ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI : KINH TẾ CẦN MỘT LÝ DO LUÂN LÝ & BA CHIỀU KÍCH CỦA TRÁCH NHIỆM

Trên chuyến bay đến Madrid, Đức Thánh Cha đã trả lời bằng tiếng Ý cho 60 phóng viên về cuộc khủng hoảng kinh tế và các cuộc bạo động gần đây ở Anh

Dưới đây là câu trả lời của Đức Thánh Cha đã được phóng viên nhật báo Le Figaro thâu lại và dịch ra tiếng Pháp về đề tài khủng hoảng kinh tế :

« Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay xác nhận những gì đã xuất hiện vào cuộc đại khủng hoảng kinh tế trước đây, tức là chiều kích luân lý không phải là một điều gì bên ngoài các vấn đề kinh tế nhưng là một chiều kích nội tại và nền tảng.

Kinh tế không chỉ đóng chức năng theo kiều một sự tự điều chỉnh buôn bán nhưng nó cần đến một lý do luân lý để vận hành vì con người. Do đó, một lần nữa, có vẻ rằng, như Đức Gioan-Phaolô II đã viết trong một thông điệp xã hội, con người phải ở trung tâm của kinh tế và kinh tế không thể được đo lường bởi tối đa lợi nhuận nhưng vì lợi ích của mọi người và vì trách nhiệm với tha nhân. Kinh tế vận hành tốt nếu nó vận hành cách nhân bản và vì trách nhiệm đối với người khác. Nhưng trách nhiệm này cũng có nhiều chiều kích. Trách nhiệm không chỉ đối với chính mình nhưng còn đối với các quốc gia khác, đối với thế giới.

Châu Âu có trách nhiệm đối với toàn nhân loại và nó phải luôn suy nghĩ các vấn đề kinh tế với chìa khóa này là trách nhiệm đối với người khác, đối với các phần trên thế giới đang đau khổ, đối với những ai đói khát và không có tương lai.

 Chiều kích thứ ba, cần phải suy nghĩ kinh tế vì trách nhiệm đối với tương lai. Chúng ta biết rằng chúng ta phải bảo vệ hành tinh chúng ta và bảo vệ sự vận hành của dịch vụ lao động kinh tế đối với mọi người. Chúng ta cũng phải suy nghĩ cho ngày mai nhưng còn cho cả hôm nay : nếu các bạn trẻ hôm nay không tìm thấy những viễn ảnh trong đời mình, thì ‘cái hôm nay’ của chúng ta là đang sai lầm, nó xấu xa. Học thuyết xã hội của Giáo Hội mở ra khả năng từ bỏ tối đa lợi nhuận và nhìn sự vật trong chiều kích nhân bản và tôn giáo. Tức là : mình vì người khác. Như thế, ta có thể mở ra những con đường nơi đó người ta, nơi những phần khác nhau trên thế giới, không chỉ làm việc cho mình nhưng còn cho người khác.

Điều này là khả thế. Đó là một thách đố lớn. Cần phải giáo dục làm việc vì điều đó, đó là nền tảng đối với tương lai của chúng ta ».

Tý Linh on by Xuân Bích Việt Nam

Theo Le Figaro

 


Về Trang Mục Lục