Tin Tức Giáo Hội Công Giáo – Bản Tin Ngày 20.03.2015

 

1.ĐTC Phanxico gặp gỡ Đức GH Bênêdictô 16 vào ngày Lễ Thánh Giuse

 

ĐTC Phanxico đã gọi điện chúc mừng bổn mạng Đức Benedicto nhân ngày lễ kính Thánh Giuse. Việc mừng kính vị thánh bổn mạng cách long trọng là truyền thống quen thuộc của các Tín hữu Công giáo. Đức Nguyên Giáo Hoàng có tên khi lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy là Joseph Ratzinger.

 

Về phần mình, Đức Bênêdictô cũng dành cho Đức Thánh Cha Phanxico những lời chúc mừng nhân dịp kỷ niệm lần thứ hai ngày lễ đăng quang của Ngài.

Thánh Giuse được tôn kính như Đấng bạo trợ Giáo hội hoàn vũ, và là một trong các Thánh bảo trợ chính của Italia. Lễ kính Ngài thuộc bậc lễ trọng trong lịch phụng vụ Latinh, và là ngày nghỉ của Tòa Thánh Vatican.

 

(rv 19/03/2015 18:32)

 

 

2.ĐTC Phanxico lên án cuộc tấn công Tunisia

 

ĐTC đã gửi một bức điện tín để nói lên lời cầu nguyện của Ngài cho các nạn nhân của vụ tấn công dã man tại Tunis, mà nó đã làm cho ít nhất 23 người chết và hơn 40 người bị thương, nhiều người trong số họ là những khách du lịch nước ngoài. Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Pietro Parolin  đã ký tên và chuyển bức điện thư đến Đức Tổng Giám Mục Tunis, Ilario Antoniazzi. Tòa Thánh mô tả cuộc tấn công như việc chống lại hòa bình và sự linh thánh của cuộc sống nhân loại. Ngài tiếp tục đảm bảo với các gia đình nạn nhân, với tất cả những ai chịu ảnh hưởng tại họa này, và với người dân Tunisian rằng ngài tiếp tục cầu nguyện cho họ.

 

Việc lên án và lời chia buồn của ĐTC được gởi sau những lời phê bình của Đức Hồng Y Parolin, khi Ngài đã phát biểu  trên đài Vatican Radio rằng. “Việc tấn Tusnia này thật dã man và vô nhân đạo, thật sự không thể hình dung được: chúng phải bị lên án cách mạnh mẽ nhất bao nhiêu có thể”. Và Đức Hồng Y Parolin tiếp tục cho biết, chúng ta phải hy vọng rằng, “nhân danh Thiên Chúa, cần phải chấm dứt bạo lực”.

 

Tunisia chịu đau khổ vì bạo lực từ tay những phiến quân Hồi Giáo trong qua khứ, và một số lượng rất lớn những người Tunisian đã tham gia vào cái được gọi là “Nhà Nước hồi Giáo” ở Syria và Iraq. Lực lượng an ninh người Tunisian hiện đang chiến đấu chống lại những phiến quân Hồi Giáo thuộc nhiều nhóm, gồm Ansar Al Sharia mà Mỹ liệt vào hạng khủng bố, và một chi nhánh Al Qaeda, với những máy bay chiến đầu hoạt động dọc theo biên giới Algeri.

 

Phát biểu trên truyền hình quốc gia liền sau cuộc tấn công, Tổng thống của Tunisia, Beji Caid Essebsi, cho biết, đất nước ông không bị đe dọa, “Những dị tộc thiểu số không làm chúng tôi hoảng sợ”.

 

Các công ty du lịch đã bắt đầu phản ứng lại với những gì bất ngờ xảy ra với đoạn đường biển từ Italia tới Costa, và  tuyên bố sẽ đình chỉ các cuộc gọi đến các cảng của Tunisian. Du lịch chiếm 10% kinh tế của Tunisia, và đất nước này còn phải đấu tranh với chính mình để giữ vững toàn thể xã hội Tunisia, trong sự trỗi dậy của phong trào cải cách dân chủ, điều đã dẫn tới việc hất cẳng những nhà lãnh đạo lâu năm của đất nước, khi những điều bắt đầu được biết đến như là mùa Xuân A-rập.

 

(rv 19/03/2015 14:21)

 

 

3.Đức Thánh Cha: Án tử hình chỉ thúc đẩy sự báo thù

 

Án tử hình không đáng tin cậy, ngay cả đối với những hành vi phạm pháp tồi tệ nhất. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã nhấn mạnh như thế trong một bức thư mà Ngài mới gửi đến cho một phái đoàn quốc tế chống lại án tử hình vào thứ Sáu hôm nay. Án tử hình là một sự xúc phạm chống lại sự thánh thiêng của sự sống và chống lại phẩm giá con người – Đức thánh Cha viết. Hình phạt cao nhất này cũng chống lại „kế hoạch của Thiên Chúa đối với con người và lòng nhân từ của Thiên Chúa.“ Án tử hình không chăm sóc cho nền công lý, nhưng trái lại, còn thúc đẩy những khát vọng trả thù nơi những người thân của kẻ bị tử hình. Bức thư của Đức Thánh Cha được công bố bằng tiếng Tây Ban Nha.

 

Hệ thống tư pháp không phải lúc nào cũng hoàn hảo, và các thẩm phán cũng có thể phạm những sai lầm – Đức Thánh Cha lập luận; trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, sự sống của mỗi người đều bất khả xâm phạm.

