THÔNG ĐIỆP NGÀY DU LỊCH THẾ GIỚI NĂM 2010

"Du lịch không thể làm giảm nhẹ trách nhiệm của nó trong việc bảo vệ sự đa dạng sinh học"

(ubmvgiadinh.org) – Đây là sứ điệp cho Ngày Du Lịch Thế Giới năm 2010, sẽ được tiến hành ngày 27 tháng 9. Chủ đề cho ngày này năm nay là "Ngành Du lịch và Đa Dạng Sinh Học". Hội Đồng Giáo Hoàng cho Người Di Cư và Du Lịch đã công bố sứ điệp vào ngày 30/06/2010.

Dưới chủ đề "Du Lịch và Đa Dạng Sinh Học" được đề xuất bởi Tổ Chức Du Lịch Thế Giới, Ngày Du Lịch hy vọng đưa ra những đóng góp của nó cho "Năm Quốc Tế về Đa Dạng Sinh Học" 2010, tuyên bố trước Đại Hội Đồng của Liên Hiệp Quốc.

Lời tuyên bố này được nảy sinh từ một sự quan ngại sâu sắc về "sự liên hệ mật thiết của việc mất đa dạng sinh thái với xã hội, kinh tế, môi trường và văn hóa, bao gồm cả những tác động tiêu cực trên sự đạt tới được những mục tiêu phát triển của thiên niên kỷ, và nhấn mạnh sự cần thiết của việc kế thừa những tiêu chuẩn đo lường cụ thể để bảo tồn nó.(1)

Đa dạng sinh thái hay là đa dạng sinh học, ám chỉ đến sự phong phú của các loài sinh vật tồn tại trên trái đất cũng như trạng thái cân bằng mỏng manh của sự phụ thuộc và tác động lẫn nhau điều mà tồn tại giữa chúng và môi trường vật lý nơi mà chúng dựa vào để sống và những tình trạng của chúng. Sự đa dạng sinh học được chuyển dịch thành những hệ sinh thái khác nhau, minh họa cho điều này có thể thấy qua các khu rừng, khu vực đầm lầy, thảo nguyên, rừng nhiệt đới, sa mạc, những dải san hô, núi, biển và khu vực địa cực.

Có ba sự nguy hiểm cực kì và sắp xảy ra với chúng mà điều đó đòi hỏi một giải pháp cấp bách: sự thay đổi khí hậu, sa mạc hóa và mất đa dạng sinh học. Điều thứ hai trong những năm gần đây đã và đang phát triển ở một tỉ lệ chưa từng thấy. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng trên phạm vi toàn thế giới 22% các động vật có vú, 31% động vật lưỡng cư, 13,6% sinh vật có cánh và 27% các dải đá ngầm đang bị đe dọa và đang có nguy cơ tuyệt chủng.(2)

Có rất nhiều khu vực hoạt động của con người mà đóng góp một cách lớn lao vào những sự thay đổi này, và một trong số chúng, không nghi ngờ gì nữa, đó là du lịch, ngành này ở trong những hoạt động mà sự lớn mạnh nhanh chóng và giàu kinh nghiệm. Về mặt này, chúng ta có thể nhìn vào những thống kê mà Tổ Chức Du Lịch Thế Giới đưa cho chúng ta. Với những người đi du lịch quốc tế đạt con số 534 triệu năm 1995 và 682 triệu năm 2000, theo sự ước lượng của tổ chức "Tầm Nhìn Du Lịch Năm 2020" báo cáo là 1.006 tỉ vào năm 2010 và đạt đến 1.561 tỉ vào năm 2020, theo tỉ lệ tăng trưởng trung bình hằng năm là 4.1%.(3) và theo những thống kê này của một tổ chức du lịch quốc tế còn phải thêm vào một số lượng quan trọng các khách du lịch nội địa. Tất cả chỉ ra sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lãnh vực kinh tế, cái mà mang đến vài ảnh hưởng lớn trên việc bảo tồn và sử dụng bền vững sự đa dạng sinh học, và những mối đe dọa hệ lụy do sự biến đổi thành những tác động về môi trường nghiêm trọng -- Đặc biệt mối bận tâm về việc tiêu thụ triệt để nguồn tài nguyên hạn chế (chẳng hạn như nước uống và đất đai) và sự phát sinh vô cùng lớn của ô nhiễm và cặn bã, vượt quá các số lượng mà một vùng nhất định có thể chịu đựng được.

