TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

Tu es Petrus số  28
(tu
n l 5 – 11/11/2012)

+ (UcsNews 02/11) Phiên họp khoáng đại các Giám Mục Á Châu được vội vàng sắp xếp lại thời gian

Thông báo đột ngột hội nghị hổng y do Đức Thánh Cha Biển Đức XVI để phong sáu tân hồng y đã dẫn tới việc vội vã sắp xếp lại thời khoá biểu đại hội các GM Á Châu tại Việt Nam đã lên kế hoạch từ lâu. Việc nầy đên lượt nó dẫn tời những phản ứng lẫn lộn bên trong Giáo Hội À Châu. Hội nghị khoáng đại Liên HĐGM Á Châu được sắp đặt tổ chức tại Trung tâm mục vụ giáo phận Xuân Lộc,gần Tp. Hồ Chí Minh, từ 19 – 25/11, đánh dấu kỷ niệm 40 năm thành lập. Nhưng sau khi Đức Thánh Cha thông báo về hội nghị hồng y vào ngày 24/11 – ngày mà Đức TGM Antonio Tagle Gp Manila và Đức TGM Basekios Cleems Thottunkal Gp. Trivandrum,Ấn-độ,sẽ được phong hồng y. – thì hội nghị được vội vàng sắp xếp lại lịch họp  sang 10 – 16/12. Nơi hội nghị sẽ vẫn giữ nguyên. Cha Federico Lombardi, phát ngôn nhân chính của Vatican, cho biết sự ngạc nhiên phát ra trước quyết định nầy là một dấu chỉ cho thấy đó là một quyết định hoàn toàn cá nhân của Đức Thánh Cha, được đưa ra trong một quảng thời gian tương đối rất ngắn. Một giới chức Vatican khác kể ra một ca vào ngày 13/10 liên quan đến việc bổ nhiệm ĐHY Gaudencio Rosales,nguyên TGM Gp Manila,làm đặc sứ của Đức giáo hoàng. Thêm một dấu hiệu cho thấy tính chất đột ngột bất ngờ của thông báo do Đức Thánh Cha. Những tin tức đầu tiên nói về sự bất bình ở Liên HĐGM Á Châu về sự thay đổi nầy. Một nguồn tin dấu tên được mô tả là ‘thân cận FABC’ đã đi xa hơn khi gọi quyết định nầy là “một ví dụ hiển nhiên về sự thiếu thận trọng của các giới chức Vatican đối với các lãnh đạo tôn giáo Á Châu”. Nhưng Cha Raymond O’Toole, phó Tổng thư ký FABC có trụ sở ở Hong Kong, dường như nhún vai coi thường điều nầy khi nói “mọi sự diễn tiến rất trôi chảy,đó chỉ là vấn đề chuyển lịch họp mà thôi”. Ngài cho biết thêm rằng đa số các GM Châu Á mà ngài đã tiếp xúc đều nói các vị sẽ sẵn sàng với lịch họp mới, bất kể lúc đầu có chút lo sợ vì quá cận ngày Noel… ĐHY Phạm Minh Mẫn nhấn mạnh rằng Giáo Hội Việt Nam không có khó khăn nào từ phía nhà cầm quyền về vần đề nầy [ cấp visa]. Họ yêu cầu danh sách những người tham dự và thư mời do tổng thư ký FABC ký, ĐHY Oswald Gracias và TGM Phêrô Nguyễn-Văn Nhơn, chủ tịch HĐGM Việt Nam.

+ (UcaNews 02/11) Tổng trưởng cứu TGM khỏi tình trạng khó xử về thánh lễ cho giới đồng tính

+ (CWN 02/11) “Những thánh lễ Soho” chặn con đường tới mũ hồng y của vị GM người Anh?

William Oddie của tờ Catholic Herald Luân Đôn chuyển tin Đức TGM Gerhard Muller,tân Tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã điều tra những phàn nàn về “các thánh lễ Soho” do các nhóm đồng tính tổ chức. Sự can dự của Vatican được chào đón vì Tổng giáo phận Westminster đã thất bại trong hành động,gây ra sự rối loạn nhầm lẫn về thái độ của Giáo Hội đối với các sinh hoạt đồng tính. Oddie nghi ngờ rằng sự can thiệp của Vatican có thể giữ cho TGM Vincent Nicols khỏi sự chỉ trích có thể nỗi lên nều Ngài lâm vào cuộc tranh luận nầy. Nó cũng cất đi một chướng ngại vật cho việc đề bạt Ngài vào hồng y đoàn.

+  (CathNews 02/11) Công Đồng giúp chấm dứt độc quyền về thần học  của nam giới như thế nào?

