Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 12.09 ĐẾN 18.09.2010 - ĐẦU TUẦN)

 

ĐỨC THÁNH CHA : HÃY CẦU NGUYỆN CHO CHUYẾN TÔNG DU CỦA CHA TỚI VƯƠNG QUỐC ANH

(AsiaNews 13.09) Kết thúc suy tư trước kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng ngày 16.09 nầy Người sẽ đi sang Anh để phong chân phước cho ĐHY John Henry Newman :” Cha xin mọi người cầu nguyện cho Cha trong suốt cuộc tông du nầy”. Lời yêu cầu của Người được chào mừng bằng một tràng pháo tay vang óc từ những người hành hương tụ họp trong sân cũa dinh tông đồ Castel Gandolfo. Trước ngày cuộc hành trình tới nước Anh, quốc gia nầy đã thả lỏng một chiến dịch truyền thông chống lại cuộc thăm viếng nầy, chống lại giáo huấn Giáo Hội Công giáo về luật độc thân linh mục và ủng hộ việc  truyền chức nữ linh mục, cũng như vụ bê bối các linh mục phạm tội ấu dâm. Đức Thánh Cha lập lại lời yêu cầu cầu nguyện cho chuyến đi của người, kể cả những lời chào mừng bằng tiếng Pháp. Chào mừng bằng tiếng Anh, Người đặc biệt nhắc tên Tổ Chức “Những Người Bạn của Đức Gioan-Phaolô II” đến từ Ả rập Xê-Út.

 

HƠN HAI CHỤC CUỘC HẸN TRONG 4 THÀNH PHỐ

(Apic 12.09) Sáng ngày 16.09, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ đáp máy bay trong cuộc di chuyển 4 ngày tới Scotland va Anh. Cuộc du hành đầu tiên nầy của Đức Thánh Cha tới vương quốc Anh đặc biệt bận rộn, với hơn 20 cuộc hẹn trong 4 thành phố khác nhau (Edimburg,Glasgow,Luân-đôn và Birmingham) và không dưới 15 bài diễn văn hoặc bài giảng lễ.  Nếu Người bayq au biển Manche để phong chân phước cho Vị hồng y người Anh John Henry Newman (19801 – 1890), thì Đức Biển Đức XVI cũng sẽ phải qua một số cuộc hẹn nhất định có tính chất chính trị. Trước các phóng viên ở Vatican,ngày 10.09, giám đốc văn phòng báo chí Toà Thánh trở lại với chuyến đi “rất quan trọng” nầy của Đức Biển-Đức XVI, chuyến du hành nước ngoài thứ 17 của Người. Cha Federico Lombardi nói :” Sau chuyến hành hương Thánh Địa hoắc chuyến thăm viếng Thổ Nhĩ Kỳ, thì chuyến đi nầy còn xa mới là chuyến đi khó khăn nhất”. Cha Lombardi chỉ rõ rằng Vatican ý thức về những phong trào chống đối trước ngày Đức Thánh Cha tông du nước Anh, đặc biệt trong môi trường vô thần”.

 

