Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Nam Hàn

Suốt thời gian qua, công tác tổ chức cho chuyến công tác mục vụ tại Hàn Quốc của người đứng đầu giáo hội được cả Vatican và giáo hội sở tại cũng như chính quyền Hàn Quốc thông báo được tiến hành một cách tích cực.

Số giáo dân Việt Nam ít ỏi hiện có mặt tại Hàn Quốc cũng trong cùng tâm trạng háo hức đón chào vị cha chung lãnh đạo tinh thần của họ nơi thế gian này.

Linh mục Nguyễn Cao Sâm, Dòng Ngôi Lời, hiện đang phục vụ công tác di dân tại giáo phận Seoul cho biết về chuyến thăm của giáo hoàng Phanxicô đến Hàn Quốc:

Mục đích chính của Ngài là tham dự Đại hội Giới trẻ và gặp giới trẻ. Nhân tiện Ngài cũng phong chân phước cho 124 vị tử vì đạo. Vị đầu tiên là thánh Phao lô Jun Chi-Chung, tiếng Việt dùng tiếng Hán là Doãn Trì Chung.

Linh mục Nguyễn Cao Sâm

Trước hết khi đức giáo hoàng Phanxicô nhận lời của bà tổng thống Park và Hội đồng Giám mục tại đây đến thăm và dự Đại hội Giới trẻ Á Châu là một niềm vui rất lớn cho giáo hội Hàn Quốc nói riêng và cho Á châu nói chung vì đối với Ngài không biết nếu không có Đại hội Giới trẻ Á Châu ở Hàn Quốc năm nay thì Ngài có tới hay không. Nhưng vì thân tình của Ngài đối với giới trẻ, năm trước qua Brazil, năm này qua Hàn Quốc.

Mục đích chính của Ngài là tham dự Đại hội Giới trẻ và gặp giới trẻ. Nhân tiện Ngài cũng phong thánh cho 124 vị tử vì đạo. Vị đầu tiên là thánh Phao lô Jun Chi-Chung, tiếng Việt dùng tiếng Hán là Doãn Trì Chung. Thánh Phao lô Doạn Trì Chung lại là người đầu tiên tử vì đạo trong lịch sử của Hàn Quốc. Đây là một niềm vui rất lớn cho giáo hội Hàn Quốc và giáo hội Hàn Quốc cũng mong rằng qua biến cố lịch sử này cũng giống như năm 1984 khi đức giáo hoàng Gioan Phao lô đệ nhị qua đây phong thánh cho 103 vị, sẽ thúc đẩy đời sống của người Công giáo tại đây cả về số lượng và chất lượng.

Hàn Quốc và Triều Tiên đang trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nên cũng hy vọng sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng là một sự nối kết, hòa giải nào đó giữa hai miền. Đây là một niềm vinh hạnh và là một sự kỳ vọng lớn khi có sự hiện diện của Đức giáo hoàng tại đây.

Một vị khác hiện đang phục vụ tại khu vực miền nam Hàn Quốc, linh mục Phao lô Trần Minh Hải, Dòng Đức Mẹ Lên Trời, cũng cho biết sự chuẩn bị tham gia của nhóm giáo dân do ông phụ trách như sau:

Đại diện của cộng đoàn Việt Nam cũng như những cộng đoàn ngoại quốc ở Gwangjiu tham gia với giáo phận, tham gia với chương trình lễ giới trẻ cũng như chương trình phong thánh cho các thánh tử đạo Hàn Quốc vào ngày thứ bảy, và ngày chủ nhật.

Sự tham gia cùng với giáo phận địa phương chứ không thể tổ chức riêng được vì các cộng đồng Công giáo Việt Nam ở đây không có điều kiện.

Hai hội thánh với những nét tương đồng và dị biệt

Việt Nam và Hàn Quốc đều là hai quốc gia Á Đông với một số truyền thống văn hóa tương đồng nhau. Tuy nhiên theo các linh mục đang hoạt động mục vụ tại Hàn Quốc thì ngoài những điểm chung, hai hội thánh tại hai nơi với chính thể khác biệt nên sự phát triển cũng không đồng đều như nhau.

Linh mục Nguyễn Cao Sâm có những so sánh giữa hai giáo hội Việt nam và Hàn Quốc như sau:

Điểm khác biệt là tại Việt Nam, ngay trong số 118 vị tử vì đạo rất nhiều tu sĩ, linh mục, giám mục và phụ nữ chỉ có một người là thánh Lê Thị Thành. Còn bên Hàn Quốc gần một nửa là phụ nữ, và trong 103 vị có đến 96 vị là giáo dân.

Linh mục Nguyễn Cao Sâm

Không phải chỉ có giáo hội Công giáo Việt Nam và Hàn Quốc mà giáo hội Công giáo nói chung, máu các thánh tử vì đạo là hạt giống cho đức tin.