Mặc dù CĐ Vatican II có thể ban đầu tình cờ như một sự kiện biểu hiện chủ nghĩa bá quyền, thì không có gì như vật sau Công Đồng,kể cả đối với nữ giới. Giốnh như giáo dân, nữ giới không tham dự một cách chủ động vào sự kiện quan trọng nhất thế kỷ 20 nầy : con số 23 phụ nữ được Đức Phaolô VI mời tham dự các hoạt động Công Đồng năm 1964 chỉ là những thành viên cử toạ,không có quyền phát biểu. Nhưng nghiên cứu lịch sử cho thấy rằng các phụ nữ nầy,những người phải manh khăn trùm màu đen và được các nghị phụ gọi là “các bà mẹ”, trên thực tế là công cụ trong việc bảo đảm rẳng CĐ Vatican II đề cập đến những vấn đề liên quan đến tình trạng của nữ giới và các quyền của họ trong Giáo Hội Công Giáo. Một phần nhờ họ mà ngày nay có những nhà thần học nữ trong Giáo Hội Công giáo : nhờ Công Đồng mà độc quyền nam giới về thần học đã chấm dứt. Vào dịp kỷ niệm 50 năm CĐ.Vatican II, các nữ thần học gia người Ý đã  xúc tiến “một dịp để suy từ về cách trong đó GH Công giáo có thể nhìn sự khác biệt về giới tính như một sự đóng góp trí tuệ và một nguồn dự trữ về nhiệt tình”. Một hội nghị có tên “Các nhà thần học nữ giải thích lại Vatican II. Chấp nhận lịch sử,chuẩn bị cho tương lai” được tổ chức ngày 04/10 tại đại học giáo hoàng Thánh Anselmo ở Roma,với sự tham dự của các sử gia và thần học gia khắp thế giới,gồm cả Herve Legrand, Gerald Mannion,Maureen Sullivan,Massimo Faggioli,Tina Beattie và Mercedes Navarro Puerto. Marinella Perroni là một tiến sĩ thần học,đang dạy Tân Ước ở một đại học giáo hoàng, có các linh mục trong số các sinh viên và là chủ tịch Hiệp hội các nhà nữ thân học gia Ý. Không có Vatican II thì vai trò của bà đơn thuần là không thể hiện hữu. Đó là một trong những di sản vĩ đại nhất của CĐ, đã nhận vào 23 “bà mẹ”. Lướt qua tiểu sử của 23 phụ nữ nầy, người ta hiểu “sự cống hiến cụ thể của họ,mặc cho sự việc họ không được phát biểu: CĐ chó nỗi dậy ý tưởng gia nhập các môn thần học,chấm dứt độc quyền nam giới về thần học. Nữ giới trở thành những nhân vật giải thích”. Perronu,sinh năm 1974 và là giảng viên tại đại học giáo hoàng Anselmo ở Roma phác hoạ rõ ràng lập trường của bà và lập trường của các nữ thần học gia Ý về cuộc tranh luận để biết liệu CĐ Vatican II nên được đọc như là một “sự tuyệt giao” với truyền thống Giáo Hội hoặc như là một sự kiện cho thấy “tính tiếp nối” với truyền thống nầy. Bà bình luận :” Với tư cách là các nhà thần học, chúng tôi chủ tâm quyết định không tham gia vào cuộc tranh luận “tuyệt giao - tiếp nối” nầy : Nó bị trình bày kém cõi và không làm cho chúng tôi quan tâm. Theo ý chúng tôi, nghiên cứu thần học đi theo những con đường khác và điều nầy trở thành một sự chỉ trích kịch liệt về học thuật”.

+ (CWN 02/11) Toà Án Anh: cơ quan con nuôi Công Giáo phải phục vụ các cặp đồng tính.

Một cơ quan con nuôi Công giáo đại diện cho ba giáo phận Anh đã thua một cuộc tranh luận toà án kéo dài 5 năm và nay phải đối mặt với sự chọn lựa giữa việc đặt các trẻ em với những cặp đồng tính hoặc kết thúc các dịch vụ con nuôi. Một toà phúc thẩm đã xác nhận phán quyết của Toà Án Từ Thiện, lập luận rằng tổ chức Catholic Care (Bác Ái Công Giáo) đã đi theo một quy tắc “chia rẽ,tuỳ tiện và độc đoán” loại trừ các cặp đồng tính khỏi các dịch vụ nhận con nuôi. Toà án nầy phán quyết rằng Catholic Care – làm việc cho các giáo phận Leeds,Middlesbrough và Hallam – đã không chừng tỏ cho thấy một lý lẽ thuyết phục đối với chính sách ấy. Trong các lý lẽ trước toà nầy, một đại diện củaToà Án Từ Thiện nhấn mạnh rằng cơ quan Công giáo nầy không thể được cho phép giới hạn các dịch vụ con nuôi với các cặp nam-nữ, vì :”làm như thế sẽ bênh vực thực thể niềm tin của Giáo Hội rằng đồng tính là sai trái”. Một phát ngôn nhân của Catholic Care cho biết tổ chức nầy có thể bị quyết định nầy buộc phải kết thúc các dịch vụ con nuôi của mình. Hậu quả nầy sẽ có thể là sự giảm thiểu số trẻ em được đặt vào các gia đình nhận nuôi và do đó một sự thiệt thòi mất mát rõ ràng cho các trẻ em cần đến.

+ (CWN 02/11) Báo cáo  dẫn chứng bằng tài liệu sự bất bao dung bài Kitô giáo ở Đức.

Một tổ chức phi chính phủ Châu Âu đã nộp một bản báo cáo lên Uỷ ban Nhân Quyền LHQ thu thập chứng cứ về những vụ việc của sự bất bao dung bài Kitô giáo ở nước Đức: Bản báo cáo nầy do Đài Quan Sát về Bất Bao Dung và Phân Biệt Đối Xử chống Kitô giáo nêu bật những vi phạm các quyền sau đây:

·         Cấm dạy học tại nhà : vi phạm các quyền của phụ huynh

·         Các dược sĩ : tự do lương tâm bị gây nguy hiểm

·         Các nhà hoạt động bảo vệ sự sống “ tự do hội họp và tự do ngôn luận bị đe doạ

·         Sự thù nghịch bài tôn giáo : vi phạm tự do tôn giáo và tự do hội họp

·         Các vụ việc Phá hoại văn hoá và thù hận đối với các nơi thờ phượng Kitô giáo

·         Giáo dục giới tính băt buộc : vi phạm các quyền của phụ huynh

+ (APIC 04/11) Tân Giáo trưởng (pope) Chính Thống Cốp (Ai Cập) : Tawodros II

Ngày 04/11/2012, Tawodros II được bầu làm Tân giáo trưởng các tín đồ Chính Thốnh Cốp bằng truyền thống rút thăm giữa ba ứng viên chung kết trong một buổi lễ tại nhà thờ chính toà Thánh Mác-Cô ở Cairo. Ngài sẽ là Vị Giáo trưởng thứ 118 của Giáo Hội Chính Thống Cốp. Đức Tawodros II – tên khai sinh Waguih Sobhy Baqi Soliman -  sinh năm 1952. Tốt nghiệp dược sĩ năm 1975 ở đại học Alexandria và năm 1985 tại Anh. Thụ phong linh mục năm 1990, được Giáo trưởng Shenouda phong GM và phục vụ ở Beheira. Ngài viết rất nhiều sách về đức tin Kitô giáo và nghiên cứu Kinh Thánh. Ngài cũng dạy tại Học viện giáo sĩ của Giáo Hội Chính Thống Côp.