Tình trạng được thấy còn bị làm trầm trọng thêm bởi thực tế là nhu cầu của người du lịch nhắm vào chính bản chất nó ngày càng hướng tới các điểm đến tự nhiên, do bị thu hút bởi vẻ đẹp của chúng, điều này dẫn đến một tác động lớn đến số người đến viếng thăm, đến nền kinh tế của họ, đến các di sản văn hóa và đến môi trường. Thực tế này có thể thực sự là một yếu tố có hại hoặc là, đáng khác, đóng góp một cách ấn tượng và trong một cách thức tích cực đến việc bảo tồn các di sản. Trong cách này du lịch tồn tại một cách ngược đời. Nếu nó nổi lên và phát triển nhờ sự hấp dẫn của một vài địa điểm tự nhiên và văn hóa, và mặt khác một ngành du lịch tương tự có thể làm cho thiệt hại và thậm chí phá hủy, và có nhiều khu du lịch đã phải đóng cửa do bị loại ra hư là những điểm đến mà không sở hữu vẻ hấp dẫn nguyên thủy.

Tất cả vì những điều này, chúng ta phải khẳng định rằng du lịch không thể được làm giảm đi trách nhiệm của nó trong việc bảo vệ sự đa dạng sinh học. Hơn nữa ngược lại, nó phải mang lấy một vai trò chủ động trong việc đó. Trong sự phát triển về mặt kinh tế chắc chắn cần phải đi cùng cả với những nguyên tắc của viêc bảo vệ và tôn trọng sự đa dạng sinh học.

Cộng đồng quốc tế đã quan tâm đến bản chất nghiêm trọng của vấn đề, và trong chủ đề này nó lặp lại lời tuyên bố.(4) Giáo Hội muốn góp tiếng nói của mình, từ không gian của Giáo Hội, bắt đầu từ sự nhìn nhận rằng tự bản chất Giáo Hội phải có "trách nhiệm đến sự tạo thành và Giáo Hội phải khẳng định trách nhiệm này ở trong lãnh vực hoạt động công cộng. Trong những hành động này, Giáo Hội không chỉ phải bảo vệ trái đất, nước và không khí như là những quà tặng của tạo hóa điều thuộc về tất cả mọi người. Trên tất cả Giáo Hội phải bảo vệ nhân loại khỏi sự tự hủy diệt". (5) Không đi vào trả lời cho những giải pháp kĩ thuật cụ thể, điều đó đi quá khả năng của Giáo Hội, Giáo Hội quan tâm đến việc làm sao chú ý đến mối quan hệ giữa chính Giáo Hội với Đấng Tạo Dựng, giữa nhân loại và sự tạo thành.(6) Giáo huấn của Giáo Hội lặp lại cách kiên định trách nhiệm của con người trong việc bảo tồn một môi trường đầy đủ và khỏe mạnh cho tất cả mọi người, từ sự nhìn nhận rằng "việc bảo dưỡng môi sinh trình bày ra một sự thách thức cho tất cả nhân loại. Nó là một vấn đề chung và trách nhiệm toàn cầu, là tôn trọng công ích"(7)

