Trung Quốc: Khoảng 3000 người tại Bắc Kinh lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy trong đêm Giáng Sinh Ngay cả các sinh viên cũng muốn học biết cặn kẽ về Ki-tô giáo

Ki-tô giáo đang ngày càng phát triển một cách đáng kể tại Trung Quốc. Những người bị gây thất vọng bởi hệ thống chính trị và do đó quay lưng lại với đảng cộng sản vì sự tham nhũng lan rộng, giờ đây quay sang kiếm tìm chỗ dựa nơi tôn giáo, như hãng thông tấn AsiaNews – một hãng tin của Ủy Ban Giáo Hoàng về những nhà Truyền Giáo ngoại quốc – đã loan báo. Từ một ít năm nay, người ta quan sát thấy rằng, có rất đông người gia nhập Ki-tô giáo, mà đa số trong họ gia nhập Giáo hội Công giáo, nhưng cũng có người gia nhập những giáo phái khác của Tin Lành. Chỉ tính riêng trong đêm Đại Lễ Chúa Giáng Sinh đã có tới khoảng 3000 người được ban Bí Tích Thanh Tẩy tại Bắc Kinh.

Nhưng những người vô thần hiện vẫn đang còn chiếm đa số, và những người cộng sản quan sát một cách đầy ghen tị trước ảnh hưởng xã hội chính trị một cách rõ ràng của các Ki-tô hữu. Tại thành phố Vũ Hán – tức thành phố nằm không xa vùng duyên hải của biển Hoa Đông, thuộc tỉnh Chiết Giang - một cơ quan phụ trách việc giáo dục và đào tạo đã công bố một chỉ thị nhằm ngăn chặn sức mạnh giáo dục của Ki-tô giáo đối với giới trẻ: Việc cử hành Đại Lễ Chúa Giáng Sinh bị cấm trong các trường học và trong các trường mẫu giáo, và bị mô tả như là „nhạt nhẽo“ và „phi Trung Hoa“. Ông bí thư của tỉnh này đã nhìn sức ảnh hưởng của Ki-tô giáo như là „vết bẩn của tâm linh Tây phương“. Tại tỉnh này cũng đã từng diễn ra chiến dịch triệt hạ những cây Thánh Giá và những công trình tôn giáo. Sự mỉa mai của câu chuyện lại nằm ở chỗ: 60% đồ trang trí dùng cho Đại Lễ Giáng Sinh trên toàn thế giới được sản xuất tại tỉnh Chiết Giang.

Trong khi đó, những cây Thông Giáng Sinh, Hang Đá Giáng Sinh, Thiệp Chúc Mừng Giáng Sinh và hình Ông Già Noel cũng có thể mua được dễ dàng trên toàn bộ đất nước Trung Quốc. Hàng ngàn người chưa lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy đã đến tham dự Lễ Chúa Giáng Sinh trong các nhà thờ để có kinh nghiệm nhiều hơn nữa về ngày Đại Lễ này của Ki-tô giáo. Những người tham dự buổi Phụng Vụ ấy đã quyết định trở thành ứng sinh của Bí Tích Thanh Tẩy. Theo một cuộc thăm dò cách nay một ít năm của Đại Học Bắc Kinh và Thượng Hải, 60% người trẻ quan tâm tới việc học hỏi kỹ lưỡng hơn nữa về Ki-tô giáo.

