Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 26.09 ĐẾN 02.10.2010 - ĐẦU TUẦN)

 

 

KITÔ HỮU NƯỚC ANH PHÁT ĐỘNG CHIẾN DỊCH BẢO VỆ ĐỨC TIN

(CathNews 28.09) Chiến dịch nbảo vệ niềm tin nầy dự trù trùng hợp với Mùa Vọng năm nay. Chiến dịch có tên “KHÔNG HỔ THẸN” (NOT ASHEMED) nói Kitô hữu thuộc mọi tuyên tín chịu phân biệt đối xử trong các trường học và nơi làm việc như là hậu quả niềm tin Kitô giáo của họ và cổ vũ một mặt trận thống nhất. Nhà tổ chức chiến dịch, Quan tâm Kiotô Giáo vì Quốc Gia chúng ta, thúc giục các Kitô hữu mang logo “KHÔNG HỔ THẸN’ trong Mùa vọng năm nay và đặc biệt là vào Thứ Tư, ngày 01.12, NGÀY KHÔNG HỔ THẸN. Andrea Minichiello Williams,sáng lập viên tổ chức nầy, cho biết :” Như cuộc thăm viếng của Đức Thánh Cha đã nêu bật, có sự thừa nhận rộng rãi của mưu toan trong xã hội chúng ta muốn loại bỏ Chúa Giêsu Kitô ra khỏi đời sống công cộng, giới hạn Người vào lãnh vực ‘riêng tư và cá nhân”, với tác dụng tai hại cho cả những cá nhân lẫn cộng đồng của chúng ta. Điều nầy đã nói lên rằng nhiều Kitô hữu đã cảm thấy không thể nói lên và sống theo đức tin của họ hoặc thấy lúng túng và hoang mang về những gì họ được phép nói và làm nơi công cộng. Chiến dịch nầy là để đem lại cho người thường lòng can đảm đứng dậy và tuyên bố không sợ hãi rằng họ không hổ thẹn về việc HỌ LÀ AI hoặc HỌ TIN VÀO GÌ. Đã đến lúc Giáo Hội tìm lại tiếng nói của mình. Chúng ta cầu xin cho chiến dịch nầy sẽ đạ được điều đó bằng việc đốt lên một ngọn lửa trong lòng các Kitô hữu, sao cho họ tìm thấy lại tiếng nói của họ và vị trí của họ trong đời sống công cộng”.

 

THƯ KÝ RIÊNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG MÔ TẢ NHỮNG ĐIỀU NGẠC NHIÊN CỦA NĂM NĂM ĐẦU.

 (CNA/EWTN News 28.09) Theo thư ký riêng của Đức Thánh Cha, Đức Ông Georg Ganswein,người nhận giải thưởng Capri San Michele tuần qua về cuốn sách phát hành đầu năm minh hoạ những cuộc hành trình của Đức Biển-Đức XVI trong năm năm đầu triều đại của Người : Đức Biển-Đức XVI đã ‘làm tất cả chúng ta phải ngạc nhiên” trong năm năm đầu triều đại Giáo Hoàng của Người. Đức Thánh Cha tràn trề “cùng sức sống” của vị tiền nhiệm Gioan-Phaolô II khi hoàn thành ‘nhiệm vụ thánh” của Người là xây dựng và để lại những “dấu vết dẫn đường” khắp thế giới dẫn tới đức tin. Trước hết Đức Ông Ganswein nêu bật vẻ đẹp của sự đồng nhất trong đa dạng của các Giáo Hoàng khác nhau. Gọi hiện tượng nầy là “một phép lạ của tính chất mới mẻ trong tính liên tục”, Ngài kể danh sách nhiều Giáo Hoàng từ thế kỷ gần đây nhất, nói rằng không có Vị nào giống nhau,nhưng “tất cả đều yêu Chúa Kitô say mê và trung thành phụcnvụ Giáo Hội của các Ngài”. Nhưng ‘sự kiện thật sự đặc biệt và soi sáng” của triều đại Giáo Hoàng nầy là Đức Biển-Đức XVI là ‘người hâm mộ thứ nhất” Vị tiền nhiệm Người. Ngài nói : Đây là một hành vi khiêm nhường vĩ đại. Nó làm ngạc nhiên và gây nên sự thánh phục cảm động”…Ngài nói rằng Đức Thánh Cha “đã khiến tất cả chúng ta ngạc nhiên”. Với tư cách một người ‘nói về Thiên Chúa” hơn là một Giáo Hoàng ‘với những hình ảnh vĩ đại”, Đức Thánh Cha đảm đương vai trò của vị tiền nhiệm Người một cách dễ dàng, giải thích điều nầy ‘trong một cách mới và vẫn tràn đầy sức sống như nhau”. Người cũng làm ngạc nhiên với nhiệt tình của người và sự đơn sơ tự phát và chân thật, lòng dũng cảm không hề nao núng khi phải đề cập những chủ đề hóc búa thời nay và đi vào tranh luận. Đức Ông nói :”Người gọi đích danh những thiếu sót và sai lầm của Phương Đông, chỉ trích bạo lực đó đang tìm cách tìm một biện minh tôn giáo” trong khi cũng chiến đấu chống lại thuyết tương đối và chủ nghĩa khoái lạc và xúc tiến mối quan hệ đức tin và lý trí và giữa tôn giáo và từ bỏ bạo lực”.  Lưu ý mục tiêu “tái truyền giáo” Châu Âu của Đức giáo hoàng, Đức Ông giải thích rằng ở nền tảng những lời của Đức Thánh Cha,luôn là thông điệp rằng Thiên Chúa yêu con người, được chứng mình trong cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu”. Đức Ông bình luận : Khi Đức Thánh Cha bước những con đường của thế giới và công bố Thiên Chúa nhập thể, Người “ không đặt mình ở trung tâm, không loan báo chính mình,mà là Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc thế giới duy nhất”. Sứ điệp của Người là ‘bất cứ ai sống trong an bình với Thiên Chúa, bất cứ ai để mình hoà giải với Chúa, cũng tìm được an bình với chính mình, với người lân cận và với vạn vận chung quanh mình. Đức tin giúp người ta sống. Đức tin ban niềm vui. Đức tin là một quà tặng vĩ đại : đó là xác tín sâu xa nhất của Đức Biển-Đức XVI”.