Như Đức Giáo Hoàng Benedict XVI chỉ ra trong Thông Điệp Bác Ái Trong Sự Thật, "trong thiên nhiên, tín hữu nhận ra kết quả tuyệt vời của các hành động sáng tạo của Thiên Chúa, cái mà chúng ta có thể sử dụng cách hợp lý để đáp ứng những nhu cầu, nguyên liệu hay thứ khác chính đáng của chúng ta, trong khi tôn trọng sự cân bằng thuộc bản chất của việc tạo thành,"(8) và việc sử dụng trình bày cho chúng ta "một trách nhiệm với những người nghèo, với các thế hệ tương lai và với toàn thể nhân loại". (9) Vì điều này ngành du lịch phải tôn trọng môi trường, xem xét đến sự hòa hợp nội tại với công trình sáng tạo, vậy nên bảo vệ sự bền vững của các nguồn tài nguyên mà nó(ngành du lịch) phụ thuộc trong khi không dẫn đến sự thay đổi sinh thái không thể phục hồi được.

Liên hệ với tự nhiên thì quan trọng và do đó ngành du lịch phải nỗ lực tôn trọng và làm tăng thêm vẻ đẹp của công trình sáng tạo, từ việc nhìn nhận rằng "rất nhiều người cảm thấy bình an và sự thanh bình, canh tân và lấy lại được sức sống khi họ có liên hệ mật thiết với vẻ đẹp và hòa hợp với thiên nhiên. Vẫn tồn tại một đặc quyền cụ thể: khi chúng ta quan tâm đến công trình sáng tạo, chúng ta nhận ra rằng Thiên Chúa, thông qua tạo dựng, chăm sóc chúng ta"(10) .

Có một yếu tố mà làm cho nỗ lực này thậm chí khẩn thiết hơn bao giờ hết. Trong cuộc hành trình tìm kiếm Chúa, con người khám phá ra các cách thức để mang Ngài đến gần Mầu Nhiệm, trong đó công trình sáng tạo là một điểm khởi đầu.(11) Tự nhiên và đa dạng sinh học nói cho chúng ta về Thiên Chúa Đấng Tạo Dựng, Ngài làm cho chính Ngài hiện diện trong công trình sáng tạo của Ngài, "Nếu chúng say mê những vẻ đẹp đó mà coi là thần minh, thì cũng phải biết rằng Chúa Tể của những vật đó còn đẹp hơn biết mấy, vì chính Đấng sáng tạo mọi loài là tác giả của muôn vẻ đẹp" (Kn 13,3). Đó là lý do tại sao thế giới, trong sự đa dạng của nó, "trình bày chính nó trước mắt con người như là bằng chứng về Thiên Chúa, nơi mà quyền lực sáng tạo, quan phòng và cứu độ của Ngài được biểu lộ"(12). Vì lý do này, du lịch, mang chúng ta đến gần công trình sáng tạo trong sự đa dạng và phong phú của nó, có thể là một dịp để đẩy mạnh và làm tăng lên kinh nghiệm tôn giáo của chúng ta.

Tất cả những điều này làm để nhằm mong nhìn thấy một sự cân bằng giữa du lịch và đa dạng sinh học cấp bách và cần thiết, nơi mà chúng bổ túc hỗ tương cho nhau, vì thế sự phát triển kinh tế và việc bảo vệ môi trường không xuất hiện như là những yếu tố đối nghịch và không tương thích, nhưng hơn hết điều đó nhằm điều hòa những nhu cầu của cả hai bên.

Những nỗ lực để bảo vệ và xúc tiến sự đa dạng sinh học trong mối quan hệ của nó với du lịch đang được phát triển, trước tiên, thông qua những chiến lược cộng tác và chia sẻ, nơi mà những lĩnh vực đa dạng mặc nhiên có liên quan. Ưu tiên chính yếu của các chính phủ, các viện nghiên cứu quốc tế, hội nghề của lĩnh vực du lịch và các tổ chức phi chính phủ bảo vệ, với một tầm nhìn dài hạn, sự cần thiết của du lịch bền vững như là hình thức duy nhất có thể nhằm kích thích sự tăng trưởng kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa và phục vụ như là một sự giúp đỡ thực tế trong cuộc chiến chống lại đói nghèo.