(*) GH Chính Thống Copte là GH Chính Thống Đông phương,chấm dứt hiệp thông với Toà Thánh tiếp sau Công Đồng Đại Kết Chalcedon năm 451.

(*) Em bé rút thăm được họn trong số hát thánh vịnh. Hôm trước đó em nói với mẹ em rằng “nếu con được chọn rút thăm,con sẽ rút têb của Amba Tawadros”. Tên em là Bishoy, cùng tên với tu việb nơi tân Giáo trưởng thuộc về. Những trùng hợp kỳ lạ nầt khiến dân chúng tuyên bố đây là “sự chọn lựa của Thêin Chúa”.

+(CAN 04/11) Ủng hộ duy trì hôn nhân tăng ở các bang chủ chốt.

Sự ủng hộ hôn nhân như là sự kết hợp của một người nam và một người nữ trong các bang sắp bỏ phiếu về việc có nên hợp pháp hoá “hôn nhân đồng tính nam” hay không. Thomas Peters,giám đốc văn hoá Tổ chức quốc gia vì Hôn Nhân (NOM)giải thích: “Các đối thủ của chúng tôi đã chi rất nhiều tiền hơn chúng tôi và đã có một khởi động vượt chúng tôi khi cần trình bày thông điệp nầy,dù họ đã thất bại trong việc di chuyển cái kim nầy được nhiều về hướng họ. Nay chúng tôi cũng đang trên băng tần phát thanh,chúng tôi thành công trong việc thay đổi tâm hồn và trí óc”. Trong những ngày cuối cùng nầy trước cuộc bẩu cử, NOM làm việc với những người ủng hộ hôn nhân khác để đạt được và huy động 10 triệu cử tri qua một chiến dịch ở các bang chủ chốt. Hôn nhân là một vấn đề quan trọng năm nay đối với cử tri bốn bang : Minnesota (nơi mà cử tri có cơ may tán thành một tu chính án hiến pháp Bang bảo vệ hôn nhân như là sự kết hợp của một người nam và một người nữ) , Maryland,Washington (là hai bang mà công dân sẽ phải đối mặt với trưng cầu dân ý để tán thành hay bác bỏ các luật hợp pháp hoá ‘hôn nhân’ đồng tính) và Maine(những người ủng hộ việc tái định nghĩa hôn nhân đã đặt một phương sách lên cuộc bỏ phiếu để hợp pháp hoá ‘hôn nhân’ đồng tính). Một số thăm dò mới đây trong các bang nầy cho thấy các biện pháp nầy đang bất phân thắng bại,với những người bênh vực hôn nhân đang tăng. Một cuộc thăm dò được SurveyUSA thực hiện vào 26 – 28/10 cho thấy tu chính án bang Minnesota thoát hiểm trong gang tấc với số ngưởi bênh vực hôn nhân dẫn trước những người muốn tái định nghĩa cơ chế nầy chỉ có một điểm, saukhi đã tính sai số. Một cuộc điều tra ở bang Washington cho thấy tỷ lệ các cử tri bênh vực hôn nhân đã tăng lên trong những tuần vừa qua, do khoảng trống các cử tri đang do dự thu hẹp dần. Elway Poll,một phân tích độc lập,phi đảng phái về các khuynh hướng của dư luận quần chúng,cho thấy trong phân tích ngày 24/10 rằng sự ủng hộ đối với việc tái định nghĩa hôn nhân ở bang nầy đã mất hai điểm từ tháng 9 đến tháng 10, rơi xuống dưới 50%.Trong khi đó,phe chống lại việc tái định nghĩa hôn nhân đã tăng 8 điểm trong cùng thời gian ấy.

+ (APIC 05/11) Một công ty nước phong toả tài khoản của nhà thờ Mộ Thánh.

Isidoros Fakitsas,bề trên Chính Thống Hy Lạp của ngôi thánh đường được xây trên địa điểm nơi Chúa Kitô có thể đã bị đóng đinh, đã xác nhận rằng việc phong toả tài khoản nầy ngăn cản việc trả tiền lương cho các nhân viên và các hoá đơn. Tài khoản đã bị phong toả hai tuần nay và các luật sư đã được mời để đem vụ việc ra pháp luật. Vị LM khẳng địng rằng dù vậy nhà thờ vẫn có khả năng hoạt động bình thường.Từ nhiều thập niên qua,nhà thờ nầy được nhà cầm quyền Giêrusalem miễn trừ,theo kiểu bất thành văn, việc chi trả hoá đơn nước,nhưng công ty Do Thái Hagihon đã áp lực từ nhiều năm nay đòi trả đủ. Cha Fakitsas giải thícg,trước khi có vụ phong toả, rằng đã có một thoả thuận với công ty nầy sau nhuèu tháng thương lượng, theo đó, các giáo phái Kitô giáo hiện diện trong nhà thờ nầy trong tương lai sẽ phải trả hoá đơn nước hàng tháng và việc đòi 1,4 triệu Euros sẽ được huỷ bỏ. Nhưng rõ ràng công ty Do Thái nầy tỏ ra khước từ áp dụng thoả ước nầy. Bộ du lịch Do Thái hiện khẳng định,liên quan đến quan trọng của vị trí nầy,sẽ làm trung gian giữa nhà thờ và toà thị chính Giêrusalem để giải quyết vấn đề nầy. Nhà thờ Mộ Thánh là một linh đĩa bao quát nơi Chúa Kitô chịu đóng đinh (Golgotha) và huệt đá nơi thân thể Người được đặt (Mộ Thánh) nghĩa là cũnf là nơi Chúa đã phục sinh. Nhà thờ nẩy đã trở thành một địa điểm hành hương quan trọng kể từ thế kỷ thứ IV. Hiện nay những người canh giữ đầu tiên gồm : GH Chính Thốnh Hy Lạp – GH Công Giáo Roma  (Dòng Phan Sinh) – GH Tông Đồ Armenia, được chia các giờ cầu nguyện và rước kiệu. Các quyền sở hữu và sử dụng nầy được bảo vệ bởi “Statu quo” (nguyên trạng) về cán địa điểm linh thiêng theo điều khoản 62 hiệp ước Berlin năm 1878.

