phủ. Có khả năng hơn, ấy là các cuộc du hành của ông Peres nằm trong bối cảnh nhiệm vụ của ông là tôn tạo hình ảnh quốc tế  của Israel, do sự nghi ngờ lan rộng liên quan đến những ý hướng của chính phủ Israel do thủ tướng Benjamin Netanyahu đứng đầu. Bản thân thủ tướng Netanyahu những ngày nầy đang ở Mỹ để khởi đầu những thương thuyết về hoà bình giữa Israel và Tổ chức Giải Phóng Palestine (PLO), do ông Mahmoud Abbas làm chủ tịch, những cuộc thương thuyết do tổng thống Mỹ Barack Obama thu xếp. […]. Luật gia tu sĩ Phan Sinh, Cha David Maria A.Jaegger, một chuyên viên về quan hệ Giáo Hội – Nhà Nước ở Israel cho biết :” Đặc biệt trong những năm gần đây nhất, dường như các đàm phán giữa Toà Thánh và Nhà nước Israel được hai bên theo đuổi rất nghiêm túc và cam kết, điều mà ta thấy rõ trong các thông cáo chung thỉnh thoảng được ủy ban song phương đưa ra  . Dù không phải không biết những khó khăn trong nhiều lãnh vực của quan hệ giữa hai bên,nhưng buộc phải lạc quan và một sự lạc quan như thế tự nó đã có một ảnh hưởng rõ ràng là có lợi.

 

Do BTGH tổng Hợp và chuyển ngữ

 

 


Về Trang Mục Lục