CHUYẾN THĂM CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG SẼ KHẲNG ĐỊNH NHỮNG RÀNG BUỘC VỚI TÍN ĐỒ ANH GIÁO

(CNA/EWTN News 12.09) Trước chuyến tông du của Đức Thánh Cha, người đứng đầu Hội Đồng Giáo Hoàng về Hiệp Nhất Kitô giáo đã thừa nhận những ‘khó khăn’ trong các quan hệ giữa Công giáo và Anh giáo. Tuy nhiên, NgàI nói rằng chuyến thăm của Đức Thánh Cha sẽ “khẳng định một cách chắc chắn những mối liên hệ ràng buộc gần gũi” giữa hai cộng đồng giáo hội. Ngài chỉ ra ĐHY Newman như một người dẫn đạo. Phát biểu trong một tuyên bố hôm 10.09, Đức TGM Kurt Koch nói rằng cho dù chuyến thăm 16 – 19.09 là chuyến công du cấp nhà nước đầu tiên của một Giáo Hoàng tới nước Anh, nhưng nó nhắc nhớ chuyến thăm mục vụ năm 1983 của Đức Gioan-Phalô II. Vị tiền nhiệm của Đức Biển-Đức XVI đã cầu nguyện với TGM Cantebury và đã ra một tuyên ngôn chung khai mạc giai đoạn hai của đối thoại chính thức giữa Giáo hội Anh giáo và Giáo Hội Anh giáo. Đức TGM Koch giải thích :” Kể từ thời đó, các quan hệ giữa các tín hữu Công giáo và các tín đồ Anh giáo ngày càng ấm áp và thân thiện hơn”. Ngài lưu ý rằng nhiều cộng đoàn sở tại nay chia sẽ cầu nguyện và những sáng kiến thực hành và có những cuộc gặp gỡ đều đặn và thành công giữa các giám mục Công giáo và Anh giáo.  Ngài nhận xét : Các tương quan giữa Công giáo và Anh giáo có được một sự thừa nhận thực tiễn về các khó khăn. Những chia rẽ đáng buốn của Phong trào Cải Cách sẽ đặc biệt vang dội khi Đức Thánh Cha ở Wesminster Hall,nơi mà Thánh Thomas More đã bị xử vì lòng trung thành của Ngài với Toà Roma. Những tranh luận nội bộ Anh giáo cũng đã tạo nên ‘những khó khăn’, một phần có trách nhiệm của việc Đức Biển-Đức ban Giám Hạt Tòng Nhân Anh giáo. Theo quan điểm của Đức TGM Koch, những vấn đề nầy phải được nhìn ‘trong một bối cảnh rộng lớn hơn về chứng từ chung của tín hữu Công giáo La Mã và tín đồ Anh giáo’. Chứng từ nầy sẽ được biểu hiện sâu xa nhất khi Đức Biển Đức XVI và TGM Canterbury gặp nhau lại Dinh Lamberth và cùng qúy gối cầu nguyện trong Wesminster Abbey, trước linh địa Thánh Edward. Theo Đức TGM, việc phong chân phước cho ĐHY Newman là một thời khắc tích cực cho những quan hệ đại kết. Dù ĐHY Newman trở lại đạo Công giáo,nhưng ngài luôn biết ơn Giáo hội nước Anh như là một khí cụ của ơn Chúa quan phòng trong cuộc đời ngài và thừa nhận ảnh hưởng sâu xa của các nhà thần học và giáo sĩ  Anh giáo.

 

RAO GIẢNG PHÚC ÂM CẦN THIẾT ĐỂ CHIẾN ĐẤU CHỐNG LẠI CÁC GIÁO PHÁI Ở BRASIL

(CWNews 11.09)  Gặp gỡ hôm ngày 10.09 với một nhóm giám mục từ Brasil vừa kết thúc cuộc viếng Ad Limina, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nói rằng Giáo Hội Công giáo luôn là một phần chủ yếu của căn tính người Brasil, nhưng căn tính ấy nay đang bị thử thách nặng nề do sự trỗi dậy mau lẹ của những giáo phái Phúc Âm. Ngài lưu ý rằng Brasil luôn được đánh dấu bởi ‘sự sống chung hoà hợp giữa những người đến từ những vùng miền và những nền văn hoá khác nhau”. Người nói :” Điều đáng để ý về những thay đổi gần đây trong đất nước nầy, ấy là sự tăng trưởng của những ảnh hưởng xét về mặt thực tiễn chưa hề được biết đến cách nay ít thập niên”. Sự trỗi dậy của các giáo phái Tin Lành cho thấy ‘một cơn khát Thiên Chuá đang lan rộng”, nhưng đồng thời sự việc có rất nhiều người đến vậy vốn được nuôi dạy và lớn lên làm người Công giáo, nay tìm nương tựa tôn giáo ở nơi khác, cho thấy rằng những nỗ lực rao giảng Phúc Âm của các mục tử Công giáo ‘thỉnh thoảng còn hời hợt”. Trong bối cảnh nầy, cần thiết trên hết và trước hết với Giáo Hội Công giáo ở Brasil là phải cam kết một cuộc rao giảng Phúc Âm mới, không chừa một nỗ lực nào trong việc tìm kiếm các tín hữu Công giáo đã sa ngã và những người biết rất ít hoặc không biết gì về sứ điệp Tin Mừng, đem họ đến với một cuộc gặp gỡ cá nhân với con người sống động của Chúa Giêsu Kitô, Đấng luôn hành động trong Hội Thánh Người. Đức giáo tông còn đi tới chỗ nói rằng các tín hữu Công giáo phải nhận ra ảnh hưởng mới của các tổ chức và nhóm Kitô giáo khác và phải thiết lập một đối thoại đại kết với họ. Mặt khác, sự thiếu hiệp nhất là một nguyên nhân làm gương xấu” ngăn trở việc rao giảng Tin Mừng. Ngài báo trước rằng đại kết đích thực phải đưọc tiêu biểu không phải bằng ‘sự lãnh đạm về giáo lý”, mà bằng sự kính trọng nhau và một sự cam kết chia sẽ với nhau trong việc phục vụ Chúa Kitô”.