+ (CWN 03/11) Tờ Boston Globe: xã luận chống việc đưa ra luật tự tử có trợ giúp ở Massachusetts.

Một bài xã luận của tờ Boston Globe kêu gọi huỷ bỏ Vấn Đề 2, một vấn đề trưng cầu dân ý toàn bang có thể cho phép tự tử có sự trợ giúp của bác sĩ. Là một tờ báo nổi tiếng ủng hộ các phe theo chủ nghĩa tự do, tờ Globe lập luận rằng việc làm luật nầy được thảo ra quá sơ sài cẩu thả, kàm ngơ sự phức tạp của các vấn đề kết thúc đời sống và giảm thiểu nhu cầu cung cấp sự chăm sóc giảm đau cho các bệnh nhân ở giai đoạn cuối. Mục xã luận nầy theo sau một bài báo trang cạnh trang biên tập của Victoria Reggue Kennedy, goá phụ Thượng Nghị Sĩ Ted Kennedy,cũng chống lại Điều Luật 2. Cuộc trưng cầu ý dân đã lôi kéo sự chống đối từ các nhóm bác sĩ và các phương tiện truyền thông cũng như cáx GM Công Giáo và các nhà lãnh đạo phong trào bảo vệ sự sống. Điều luật 2,vốn tửng có vẻ giành được sự tán thành của dân chúng, nay lại đối mặt với những triển vọng không chắc chắn, sau khi những người chống đối đã làm cho cử tri thấy rõ những nguy hiểm của việc đưa ra luật nầy.

+ (AsiaNews 04/11) Tín hữu Công giáo Mông Cổ mừng khánh thành giáo xứ thứ sáu.

Để làm chứng cho sự lớn mạnh không ngừng của tín hữu Công Giáo ở Mông Cổ, ngày 28/10, Đức GM Wenceslao Padilla,giám quản tông toà Gp Ulaanbaatar đã kja1nh thành giáo xú thứ sáu ỏ đất nước nầy. Sự kiện nầy cũng là một phần trong các ngày lễ mừng kỷ niệm 20 năm Giáo Hội địa phương nầy. Đây là một Giáo Hội non trẻ và năng động,sản sàng truyền giáo,mặc cho những khó khăn trở ngại,kể cả từ nhà cầm quyền. Năm 1992,vào thời các thừa sai người nước ngoài đầu tiên (đặc biệt là người Phi Luật Tân), bao gồm vị GM tương lai Padilla thuộc Dòng Thánh Tâm Đức Maria, không có giáo xứ nào trong quốc gia nầy. Vậy mà đền mầy tháng qua,đã có 4 giáo xứ. Trong thư mục vụ được phổ biến rộng rãi nhân 2o năm Giáo Hội ởMông Cổ, ĐGM Padilla lưu ý rằng ngày nay có 81 điểm truyền giáo ở Mông Cổ thuộc 22 quốc tịch khác nhau,trong khi hai chủng sinh người bản xứ đầu tiên chuẩn bị chịu chức linh mục ở Deajon,Hản Quốc). Các nguồn tin địa phương cho biết giáo xứ mới được chính thức thành lập ngày 28/10,nhắc d0ê1n nhà thờ Thánh Sofia,toạ lạc trong một vùng ngoại ô nghèo của thủ đô. Trông coi giáo xừ sẽ là một LM người Hàn Quốc thuộc Dòng Fidei Donum, truyền giáo ở Mông Cổ từ 16 năm nay. Theo con dố ước lượng gẩn đây nhất, thì Kitô hữu - thuộc mọi tuyên tín - chiếm hơn 2% dân số,vốn đa số áp đảo là tín đồ đạo Phật. Công giáo chỉ có 415 nhưng với thởi gian đã lập ra nhựng trung tâm cho cô nhi,ngưởi cơ cực và gườ già, những nhà thương và nhiểu trường học vũng như trường kỹ thuật.

(*) Mông Cổ : diện tích 1.564.116 km2. Dân số : 3.179.997 (2012)

+ (Fides 05/11) Giáo Hội Bombay vẫn thận trọng về vấn đề Cây Thập Giá chảy máu

Một thông cáo chính thức từ TGM Bombay,trên phần đất có hiện tượng được cho là “siêu nhiên” hiện đang tạo ra xúc động trong các cộng đoàn Kitô giáo và dân sự, khẳng định :” Giáo Hội Công Giáo chưa bao giờ khẳng định rằng hiện tượng những giọt máu hoặc nước tìm thấy trên Cây Thập Giá ở Irla cấu thành một phép lạ. Trong những trường hợp như vậy, Giáo Hội luôn thận trọng. Mỗi biến cố phi thường đều được chăm chú nghiên cứu, hỏi ý kiến các chuyên gia và tuân theo những tiêu chí khắt khe, trước khi tuyên bố một quyết định. Một số tín hữu đã để ý thấy những giọt nước và máu phun ra từ Cây Thập Tự của nhà thờ Irla. “hiện tượng phi thường” nầy đã tạo nên dòng người,các phương tiện giao thông và cả những bình luận mỉa mai châm biếm. Nhà trí thức vô thần Sanal Edamaruky đã đưa ra những tuyên bố mạ lỵ về việc nầy, khi khẳng định: “Có một khả năng cụ thể rằng các Kitô hữu đã làm một lỗ trong tượng Chúa Giêsu. Hàng giáo sĩ Kitô giáo sản xuất đều đặn các phép lạ để hốt bạc dùng để xây cầt các nhà thờ to lớn hơn” Và còn nói :” Các Kitô hữu nói họ không thờ bụt thần,nhưng trong những trường hợp như thế, họ cư xử như những mgười tin thờ ngẫu tượng… Các Kitô hữu cậy vào những thủ đoạn loại nầy để tránh cho các nhà thờ trống trơn”. Tiếp sau những tuyên bố nầy,các phong trào Công Giáo đã chính thức khiếu kiện Sanal,tố cáo ông ta nhục mạ Kitô giáo,vu khống và báng bổ”. Tình tiết nầy đã lôike1o sự chú ý của ĐHY Oswald Gracias,TGM Bombay,đang họp Thượng Hội Đồng ở Vatican khi xảy ra vụ việc nầy. Thông cáo chính thức của TGP lưu ý rằng “vụ khiếu kiện là việc của một nhóm các tín hữu cảm thấy bị tổn thương,chứ không phải của Giáo Hội Bombay hay của Đức TGM Bombay”. Trong tinh thần hoà bình và hoà giải Kitô giáo, ĐHY Gracias yêu cầu Sanal “đưa ra lời xin lỗi vì đã làm tổn thương những tâm tình của dân chúng” và của các Kitô hữu”.