 

BUỘC CHO XEM NHỮNG VĂN BẢN VATICAN II ĐỂ CHỨNG MINH CÁC LẬP TRƯỜNG

(CWNews 25.09) Mượn một câu nỗi tiếng trong bộ phim Jerry Maguire, David Mills viết rằng khi những tín hữu Công giáo tự do viện dẫn “Tinh Thần Vatican II”, thì các [tín hữu Công giáo] bảo thủ nên đáp lại với một yêu cầu đơn giản,dứt khoát : “Hãy cho tôi xem văn bản nầy”.

 

TRUNG QUỐC : BÁO CÁO CỦA MỘT NỮ NGHIÊN CỨU THUỘC HÀN LÂM VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

(Apic 26.09) Wang Meixiu, nhà nữ nghiên cứu duy nhất của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc đặt vấn đề về sự cần thiết với Trung Quốc trong việc duy trì sự hiện hữu của Hội Nghị toàn quốc các đại diện Công giáo. Bà kêu gọi làm sáng tỏ vai trò của cà Hội đồng giám mỵc lần Hội Công giáo yêu nước. Là thành viên Viện Nghiên Cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội trung Quốc, chuyên gia cố vấn chính của chính phủ Trung Quốc, Wang Meixiu đã viết những gợi ý khuyến cáo nầy trong Báo Cáo thường niên về các tôn giáo ở Trung Quốc được Viện Hàn Lâm nầy công bố ngày 11.08 vừa qua tại Bắc Kinh. Trong bài viết, nhà nhgiên cứu nữ nầy nhận định rằng trong thập niên vừa trôi qua, Giáo Hội Công giáo ở trung Quốc đã nhân lên những tiếp xúc với Giáo Hội hoàn vũ.Trong bối cảnh nầy, phải đặc lại vấn đề Hội nghị toàn quốc các đại diện Công giáo.

 

VATICAN NHẮM ĐƯA RA VÀO NĂM 2012 VĂN KIỆN MỚI VỀ CHUẨN BỊ HÔN NHÂN

(CNA/EWTN News 25.09) Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình đang làm việc để tạo nên một văn kiện nhằm hướng dẫn những cố gắng chuẩn bị hôn nhân trong các giáo phận trên khắp thế giới. Qua đó, Hội Đồng hy vọng cho các cặp hôn nhân trẻ biết tốt hơn về những gì họ yêu cầu từ Giáo Hội, khi họ chọn đón nhận Bí Tích Hôn Phối.Trong một cuộc họp báo để giới thiệu những công tác trù bị cho Cuộc Hội Ngộ Các Gia Đình Thế Giới ở Milan vào năm 2012, thảo luận hướng về việc đưa ra một sách tham khảo cho việc chuẩn bị cho giới trẻ kết hôn trong Giáo Hội. ĐGM Jean Laffitte, thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng Về Gia Đình, giải thích rằng đề xuất nầy đến do nhu cầu được dân chúng nói lên, khi làm việc trong chuẩn bị cho việc kết hôn khắp thế giới. Mặc dù Hội Đồng đã đưa ra một văn kiện tương tự cách nay 15 năm để đương đầu với chủ đề trong bối cảnh đương thời, nó nhắm tạo ra một “công cụ mục vụ” mới để giúp đỡ những cố gắng chuẩn bị. Ngài nói : Hội Đồng đang làm việc để nghiên cứu và tập hợp thông tin về chủ đề nầy. Hội Đồng đã sưu tập được 400 văn kiện từ các giáo phận khắp thế giới, để xem xét công việc của họ và cố gắng củng cố thông tin từ căn bản kinh nghiệm rộng rãi nầy. ĐGM Laffitte nói rằng họ muốn lấy “những nét phong phú” từ tất cả những tài liệu nầy ‘để làm thành một công cụ giáo khoa đơn giản.. để chứng minh cho thấy rằng tình yêu xứng đáng được sống và rằng việc chuẩn bị cho hôn nhân là xứng đáng”. ĐGM tiếp tục cho biết rằng “ngày nay, đúng là có nhiều bạn trẻ cần được giúp đỡ để biết rõ những gì họ muốn và những gì là cần thiết với họ, để biết rõ những gì họ đang yêu cầu Giáo Hội làm cho họ, khi họ mong ước đón nhận Bí Tích Hôn Phối”. sau đó, ĐGM bày tỏ hy vọng rằng tập sách tham khảo nầy sẽ sẵn sàng cho Cuộc Hội Ngộ Gia Đình Thế Giới trong tháng Năm 2012 tại Milan. Ngài hy vọng tài liệu nầy sẽ giúp cho tất cả mọi giáo phận và các gia đình như một yếu tố cơ cấu. ĐHY Ennio Antonelli, người chủ trỉ cuộc họp báo, chỉ rõ ra rằng tải liệu nầy sẽ được chuyển tới tất cả các giám mục trên toàn thế giới, để “thử định hướng “ việc chuẩn bị hôn nhân,vốn thay đổi khác nhau rất nhiều ở các nơi. Ngài cũng cho biết đây chỉ là một trong nhiều sáng kiến đang thực hiện của Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình. Những sáng kiến hành động khác bao gồm một nghiên cứu về gia đình như chủ thể của việc rao giảng Tin Mừng và một nghiên cứu khác nữa về gia đình như là nguồn gốc xã hội

