Diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxicô trước Nữ Tổng Thống Hàn Quốc

Kính thưa bà Tổng Thống,

Kính thưa quý vị đại diện chính phủ và sinh hoạt cộng đồng,

Kính thưa các thành viên của ngoại giao đoàn,

Kính thưa quý vị,

Thật là niềm vui lớn đối với tôi khi được đến Hàn Quốc, được đến với „Đất Nước Có Phong Cách Ban Mai“, hầu được trải nghiệm không chỉ với vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước này, mà tiên vàn là nét quyến rũ của dân tộc và sự vĩ đại thuộc về lịch sử  cũng như văn hóa phong phú của nó. Những di sản thuộc về quốc gia này được giới thiệu trong sự thử thách, trong suốt những năm thông qua bạo lực, bách hại và chiến tranh. Nhưng, bất chấp những thử thách ấy, cơn nóng bức giữa tiết trời ban trưa và sự tăm tối của đêm đen vẫn luôn bị khuất phục bởi Phong Cách Ban Mai, điều đó có nghĩa là niềm hy vọng không suy suyển vào công lý, hòa bình và hiệp nhất. Nhưng niềm hy vọng là gì đối với một tặng phẩm? Nếu chúng ta khát khao đạt cho được mục tiêu  mà nó không chỉ mang đến niềm hạnh phúc cho riêng dân tộc Hàn Quốc, nhưng còn cho toàn vùng, cho toàn thế giới, thì chúng ta sẽ không thể đánh mất sự can đảm.

Thưa bà Tổng Thống Park Geun-hye, tôi muốn cám ơn sự đón tiếp nồng hậu của bà, và kính chào bà cũng như các thành viên đáng kính của chính phủ. Cũng vậy, tôi muốn nói lên lòng biết ơn của tối đối với các thành viên của ngoại giao đoàn và tất cả những người đang hiện diện mà họ đã hỗ trợ chuyến viếng thăm của tôi, được thể hiện qua rất nhiều những cố gắng và vất vả trong việc chuẩn bị. Tôi rất biết ơn trước sự hiếu khách của quý vị mà qua đó tôi đã ngay lập tức có cảm nhận rằng, tôi ở giữa quý vị giống như đang ở tại nhà mình.

Tôi đến viếng thăm đất nước Hàn Quốc nhân dịp Ngày Giới Trẻ Á Châu lần thứ sáu, tức ngày mà những người Công Giáo trẻ đến từ toàn bộ châu lục này đoàn kết cùng nhau để cử hành Đại Lễ trong niềm vui về Đức Tin chung của họ. Trong quá trình của chuyến viếng thăm, tôi cũng sẽ phong Chân Phúc cho một số người Hàn Quốc, mà họ đã chết với tư cách là những Chứng Nhân đối với Đức Tin Kitô giáo, đó là vị Tử Đạo Paul Yun Ji-chung và 123 người cùng cảnh ngộ với Ngài. Hai ngày Đại Lễ này sẽ bổ sung cho nhau. Văn hóa người Hàn hiểu rất rõ về những phẩm giá nội tại cũng như sự khôn ngoan nơi các vị tiền nhân của chúng ta và tôn trọng vị thế của các Ngài trong cộng đồng xã hội. Người Công Giáo chúng tôi tôn kính các bậc tiền nhân của mình đã chịu tử đạo vì Đức Tin, vì các Ngài đã sẵn sàng trao hiến mạng sống của các Ngài cho chân lý mà các Ngài đã đón nhận trong Đức Tin, và các Ngài đã cố gắng thể hiện chân lý đó trong cuộc sống của mình. Các Ngài dậy cho chúng tôi biết, người ta có thể hoàn toàn sống cho Thiên Chúa cũng như cho hạnh phúc của nhau thế nào.