+ Bổ nhiệm mới:

- (VIS 03/11) Công bố thư bằng tiếng la-tnh đề ngày 12/10 trong đó Đức Thánh Cha bổ nhiệm ĐHY Cormac Murphy-O’Connor,TGM nghỉ hưu Gp Westminster (Anh),làm đặc phái viên của Người tại lễ kỷ niệm 125 năm Gp. Dhaka (Bangladesh) và lễ kỷ niệm 400 năm bắt đầu công cuộc rao giảng Tin Mừng Bengale ( 9 và 10/11). Tháp tùng Ngài có tu viện trưởng Abel B. Rozarios và Cha Adam Pereira,CSC.

- (VIS 05/11) Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm ĐGM Carmelo Pellegrino,Ý, làm GM nhà thần học Xúc Tiến đức tin bên cạnh Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin.

- (VIS 05/11) Ngày 03/11, Đức Thánh Cha bổ nhiệm ĐGM Guido Pozzo,làm tuyên uý cho Đức Thánh Cha. GM được chọn sinh năm 1951 tại Trieste, Ý.Thụ phong linh mục năm 1977,hiện là Thư ký uỷ ban giáo hoàng Ecclesia Dei (đối thoại với nhóm SSPX). Tiến sĩ thần học. Kế nhiệm ĐGM Felix del Blanco Prieto, từ nhiệm do quy định hạn tuổi.

+ (VIS 05/11) Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm thành viên Viện Hàn Lâm Khoa Học: Ngài Vanderlei Salvador Bagnato (Brasil),Giáo sư đại học Sao Paolo; và Ngài Joachimvon Braun (Đức),giáo sư Đại học Bonn.

+ (VIS 07/11) Đức Thánh Cha bổ nhiệm Ngàu Frsncesco De Pasquale,giám đốc AIF (thẩm quyền thông tin tài chính),làm thành viên Hội Đồng của cơ quan nầy. Ông đã đảm nhiều nhiều chức vụ quan trọng ở Ý trước khi được bổ nhiệm ở Vatican. HĐ Quản trị quản trị AIF do ĐHY Attilio Nicora làm chủ tịch,còn có quý Ngài Condemi,Dalla Torre,Bianchi và Teasta.

+ (Zenit 05/11) Đấu tranh chống lại việc sử dụng tôn giáo vào những mục đích bạo động

Để đấu tranh chống lại việc dùng bạo lực làm công cụ nhân danh tôn giáo, Vatican đã gia nhập,với tư cách là quan sát viên thành lập, Trung tâm quốc tế vì Đối thoại liên tôn và liên văn hoá (KAICIID)của quốc vương Ả Rập Xê Út,Abdullah Bin Abdulaziz. Các quốc gia sáng lập là Vương quốc Ả rập Xê Ut, Cộng Hoà Áo và vương quốc Tây Ban Nha. Khai mạc chính thức và khánh thành KACIID sẽ diễn ra vào ngày 26/11/2012 tại Vienne. KAICIID hoạt động vì “một sự cảm thông tốt đẹp hơn với nhau giữa các nền văn hoá và tôn giáo khác nhau” : nó có mục đích “thúc đẩy các quyền con người, công lý,hoà bình và hoà giải” và đấu tranh chống lại việc sử dụng các tôn giáo để biện minh cho đàn áp, bạo lực hoặc các xung đột”. Nó được LHQ công nhận. Từ khi thành lập vào năm 2011, một uỷ ban trù bị - đã trở thành hội đồng các bên – đã giám sát một số triển khai quan trọng nhất định,chẳng hạn như đã thiết lập những Quy tắc thủ tục cho tất cả các cơ quan chính của Trung tâm và các quy tắc tài chính của nó. Hội đồng quản trị gồm đại diện cấp cao các tôn giáo chính trên thế giới : Do thái giáo, Kitô giáo, Hồi giáo, Ấn giáo, Phật giáo. Ban thư ký do một tổng thư ký điều khiển.Diễn đàn tư vấn gồm tới 100 thành viên các tôn giáo,cơ chế văn hoá và tổ chức quốc tế khác sẽ mang lại một nguồn bổ sung các viễn cảng liên tôn và liên văn hoá.Phía Toà Thánh, cha Miguel Angel Ayuso Guixot, thư ký HĐ Giáo hoàng về Đối thoại liên tôn ở Vatican, đại diện Toà Thánh và GH Công giáo trong Hội đồng quản trị.

+ (CWN 05/11) Lãnh đạo Phan Sinh giải thích việc chuyển ngày Lễ Phục Sinh ở Thánh Địa.