 

LUẬT SƯ VÔ THẦN Ở QUEENSLAND, ÚC, XÉ ĐỐT KINH THÁNH VÀ SÁCH CORAN

(CathNews 13.09) Một luật sư vô thần từ Queensland đã đưa lên mạng YouTube một băng hình cho thấy ông đang xé những trang sách Kinh Thánh và sách Coran và đốt chúng. Tờ The Courier-Mail đưa tin rằng trong băng hình nầy,Alex Stewart đang xé những trang từ cả hai cuốn sách nầy và cuộn chúng lại như một điếu cần sa và tỏ ra đang hút chúng. Trong khi ấy,một toà án ở Johannesbourg,Nam Phi, đã ngăn chặn một doanh nhân Nam Phi tổ chức một “Ngày Đốt Kinh Thánh” để phản ứng lại đe doạ đốt kinh Coran của một mục sư ở Florida. Mohammed Vawda đã lên kế hoạch đốt những cuốn Kinh Thánh tại một quảng trường ở trung tâm Johannesbourg nhằm phản ứng kế hoạch đốt kinh Coran của mục sự Terry Jones. Kế hoạch trả đũa nầy đã bị một tổ chức trí thức Hồi giáo, gọi là Học Giả Chân Lý,chận lại. Luật sư của tổ chức nầy,Zehir Omar, nói toà án đã phán quyết rằng việc đốt bất cứ văn bản nào được coi là linh thánh là bất hợp pháp ở bất cứ nơi nào trong nước Nam Phi.

 

CÁC GIÁM MỤC KHÔNG TÁN THÀNH KẾ HOẠCH TRẢ LƯƠNG TIÊU CHUẨN CHO LINH MỤC

(UCAN 13.09) Các Giám Mục bang Madhya Pradesh không tán thành những đề xuất đưa vào những thủ tục được chuẩn hóa về sự thuyên chuyển và tiền công của các linh mục không có đủ tiền khắp trong bang. Đức TGM Leo Cornelio,chủ tịch Hội đồng nói : HĐGM khu vực đã quyết định giao các vấn đề nầy cho cá nhân từng giám mục. Hội đồng các linh mục thuộc khu vực nầy trong hội nghị 5 -6 tháng 08 đã tìm kiếm một chính sách tiêu chuẩn về việc thuyên chuyển linh mục,cũng như đối với tiền trợ cấp nuôi sống và những tiền trợ cấp khác. Hội nghị cũng muốn có một ban nhân sự linh mục để công việc truyền giáo có kết quả hơn,nhất là ở các vùng sâu vùng xa. Nhưng các giám mục từ 9 giáo phận của bang nầy không đạt được điểm tương đồng để tìm ra một chính sách tiêu chuẩn. Đức TGM Cornelio nói:”Chúng tôi không thể có được những chính sách làm chuẩn đối với các linh mục vì các giám mục có sự tự trị trong việc điều hành giáo phận của các Ngài. Mỗi giám mục sẽ giải quyết với các linh mục của họ, chứ không thề đồng bộ được”. Các giám mục phải xem xét tình trạng tài chính của mỗi giáo phận,nhưng các ngài đồng ý gặp gỡ tất cả các linh mục trong từng giáo phận để bàn về các vấn đề nầy. Ngài cho biết hoàn toàn nhất trí với các đòi hỏi của các linh mục để có được những điều kiện tốt hơn. Tuy nhiên,một số linh mục xin dấu tên bày tỏ sự thất vọng trước quyết định nầy của các giám mục. Tiền trợ cấp cho các linh mục được quyết định cách nay nhiều năm, đã trở nên ‘nhỏ mọn” vì vật giá liên tục tăng. Họ nói : Mỗi một giám mục đều biết rõ các vấn đề nầy,nhưng các Ngài không muốn làm gì theo đó.Nhiều linh mục xoay xở để có tiền qua những nguồn khác nhau để đáp ứng các nhu cầu căn bản của họ. Cha Francis Scaria, chủ tịch Hội đồng linh mục khu vực nói : Một số linh mục đề nghị được làm việc bán thời gian, do giáo phận không có khả năng chi trả để họ có thể sống cuộc sống thích đáng. Các linh mục sẽ gặp các giám mục của họ trước khi quyết định bất cứ hướng hành động nào. Ngài nói :”Chúng tôi hy vọng các giám mục sẽ đáp ứng một cách thiết thực”

