ĐỨC THÁNH CHA TẠI LIBAN : HỌP BÁO TRÊN MÁY BAY

Đức Thánh Cha, trên chuyến bay đến Liban, đã trả lời các câu hỏi do các phóng viên đặt ra.

Được hỏi về khía cạnh an ninh, trước tiên, ngài cho thấy rằng chưa bao giờ ngài từ bỏ kế hoạch đến Liban. “Không có ai đã khuyên tôi từ bỏ chuyến tông du này, và phần tôi, tôi đã không bao giờ nghĩ đến giả thiết này, bởi vì tôi biết rằng khi hoàn cảnh trở nên phức tạp hơn, thì việc mang lại một dấu tình huynh đệ, sự khích lệ và liên đới là còn cần thiết hơn nữa. Do đó, ý nghĩa của chuyến tông du của tôi là “mời gọi đối thoại, mời gọi đến hòa bình chống lại bạo lực, cùng nhau đi tìm ra giải phải cho các vấn đề”.

Trào lưu tôn giáo cực đoan luôn là một sự bóp méo tôn giáo

Tiếp đến, Đức Thánh Cha đã trả lời cho nhiều câu hỏi liên quan đến hoàn cảnh trong vùng, nhất là ở Syria, và mối lo ngại của các kitô hữu. “Trào lưu tôn giáo cực đoan luôn là một sự bóp méo tôn giáo và đi ngược với ý nghĩa của tôn giáo muốn hòa giải và kiến tạo hòa bình của Thiên Chúa trên thế giới”. “Nhiệm vụ của Giáo Hội và của các tôn giáo do đó là tự thanh tẩy và soi sáng các lương tâm”.

Việc nhập khẩu vũ khí phải dừng lại

Được hỏi về sự xuất hành của các kitô hữu của Syria hay của I-rắc, Đức Thánh Cha một mặt nhấn mạnh rằng “không chỉ có các kitô hữu chạy trốn nhưng cả người Hồi giáo nữa” ; mặt khác, “sự nguy hiểm là thật lớn việc các kitô hữu xa rời với mảnh đất của mình và phải làm tất cả để giúp đỡ họ ở lại”. “Bạo lực không bao giờ giải quyết được vấn đề (…) nó phá hủy, nó chẳng có ích lợi gì cho ai”. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI kêu gọi chấm dứt việc chuyển nhập vũ khí. “Việc nhập khẩu vũ khí phải dừng lại : không có vũ khí thì chiến tranh không thể tiếp tục”. Đức Thánh Cha kêu gọi nhập khẩu hòa bình. “Thay vì nhập khẩu vũ khí, là một tội trọng, thì cần phải “nhập các ý tưởng, hòa bình, tính sáng tạo” và làm cho hữu hình lòng tôn trọng hỗ tương giữa các tôn giáo.

Mùa Xuân Ả-rập là một điều tích cực

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tiếp đến đã phát biểu ý kiến về mùa Xuân Ả-rập “là một điều tích cực, một ước muốn dân chủ hơn, tự do hơn, hợp tác hơn, một căn tính Ả-rập đổi mới hơn”. Đồng thời, Đức Thánh Cha nói rõ rằng “tiếng kêu của tự do quan trọng như thế, tích cực như thế, có nguy cơ quyên đi một khía cạnh, một chiều kích căn bản của tự do là sự bao dung đối với người khác”. Do đó, chúng ta phải “làm tất cả để khái niệm tự do đi đúng hướng và không quên đi lòng bao dung, sự hòa giải, là những yếu tố nền tảng của tự do”. Một sự tự do đáp ứng một sự đối thoại lớn lao hơn, chứ không phải là sự thống trị của người này trên người kia.

Tý Linh on by Xuân Bích Việt Nam

Theo Radio Vatican


Về Trang Mục Lục