Cha Pierbattista Pizzaballa, tu sĩ Phan Sinh Custos (canh giữ) Thánh Địa, suy tư về quyết định sắp xếp lễ mừng Phục Sinh Công giáo cùng ngày với các giáo hội Chính thống ở Thánh Địa. Vị Thượng phụ nghi lễ La tinh ở Giêrusalem đã loan báo rằng các Giáo hội Công giáo sẽ tuân giữ Phục Sinh vào ngày 05/05/2013 thay vì 31/03. Ngày 05/05 phản ảnh lịch Giu-liêng cũ mà các GH Chính thồng vẫn đang sử dụng. Quyết định ấy – Cha Pizzaballa giải thích – có động cơ không chỉ ở các vấn đề đại kết, mà còn do các nhu cầu mục vụ của nhiều gia đình,”vì tất cả các gia đình đểu là những gia đình hỗn hợp. Một phần là Chính Thống và phân kia là Công giáo”. Sự thay đổi trong lịch phụng vụ nầy sẽ không áp dụng ở Giêrusalem và ở Bet-lem. Trong các thành phố nầy, việc mừng lễ Phục Sinh sẽ xảy ra cùng lúc với các GH Công giáo khác,để thích ứng với đông đảo người hành hương đi viếng vì Tuần Thánh.

+ (CN 05/11) Đức Thánh Cha chào mừng các khách hành hương bảo thủ mừng kỷ niệm Tự Sắc Summorum Pontificum.

Một đoàn hành hương hơn 1.000 tín hữu Công giáo bảo thủ,mừng kỷ niệm 5 năm Tự Sắc Summorum Pontificum, đã kết thúc vào ngày 03/11 với một thánh lễ ở Đền thờ Thánh Phê-rô, được cử hành theo hình thức đặc biệt do ĐHY  Antonio Canizares Llovera, tổng trưởng thánh bộ Phượng tự. Trong thông điệp gửi đoàn hành hương, Đức Thánh Cha nói rằng Người công bố Tự Sắc cổ vũ việc sử dụng rộng rãi hơn phụng vụ truyền thống,vì “cần bảo tồn các nét phong phú đã phát triển trong đức tin và cầu nguyện của Giáo Hội và đặt chúng vào đúng vị trí,trong khi công nhận đầy đủ giá trị và sự thánh thiện của hình thức nghi lễ Roma bình thường”. Trong bài giảng lễ của Ngài, ĐHY Canizares nhấn mạnh nhu cầu hiệp nhất bên trong Giáo Hội và nói rằng “Thánh lễ trong hỉnh thưc đặc biệt nầy phải là một dấu chỉ vâng phục và hiệp thông với Đức Thánh Cha”.

+ (CathNews 06/11) Nhật báo Vatican phản đối Rowling về cuốn sách gần đây nhất.

Bài điểm sách chỉ trích do tờ Osservatore Romano đối với cuốn sách mới phát hành của nữ nhà văn người Anh J.K Rowling – The Vacancy Casual  [tạm dịch : Khoảng trống bất chợt] – không được hoan nghênh trong các nước nói tiếng Anh. Tờ The Telegraph viết rằng sau khi ca ngợi bộ phim mới về James Bond, Skyfall, tờ Osservatore Rpmano cũng đã chúc mừng Rowling vì đã tặng một khoản tiền lớn cho từ thiện vào năm 2011 ‘nhờ vào tài năng và khả năng tưởng tượng qua ngòi bút của Cô”,nhưng nói rằng cuốn sách vừa phát hành của Cô không có tính thuyết phục và cái nhìn của Rowling “gây thất vọng”.[…] “Khoảng trống bất chợt” là cuốn sách đầu tiên mà nữ tác giả người Anh nói với độc giả trưởng thành nhưng theo Brits, một cái gì trong đó rõ ràng là không đúng ý Vatican. Lời phê bình của tờ OR rằng Rowling đã có thể làm cả thế giới mê mẫn với 7 cuốn sách về một phù thuỷ trẻ mang kính tài năng,nhưng cuốn tiểu thuyết mới của cô “cần một cơn mưa phép thuật” thì lại không dễ dàng tiêu hoá. Bài báo nói : cô mới 47 tuổi,còn con đường dài phía trước và cô sẽ lớn lên.

+ (CathNews 06/11) Yoga không phải là một tôn giáo.

Một số tín hữu Công Giáo xem Yoga một cách đáng ngờ là một tôn giáo có tính chất phá hoại.Nhưng một LM đang dạy Yoga bác bỏ giả thuyết đó. GM của ngài và một hồng y cũng cho là thế. Vị LM nầy đang bận bịu truyền bá Yoga,nói rằng nó vượt trên tôn giáo và “thật sự là phổ quát”. Cuốn “Sức Khoẻ - Thịnh Vượng - Hạnh phúc qua Yoga”,được Đức TGM Gp Agra,Albert D’Souza, phát hành tại học viện Thánh Phêrô. Cha John Ferreira,tác giả cuốn sách,nói :” Cuốn sách nầy là một cuốn vỡ lòng,nhắm truyền bá kiến thức phưc tạp của khoa học thâm thuý của Yoga, vốn vượt trên tôn giáo và thật sự phổ quát”….Đức TGM D’Souza đồng ý :”Yoga được đưa vào chương trình nhà trường sẽ cung cấp một bước tiếp cận toàn diện cho giáo dục như một khoa học không chỉ chuẩn bị cho một sinh viên đi vào đời sống,mà còn cung cấp nghệ thuật sống tốt. Sống vui,được kéo ra khỏi những đáy sâu của nhịp sống riêng mỗi người,theo mục tiêu được Đấng Tạo Hoá định đặt, là nền tảng của sức khoẻ,thịnh vượng và hạnh phúc”.ĐHY Oswald Gracias,TGM Mumbai và là chủ tịch HĐGM Ấn Độ,nói :” Qua những tư thế và các bài tập quy định,người ta cải thiện ý thức toàn diện về sức khoẻ,hạnh phúc,thịnh vượng và có khả năng nhận thức chính mình để hiệp thông tốt hơn với Thiên Chúa”. Tác giả Ferreira cảm thấy Yoga không có tôn giáo.Chính Cha đã theo học nhiều bậc thầy Ấn giáo và không ngừng nghiên cứu tìm tòi để cho ra cuốn sách nầy.