 

KỶ NIỆM 1000 NĂM THĂNG LONG-HÀNỘI. THƯ CỦA CÁC GIÁM MỤC NHÂN DỊP KỶ NIỆM NẦY.

(Apic 14.09) Ngáy thứ 10 tháng thứ 10 nằm 2010,lúc 10 giờ sẽ phát tín hiệu khởi đầu lễ mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hànội. Đã từ nhiều năm qua chính quyền chuẩn bị cho sự kiện nầy. Những tôn giáo khác nhau, nhất là giáo hội Phật giáo Việt Nam, từ lâu đã thông báo sự tham dự tích cực của họ vào các lễ hội được tổ chức nhân dịp nầy. Từ đầu năm nay, người ta chờ đợi Giáo Hội Công giáo biểu lộ công khai những tình cảm của mình đối với sự kiện nầy. Trong một số môi trường Công giáo, người ta cảm thấy một sự dè dặt nhất định đối với một sự tham gia quá lộ liễu. Chủ tịch HĐGM,nhân danh các giám mục Việt Nam, vừa ký hôm 09.09 vừa qua một bức thư tương đối kín đáo và ngắn, gửi dân Chúa nhân dịp kỷ niệm nầy.

 

THƯ VIỆN VATICAN ĐƯỢC HIỆN ĐẠI HOÁ,SẼ MỞ CỬA VÀO NGÀY 20.09

(ZENIT 14,09) Thư viện Toà Thánh Vatican sẽ mở cửa lại vào ngày 20.09 sau 3 năm tu sửa,bảo đảm an toàn và hiện đại hoá. Một cuộc triển lãm và mợt hội thảo sẽ đánh dấu sự kiện nầy vào tháng 11. ĐHY Raffaele Farina,SDB, quản thủ thư viện Hội Thánh La Mã, đã thông báo việc mở cửa lại nầy cho các nhà nghiên cứu trong một cuộc họp báo do Ngài chủ toạ ngày 13.09 tại “Salon Sixtine”, với sự trợ thủ của ĐGM Cesare Pasini, của ngài Pier Carlo Cuscianna, giám đốc kỹ thuật của phủ thủ hiến Thành phố Vatican; của ngài Giovanni Giavazzi, chủ tịch Tổ Chức “Italcementi” (Xi Măng Ý),là xí nghiệp đã thực hiện công trình tuyệt tác củng cố cấu trúc thu viện, và ngài Gennaro Guala,kỹ sư của “Italcementi”. Lãnh vực can thiệp thứ hai là bảo đảm an ninh và thứ ba là hợp lý hoá các khu vực khác nhau củ thư viện và thư khố lưu trữ. Cuộc triển lãm sẽ có chủ đề :”Biết thư viện Vatican, một lịch sử hướng tới tương lai” sẽ được khánh thành ngày 10.11 trong phòng trưng bày “Charlemagne”, cánh trái hàng cột Bernin và ngày 11 – 13.11 là hội nghị về Thư Viện nầy như là một cơ sở phục vụ nghiên cứu.

 

