KITÔ HỮU, NGƯỜI MANG HY VỌNG

(xuanbichvietnam.net)

Tháng Mười 14th, 2013.

Sáng 12.10.2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp đón các tham dự viên cuộc họp khoáng đại của Hội đồng Tòa Thánh về tân Phúc Âm hóa. Trong buổi tiếp kiến này, ngài nói: vào thời đại chúng ta, “người ta thương ghi nhận một thái độ dửng dưng đối với đức tin mà người ta không coi là quan trọng trong cuộc sống con người… Điều quan trọng là chúng ta, những Kitô hữu, chúng ta hãy cho thấy cách cụ thể cách sống đức tin của chúng ta, xuyên qua đức tin, xuyên qua tình yêu, sự hòa hợp, niềm vui, sự đau khổ, để điều đó khơi lên những câu hỏi, như lúc ban đầu của hành trình của Giáo Hội. Tại sao họ sống như thế? Điều gì thúc đẩy họ? Đó là những câu hỏi vốn hướng đến trung tâm của việc Phúc Âm hóa là chứng tá của đức tin và đức ái”.

Tiếp đến, Đức Thánh Cha nhận xét rằng “có nhiều người đã xa rời Giáo Hội” và đối diện với hoàn cảnh này, “chúng ta cần có những Kitô hữu làm cho con người thời nay thấy rõ lòng thương xót của Thiên Chúa, lòng nhân từ của Ngài đối với mọi thọ tạo”. Đức Thánh Cha mời gọi ra đi gặp gỡ và tìm kiếm “những người đã đánh mất đức tin và ý nghĩa sâu xa của cuộc sống: “Giáo Hội được sai đi để đánh thức khắp nơi niềm hy vọng này, cách riêng ở đâu nó bị dập tắt do những điều kiện sống khó khăn, đôi khi phi nhân… Cần có ô-xy của Tin Mừng, hơi thở của Thánh Thần của Chúa Kitô phục sinh, để làm sống động lại niềm hy vọng này nơi các tâm hồn. Giáo Hội là ngôi nhà nơi các cánh cửa luôn rộng mở không chỉ để mỗi người cảm thấy mình được đón tiếp ở đó và hít thở tình yêu và hy vọng, nhưng còn để chúng ta có thể đi ra và mang tình yêu và niềm hy vọng này”.

Đức Thánh Cha đã giải thích rằng tất cả điều đó không phải là kết quả của sự ngẫu nhiên hay ứng khẩu, nhưng nó đòi hỏi một nỗ lực chung, từ đó tầm quan trọng của việc mục vụ trong các giáo phận và giáo xứ, của việc dạy giáo lý cũng như giây phút loan báo Tin Mừng. Nhắc lại cuộc gặp gỡ của Ngài với các thiếu nhi không biết làm dấu thánh giá, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến cuộc việc của các giảng viên giáo lý, “một công việc quý báu đối với việc tân Phúc Âm hóa” và ngài cũng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các bậc cha mẹ là “những giảng viên giáo lý đầu tiên, những nhà giáo dục đức tin đầu tiên trong gia đình bằng chứng tá và lời nói”.

Tý Linh theo VIS

 


Về Trang Mục Lục