+ (CNA 07/11) Trung Đông làm chủ nhà Đại Hội Giới Trẻ Công Giáo

Có ít nhất 1.500 thanh thiếu niên Công giáo từ khắp Trung Đông sẽ tụ họp tại nhà thờ chính toà Thánh Giuse ở Abu Dhabi tham dự đại hội giới trẻ Công Giáo lần thứ hai của Ả Rập vào 15 – 17/11 nầy. ĐGM Paul Hinder,Đại diện Tông toà Nam Ả Rập,có trụ sở tại Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống Nhất, sẽ chủ trì Đại hội nầy,nói :”Tương lai của một cộng đoàn hệ ở giới trẻ của nó và chúng tôi đã đặt tầm quan trọng trong các giáo xứ của chúng tôi cao hơn cho các sự kiện và sinh hoạt vốn giúp phát triển và cũng cố đức tin của giới trẻ và những ngưởi trẻ trưởng thánh của chúng tôi”. Ngài cho biết nhiều thanh thiếu niên trong vùng nầy - chủ yếu những người sống xa quê hương từ những nơi khác trên thế giới đến làm việc trong vùng nầy – không thể tham dự những lần họp mặt quốc tế như Đại Hội Thế Giới Giới Trẻ và Youth Arise (Thanh Niên Đứng Dậy) do chí phí tốn kém. Chủ đề của đại hội lần nầy là những lời của Chúa Giêsu Kitô từ Phúc Âm Thánh Mac-cô :”Nọi sự đều có thể đối với kẻ nào tin”. Các buổi họp nhằm đáp ứng cho việc thanh thiếu niên và những ngưởi trẻ trưởng thành phải đối mặt duy nhất trong vùng nầy. Các diễn giả gồm nhà biện giáo Công giáo Matt Fradd; Cha Stan Fortuna ở New York,Dòng Phan Sinh và là nhạc sĩ; Thầy trợ sĩ Gabriel từ Philippines và Cha Michael Senfuma. Đại hội Giới Trẻ Công giáo trong Vùng lần thứ I diễn ra ở Dubai vào tháng 11/2009.

+ (UcaMews 07/11) Kêu gọi chấp thuận các Kitô hữu đa thê

Nhiều giáo sĩ Tin Lành và linh mục Công giáo đã kêu gọi các nhà lãnh đạo của họ xem xét việc tiến một bước đặc biệt trong việc nới lỏng quan điểm đối với các Kitô hữu đa thê hoặc nguy cơ sụt giảm trong thành viên Giáo Hội. Lời kêu gọi nầy đến hai năm sau khi các nhà lãnh đạo Giáo Hội kêu gọi những Kitô hữu đa thê hàng đầu phải bị truy cứu. Họ nói rằng mặc dù Kitô giáo xúc tiến hôn nhân với duy nhất một người phối ngẫu mỗi lần mà thôi, ảnh hưởng nặng nề của xã hội Hồi giáo gây thiệt hại cho các gia đình thiểu số có đạo. Những người theo đạo Hồi ở Pakistan được phéo lấy tới 4 vợ. Họ nói lên những quan ngại của họ tại một cuộc hội thảo vùa qua có chủ đề “Các gia đình Kitô giáo”,do Viện thần học cho Giáo dân và Giáo Hội [Tiin lành] Trưởng Lão cùng tổ chức. Không có con số chính thứn nào cho biết có bao nhiêu Kitô hữu – Tin lành và Công Giáo – có hơn 1 vợ. Các nguồn tin bên trong GH Công giáo cho biết có hơn 50 trường hợp ở trong 12 giáo xứ ở Lahore. Cha Emmanuel Yousaf Mani,giám đốc uỷ ban Công Lý và Hoà Bình của cac GM Công giáo,nói :”Một số lấy vợ hai lần vì vấn đề nối dõi; những người nghèo lấy hơn 1 vợ để có trợ giúp tài chính. Tuy nhiên đa số những người giàu có nhiều vợ chỉ để hưởng lạc thú. Chúng tôi rửa tội cho con cái họ,nhưng cấm những cặp như vậy không được chịu các bí tích,đặc biệt là rước lễ”. Nhưng Liaqat Qaiser,hiệu trưởng trường Kinh Thánh ở Lahore lại nói :”Họ chỉ là nạn nhân. Dù họ có thể không trở thành lãnh đạo Giáo Hội, chúng tôi khuến khích họ tiêp tục thsm dự các buổi phụng vụ. Vạ tuyệt thông không phải là giải pháp”. Cha Morris Jalal,người đã tổ chức các chương trình thân hữu gia đình nhiều thập niên qua ở TGP Lahore,cũng kêu gọi một phương pháp tiếp cận vấn đề mềm dẽo hơn: “Chúng ta phải mở rộng việc chăm sóc mục vụ tới các gia đình sa ngã nầy. Các giáo hội Tây phương đang trống rỗng do lập trường của họ,dựa trên Giáo luật, về những người đa thê. Điều tương tự có thể xảy ra ở đây,nếu chúng ta không có một tâm hồn trắc ẩn”.

+ (CWN 07/11) Vatican huỷ bỏ kế hoạch gửi phái đoàn tới Syria.

Vatican đã bỏ các chương trình gửi một phái bộ đặc biệt tới Syria,kết luận rằng chuyến đi nầy sẽ quá nguy hiểm do xung đột leo thang ở đó. Ngày 17/10,Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm 7 vị giáo phẩm,gồm cả ĐHY Timothy Dolan TGM New York để đi thăm Syria,được dự kiên ban đầu vào cuối tháng 10,nhưng chỉ trong một tuần,ĐHY Tarcisio Bertone buộc phải thừa nhận phải hoãn chuyến đi vì những biến động ở Syria. Ngày 07/11, Đức Thánh Cha thừa nhận rằng “do nhiều hoàn ảnh và phát triển khác nhau,không thể thực hiện sáng kiến nầy như dự tính được”. Người thông báo rằng thay cho phái đoàn lớn nầy,Người sẽ phái ĐHY Robert Sarah,chủ tịch Hội đồng giáo hoàng Cor Unum đến Liban,ở đó Ngài sẽ hội ý với các nhà lãnh đạo Giáo Hội đến từ Syria, gặp các dân tỵ nạn từ cuộc hiến và chủ toạ một hội nghị những cơ quan cứu tế can dự vào sứ mệnh nhân đạo cho Syria. Trong buổi triều yết chung hằng tuần ngày 07/11, Đức Thánh Cha cho biết Người hết sức quan tâm tiếp tục theo dõi các biến cố ở Syria. Phát biểu về đau khổ không kể xiết của nhiều thường dân, nhất là những người bị buộc phải rời bỏ cửa nhà, Đưc Giá Tông lập lại lời kêu gọi các phe ngồi vào bàn đàm phán hơn là tiếp tục bạo lực.”Làm việc vì hoà bình không bao giờ là quá trễ”