ĐA SỐ DÂN CHÚNG NƯỚC ANH ỦNG HỘ NỀN VĂN GIÁO KITÔ GIÁO

(ZENIT 14.09)  67% dân chúng nước Anh cho rằng xã hội Anh phải bảo tồn nền văn hoá của mình trong khi 8% chống lại ý tưởng nầy. Đó là kết quả của một điều tra được tờ nhật báo Công giáo The Tablet công bố, do tổ chức nghiên cứu công luận IPSOS thực hiện sau khi đã hỏi 996 người Anh trưởng thành, trong đó có 117 người Công giáo. Theo nghiên cứu nầy, hai trên ba người nhận ra Đức Biển-Đức XVI và cho biết sẽ nhận ra Người nếu họ nhìn thấy Người tản bộ trên đường mà không mặc y phục giáo hoàng. 10% dân số cho biết sẽ tham dự vào các sự kiện của chuyến tông du. Trong các tín hữu Công giáo được hỏi, 71 % sẽ tham dự. Kết quả điều tra cho thấy rằbg 25% dân số ủng hộ cuộc thăm viếng của Đức Gaío Hoàng, 11 % chống lại và 63 không chống cũng không thuận. 49% những người được hỏi nghĩ rằng sẽ là tích cực nếu như Giáo Hội Công giáo có những lập trường luân lý vững chắc. Cuộc điều tra cũng cho thấy rằng một đa số hết sức lớn (93%) biết rằng Đức giáo hoàng đứng đầu Hội Thánh Công giáo, trong khi chỉ có 77% biết rằng nữ hoàng đứng đầu giáo hội nước Anh.

 

TÂN ĐẠI SỨ NƯỚC ĐỨC

(VIS 14.09) Ngày 13.09, Đức Thánh Cha đã nhận ủy nhiệm thư của tân đại sứ Đức,ngài Walter Jorgen Schmid. Đức Thánh Cha đã gợi ra cuộc phong chân phước sắp tới vào ngày 19.09 ở Munster, cho vị linh mục tử vì đạo dưới chế độ quốc xã,Gerhard Hirschfelder và năm 2011,phong chân phước cho bốn linh mục khác, cũng như tưởng niệm một mục sư Tin Lành phái phúc âm. “Từ việc chiêm ngắm những khuôn mặt tử vì đạo nầy, chúng ta ngày càng thấy rõ làm thế nào một số người, từ những xác tín Kitô giáo của họ, đã sẵn sàng hiến mạng sống vì đức tin, vì quyền được tự do thực hành những điều họ tin, vì tự do ngôn luận, vì hoà bình và vì nhân phẩm”. Tuy  nhiên - Người nói tiếp - ”nhiều người đang cho thấy một sự nghiêng chiều theo các khái niệm tôn giáo bi quan hơn đối với chính họ. Họ thay thế Thiên Chúa của Kitô giáo, Đấng mạc khải trong Kinh Thánh, bằng một hữu thể tối cao, huyền bí và không xác minh được, chỉ có một liên hệ mơ hồ với đời sống cá nhân của con người”. Đức Thánh Cha sau đó nhấn mạnh rằng “những khái niệm như thế ngày càng cổ vũ sự tranh luận trong lòng xã hội, nhất là trong lãnh vực công lý và luật pháp. Tuy nhiên nếu người ta từ bỏ đức tin vào một Thiên Chúa ngôi vị, thì sẽ cho ra ngay một thần minh không biết,không nghe và không nói…Nếu Thiên Chúa không có ý chí riêng, thì người ta rút cuộc chẳng phân biệt đâu là sự lành, đâu là sự dữ…Khi ấy con người mất đi sức mạnh đạo đức và tinh thần cần thiết cho sự phát triển hoàn toàn con người của mình. Hành động xã hội sẽ càng bị chi phối bởi tư lợi hoặc bởi một tính toán quyền lực, làm phương hại đến xã hội…Giáo Hôi lo lắng nhìn thấy mưu toan ngày càng tăng muốn loại bỏ khái niệm Kitô giáo về hôn nhân và gia đình, của lương tâm xã hội. Hôn nhân được biểu hiện như một sự kết hợp bền vững tình yêu giữa một người nam và một người nữ,luôn hướng về việc truyền sinh, vì thế, cần có “một nền văn hoá con người” (lấy lại cụm từ của Đức Gioan-Phaolô II). Gợi ra những khả năng mới mẻ của công nghệ sinh học và y học, Đức Thánh Cha nhấn mạnh ‘bổn phận nghiên cứu cần cù để biết những phương pháp nầy, có thể là một trợ giúp cho con người tới đâu và ngược lại, đây là sự vận dụng của con người, sự vi phạm tính toàn vẹn và phẩm giá của con người. Chúng ta không thể từ chối những tiến bộ nầy,nhưng phải hết sức cảnh giác. Khi người ta bắt đầu phân biệt giữa cuộc sống xứng và cuộc sống không xứng để sống, thì người ta không chừa bất cứ giai đoạn nào của đời sống, nói chi tuổi già và bệnh tật”. Đức Thánh Cha kết luận rằng “việc xây dựng một xã hội con người đòi buộc phải trung thành với chân lý”. Người nhắc đến một vài hiện tượng trong lãnh vực các phương tiện truyền thông :”Chịu sự cạnh tranh ngày càng mãnh liệt, họ thấy bị buộc phải kích thích sự hiếu kỳ càng lớn càng tốt. Ngoài ra, chính sự tương phản là cái làm nên tin tức chung chung bất kể phương hại đến chân lý các sự việc. Điều nầy trở nên đặc biệt khó hiểu khi nhà cầm quyền công khai nói ra lập trường,mà không có khả năng xác minh tất cả những khía cạnh một cách thoả đáng. Tôi vui mừng vì quyết định của chính phủ liên bang [Đức] dấn thân trên con đường nầy”.