 

Ủy Ban quốc tế chống lại án tử hình được thành lập vào năm 2010 tại Madrid và được điều hành từ Genf. Mục đích chính của Ủy Ban này là đạt tới được sự đồng thuận trên khắp thế giới. Chủ tịch của Ủy Ban chống lại án tử hình là ông Federico Mayor Zaragoza, ông là vị lãnh đạo trước kia của Unesco. Ủy Ban này được hình thành từ những nhân vật cấp cao của nhiều quốc gia khác nhau.

 

(rv 20.03.2015 mg)

 

 

4.Đức Tổng Giám Mục Tomasi: Bảo vệ người vô tội

 

Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi – quan sát viên thường trừng của Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc, với trụ sở tại Genf, đã xác nhận một lời phát biểu về nhà nước Hồi giáo. Khi không thể có những giải pháp chính trị, thì người ta phải sử dụng vũ lực như là phương tiện cuối cùng để chống lại các nhóm khủng bố - nhà ngoại giao của Tòa Thánh tuyên bố.

 

Đức Tổng Giám Mục Tomasi đã chứng minh quan điểm trên bằng sự bảo vệ cần thiết dành cho những nhóm thiểu số. Một giải pháp bằng vũ lực không làm hài lòng bất cứ một ai, nhưng phải được chú ý tới. Nó nằm nơi trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong việc tìm kiếm câu trả lời cho nhóm khủng bố IS cũng như trong việc giúp đỡ những người vô tội và bảo vệ họ - nhà ngoại giao thuộc Giáo Triều Rô-ma kết luận.

 

(asianews 20.03.15 fs)

 

 

5.Đức Thánh Cha gợi nhớ tới các „Ki-tô hữu chui“ tại Nhật Bản

 

Việc Đức Thánh Cha Phan-xi-cô trở thành Tu Sĩ của Dòng Tên đã khiến Ngài phải biết ơn theo một cách thức nào đó đối với người Nhật Bản: Vì vào năm 1958, khi Jorge Mario Bergoglio muốn gia nhập Dòng Tên, ước muốn của người thanh niên này là được đi đến nước Nhật với tư cách là nhà truyền giáo. Tuy nhiên, điều mong muốn đó đã không trở thành hiện thực, nhưng „Tình Yêu của Ngài đối với nước Nhật“ vẫn tồn tại cho tới tận ngày nay. Vào sáng thứ Sáu hôm nay, Ngài đã gặp gỡ các Đức Giám Mục Nhật Bản nhân dịp chuyến viếng thăm Ad Limina của các Ngài tại Vatican. Tuy nhiên, trong bài diễn văn được soạn sẵn của Ngài, Đức Thánh Cha đã không đề cập tới „niềm đam mê Nhật bản“ của Ngài: Thay vào đó, Ngài nói về cái được gọi là „các Ki-tô hữu chui“, tức các Ki-tô hữu „được phát hiện ra“ tại Nhật Bản cách nay đúng 150 năm. Cụ thể là, từ năm 1600, các Ki-tô hữu tại Nhật Bản đã bị bách hại liên tục; các Linh Mục bị giải tán, và chỉ nhờ vào sự dân thân của nhiều Giáo dân, nên dầu vậy, Đức Tin vẫn có thể tiếp tục được chuyển giao trong nhiều thế kỷ, như Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã ca ngợi và xác định trong bài diễn văn được soạn sẵn của Ngài.

 

Cha Mario Bianchin là một nhà truyền giáo thuộc Viện Truyền Giáo Tòa Thánh tại nước ngoài. Hiện nay nhà truyền giáo người Ý này đang sống và hoạt động tại Nhật Bản. Ngài cho biết: „Các Ki-tô hữu tại Nhật Bản ngày nay nắm giữ Đức Tin của họ một cách rất nghiêm túc. Ở chỗ chúng tôi, chỉ một số ít các Ki-tô hữu xuất thân từ gia đình Ki-tô giáo, vì sự dấn thân của các Ki-tô hữu ở đây mạnh mẽ một cách đặc biệt. Có thể nói được rằng, ở đây chúng tôi có hai loại tín hữu: loại tín hữu thứ nhất là những người thể hiện một truyền thống cổ kính và là kết quả của việc loan báo Tin Mừng do thánh Phan-xi-cô thực hiện, và loại tín hữu thứ hai có thể được gọi là những người Công Giáo hiện đại, mà trước hết họ bắt nguồn từ những tín hữu đã tiếp nhận những tôn giáo Tây Phương sau cuộc Tây hóa tại Nhật Bản trong thế kỷ 20.“

 

Ngày hôm nay, các „Ki-tô hữu chui“ của thế kỷ 19 được coi như là mẫu gương đối với tất cả mọi người Công Giáo tại Nhật bản. Mối quan tâm của người Nhật dành cho Đức Thánh Cha là rất lớn – Cha Mario cho biết: „Họ cảm thấy được gây phấn khích bởi lối sống của Đức Thánh Cha. Tôi tin rằng, bất cứ người Nhật nào cũng đều ước ao muốn được gặp Ngài ít là một lần, vì thế tôi hy vọng rằng, ít là một lần Ngài sẽ đến thăm đất nước chúng tôi.“

 

(rv 20.03.2015 mg)

 

Duyên Vilinh – tổng hợp

 

 

 

 


Về Trang Mục Lục