 

SỰ NHU NHƯỢC HÈN NHÁT CỦA CÁC KITÔ HỮU NGĂN TRỞ CANH TÂN VĂN HOÁ

 (CNA/EWTN News 27.09) Sự thiếu đức tin và hèn nhát là những cản trở đầu tiên cho văn hóa Kitô giáo vào một thời buổi mà sự không tin là ‘quốc giáo” mang tính hủy diệt tinh thần của thế giới hiện đại. Đó là lời của Đức TGM Chaput tại một cuộc hội họp các viện sĩ thuộc Ái hữu Các Học Giả Công giáo, trong hội nghị hằng năm, để trao cho Ngài giải thưởng ĐHY O’Boyle . Ngài thúc giục sự ăn năn hối lỗi và làm chứng nhân như là đường thực hiện canh tân văn hoá. Đức TGM nói với các học giả rằng bổn phận của họ là tăng cường lòng nhiệt thành trong việc thúc đẩy Tin Mừng, tăng cường lòng dũng cảm trong việc đấu tranh chống tội lỗi và “ tính ngay thẳng trong việc định rõ cái thiện và cái ác”. Ngài khuyên họ sử dụng những tài năng Chúa ban cho họ để củng cố tinh thần nầy cho nhau,cho các sinh viên và đồng nghiệp của họ :”Nếu các Vị chỉ làm bấy nhiêu thôi, và làm thật tốt, thì Thiên Chúa sẽ làm phần còn lại”. So sánh tín hữu Công giáo Mỹ với dân Do Thái xưa, những kẻ đã “bỏ quên niềm tin của họ vì đã không được dạy dỗ”, Đức TGM nói rằng nếu các tín hữu Công giáo không còn biết đức tin hoặc những bổn phận của họ nữa, ‘thì chúng ta,những người lãnh đạo, phụ huynh và giáo viên không thể trách cứ ai ngoài chính chúng ta”. .. Đức TGM lưu ý những ảnh hưởng của các gốc rễ Tin Lành và Thời Đại Khai Sáng của Hoa Kỳ. Các tín hữu Công giáo đã không hiện diện khi nước Mỹ được thành lập và đã ‘luôn là những người xa lạ trong một vùng đất xa lạ”. Ngài cũng nhắc lại ảnh hưởng của d8ế quốc La Mã trên những nhà thực dân Mỹ đầu tiên, nói rằng mặc cho những thiếu sót của Roma, thì những nhân đức của Roma như lòng sốt sắng,sự khắc khổ, lòng dũng cảm, công bằng và sự tự chủ đã được những nhà kahi sáng Mỹ “kính trọng”.Ngài thúc giục Hội Ái Hữu Các Học Giả Công giáo trông cậy vào Chúa Kitô để canh tân bản thân và canh tân đất nước của họ :” Chúa Nhật là ngày chúng ta cử hành Mầu Nhiệm Phục Sinh, nguồn đích thực tự do và niềm vui của chúng ta. Đức tin Kitô giáo vào Chúa Giêsu Phục Sinh đã biến đổi cà một đế quốc. Đức tin ấy đã làm thay đổi dòng lịch sử và đem lại ý nghĩa cho toàn thể nền văn minh. Và nơi Chúa Kitô Phục Sinh, tôi tin Thiên Chúa đang kêu gọi chúng ta, khởi đầu với những người trong chúng ta hiện diện nơi đây họm nay, cùng làm việc đó”.