 

ĐỨC THÁNH CHA BÀY TỎ ĐAU BUỒN VỀ NHỮNG PHÁT HIỆN LẠM DỤNG TÌNH DỤC Ở BỈ

(CathNews 14.09) Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI nói Người cảm thấy “hết sức đau buồn” trước tin lạm dụng trẻ em lan tràn trong các linh mục ở Bỉ. Người đứng đầu Giáo Hội Bỉ, ĐHY André-Joseph Leonard, nói “một cảm giác giận dữ và bất lực” đã nắm giữ Giáo Hội, tiếp sau một báo cáo do các điều tra viên Giáo Hội đã phát hiện bản kê khai về sự quấy rối tình dục do hàng giáo sĩ Công giáo trên khắp đất nước nầy. Phát ngôn nhân của Vatican,Cha Lombardi cho biết Đức Thánh Cha đang theo dõi cách chỉ đạo của Giáo Hội Công giáo Bỉ “rất sát sao". Ngài nói :” Như mọi người, Đức Thánh Cha cảm thấy hết sức đau buồn sau khi báo cáo được công bố, lần nữa cho thấy sự đau khổ vô cùng lớn lao của các nạn nhân và cho chúng ta một ý thức còn sống động hơn về sự nặng nề của những tội ác nầy”. Trong động thái đầu tiên để phục hồi lòng tin của quần chúng, ĐHY Leonard của Bỉ nói Giáo Hội sẽ giúp đỡ tối đa các nạn nhân. Báo cáo dài 200 trang nói có 475 đơn kiện được điều tra giữa tháng Giêng và tháng Sáu năm nay và bao gồm lời chứng từ khoảng 124 “nạn nhân còn sống” vô danh. Báo cáo nầy đã được công bố bởi Uỷ Ban về Giáo Hội liên quan đến những đơn kiện lạm dụng tình dục, so Giáo Hội Công giáo lập ra.

 

MỘT SỐ TÍN HỮU NGƯỜI BỈ TỪ BỎ PHÉP RỬA

(CWnews 15.09) Một con số đang tăng cao các tín hữu Công giáo bất mãn ở Bỉ công khai từ bỏ đức tin, với sự giúp đỡ của một tổ chức thế tục-nhân văn. Hội Nhân Văn -Thế Tục Flemish khẳng định rằng 869 người đã hoàn tất tiến trình mà tổ chức nầy gọi là “phi rửa tội” (debaptism). Cụm từ nầy không chính xác. Một người đã được rửa tội thì không thể nào đảo ngược hiệu lực của bí tích nầy. Người Công giáo – dù là hiếm – có thể công khai từ bỏ đức tin.

 