+ (CWN 08/11) Tân Tổng Giám Mục Canterbury được loan báo vào ngày mai?

Theo tin tức của giới báo chí Anh : GM Anh giáo Justin Welby ở Durham sẽ được loan báo ngày mau làm TGM Canterbuty tiếp theo. Là một cựu giám đốc điều hành ngành dầu khí mới trở thàng GM năm ngoái, Tiến sĩ Welby được coi là có thiện cảm với cánh “Phúc Âm” của GH nước Anh và đã bày tỏ sự chống lại hôn nhân đồng tính, nhưng được cho là có khuynh hướng ủng hộ việc truyền chức GM cho nữ giới. Lập trưởng của vị GM về những vấn đề dễ gây bất đồng ấy sẽ có thể chủ yếu cho những triển vọng thành công khi lên thay Tiến sĩ Rowan Williams, người xin từ chức vào tháng 12 sau 10 năm làm lãnh đạo Anh giáo toàn thế giới.

(*) GM Justin Welby sinh :06/01/1956. GM Durham năm 2011. Cha mẹ ly dị năm 1959.Mẹ tái hôn năm 1975. Bố qua đời năm 1977.

+ (Zenit 08/11) Một phái đoàn chính phủ Việt Nam đến Vatican.

Một phái đoàn chính phủ Việt Nam đã hội kiến ĐGM Savio Hon Tai-fai ở Vatican. Phái đoàn gồm 10 thành viên đã có buổi làm việc với thư ký Thánh Bộ Rso Giảng Tin Mừng Các Dân, ĐGM Savio Hon Tai-fsi. Thứ trưởng bộ nội vụ Ý,Saverio Ruperto, cũng có mặt trong cuộc gặp nầy.Phái đoàn do bộ trưởng nội vụ Phạm Dung cầm đầu. Ông cũng là giám đốc Văn phòng chính phủ về tôn giáo vụ và thực hiện chuyến thăm nước Ý từ -3 đến 09/11, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 81 của Interpol,ở Roma. Thông tấn xã Việt Nam phân tích rằng từ ngữ “chuyến thăm công tác” gợi ý rằng không chỉ là một chuyến ths8m xã giao, kể cả khi “bản liệt kê các đề tài được đề cập trong cuộc mạn đàm nầy không cho một ý tưởng cụ thể chính xác nào về bản chất các thảo luận đã diễn ra”. Cũng theo nguồn tin nầy, hai bên đã cho biết các quan điểm của nhsu về các chính sách và các quy định liên quan đến các tín ngưỡng và các tôn giáo,cũng như về tình hình và đời sông tôn giáo của các quốc gia tương ứng. Bộ trưởng Phạm Dung đã khẳng định rằng đa số các tín hữu của cộng đồng Công giáo Việt Nam là những công dân tôn trọng luật pháp và đóng góp vào việc xây dựng và phát triển đất nước họ. Ông nói thêm rẳng chính phủ bảo đảm đầy đủ quyền tự do tôn giáo và cố gắng đáp ứng hết mọi nhu cầu do các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam đưa ra. Các đại diện Việt Nam cũng đã hội kiến Thư ký các Quan Hễ với Các Quốc Gia [= bộ trưởng ngoại giao.ND], ĐGM Ettore Balestrero. Ngày 07/11, sau buổi triều yết chung, Đức Thánh Cha đã ngừng lại để chảo một số trong các thành viên phái đoàn Việt Nam. Còn quá sớm để đánh giá tầm quan trọng của một cuộc gặp như thế, vốn chẳng phải là một cuộc họp mới của nhóm làm việc hỗn hợp Việt Nam – Vatican được tổ chức vào 26 – 27/02/2012 tại Hà Nội.

 

TIN VẮN HÃNG TIN APIC

1. Chiếm cứ đất đai của Giáo Hội Chính Thống Côp Ai Cập.

Đêm ngày 5 rạng ngày 6/11/2012, những chiến binh tổ chức Salafi(nhóm thánh chiền Hồi giáo) đã tọch thu đất đai thuộc về GH Chính thồng Côp trong khu Choubra al-Khaima thuộc Cairo. mục đích của họ là nhằm “trừng phạt” Tân giào trưởng Côp Tawadros II, ngưởi chống lại việc thiết lập một quốc gia tôn giáo ở Ai Cập.

2. Chuyến viếng Thánh Địa đầu tiên của Thượng phụ chính thống Nga Kirill I.

Thượmng phụ Chính thống Nga Kirill I sẽ đến Thánh Địa từ 09 đến 14/11 để làm một chuyến viếng thăm lịch sử,theo lời mời của Thượng phụ Chính thống Hy Lạp ở Giêrusalem, Theophilos III.

3. Đại hội thế giới về Tông Đồ Biển

Vatican sẽ đón từ 19 đến 23/11/2012 một Hội Nghị thế giới Tông Đồ Biển,trong đó đáng kể có những đề tài như nạn cướp biển, các điều kiện sống và làm việc của các thuỷ thủ và tình hình tê nhị của 36 triệu ngư dân trên khắp thế giới.

 

Tuyn chọn và chuyn ng

Giuse Nguyn Thế Bài


Về Trang Mục Lục