Các cấp chính quyền phải đưa ra những luật lệ rõ ràng để bảo vệ và củng cố sự đa dạng sinh học, tăng cường phúc lợi và giảm bớt chi phí du lịch, trong khi bảo đảm chắc chắn thực hiện các tiêu chuẩn.(14). Điều này phải đảm bảo chắc chắn đi cùng với việc đầu tư giáo dục và có kế hoạch nghiêm túc. Các nỗ lực của các chính phủ sẽ cần phải lớn hơn nữa trong những nơi mà dễ bị tổn thương nhất và nơi sự xuống cấp to lớn hơn. Có lẽ trong một số nơi, du lịch nên bị hạn chế hoặc thậm chí nên tránh xa.

Về phần mình, lĩnh vực kinh danh du lịch cần được yêu cầu "kế hoạch, phát triển và quản lý các công việc kinh doanh của họ nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, và những đóng góp tích cực, bảo tồn các hệ sinh thái nhạy cảm và môi trường nói chung, và trực tiếp mang lại lợi nhuận bao gồm cho cả địa phương và những cộng đồng bản địa".(15). Về điều này, nó sẽ thuận lợi để tiến hành các nghiên cứu ưu tiên về tính bền vững của các sản phẩm du lịch, đưa ánh sáng vào thực tế, những đóng góp khả quan cũng như những rủi ro tiềm tàng, từ sự nhận thức được rằng lĩnh vực này không có thể tìm kiếm mục đích thu lợi nhuận tối đa bằng bất cứ giá nào.(16)

Cuối cùng, các khách du lịch phải ý thức rằng sự hiện diện của họ ở một nơi không phải luôn luôn là tích cực. Với mục đích này, họ phải được thông báo lợi ích thực mà việc bảo tồn sự đa dạng sinh học mang lại và phải giáo dục có phương pháp du lịch bền vững. Tương tự như vậy, du khách nên yêu cầu các đề nghị kinh doanh du lịch mà thực sự đóng góp cho sự phát triển của nơi đó. Trong trường hợp không có, không phải là vùng đất cũng không phải là di sản lịch sử - văn hóa của nơi đến nên bị làm hư hỏng bằng ân huệ của khách du lịch, để đáp ứng những thị hiếu và khao khát của họ. Một nỗ lực chính là giáo dục trong một tư duy sâu sắc, trong một cách đặc biệt quan tâm mục tử về du lịch phải được nhìn nhận, điều này giúp các du khách có khả năng khám phá ra dấu chỉ của Chúa trong sự giàu có của đa dạng sinh học.

Bằng cách này, từ tay của cơ sở kinh doanh du lịch mà phát triển sự hòa hợp với công trình tạo dựng, nó sẽ hình thành cách khả quan trong trái tim của khách du lịch lời ca ngợi của tác giả sách thánh vịnh được lặp lại,"Lạy Đức Xhúa là Chúa chúng con, lẫy lừng thay danh Chúa trên khắp cả địa cầu!" (TV 8,2)

Vatican, 24/06/2010

Tổng giám mục Antonio Maria Vegliò, Chủ tịch

Tổng giám mục Agostino Marchetto, Thư ký Tổng giám mục

----------------

1 Cf. Organisation des Nations Unies, Résolution A/RES/61/203 approuvée par l'Assemblée Générale, le 20 décembre 2006.

2 Cf. J.-C Vié, C. Hilton-Taylor et S.N. Stuart (éd.), Wildlife in a Changing World. An Analysis of the 2008 IUCN Red List of Threatened Species, International Union for Conservation of Nature and Natural Resources, Gland, Suisse, 2009, p. 18: http://data.iucn.org/dbtw-wpd/edocs/RL-2009-001.pdf