 

BỌN KHỦNG BỐ HỒI GIÁO MUỐN BIẾN INDONESIA THÀNH MỘT QUỐC GIA HỒI GIÁO

(AsiaNews 26.09) Việc tạo dựng một quốc gia Hồi giáo ở Indonesia (NII – Negara Islam Indonesia), chuyện tưởng tượng của những tổ chức Hồi giáo cức đoan kể từ 1959, lần nữa trở thành mục tiêu hàng đầu của bọn khủng bố Hồi giáo. Đó là lời khẳng định của tướng Bamabang Hendarso Danuri, người đứng đầu lực lượng cảnh sát Indonesia. Tại một cuộc họp báo, ông nhấn mạnh rằng bọn khủng bố đang cố tìm cách tạo ra hỗn loạn trong các thành phố nhằm phá hoại các nhà cầm quyền,như những cuộc tấn công chống lại cảnh sát vừa qua cho thấy, nhiều âm mưu tấn kích đã bị cảnh sát ngăn chận và chúng tiếp tục tuyển mộ nhân lực trong giới trẻ. Nhằm đáp trả đe doạ chống lại an ninh quốc gia, viên trưởng cảnh sát nầy đã xác nhận việc sử dụng những lực lượng quân đội đặc biệt chống khủng bố, giúp cho cảnh sát truy lùng các tổ chức và nhóm khủng bố. Đây là lần đầu tiên quân đội can thiệp vào các cuộc hành quân an ninh quốc gia,kể tử khi chế độ quân sự của ông Suharto bị lật đổ vào năm 1998. Ông Danuri cũng đã lên tiếng báo động trong những hạt khác nhau về nguy cơ những tấn kích do các tổ chức cực đoan,nhất là ở Bắc Sumatra. Cảnh sát tin rằng các tổ chức hoạt động ở vùng nầy có liên hệ gần gũi với Al-Qaeda,dù chúng luôn phủ nhận mọi liên hệ với chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo. Kể từ 2000,các tổ chức khủng bố đả làm chết 198 người và làm bị thương 838 người.

 

BIỂU TÌNH CỦA CÁC NẠN NHÂN TỘI PHẠM ẤU DÂM

(Apic 27.09) Hãng tin Ý ANSA số ra nag2y 25.09,lấy lại những ý kiến của Marco Lodo Rizzini, phát ngôn nhân của hiệp hội các nạn nhân Viện Antonio Provolo ở Verone, Ý, cho những trẻ em câm điếc, đã chỉ rõ : Một cuộc biểu tình quốc tế những nạn nhân của các linh mục phạm tội ấu dâm sẽ có thể diễn ra ngày 31.10.2010 trước Vatican. Các nhân viên,các linh mục và giáo dân thuộc viện Công giáo miền Bắc nầy bị tố cáo đã lạm dụng tình dục 67 em câm điếc giữa các năm 1950 – 1984. Những hiệp hội Mỹ các nạn nhân của các linh mục phạm tội ấu dâm có khả năng sẽ mời các thành viên của họ tham dự cuộc biểu tình nầy tại Roma.

 

ĐỨC THÁNH CHA TIẾP KIẾN GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG VATICAN ĐỂ BÀY TỎ SỰ ỦNG HỘ

(CathNews 27.09) Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã tiếp kiến người đứng đầu ngân hàng Vatican,Ettore Gotti Tedeshchim người đang bị nhà cầm quyền Ý điều tra về nguồn tin ông  vi phạm luật chuyển tiền che dấu nguồn gốc. hãng tin ANSA trích một nguồn tin Vatican nói rằng :” Đây là một dấu hiệu rõ ràng sự kính trọng và tin tưởng của Người. Cuộc gặp gỡ nầy trước nhiều nhân chứng công khai chứng mình một cách rõ rệt sự gần gũi và ủng hộ của Đức giáo hoàng đối với ông giám đốc ngân hàng đã được chọn để dẫn IOR tới sự minh bạch hoàn toàn”. Ông giám đốc ngân hàng nầy đã bị tố cáo vi phạm các luật năm 2007,vốn xiết chặt các quy định về sự phơi bày các hoạt động tài chính đối với ngân hàng trung ương Ý trong một nỗ lực loại bỏ việc chuyển tiền để che gốc gác. Ôngt Gotti Tedeshchi cho biết ông đã “bị làm nhục và mất thể diện” do cuộc điều tra nầy,bắt đầu từ tuần qua.

 

HÃY ĐẤU TRANH CHỐNG NGHÈO ĐÓI,NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC LOẠI BỎ NGƯỜI NGHÈO.