Một dân tộc khôn ngoan và vĩ đại  không chỉ dừng lại trong việc tôn trọng những truyền thống của cha ông; nhưng thế hệ trẻ còn quý trọng những truyền thống ấy bằng cách cố gắng tiếp tục trao đi những di sản của quá khứ, và vận dụng những di sản ấy trước những thách đố của hiện tại. Bất cứ khi nào những người trẻ cùng quy tụ lại, chẳng hạn như trong biến cố này đây, điều đó giới thiệu cho tất cả chúng ta một cơ hội vô cùng quý giá để lắng nghe những hoài bão cũng như những mối quan tâm của họ. Chúng ta cũng được thúc đẩy để suy tư về điều đó. Thật tốt đẹp biết bao nếu như chúng ta giới thiệu cho những thế hệ tiếp theo những giá trị của chúng ta, và thể loại thế giới và cộng động nào mà chúng ta đang chuẩn bị để trao cho họ. Tôi tin rằng, trong mối liên hệ này, đây là điều thật quan trọng đối với chúng ta trong việc suy tư về những điều thiết yếu, hầu mang lại cho thế hệ trẻ của chúng ta những tặng phẩm của hòa bình.

Lời kêu gọi ấy càng ngày càng được hưởng ứng tại đất nước Triều Tiên này, một đất nước đã phải chịu cảnh thiếu vắng hòa bình từ rất lâu. Tôi chỉ có thể biểu lộ sự khen ngợi của tôi trước những nỗ lực đã được thực hiện cho sự hòa giải và sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên, và khích lệ những nỗ lực ấy, vì chúng chính là con đường chắc chắn duy nhất dẫn tới nền hòa bình lâu dài. Những cố gắng của người Hàn đối với hòa bình chính là niềm mong muốn đến từ thâm tâm của chúng tôi, vì nó có ảnh hưởng đến sự ổn định của toàn vùng, và trong thực tế, trên toàn thế giới đang mệt mỏi vì chiến tranh của chúng ta.

Những nỗ lực cho hòa bình cũng là một thách đố đối với mỗi người chúng ta, và trong một phương cách đặc biệt, đối với từng người trong quý vị, những người đang cố gắng làm cho gia đình nhân loại đạt tới được sự hạnh phúc thông qua công việc ngoại giao hết sức kiên nhẫn của mình. Đây là thách đố liên tục trong việc giật sập những bức tường ngờ vực và hận thù thông qua việc phát triển một nền văn hóa hòa giải và liên đới. Vì sự ngoại giao được coi như là nghệ thuật của những điều có thể, đang dựa trên niềm tin chắc chắn và kiên định rằng, hòa bình có thể đạt được nhanh hơn thông qua sự lắng nghe một cách bình tĩnh, và thông qua sự đối thoại, hơn là thông qua những việc đổ lỗi cho nhau, thông qua những phê phán vô bổ và việc phô trương sức mạnh.

Hòa bình không đơn giản chỉ là sự vắng bóng chiến tranh, nhưng là „công trình của Đức Công Chính“ ( Gr.32, 17). Và Đức Công Chính với tư cách là một đức hạnh, đòi hỏi tính kỷ luật của đức kiên nhẫn; nó đòi hỏi rằng, chúng ta không được bưng bít những bất công của quá khứ, nhưng thắng vượt nó thông qua sự tha thứ, thông qua lòng khoan dung và sự cộng tác. Nó đòi hỏi sự sẵn sàng để tạo ra và để đạt tới được mục tiêu, mà sự sẵn sàng này chính là thế mạnh của cả hai phía, và nhờ thế kiến tạo nên những nền móng cho sự tôn trọng, cho sự hiểu biết lẫn nhau và cho sự hòa giải. Mỗi người chúng ta hãy dành ngày hôm nay cho hòa bình, dành ngày hôm nay để cầu nguyện cho hòa bình và cho việc tăng cường thêm sự quyết tâm của chúng ta trong việc đạt tới được hòa bình.

