Nữ hoàng Siliva và Đức Thánh Cha: Quyền trẻ em trong tim

 

Một hội nghị quốc tế chống lại nạn buôn người, đặc biệt là nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em, dưới sự bảo trợ của Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng về Khoa Học Xã Hội, cũng đã tạo cơ hội cho nữ hoàng Silvia của Thụy Điển tới Rô-ma. Vào sáng thứ Hai hôm nay, vị nữ hoàng 71 tuổi nổi tiếng với những hoạt động xã hội của mình, cũng đã đến thăm Đức Thánh Cha Phan-xi-cô.

 

Theo các hãng tin của Ý, nữ hoàng Thụy Điển đã thảo luận với Đức Thánh Cha khoảng 20 phút đồng hồ tại thư viện riêng của Tòa Thánh Vatican, trong một „bầu khí gia đình“. Công chúa Madelaine và chồng của cô cũng như cô con gái Leonore Lilian Maria của cặp vợ chồng này, cũng đã hiện diện trong cuộc hội kiến với Đức Thánh Cha. Điều đặc biệt là cả nữ hoàng Silvia và Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đều có một điểm chung: một tấm lòng đối với quyền lợi của trẻ em.

 

Qua tổ chức Caritas được thành lập vào năm 1999 của bà, và được đặt tên là World Childhoo Foundation, nữ hoàng Thụy Điển đã hiện diện tại 16 quốc gia, với khoảng 100 dự án, và đặt trọng tâm vào các lãnh vực phòng ngừa, can thiệp và giáo dục. Ngay cả Đức Thánh Cha Phan-xi-cô cũng không ngừng nhấn mạnh rằng, tương lai nằm ở nơi con cái chúng ta. Trẻ em là những người dễ bị tổn thương nhất, và hầu hết cần tới sự bảo vệ của cộng đồng quốc tế. Trong buổi tiếp đón vào buổi chiều hôm trước, nữ hoàng Thụy Điển đã làm sáng tỏ điều gì là đáng kể đối với bà:

 

Người ta không chỉ có quyền lợi của trẻ em trên giấy tờ, mà người ta cũng còn phải mang quyền lợi của trẻ em trong con tim nữa. Người ta phải thường xuyên nghĩ tới điều đó, bất kể đó là những thương gia, những chính trị gia, những bậc cha mẹ hay là những nhà giáo. Tất cả chúng ta đều phải mang quyền lợi của trẻ em trong con tim chúng ta, và phải quan tâm tới việc trẻ em sẽ nhận được quyền của chúng. Nhưng chúng ta cũng cần phải biết về chúng. Trong 5 em nhỏ, có lẽ có hai hoặc ba em đã nghe được một điều gì đó về chuyện này, nhưng các em không biết về những quyền lợi của mình. Đối với điều đó, lúc này chính là thời gian cao điểm nhất.“

 

Hội nghị được tổ chức bởi Tòa Thánh Vatican nhằm chống lại nạn buôn người, đặc biệt là nạn buôn bán trẻ em, chính là một chỉ dấu quan trọng và mang đầy tính biểu tượng đối với nữ hoàng Thụy Điển. Nhưng bà vẫn còn đang tiếp tục đòi hỏi phải có nhiều sự quan tâm hơn nữa đối với đề tài này, phải giao tiếp với quần chúng và phải cộng tác với nhau hơn nữa, kể cả liên hiệp EU. Không chỉ có thảm kịch di dân vừa qua tại Địa Trung Hải, mà thảm kịch này đã cướp đi mạng sống của nhiều người trong độ tuổi thiếu niên, chỉ ra những vấn đề nảy sinh nơi trẻ em mà chúng được gửi đi một mình trong các cuộc di cư, và thường là bị chết dọc đường. Trở thành đối tác và đồng minh của những người thành tâm thiện chí là một điều cần thiết trong vấn đề này.

 

Vâng, tôi tìm tới họ. Tất cả chúng ta đều đi tìm những đồng minh tốt mà họ có thể giúp chúng ta trong lãnh vực này, hầu thắp sáng cho vấn nạn vừa nêu, nhưng cũng để phổ biến nó. Làm cho nó thực sự trở nên rõ ràng đối với con người chính là điều được ưu tiên ở đây.“

 

Nữ hoàng Thụy Điển ý thức rằng, liên hiệp EU đang làm việc để đưa ra một giải pháp, nhưng xem ra có vẻ chưa đủ nhanh. Khoảng 1,2 triệu trẻ em đang bị liên lụy bởi nạn buôn người, và con số chính xác về điều đó thì không ai có thể ước lượng. Hằng ngày có khoảng 3.000 em nhỏ đi tới đất Mỹ. Chúng cũng được gửi đến Mỹ từ các nước chẳng hạn như Honduras hay Guatemala, bởi chính những người cha người mẹ, nhằm trốn thoát bạo lực. Không ai biết về việc người ta nên làm gì cho các trẻ vị thành niên ấy. Trái lại, Thụy Điển được coi như là mẫu gương tích cực trong việc đối xử với những người di dân nói chung. Cứ sự thường, trong năm nay, vương quốc với 9,5 triệu công dân này sẽ đón nhận hơn 80.000 người tị nạn. Xét bình quân trên đầu người, chưa có quốc gia nào đã đón nhận nhiều người tị nạn hơn Thụy Điển.

 

Vâng, tôi tin là Thụy Điển đã có điều đó trong con tim của mình. Điều đó thực sự đáng khâm phục. Người ta cố gắng đón nhận họ ngay cả trên bình diện nhân văn và trao cho họ một quê hương mới. Người ta cố gắng dậy các em nhỏ bằng ngôn ngữ riêng của chúng, để đơn giản hóa việc kết nối với các trường học trong trường hợp có một sự hồi hương. Người ta quảng đại và cố gắng giúp đỡ. Nhưng những con số đang trở nên quá lớn. Lúc này nó đang trở nên quá nhiều.“

 

(rv 27.04.2015 no)

 

Minh An

 



                                   
Về Trang Mục Lục