(The Catholic Herald 26.09) Ngày 20.09, ĐHY người Ghana Peter Turkson, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hoà Bình, đại diện Toà Thánh tại cuộc họp thượng đỉnh các nguyên thủ quốc gia và đứng đầu chính phủ về Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ, đặt mục tiêu giảm một nửa người nghèo vào năm 2015, đã thúc giục các quốc gia giữ cam kết với Các Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ và nói rằng họ ‘phải đấu tranh chống nghèo đói,chứ không phải loại bỏ người nghèo”. Ngài nói với họ rằng Ngài không chỉ phát biểu với tư cách một nhà lãnh đạo tôn giáo,mà còn với tư cách mộ người dân Châu Phi và một người đến từ một gia đình nghèo khổ. Cuộc chiến chống nghèo đói có thể chiến thắng,nhưng đòi hỏi sự liên đới với người nghèo, những chính sách tài chính và thương mại thuận lợi và sự trợ giúp trong việc đấu tranh chống tham nhũng và xúc tiến chính phủ tốt. Ngoài ra, cần phải giảm thiểu tối đa nợ nước ngoài cho các nước nghèo nhất thế giới. Ngài viết : các chính sách kinh tế và công nghệ mà thôi, thì không đủ để hoàn thành các mục tiêu phát triển. Đúng hơn, cộng đồng quốc tế phải làm việc để “triển khai rộng rãi cái nhìn của chúng ta từ mô hình cho- nhận để nhìn thấy chúng ta là gì với nhau : những anh chị em cùng phẩm giá bình đẳng và cùng có cơ hội tiếp cận với cùng những thị trường và hệ thống ấy”. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiển nhiên đã tạo ra những vùng nghèo đói mới, kể cả trong những quốc gia giàu có và đã cho thấy tiến bộ trong việc giảm thiểu nghèo đói trên thế giới,nhưng không phải vì người nghèo. Ngài viết :”  Lối hành xử vô đạo đức và tắc trách của những người điều hành tài chính tư, cùng với sự thiếu sự nhìn xa và kiểm soát do các chính phủ và cộng đồng quốc tế, tất cả đều đóng vai trò trong đó”. Chiến tranh và bạo lực cùng nạn buôn người, buôn bán ma túy và những nguyên liệu thô bất hợp pháp có liên kết,cũng góp phần vào việc kìm hãm phát triển. Chìa khoá để thúc đẩy phát triển chính là bảo vệ các quyền và tự do chính trị,tôn giáo và kinh tế của mỗi cá nhân. Đó là bí quyết để chuyển từ “chỉ cố gắng chế ngự sự nghèo đói sang thành tạo nên giàu có” và ‘từ việc nhìn người nghèo như một gánh nặng sang thành một phần của giải pháp nầy”

 

TRUNG QUỐC : CÁC GIÁO LÝ VIÊN Ý THỨC TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC RAO GIẢNG TIN MỪNG

(Fides 26.09) 85 giáo lý viên,3 nữ tu và 3 chủng sinh tham dự khoá thứ tư Đào Tạo giáo lý viên cho giáo phận Nan Chong tổ chức, đã ý thức hơn về tầm quan trọng của việc rao giảng Phúc Âm và linh đạo đối với tác vụ của họ. Theo những thông tin nhận được, trong 10 ngày khoá đào tạo nầy, từ 10 đến 19.09,tại giáo xứ Thánh Tâm Chúa Giêsu, nhiều chủ đề đã được đề cập: Thư Thánh Giacôbê, đức tin và cuộc đời, đức tin và rao giảng Tin Mừng, tổng hợp Lịch sử Đạo Công giáo ở Trung Quốc, Linh đạo và phẩm chất một giáo lý viên Công giáo… Cuối cùng, trong Thánh Lễ bế mạc, vị hữu trách Giáo phận đã trao mệnh lệnh truyền giáo cho các giáo lý viên. Ngày nay,giáo phận Nan Chong có 80.000 tín hữu,với 15 linh mỵc,25 nữ tu,11 đại chủng sinh,30 thánh đường. Trên phần đất giáo phận, có tu viện Xitô nỗi tiếng ở Xi Shan, với quảng trường dâng hiến cho 12 Thánh Tông Đồ với 12 tượng khổng lồ, trở thành biểu tượng và trung tâm Đạo Công giáo địa phương

 

TỔNG THỐNG OBAMA LUÔN GIỮ TẤM HÌNH ĐỨC BÀ TRONG VÍ

 (CWNews 28.09) Đệ nhất phu nhân Michelle Obama tháng qua cho biết chồng bà luôn giữ một tấm hình Đức maria Phù Hộ Các Kitô Hữu trong ví của ông. Bà đưa ra nhận xét nầy trong khi đi thăm một nhà của cộng đoàn Salêdiêng ở Ronda,Tây Ban Nha. Dưới tước hiệu Phù Hộ Các Giáo Hữu, Đức Bà là quan thầy của Dòng Salêdiêng và được tôn sùng đặc biệt ở Trung Quốc và ở Úc. Đức Piô VII đã thiết lập một ngày lễ để tôn vinh Mẹ tiếp sau khi Người được trả tự do dưới thời Napoléon.

 

CÁC GIÁO HỘI TRUNG QUỐC VÀ ĐÀI LOAN ‘TRÊN ĐƯỜNG HIỆP THÔNG”