Tại Việt Nam vào thế kỷ thứ 16, tức năm 1533, và Hàn Quốc lấy mốc 1784; tức đạo Công giáo vào Việt Nam khoảng hơn 200 năm trước Hàn Quốc; nhưng ở Hàn Quốc phát triển rất mạnh vì ngay từ đầu giáo dân qua bên Trung Quốc mang sách Thánh về rồi phát triển trong giáo dân với nhau.

Hàn Quốc và Việt Nam giống nhau ở điểm là có rất nhiều người bị bách hại tử vì đạo trong 400 năm hay 200 năm đó.

Một điểm giống nữa là các cha thuộc Dòng Thừa sai Ba lê sang Việt Nam và Hàn Quốc nhiều trong thời điểm ban đầu của giáo hội. Bên Việt Nam thì còn có Dòng Tên, Dòng Đa Minh đến từ xưa nữa.

Điểm khác biệt là tại Việt Nam, ngay trong số 118 vị tử vì đạo rất nhiều tu sĩ, linh mục, giám mục và phụ nữ chỉ có một người là thánh Lê Thị Thành. Còn bên Hàn Quốc gần một nửa là phụ nữ, và trong 103 vị có đến 96 vị là giáo dân. Và trong danh sách 124 vị nay được phong thánh thì vị đầu danh sách cũng là một giáo dân chứ không phải giáo sĩ. Nên vai trò của giáo dân Hàn Quốc cả nam và nữ rất quan trọng.

Việc phát triển giáo hội Hàn Quốc mạnh hơn cũa Việt Nam vì họ tự do hơn, có tự do tôn giáo nên phát triển rất mạnh.

Truyền giáo ở Việt Nam do các cha nước ngoài mang vào và phát triển, còn ở Hàn Quốc do người Hàn Quốc sang Trung Quốc học và mang về, bắt đầu thành lập cộng đoàn giáo hội. Sau đó họ mới mời các nhà truyền giáo vào để giúp họ.

Linh Mục Trần Minh Nhật

Giáo hội Hàn Quốc có hai mốc điểm là năm 1984 và năm 1989 khi thánh giáo hoàng Gioan Phao lô đệ nhị đến để phong thánh cho 103 vị và đến để dự Đại hội Thánh Thể toàn cầu, giáo hội Hàn Quốc ra chỉ tiêu tăng con số lên gấp đôi bằng phương cách mỗi người mời một người. Đây là phương cách truyền giáo rất hữu hiệu. Mình mời bạn bè đi ăn, đi chơi, đi ăn, đi xem phim … sao không mời đến Nhà Thờ ; chỉ mời họ tới thôi và mình đồng hành với họ. Từ thập niên 80 mới có 1,7 triệu mà đến này hơn trên 5 triệu, chỉ là Công giáo thôi; còn Tin Lành ở Hàn Quốc này rất mạnh tầm trên 20%.

Và Linh Mục Trần Minh Nhật cũng có nhận định về hai giáo hội mà ông từng sinh hoạt trong đó:

Truyền giáo ở Việt Nam do các cha nước ngoài mang vào và phát triển, còn ở Hàn Quốc do người Hàn Quốc sang Trung Quốc học và mang về, bắt đầu thành lập cộng đoàn giáo hội. Sau đó họ mới mời các nhà truyền giáo vào để giúp họ.

Sự tương đồng có thể nói là hai giáo hội ở Á châu với truyền thống văn hóa Khổng giáo nên gặp khó khăn trong vấn đề thờ tự, do đó sự bắt bớ, bách hại cũng rất khốc liệt. Đời sống đạo, phụng vụ và tinh thần truyền giáo của họ rất tốt.

Châu Á: giáo hội phát triển

Thông điệp của chuyến công du lần này của giáo hoàng Phan Xi cô là hòa bình cho bán đảo Triều Tiên nơi mà hai miền còn chia cắt.

Tin cho biết bản thân giáo hoàng Phan Xi cô thời còn trẻ từng mong ước được sang Nhật Bản để phục vụ.

Theo lịch trình vào tháng giêng sang năm, giáo hoàng Phan Xi Cô sẽ công du Sri LankaPhilippines.

Tờ Wall Street Journal trong tuần có bài cho rằng giáo hoàng Phan Xi Cô có thể tìm cách cải thiện mối quan hệ giữa Vatican và Bắc Kinh. Vấn đề Trung Quốc được cho là một trong những thách thức phức tạp và đầy sóng gió đối với giáo hội Công giáo La mã.

Giáo dân Công giáo La Mã tại châu Á chỉ chiếm chừng 3,2 % dân số; tuy nhiên theo đánh giá số này đang gia tăng rất nhanh, trong khi tại Châu Âu, cái nôi của giáo hội, đời sống thế tục lại ngày càng lấn lướt.

 


Mục Lục Tin Giáo Hội