Kính thưa quý vị, những cố gắng của quý vị với tư cách là những nhà lãnh đạo chính trị và các cơ quan, cuối cùng cũng đã đạt tới được đích điểm trong việc kiến tạo nên cho con cháu chúng ta một thế giới tốt hơn, đầy hòa bình, công lý và hạnh phúc. Kinh nghiệm dậy chúng ta rằng, trong một thế giới ngày càng được toàn cầu hóa, sự hiểu biết của chúng ta về phúc lợi cộng đồng, về tiến bộ và phát triển, rốt cuộc phải  thiên về những cách nhìn mang tính nhân loại chứ không phải thuần kinh tế. Giống như hầu hết các quốc gia phát triển của chúng ta, Hàn Quốc cũng đang phải chiến đấu với những vấn đề có ý nghĩa xã hội, những bất đồng chính trị, những khiếm khuyết về sự ngay thật trong nền kinh tế và những bận tâm về cách cư xử có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường. Thật là điều quan trọng biết bao khi tiếng nói của bất cứ thành viên nào trong cộng đồng cũng đều được lắng nghe, khi một tinh thần giao thiệp cởi mở, đối thoại và cộng tác được thúc đẩy! Cũng vậy, thật là quan trọng  khi một mối quan tâm đặc biệt được thể hiện với những người nghèo, những người bị đẩy ra bên lề cuộc sống và những người không có tiếng nói, và thực ra không chỉ được thực hiện qua cách người ta đáp ứng những nhu cầu của họ, nhưng cũng còn qua cách người ta bênh vực họ để họ có thể tiếp tục phát triển về nhân cách và văn hóa. Tôi hy vọng rằng, nền dân chủ tại Hàn Quốc vẫn tiếp tục được tăng cường, và tôi cũng hy vọng rằng, quốc gia này đang chứng tỏ là quốc gia dẫn đầu ngay cả trong sự toàn cầu hóa về tình liên đới, điều mà ngày nay đang rất cần thiết: một tình liên đới chú trọng tới sự phát triển toàn bộ của bất cứ một thành viên nào trong gia đình nhân loại.

Trong cuộc viếng thăm Hàn Quốc lần thứ hai mà nó diễn ra cách nay đúng 25 năm, Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II đã bày tỏ niềm tin tưởng chắc chắn của Ngài rằng, „tương lai của Hàn Quốc tùy thuộc vào  những người nam và những người nữ đầy khôn ngoan, có nhiều đức tính và có chiều sâu tâm linh nơi dân tộc này“ (ngày mồng 08 tháng 10 năm 1989). Ngày hôm nay, trong khi tôi tái tiếp nhận những lời ấy, tôi cam đoan với quý vị rằng, cộng đồng Công Giáo Hàn Quốc đang không ngừngkhát khao để được tham gia một cách trọn vẹn vào với sinh hoạt của quốc gia. Giáo hội muốn thực hiện sự đóng góp của mình cho việc giáo dục thanh thiếu niên, cho sự phát triển của một tinh thần liên đới với những người nghèo và những người bị đối xử bất công, cũng như cho sự phát triển của những thế hệ mới nơi dân cư quốc gia, mà họ đang sẵn sàng trong việc kế thừa các vị tiền bối của mình, và mang sự khôn ngoan cũng như mang những cái nhìn xuất phát từ Đức Tin của họ, vào trong những vấn nạn lớn về chính trị và xã hội mà chúng đang liên hệ tới quốc gia.

Kính thưa bà Tổng Thống, kính thưa quý ông và quý bà, một lần nữa tôi xin cám ơn quý vị về sự đón tiếp cũng như thái độ hiếu khách của quý vị. Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả quý vị cũng như cho dân tộc Hàn Quốc rất đáng quý trọng. Xin Ngài chúc lành cách đặc biệt cho những vị cao niên và cho giới trẻ, bởi họ chính là kho tàng lớn nhất của chúng ta cũng như là niềm hy vọng của chúng ta đối với tương lai, thông qua điều rằng, những cụ cao niên sẽ bảo tồn ký ức, và thế hệ trẻ sẽ khơi lên lòng can đảm.

Seoul ngày 14 tháng 08 năm 2014 

Giáo Hoàng Phanxicô

Lm Đa-minh Thiệu O.Cist – chuyển ngữ

 


Mục Lục Tin Giáo Hội