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC HOA KỲ PHÁT HÀNH CUỐN SÁCH MỚI VỀ ĐỨC THÁNH CHA BIỂN ĐỨC XVI

(CNA/EWTN News 14.09) HĐGM Công giáo Hoa Kỳ đã thông báo ngày 13.04 sẽ phát hành một cuốn sách mới về Đức Thánh Cha, nhắm đưa ra “một cái nhìn chưa từng có về năm năm đầu triều đại giáo hoàng của Đức Biển-Đức XVI”. “Đức Biển-Đức XVI : Tiểu Luận và Suy Tư về Triều đại giáo hoàng của Người” (Benedict XVI : Essays and Reflections on His Papacy” sẽ được phát hành vào ngày 19.09 cùng với Sheed & Ward,phần ghi của NXB Rowman & Littlefield. Cuốn sách mới nầy cung cấp đại cương về cuộc đời và sự nghiệp của Đức Thánh Cha và sẽ đề cao những trích đoạn trong các tác phẩm của Người, gồm cả những suy tư và những đoạn trích dẫn, hơn 100 hình màu, Các tiểu luận được chia làm ba phần : 1). Người Hành Hương   2). Mục Tử  3). Tiên tri. Một thông cáo báo chí ngày 13.09 nhận định rằng giám đốc quan hệ với các phương tiện truyền thông HĐGM Hoa Kỳ,Soeur Mary Ann Walsh đã biên tập cuốn sách nầy, vốn cũng có những lời giới thiệu do Vua nước Jordani Abdullah II và tổng thống Israel Simon Peres. Phát hành mới nầy cũng có những bài viết do Quốc Vụ Khánh Toà Thaáh Tarcisio Bertone, ĐHY Francis George, chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ và John Thavis, trưởng văn phòng hãng tin CNS ở Roma. Soeur Mary Ann Walsh lưu ý :” Năm năm đầu của Đức Thánh Cha Biển-Đức cho thấy một con người có thể  bước đi một cách điềm tĩnh qua những thời điểm biến động,khi Người tìm mọi cách để chữa lành những vết thương và đem mọi người lại với nhau. Đức Thánh Cha đã phải đương đầu với bê bối lạm dụng tình dục đang nổ tung với lòng trắc ẩn và ngẩng cao đầu để đương đầu với những thách thức giữa các tôn giáo nhằm xây dựng sự hiểu biết cảm thông giữa những người khác nhau”. Soeur nói thêm :” Đức Thánh Cha đã đề cập đến những vấn nạn của xã hội đương thời và nêu bật cho thế giới những hàm ý đạo đức của môi trường luận và sự phân phối bất đồng điều các tài nguyên của thế giới. Người đã thúc giục Giáo Hội phổ biến rộng Tin Mừng cả qua chừng từ và cầu nguyện lẫn qua mọi phương tiện truyền thông hiện đại. Người là một nhà lãnh đạo với sự khôn ngoan của tuổi tác và là một nhà thần học được vinh dự, Đấng giúp người ta biết vị trí đúng của họ trong thế giới ngày nay”.  (Cuối tháng 9 đầu tháng 10 có thể truy cập cuốn sách nầy tên Amazon.com).

 

CHIẾN LƯỢC ‘ĐỨA CON KHÔNG AI MUỐN” ĐƯỢC DÙNG ĐỂ CỔ VŨ NẠO PHÁ THAI Ở COLOMBIA

(CNA 14.09) Tổ chức Vida en Misericordia (Thương Xót Sự Sống) ở Colombia đã chỉ trích nhà đấu tranh nữ quyền Florence Thomas vì đã biện minh cho nạo phá thai để ngăn “những đưa con không ai muốn”. Tổ chức nầy giải thích rằng dùng cụm từ nầy là một chiến lược mà những người đấu tranh nữ quyền sử dụng để vận động giết hại trẻ chưa sinh và hưởng những lợi ích kinh tế. John Ferney Valencia thuộc tổ chức nầy đã chí trích Thomas vì đã nói rằng “không ‘trẻ em không ai muốn” nào nên sinh ra vì chỉ tình thương của một bà mẹ mới làm cho phôi nhi “nên con người”. Thoams nói thêm rằng nếu phụ nữ được phép nạo phá thai khi ‘họ không muốn có con cái họ”, thì một xã hội với nhiều “những đưa con được mong muốn” hơn sẽ có thể được thành toàn, vì bằng việc ‘giải phóng họ’ khỏi cái được coi là gánh nặng nầy, các phụ nữ sẽ có một kinh nghiệm tốt hơn về tình mẫu tử. Ferney Valencia lưu ý rằng chiến lược nầy của những người đầu tranh nữ quyền cực đoan nầy là truyền bá ý thưởng rằng không có đưa con nào không được mong muốn.Tuy nhiên, chiến lược nầy đã được dùng để cổ vũ nạo phá thai như là sự ‘giải phóng” phụ nữ,khi nghèo khó và sai quấy bị đổ lỗi cho trẻ chưa sinh. Phong trào đấu tranh nữ quyền cực đoan mà Florence Thomas đi theo, được hưởng lợi từ điều đó và chiến lược nầy cung cấp “vỏ bọc hoàn hảo cho việc vận động nạo phá thai mà không để lộ việc hạn chế sinh đẻ năm phía sau nó”. Thật đáng buồn, khi Florence gợi ý rằng chỉ duy nhất “những đưa con mong muốn” mới được sinh ra,là bà đang cổ vũ cái chết những con cái của người nghèo và một văn hoá coi thường sự sống,như có thể thấy ở Pháp, khi sự vô sinh đang tràn lan và người ta ưa cho hàng triệu cho các con thú cưng hơn là “làm hỏng” cuộc sống của họ với một đưa con khó chịu. Ông nói :” Vì lý do nầy, phong trào đấu tranh nữ quyền cực đoan sẽ phải có trách nhiệm giải thích trước xã hội và xin tha lỗi”.