3 Cf. http://www.untwo.org/facts/eng/vision.htm

4 Le premier document qu'il faut citer est la Charte du Tourisme durable, approuvée au cours de la "Conférence Mondiale du Tourisme durable", qui s'est tenue dans l'île espagnole de Lanzarote du 27 au 28 avril 1995. De façon conjointe, l'Organisation Mondiale du Tourisme (OMT), le World Travel & Tourism Council (WTTC) et le Conseil de la Terre ont élaboré, en 1996, le rapport Agenda 21 pour l'Industrie du Voyage et du Tourisme : vers un développement durable pour l'environnement, qui traduit en un programme d'action pour le tourisme l'Agenda 21 des Nations Unies pour la promotion du développement durable (qui a été adoptée au Sommet de la Terre, tenu à Rio de Janeiro en 1992). Un autre point de référence significatif est la Déclaration de Berlin, le document conclusif de la "Conférence internationale des Ministres de l'Environnement sur la biodiversité et le tourisme", qui s'est déroulée dans la capitale allemande du 6 au 8 mars 1997. Ce document représente peut-être la contribution la plus importante, à cause de son élaboration, de son influence, de sa diffusion et de ses signataires. Quelques mois après, a été signée la Déclaration de Manille sur l'impact social du tourisme, où était mis en relief l'importance d'une série de principes en faveur de la durabilité touristique. Le fruit du "Sommet mondial de l'écotourisme", organisé en mai 2002 par l'OMT, avec le soutien du Programme des Nations Unies pour l'Environnement (UNEP), a été la publication de la Déclaration de Québec sur l'écotourisme. Dans le cadre du "Congrès sur la Diversité Biologique" ont été émanées, en 2004, les Orientations sur la Diversité Biologique et le Développement du Tourisme. À tous ces documents à caractère international, il faut ajouter les nombreux guides et manuels de bonnes pratiques que l'OMT a publié sur ce thème, parmi lesquels il faut mettre en relief Pour un tourisme plus durable : Guide pour les responsables politiques, publié en 2005 en collaboration avec le UNEP.

5 BenoÎt XVI, Lettre Encyclique Caritas in veritate, n° 51 : AAS 101 (2009), p. 687.

6 Cf. BenoÎt XVI, Message pour la célébration de la XLIIIème Journée Mondiale de la Paix 2010, 8 décembre 2009, n° 4 : L'Osservatore Romano, n° 290 (45.333), 16 décembre 2009, p. 6.

7 Conseil Pontifical "Justice et Paix", Compendium de la Doctrine Sociale de l'Église, Libreria Editrice Vaticana, Cité du Vatican 2004, n° 466. Cf. Jean-Paul II, Lettre Encyclique Centesimus annus, n° 40 : AAS 83 (1991) p. 843.

8 BenoÎt XVI, Lettre Encyclique Caritas in veritate, n° 48, l.c., p. 684.

9 Ibidem.

10 BenoÎt XVI, Message pour la célébration de la XLIIIème Journée Mondiale de la Paix 2010, n° 13, l.c.

11 Cf. Catéchisme de l'Église catholique, Libreria Editrice Vaticana, Cité du Vatican 1997, n° 31.

12 Conseil Pontifical "Justice et Paix", Compendium de la Doctrine sociale de l'Église, n° 487, l.c.

13 Cf. Ibidem, n° 470.

14 Cf. BenoÎt XVI, Lettre Encyclique Caritas in veritate, n° 50, l.c., p. 686.

15 Sommet mondial de l'écotourisme, Rapport final. Déclaration de Québec sur l'écotourisme, 22 mai 2002, Organisation mondiale du tourisme et Programme des Nations Unies pour l'Environnement, Madrid 2002, recommandation n° 21.

16 Cf. Organisation Mondiale du tourisme, Code mondial d' éthique du Tourisme, 1er octobre 1999, art. 3 §4 : http://www.unwto.org/ethics/full_text.php?subop=2

 

 


Về Trang Mục Lục