PHỔ BIẾN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI, MỘT ƯU TƯ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC PHÁP

(xuanbichvietnam.net)

Ban « Gia đình và xã hội » của HĐGM Pháp đã soạn thảo một lộ trình đào tạo để « hiểu biết học thuyết xã hội của Giáo Hội và đưa nó vào thực hành », với mục tiêu giúp cho công chúng khám phá học thuyết này.

Cuốn « Công ích của  chúng ta – Hiểu biết học thuyết xã hội để đưa nó vào thực hành » (nxb. Atelier), kèm theo một DVD, sẽ được xuất bản ngày 21/2. Monique Baujard, giám đốc điều hành Ban, giải thích về việc này.

Các tình nguyện viên của tổ chức Cứu Trợ Công Giáo gặp gỡ người vô gia cư

« Với cuộc khủng hoảng kinh tế, những vấn đề công bằng xã hội càng nổi bật mạnh mẽ hơn nữa : thất nghiệp, thu nhập quá đáng của một số người, thiên đường thuế khóa, và cả những người di dân đang chết ở các lối vào Châu Âu…Về  tất cả những chủ đề này, tư tưởng xã hội của  Giáo Hội có thể mang lại những dụng cụ để soạn thảo những câu trả lời và giúp chống lại « sự toàn cầu hóa dửng dưng » mà Đức Phanxicô đả phá. Vấn đề là nó không được biết đến : Giáo huấn xã hội của Giáo Hội : bí mật được gìn giữ kỹ lưỡng nhất của chúng ta, đó là tựa đề của một cuốn sách ở Hoa Kỳ, được phổ biến vào thập niên 1980 và được tái bản nhiều lần từ đó. Để giải quyết vấn đề đó, và theo yêu cầu của các Giám mục của Hội đồng Gia đình và xã hội, chúng tôi đã quyết định, cách đây 2 năm, xây dựng một lộ trình cùng với các chuyên viên về vấn đề, nhưng còn cả với các nhà chuyên môn về sư phạm, đến từ ngành giáo dục Công giáo, từ tổ chức Cứu Trợ Công Giáo hay từ CCFD- Terre solidaire.

Ý tưởng là nối kết dân chúng vào đời thường của họ để tiếp đến giúp họ khám phá những nguyên tắc lớn, trong sáu lãnh vực : chính trị, sở hữu, lao động, gia đình, di dân và « các lối sống » (về tiêu thụ, tiết kiệm, đầu tư…). Lý tưởng là thực hiện công việc này nhiều lần, vì học thuyết xã hội của Giáo Hội không cố định nhưng được soạn thảo thường xuyên.

« Giáo Hội có thể được người ta lắng nghe hơn khi Giáo Hội nói về những vấn đề xã hội trên đó các Kitô hữu phải làm việc với những người khác »

Về căn bản, chúng tôi nghĩ rằng Giáo Hội có thể được người ta hiểu hơn khi Giáo Hội nói về những vấn đề xã hội, cụ thể, trên đó người Kitô hữu phải làm việc với người khác, với ưu tư liên kết xã hội. Về những vấn đề này, chúng tôi có những điều cần chia sẻ, đôi khi dù phải quấy rầy, như khi Đức Gioan-Phaolô II khơi lên « món nợ xã hội » vốn đè nặng trên mọi sở hữu…Học thuyết xã hội của Giáo Hội không được tóm kết thành những tiêu chí mơ hồ, cũng không thành một mô hình nào phải áp dụng. Đó là một tư tưởng mà mỗi người phải lấy làm  của mình để tiến tới, có công ích là chân trời.

Dĩ nhiên, cái nhìn nhân học của Kitô giáo về con người như là hữu thể tương quan không còn được chia sẻ bởi mọi người nữa. Nhưng sự tương tùy này giữa con người lại được chấp nhận cách dễ dàng hơn trong lãnh vực công bằng xã hội. Vì thế cần phải ý thức về khó khăn và tiến bước cùng với những người nữ và người nam thiện chí. Than vãn không giúp ích gì. Chúng tôi đề nghị một dụng cụ giúp hiểu sự tiến triển của thế giới, xác định về những vấn đề trong viễn cảnh, chẳng hạn, những cuộc bầu cử thành phố và Châu Âu, nhưng còn cả hành động nữa. Đó là một lời kêu gọi đến trách nhiệm và tự do ».

Tý Linh theo la Croix

 


Về Trang Mục Lục