 (UCAN 27.09) Thầy Lucas Ho, thành viên người Trung Quốc duy nhất của cộng đồng Taizé ở Pháp, nói rằng chuyến thăm viếng Đài Loan vừa qua của một giới chức tôn giáo hàng đầu từ Trung Quốc là một dấu hiệi tho thấy rằng những quan hệ giữa hai eo biển đang chuyển hướng tới hiệp thông. Điều nầy sẽ có lợi cho sự hợp tác giữa các giáo hội ở Trung Quốc và Đài Loan. Wang Zuo’an,giám đốc Ban Tôn Giáo Vụ Nhà Nước, đã gặp với các nhà lãnh đạo Giáo Hội Đài Loan tuần nầy và đã mới ĐHY nghỉ hưu Paul Shan Kuo-shi giáo phận Cao Hùng viếng thăm lục địa. Thầy Lucas nói :” Đây là một điều tốt lành, vì hoà giải là ý của Chúa Giêsu”. Từ khi Trung Quốc và Đài Loan thiết lập quan hệ bưu chính,chuyên chở và thương mại trực tiếp trong những năm vừa qua, “những liên lạc tôn giáo cũng phải được mở ra”. Thầy cho biết cầu nguyện theo phong cách Taizé, vốn nhắm tới hiệp nhất và hoà giải, rất phổ biến trogn các Kitô hữu người Đài Loan,Trung Quốc và Hong Kong, nhất là giới trẻ. Thầy cũng cho biết cộng đồng Taizé ở Pháp đã tặng cho Trung Quốc năm ngoái 1 triệu cuốn Kinh Thánh nhằm cổ vũ việc nhguên cứu Kinh Thánh trong các tín hữu Công giáo. Cả các cộng đoàn  Giáo Hội “mở” lẫn “chui” đều chào mừng những cuốn Kinh Thánh nầy [trong thời gian Thầy Lucas thăm Đài Loan, thì Linh mục Dòng Tên Jean Lefeuve, người đã đưa cầu nguyện theo phong cách Taizé vào Đài Loan, từ trần ngày 24.09 ở tuổi 88]

 

ĐẠO CÔNG GIÁO LÀ TÔN GIÁO ĐƯỢC TÍN NHIỆM NHẤT Ở HÀN QUỐC

 (UCAN 27.09) Theo một cuộc thăm dò trong tuần báo Sisain vừa được công bố : Giáo Hội Công giáo là tôn giáo đáng tin nhất ở Hàn Quốc. Cuộc thăm dò cho thấy Đạo Công giáo nỗi lên đứng đầu như là tôn giáo được tin tưởng nhất, với 57,6% những người được điều tra, so với 50 % với Phật giáo và 26,4 % cho Tin Lành. Ở Seoul, đạo Công giáo nhậh được tỷ lệ tán thành là 62,3%. Đặc biệt là mọi thế hệ và lứa tuổi đều bỏ phiếu cao cho Giáo Hội. Tờ Sisain cho biết con số tín hữu Công giáo gia tăng và lập trường của Giáo Hội về các vấn đề xã hội như là việc chống lại dự án về con sông gây tranh cãi của chính phủ đã làng tăng tính đáng tin của Giáo Hội. Peter Lee Young-sik, người cầm đầu đội truyền thông HĐGM Hàn Quốc nói hôm 27.09 :” Giáo Hội làm cho tiếng nói của mình được nghe về các vấn đề xã hội mà người khác không thể nói nhân danh đức tin. Điều đó đã làm dân chúng yêu mến và đó là lý do vì sao Giáo Hội đã trở thành tôn giáo được tín nhiệm nhất ở Hàn Quốc”. Ngài nói : “Cũng thế, hình ảnh trong sáng của các linh mục và tu sĩ Công giáo,cũng như tính chất linh thánh của Giáo Hội, đều được dân chúng tin tưởng”.

 

ÁI NHĨ LAN : LỜI KÊU GỌI TẨY CHAY THÁNH LỄ KHÔNG MẤY ẢNH HƯỞNG

(CWNews 28.09) Mặc cho tín tức dày đặc trên các phương tiện truyền thông, lời kêu gọi nữ giới Công giáo Ái Nhĩ Lan tẩy chay Thánh Lễ ngày 26.09 không có ảnh hưởng đáng kể. Một giáo dân nữ,Jennifer Sleeman, đã gây chú ý của các phương tiện truyền thông đại chúng với đề xuất tẩy chay của Bà, vốn định bi kịch hoá sự bất mãn của nữ giới với Giáo Hội. Nhưng tin tức từ khắp đất nước cho thấy rằng không có thay đổi nào có thể nhận thấy trong số tín hữu tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật. Các giám mục Công giáo đã ra một tuyên bố tuần qua, nhắc nhủ các tín hữu Công giáo về bổn phận tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật.

 

HÃY NHẤN MẠNH SỰ THA THỨ,PHỤC HỒI BÍ TÍCH XƯNG TỘI

(CWNews 28.09) Phát biểu ngày 25.09 với một nhóm các giám mục Brasil đang hoàn tất viếng Ad Limina, Đức Thánh Cha nhấn mạnh nhu cầu “phục hồi sự tin cậy của nhiều linh mục vào Bí tích Thống Hối”. Đức Thánh Cha nói rằng việc xưng thú và sự ăn năn thống hối tội lỗi là cần thiết cho một đời sống thiêng liêng lành mạnh. Người lập luận rằng “trung tâm của khủng hoàng tinh thần thời đại chúng ta có gốc rễ trong sự lu mờ ân sủng tha thứ nầy”. Khi những người thời đại tìm mọi cách để hủy bỏ khái niệm về tội, họ không thể thành công, vì họ “trong thâm tâm họ biết đó là không đúng sự thật, rằng tội lỗi hiện hữu và rằng chính họ là những người tội lỗi”. Chỉ có sự nhìn nhận chân thành tình trạng tội lỗi mới có thể mở đường cho sự tha thứ. Mọi người cần được Thiên Chúa tha thứ. Người nói thêm :” Tất cả chúng ta cần đến Thiên Chúa như Nhà Điêu Khắc Thần Linh cất khỏi chúng ta bụi bẩn tụ lại che khuất hình ảnh Thiên Chúa đã được khắc ghi bên trong chúng ta”. Ngoài ra, sự giảm đi tội lỗi nầy “không thể hoàn tất với sức mạnh riêng chúng ta”, nhưng đòi hỏi ân sủng Chúa và tác vụ của Giáo Hội.