 

GIỚI CHỨC CHÍNH THỐNG NGA CHỈ TRÍCH NHỮNG PHÁT TRIỂN TỰ DO TRONG ANH GIÁO

(CWNews 15.09) Phát biểu ở Anh ngày 09.09, vị giám mục Chính Thống giáo người Nga phụ trách quan hệ đại kết nói toạc thẳng ra khi Ngài công khai chỉ trích những phát triển trong Anh giáo đương thời. Trước sự hiện diện của TGM Canterbury, Rowan Williams, Đức TGM giáo phận Volokolamsk,Hilarion, đã chỉ trích “sự mở rộng tự do không được kiểm soát các giá trị Kitô giáo đang tiếp tục phát triển trong nhiều cộng đồng thế giới Anh giáo, cũng như những động thái của Giáo Hội nước Anh hướng tới truyền chức giám mục nữ giới. Ngài nói :”Không thể im lặng thông qua chủ nghĩa tự do và thuyết tương đối vốn đã trở thành hết sức tiêu biểu của thần học Anh giáo ngày nay”. Vị giáo phẩm người Nga thẳng thắn cảnh báo rằng nếu Anh giáo tiếp tục đi theo những ý tưởng tự do, thì đối thoại Anh giáo – Chính Thống giáo có thể chấm dứt. Ngài lý luận rằng rằng dòng gây chia rẽ qian trọng nhất trong thế giới Kitô giáo ngày nay tách rời những kẻ chấp nhận quyền bính các truyền thống Giáo Hội và những người không chấp nhận. Ngài gợi ý rằng sự cộng tác đại kết co` kết quả hơn trong tương lai sẽ liên kết nỗ lực của những người đi theo những lời dạy và truyền thống của kinh Thánh, gồn người Chính Thống,một số tín hữu Công giáo và tín đồ Tin Lành phái Phúc Âm. Đức TGM Hilarion cũng nói về “khả năng thiết lậl liên minh Chính Thống – Công giáo ở Châu Âu để bảo vệ các giá trị truyền thống của Kitô giáo. Mục đích cơ bản của liên minh nầy là nhằm phục hồi một tâm hồn Kitô giáo ở Châu Âu. Chúng ta phải chung nay trong việc bảp vệ các giá trị Kitô giáo chống lại chủ nghĩa thế tục và thuyết tương đối”.

 

GIÁM MỤC NGƯỚI ÁI NHĨ LAN PHÊ PHÁN NẶNG HANS KUNG VỀ “TINH THẦN VATICAN II”.

(CWNews 15.09) Một giám mục người Ái Nhĩ Lan, vốn khi còn là một linh mục trẻ, đã tham dự toàn bộ Công Đồng Vatican II, đã chỉ trích quyết liệt những khả năng của Hans Kung trong tư thế một người giải thích Công đồng nầy. ĐGM giáo phận Meath, Michael Smith, người nhắc lại rằng nhà thần học bất đồng Hans Kung đã chọn không có mặt ở những biên bản lưu của Công Đồng, để dành nhiều thời giờ thuyết trình về Công Đồng và phỏng vần với các phương tiện truyền thông, viết rằng :” Chính lời Hans Kung quả quyết mình là người giải thích đích thực các văn kiện Công Đồng Vatican II,mà tôi thấy khó chấp nhận nhất, do thực tế sự can dự của Hans Kung trong đó. Một kết luận rõ ràng – ít là với tôi – là tiến sĩ Kung ít đủ tư cách nhất trong những kẻ hiện diện, để giải thích khái niệm phù du mà Hans Kung không ngừng nêu ra : “Tinh thần Công Đồng Vatican II”.

 

 

Do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ

 

 


Về Trang Mục Lục