Tám nước khắc nghiệt nhất về tôn giáo

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu tên 4 nước Á Châu trong số 8 nước

  Trẻ em Rohingya ở Miến Điện, một trong số những nhóm thiểu số bị đàn áp nhất thế giới. Ảnh: CNN

Từ năm 1999, Bộ Ngoại giao Mỹ đã theo dõi những lạm dụng tồi tệ nhất thế giới về quyền tôn giáo. Theo báo cáo gần đây nhất ghi nhận với dữ liệu đầy đủ nhất. Các cuộc bách hại những người có đức tin đang gia tăng trên toàn cầu.

Trong số những xu hướng đáng lo ngại nhất theo Bộ Ngoại giao là “chính phủ độc tài hạn chế khả năng việc người dân thực hành tôn giáo của họ.”

Với ngôn ngữ thông thường, Báo cáo kêu gọi “những nước này cần quan tâm đặc biệt.” Nhưng quyết định thì cần đi đôi với hành động.

Ví dụ ở Sudan, một phụ nữ Kitô giáo đã bị kết án tử hình trong tuần này vì bỏ đạo Hồi giáo, và nước ngoài không thể can thiệp.

Cùng với Sudan, đây là “những nước được quan tâm đặc biệt” của Bộ Ngoại Giao. Bạn có thể gọi những nước đó là “những nơi tồi tệ nhất thế giới về tín ngưỡng.”

Miến điện: Chính phủ Miến Điện chèn ép mọi tôn giáo ngoại trừ Phật giáo Nguyên thủy.

Theo Bộ Ngoại giao, một số quan chức chính phủ thậm chí còn lôi cuốn những người không phải là phật tử theo đạo Phật, và người Hồi giáo ở bang Rakhine, đặc biệt là người Hồi giáo Rohingya, là đối tượng bị phân biệt đối xử và bị đánh chết.

Trung Quốc: Chính phủ sách nhiễu, bắt giữ, giam hãm, hoặc kết án tù một số tín đồ tôn giáo vì các hoạt động liên quan đến niềm tin và thực hành tôn giáo”.

Không chỉ bắt giam nhóm Uyghur theo đạo Hồi, một số trong họ đã bị kết án 10 năm tù vì “bán tài liệu tôn giáo bất hợp pháp,” và hàng giáo sĩ Công giáo bị bắt vì không thuộc Hiệp hội Công giáo Yêu nước của quốc gia này.

Điều đó không ăn thua so với chính sách khủng bố Phật giáo Tây Tạng, theo Bộ Ngoại Giao, người dân đã trải qua “cuộc đàn áp có tổ chức dữ dội tại các tu viện và ni viện, bắt giữ tùy tiện và tra tấn, thậm chí gây chết người.”

Eritrea: Chỉ bốn nhóm tôn giáo được chính cho phép công khai thực hành đức tin trong quốc gia châu Phi này; phần còn lại thì bị đàn áp, bị bỏ tù hoặc tệ hơn nữa.

Vì vậy, nếu bạn không phải là một Chính thống giáo Eritrea, một người Hồi giáo Sunni, một người Công giáo La Mã hoặc một người Tin lành Cải cách, cuộc sống có thể rất khó cho bạn ở đây. Theo Báo cáo, ở đây có luật bắt bớ khắt khe về những người không tuân theo tôn giáo.

Iran: Đất nước này đa số theo Hồi giáo, việc tôn trọng quyền tôn giáo đã thực sự suy giảm trong những năm gần đây.

“Báo cáo cho rằng chính quyền giám sát tôn giáo và các vùng dân tộc thiểu số với điều luật (chống lại Thượng Đế), ‘tuyên truyền chống Hồi giáo”, hay nghi ngờ tội phạm an ninh quốc gia cho các hoạt động tôn giáo của họ”, báo cáo cho biết.

Cụ thể, chính phủ đã bắt giữ nhiều thành viên thuộc giáo phái Baha’i và Saeed Abedini, một mục sư Mỹ gốc Iran đã bị lạm dụng về thể lý và tâm lý, theo Bộ Ngoại giao.

Bắc Triều Tiên: Các nhóm nhân quyền cung cấp nhiều thông tin cho rằng các thành viên thuộc giáo hội thầm lặng đã bị bắt giữ, đánh đập, tra tấn hoặc bị giết vì niềm tin tôn giáo của họ.

Quốc gia độc tài này đã bỏ tù 200.000 tù nhân chính trị phần lớn là vì lý do tôn giáo, theo Báo cáo. Đất nước này không khuyến khích bất kỳ hoạt động tôn giáo nào mà chưa được chính phủ thừa nhận.

Kenneth Bae, một người Mỹ gốc Hàn bị buộc tội truyền bá đạo Thiên Chúa giáo ở Bắc Triều Tiên, đã bị kết án vào năm 2013 với 15 năm lao động khổ sai.

Saudi Arabia: Một nước quân chủ giàu dầu mỏ đã làm ngơ không tôn trọng tự do của bất kỳ tôn giáo nào ngoài Hồi giáo.

Hồi giáo Sunni là tôn giáo chính thức, hiến pháp của đất nước dựa trên Kinh Qur’an và những lời dạy của tiên tri Mohammed. Các việc thực hành tôn giáo khác đều bị cấm, theo Bộ Ngoại giao, và chính quyền Ả Rập đã chặt đầu một người đàn ông vào năm 2012 vì tin vào “phù phép”.

Sudan: Đất nước này đã lọt vào danh sách đất nước cứng đầu của Bộ Ngoại giao kể từ khi thành lập từ năm 1999.

Sudan phạt những người báng bổ và bỏ đạo Hồi, một phụ nữ Kitô giáo bị kết án cho đến chết trong tuần này. Chính quyền còn bắt giữ và trục xuất các Kitô hữu Phương Tây bị nghi ngờ rao truyền đức tin.

Một đất nước có “giới cảnh sát đạo đức” đòi hỏi sự vâng phục nghiêm ngặt theo luật Hồi giáo, đã đánh đập và ném đá một người phụ nữ bị buộc tội hành động “vô luân.”

Uzbekistan: Về kỹ thuật, pháp luật của đất nước này tôn trọng các quyền tôn giáo.

Nhưng trong thực tế, quốc gia Trung Á này duy trì kiểm soát chặt chẽ phần lớn dân số theo đạo Hồi.

“Chính phủ tiếp tục bỏ tù các cá nhân dựa trên sự kìm hãm của chủ nghĩa cực đoan; đột kích vào các nhóm tôn giáo và các cộng đồng xã hội tôn giáo không đăng ký cũng như đăng ký; tịch thu và phá hủy các sách tôn giáo, bao gồm cả sách thánh, và cấm trẻ vị thành niên thực hành đức tin của họ”, Bộ Ngoại Giao cho biết điều này từ năm 2012.

Người dân bị bắt giam về tội “chủ nghĩa tôn giáo cực đoan” đã bị đánh đập, tra tấn và thậm chí bị giết.

(UCAN 19.05.2014/ CNN Belief Blog)

 


Về Trang Mục Lục