 

TIẾN BỘ TRONG ĐỐI THOẠI VỪA QUA GIỮA CÔNG GIÁO-CHÍNH THỐNG

(CNA) Mặc dù nhận định rằng hiệp nhất trọn vẹn vẫn còn là tương lai xa, các nhà lãnh đạo Giáo HộiCông giáo và Chính Thống giáo vừa chỉ ra rằng tiến bộ đang được thực hiện trong việc tái thống nhất hai cộng đồng đức tin nầy. Reuters đưa tin hôm 24.09 rằng cuộc gặp gỡ những lãnh đạo giáo hội ở Vienne tuần qua bày tỏ đồng tình rằng hai truyền thống nầy - vốn tách rời nhau từ Đại Ly Giáo năm 1054 – sau cùng cũng sẽ có thể trở thành “những giáo hội chị em”,thừa nhận Đức Thánh Cha đứng đầu,nhưng duy trì các nghi thức phụng vụ riêng,các tục lệ và cấu trúc giáo hội của mình. Các lãnh đạo tử Ủy Ban Quốc Tế vì Đối Thoại Công giáo – Chính Thống giáo,một nhóm gồm khoảng 30 nhà thần học gặp nhau hằng năm, đã đưa ra những giải thích tại Vienne ngày 24.09 vừa qua,lưu ý rằng cả hai giáo hội đều có những đề xuất tích cực hướng tới hiệp thông trọn vẹn. Đức TGM Kurt Koch, chủ tịch HĐ.GH về Xúc Tuến Hiệp Nhất Kitô giáo, nói trong một cuộc họp báp rằng cả hai giáo hội có thể làm cho nhau phong phú và nguyên tắc căn bản của đại kết chính là trao đổi các khả năng.Ngài nhấn mạnh :” Bước đầu tiên là nói riêng với nhau chúng ta hình dung hiệp nhất như thế nào. Với Giáo Hội Công giáo,dĩ nhiên, hiệp nhất mà không có Giám Mục Roma là điều không thể tưởng tượng được. Đó là vì vấn đề Giám Mục Roma không phải là một vấn đề thuộc tổ chức, nhưng là một vấn đề thần học. Cuộc đối thoại nầy chính là làm sao sự hiệp nhất nầy nên được hình thành và phải được tiếp tục một cách mạnh mẽ sâu sắc. Hiệp nhất có nghĩa là chúng ta nhìn nhau trọn vẹn như các giáo hội chị em”. Ngài nói thêm rằng Ngài nghĩ Đức Thánh Cha cũng suy nghĩ theo chiều hướng nầy. Đức TGM Chính thống giáo giáo phận Pergamon,John Zizioulas nhấn mạnh :” Không có bóng nghi ngờ nào giữa hai giáo hội chúng tôi. Nếu chúng tôi tiếp thục như thế, Thiên Chúa sẽ tìm ra một con đường vượt qua mọi khó khăn còn lại”.

 

ÚC GỬI PHÁI ĐOÀN CHUNG TỚI ROMA DỰ LỄ PHONG THÁNH

(CathNews 28.09) Chính phủ liên bang Úc và phe đối lập đã thoả thuận gửi một phái đoàn tới Roma dự lễ phong thánh cho Mary MaKillop, do nguyên thủ tướng Kevin Rudd cầm đầu và gồm cả một nghị sĩ đảng Lao Động và một nghị sĩ liên minh. Tờ The Australian gọi đó là ‘một phép lạ nữa nhân danh Mary McKillop”,khi cả hai lãnh tụ bỏ một bên các dị biệt về cuộc hành trình hải ngoại nầy. Tin cho biết văn phòng Thủ tướng Julia Gillard nói “đã không có kế hoạch” cho Bà đi Roma ngày 17.10,là ngày trước khi quốc hội tiếp tục họp.Một phát ngôn nhân của ôntg Abbott cho biết lãnh tụ Đảng tự do nầy không đi Roma,nhưng phái đoàn sẽ có một đại diện Liên minh.