Giáo hội tại Trung Quốc phát triển một cách rất nhanh, và Giáo hội này phát triển nhanh hơn tất cả các tôn giáo khác, nhanh hơn cả Phật Giáo lẫn Lão giáo truyền thống, nhanh hơn cả nhiều giáo phái mới và những cộng đồng đặc biệt như phong trào Pháp Luân Công mà họ đã phổ biến giáo lý của họ tại Trung Quốc“ – Michael Ragg, người am hiểu về Ki-tô giáo tại Trung Quốc, đã khẳng định như thế. Tổng số người Ki-tô hữu tại quốc gia này có thể được ước tính vào khoảng trên 100 triệu. „Người ta không biết chính xác về điều ấy, bởi vì chỉ những người Công Giáo và những người Tinh Lành đã đăng ký với chính quyền mới được tính đến một cách chính thức, nhưng không thể tính được con số vô vàn các Ki-tô hữu thuộc các Giáo hội tại gia của người Tin Lành, cũng như các Ki-tô hữu thuộc các Cộng Đoàn Công giáo nhưng không đăng ký, mà họ vẫn còn thường được mô tả theo một cái gì đó khá mơ hồ như là ´Giáo hội hầm trú`“ – ông Ragg giải thích tiếp.

Cách nay nhiều năm, chính quyền cộng sản Trung Quốc đã thành lập một số học viện để nghiên cứu về Ki-tô giáo, vì theo văn hóa Trung Quốc, việc làm gương đóng một vai trò đặc biệt. Sau cuộc cách mạng văn hóa, chính quyền Trung Quốc đã tự đặt ra câu hỏi, làm thế nào để đạt tới được sự phồn thịnh, sự an ninh và chất lượng cuộc sống cao của người phương Tây, trong khi vẫn tiếp tục bám vào văn hóa cổ xưa của người Trung Quốc. „Một nữ giám đốc của một trong các học viện đó đã chia sẻ cho chúng tôi biết về những kết quả nghiên cứu của bà, và những nghiên cứu ấy có thể gây kinh ngạc cho các nhà tri thức phương Tây: Động cơ thúc đẩy sự tiến bộ chính là Ki-tô giáo“ – vị chuyên gia thuật lại. Nhờ vào sự hoạt động thuần trí tuệ với những vấn đề ấy, giờ đây nhiều trí thức đã đến với Đức Tin mà không qua sự đào tạo bởi những cộng đoàn Ki-tô giáo. Trong khi đó, tại Trung Hoa, người ta đang nói về hiện tượng „văn hóa Ki-tô giáo.“

Các nhà lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc đã trả lời cho thực tế xã hội trên bình diện chính trị ngoại giao với một sự tiếp cận thận trọng trong các mối quan hệ vời Tòa Thánh. Họ quan tâm tới việc tiếp tục trao đổi quan điểm – Tom Plate, giáo sư nghiên cứu về châu Á của Đại Học Loyola Marymount tại Los Angeles, đã chứng thực như thế. Một trong những điểm khó nhất trong các cuộc đối thoại chính là việc bổ nhiệm các Giám Mục. Bắc Kinh nhìn việc bổ nhiệm này như là việc xâm phạm chủ quyền, và đối lập với những vấn để tôn giáo qua sự thiếu hiểu biết về sự trung thành của người Công giáo. Các cuộc đàm phán liên quan đến thủ tục bổ nhiệm các Giám Mục đã đi tới một điểm khó khăn – Giáo sư Plate đã nghĩ như thế trong một bình luận được đăng trên nhật báo „South China Morning Post“ (Hong Kong). Tuy nhiên, điều này không phải là khoảng cách không thể vượt qua.

Vì lý do đó, nên cho đến nay cũng thật dễ hiểu rằng, tại sao Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã cố gắng tránh việc gây kích động cho Bắc Kinh bằng bất cứ cách nào, đặc biệt là Ngài đã khước từ việc tiếp đón Đức Dalai Lama Tenzin Gyatso thứ 14 trong lúc vị này có chuyến viếng thăm ngắn ngày tại Rô-ma. Trái lại, Tòa Thánh cho biết, Đức Thánh Cha đã mang đến cho Đức Dalai Lama một „uy tín cao“, nhưng lời yêu cầu của ông đã bị từ chối „vì những lý do rõ ràng“. Vấn đề nằm ở yếu tố chính trị, vì đối với Tây Tạng, một quyền tự chủ thực sự đang được khát khao.

(Theo: ZENIT.org 02. Januar 2015) 



ĐT.

 


Về Trang Mục Lục