Singapore là đất nước bậc nhất Châu Á để trở thành một người mẹ

 

Singapore – Singapore là đất nước vào bậc nhất ở Châu Á - và đứng thứ 14 trên thế giới - để trở thành một người mẹ nơi đây, Theo như bảng Danh Mục Các bà mẹ năm 2015 mà tổ chức Hãy Cứu các Trẻ em đã sưu tập một danh sách đặc biệt hằng năm - tổ chức này đánh giá chất lượng cuộc sống của các bà mẹ trong 179 quốc gia trên thế giới. Ở Châu Á, Singapore nổi bật đáng kể hơn cả Hàn Quốc và Nhật Bản (xếp loại thứ 30 và 31 trên thế giới).

Việc xếp loại Bảng Danh Mục Các Bà Mẹ đã đưa vào bảng kê khai năm chỉ dẫn: tỉ lệ tử vong thuộc về người mẹ trong thời kỳ sinh nở, tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh, phần trăm thu nhập trung bình, trình độ giáo dục và tình trạng chính trị của người phụ nữ.
Liên quan tới ba chỉ dẫn đầu tiên, Singapore đứng vào top 10 của các nước trên thế giới. Chỉ duy có một phụ nữ trong 14.000  người có rủi ro tử vong trong thời kỳ sinh nở, tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong là 2,8/1.000, và mức thu nhập trung bình  lên đến 54.000 đôla.

Từ năm 2000, Singapore đã đạt được nhiều tiến bộ to lớn, đặc biệt trong việc giảm thiểu sự rủi ro tử vong cho các bà mẹ. Trong thời gian chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỷ, cứ 3500 phụ nữ sinh nở thì có một phụ nữ tử vong, cao hơn 75% so với ngày nay.

Tuy nhiên, việc xếp loại không nhắm đến việc giáo dục và tình trạng chính trị của người phụ nữ. Những người trẻ Singapore tới trường trung bình là 15,4 năm, (ở Na Uy, quốc gia có mức xếp hạng là 17 năm rưỡi), và chỉ 1/4 các cơ quan trong chính phủ được điều hành bởi phụ nữ, (ở Na Uy là 40%).

Mặc dù tích cực, những con số này không được các nhà phân tích xem như một thành công mỹ mãn. Liên quan đến trình độ giáo dục và chính trị tiêu biểu cho người nữ, những con số được đánh giá quá thấp. Theo ông Jolene Tan, Hiệp Hội Phụ Nữ vì Hành Động và Nghiên Cứu (AWERE) cho hay, “để cải thiện việc tham gia chính trị, chính phủ nên ‘lên tiếng’ cho toàn thể đất nước bằng việc bổ nhiệm nhiều phụ nữ hơn nữa như là những bộ trưởng với một chức vụ cụ thể”.

Hơn nữa, theo ông Tan, việc xếp loại của tổ chức Hãy Cứu Lấy Các Trẻ Em “cũng không xem đây như là sự an toàn của người lao động. Một phụ nữ, người này trở lại sau thời gian hộ sản, phải rời bỏ vị trí đã bị kết thúc của chị ấy xem ra có ít sự trợ giúp ở Singapore, nhưng chị có thể  cậy nhờ đến việc bảo vệ hợp pháp như những tuyên bố sa thải không công bằng trong quyền tài phán, chẳng hạn như Canada, Liên Hiệp Âu Châu và Ireland -  tất cả những quốc gia này đều bị xếp loại thấp hơn cả trong bản báo cáo”.

Một vấn đề khác của quốc gia thành phố này là không có sự chắc chắn cho những người mẹ trở lại công việc của họ sau thời gian nghỉ việc để mang thai và sinh sản. “Ở Singapore, tỉ lệ khả năng sinh sản duy trì ở mức thấp bởi vì một số phụ nữ muốn tránh đi việc phải chọn lựa giữa nghề nghiệp và con cái”- Yeo Miu Ean, chủ tịch của tổ chức Quyền của Phụ Nữ vì Công Việc của người Mẹ cho biết như thế.

Singapore luôn chú tâm  đến những chính sách kiểm soát việc sinh sản, dù không liên tục. Vào thập niên 50 và 60, chính phủ đã thực hiện tuyên truyền chống lại việc sinh sản, như là kết quả của việc bùng nổ các các trẻ sơ sinh sau Chiến Tranh Thế Giới thứ II. Từ năm 1987, chính phủ của ông Lee Kuan Yew đã bị buộc phải kích thích tỉ lệ sinh sản vì nó đã rơi xuống “dưới mức sinh thay thế”. Trong cả hai giai đoạn, vị trí của những chủ nhân làm cha làm mẹ tại  Singapore đã đi theo thuyết ưu sinh, và đã khích lệ các thành viên của các tầng lớp đã được giáo dục hãy lập gia đình với nhau để tránh việc “kết thúc với một xã hội ngu dốt”.

 

(Asianew - 08/05/2015)

 

Duyên Vilinh

 



                                   
Về Trang Mục Lục