 

GIẢI THƯỞNG SAKHAROV CHO CHA TAĐÊÔ NGUYỄN-VĂN-LÝ

(ZENIT 29.08) Giải Sakhalov mang tên nhà khoa học nỗi tiếng xô-viết bất đồng ý kiến Andrei Sakhalov được Nghị Viện Châu Âu trao hằng năm cho một cá nhân hoặc một tổ chức hoạt động vì nhân quyền. Năm nay Cha Tađêô Nguyễn –văn Lý được một nhóm dân biểu Châu Âu đề cử nhận giải thưởng nầy cùng 8 người khác, với nhận xét như sau :” Linh mục Nguyễn-Văn-Lý,giáo sĩ người Việt Nam, người bảo vệ xuất sắc nhân quyền, đã chọn bất bạo động làm công cụ duy nhất cuộc vận động phổ quát cho nhân quyền”.Hiện Cha đang được điều trị tại Toà TGM giáo phận Huế,nhờ được tạm thời ngưng thi hành án. Sau lần tuyển chọn thứ hai, sẽ chỉ còn ba tên, giải sẽ được quyết định vào ngày 21.10.2010 và chính thức trao vào ngày 15.12 ở Strasbourg [trụ sở Toà Án nhân quyền Châu Âu. ND]. Cha Lý là một người đã quá quen các nhà tù cộng sản. Ngài bị giam tù lần đầu từ 1977 đến 1978 và lần thứ hai từ 1983 đến 1992. Tháng 11.2000, Ngài khởi xướng một chiến dịch vang tiếng vì tự do tôn giáo,cho đến khi bị bắt lại vào tháng 05.2001 và bị kết án 15 năm tù giam. Được phóng thích vào ngày 01.02.2005, nhưng luôn bị quản thúc, chẳng bao lâu Ngài lại tiếp tục cuộc đấu tranh, với mục tiêu nhân quyền và dân chỉ. Những hoạt động nầy khiến Ngài bị ra toà và bị kết án nag2y 30.03.2007 và bị giam tại nhà tù Ba Sao. Danh sách đặc xá năm 2010 không có tên Ngài,nhưng ngày 28.08 vừa qua, viên chức cao cấp phụ trách công bố danh sách nầy,thượng tướng công an Lê Thế Tiệm, đã giải thích rằng, dù tên Ngài không có trong danh sách nầy, Ngài được miễn thi hành phần án tù còn lại, do những tiến bộ đạt được trong chuỗi ngày mấy tháng qua ở Toà Tổng giám mục. Nhưng không có gì tiếp đó xác nhận lời tuyên bố nầy. Nhưng như chính Ngài tự nhận xét về mình, Cha Lý còn lâu mới chịu im lặng kể từ khi được phóng thích tạm vào ngày 16.03 vừa qua. Trong một bức thư đề ngày 08.06.2010 gửi LHQ,có tựa đề : ”Khiếu Kiện của linh mục tù nhân lương tâm Tađêô Nguyễn-Văn-Lý chống lại những kẻ giam giữ của chính quyền cộng sản ở Việt Nam, vì đã bị bắt và bị giam giữ trái với luật pháp quốc tế - và điều đó xảy ra lần thứ tư từ 18.02.2007 cho đến thời hạn vẫn chưa được xác định..”, Cha khiếu kiện chống lại nhà nước Việt Nam.

 

DIỄN ĐÀN VÌ CHÂU PHI VÀO THÁNG 03.2011 : MỘT ĐÀ TIẾN CHO PHÁT TRIỂN

(ZENIT 29.09) “Các nền văn hoá – căn tính các dân tộc và sự phát triển ở Châu Phi và trong nhóm da đen sống xa xứ” : đó là tựa đề một diễn đàn sẽ được tổ chức vào tháng 03.2011 tại Abidjan, Bờ Biển Ngà, dưới sự bảo hộ của HĐ Giáo Hoàng Về Văn Hoá và Thánh Bộ Truyền Giáo Các Dân Tộc : đây sẽ là một đà nhún cho sự phát triển của Châu Phi. Một cuộc họp trù bị cho diễn đàn nầy đã diễn ra hôm 27.09 vừa qua, dưới dự chủ toạ của ĐGM Robert sarah, thư ký Thánh Bộ Truyền Giáo và ĐGM Bartélémy Adoukonou, thư ký HĐGH về Văn Hoá, cùng với sự hiện diện của ĐHY Théodore-Adrien Saar, chủ tịch HĐGM Tây Phi và là phó chủ tịch Hội nghị chuyên đề các HĐGM Châu Phi và Madagascar, các giám mục,các nhà thần học và các nhà ngoại giao. Thi6ng cáo xác định :” Châu Phi đang mừng 50 năm độc lập khỏi quyền thuộc địa phần lớn các quốc gia”, từ đó nhiều vấn đề đặt ra : ”Trong chừng mực nào châu lục phong phú về da dạng màu sắc và sắc da được lợi từ sự độc lập nầy? Dấu vết phát triển nào đã ghi dấu ấn lên đời sống những dân cư và đâu là ảnh hưởng của toàn cầu hoá lên các nền văn hoá của châu lục nầy?”. Hai bộ nghành đứng ra tổ chức muốn tạo ra một diễn đàn ở đó có đại diện của “những tổ chức thuộc Giáo Hội,quốc tế và phi chính phủ khác nhau, để tìm ra những phương pháp và những phương tiện tạo thuận lợi cho công cuộc phát triển, biến con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và giống như Thiên Chúa,thành nền tảng mọi tính toán và hành động”. Diễn đàn tháng 03.2011 có mục tiêu “trở thành nơi suy tư thường xuyên từ đó cho ra những đề xuất cụ thể, cho phép một sự dấn thân có hiệu quả trong lãnh vực văn hoá và giáo dục, như một đà nhún cho công cuộc phát triển của Châu Phi”.

 

Do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ

 

 

 

 

 

 

 

 


Về Trang Mục Lục