Thông Điệp Của ĐGH Phanxicô Với HĐGM Ý: "Đừng Ngại Lên Tiếng Chống Lại Nạn Tham Nhũng"

(muoianhsang.com) Thứ ba, 19 Tháng 5 2015 12:02

Vatican, 19/05/2015 - Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói với Đại Hội Khoáng Đại của Hội Đồng Giám Mục Ý (CEI) dành để nói về Tông Huấn Evangelii Gaudium, bằng cách mời gọi các giám mục đừng ngần ngại để lên tiếng chống lại nạn tham nhũng là điều tước đi công việc của người trẻ. Ngài cũng cảnh báo “sự độc quyền mang tính ý thức hệ”. Ngài mời gọi các giám mục đừng là “các giám mục bảo thủ” mà hãy dành nhiều không gian cho người tín hữu, cho phép giáo dân thực thi các trách nhiệm xã hội và chính trị của họ. Ngài cũng kêu gọi các văn kiện bớt trừu tượng đi và khích lệ tính đồng đội nhiều hơn, mời gọi các giám mục biết lắng nghe cộng đoàn nhiều hơn nữa. Ngài cũng kêu gọi chống lại cùng những luận điệu cứ nghe đi nghe lại trong các cuộc họp và nói rằng những luận điệu này đừng thuốc cộng đồng bằng sự mặc đồng phục (đồng hoá). Đức Giáo Hoàng cũng đưa ra những đề nghị về việc sáp nhập các tu viện và dòng tu vào với nhau.

Bài diễn văn mà Đức Phanxicô ngỏ với các thành viên của Hội Đồng Giám Mục Ý trước cuộc gặp riêng của Ngài với các giám mục, là ngắn gọn nhưng mạnh mẽ. Trên hết, Đức Phanxicô nói rằng có đôi khi “chúng ta thường bị bao phủ bởi những tin tức gây chán nản, các cảnh tượng địa phương và quốc tế về việc áp bức và gian truân – trong bối cảnh thực và chán nản này – ơn gọi Kitô Hữu và Giám Mục của chúng ta là đi ngược dòng, đó là, trở thành những chứng tá vui tươi của Đức Kitô Phục Sinh, để thông truyền niềm tin và hy vọng cho người khác”. Đi ngược dòng có nghĩa là làm chứng cho niềm vui.

Ngài mời gọi các giám mục “hãy an ủi, trợ giúp, khích lệ, không phân biệt, tất cả anh chị em bị áp bức của chúng ta là những người đang bị đè nặng bởi sức nặng của thập giá của họ”. Thật chẳng tốt lành gì để gặp gỡ một người sống đời thánh hiến không có thần khí, không có động lực và không có sức sống: người này giống như một chiếc giếng khô cạn, nơi đó người ta không còn thấy được bất kỳ một giọt nước nào nữa để thoả cơn khát của họ”.

Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tầm quan trọng của “việc biến những tâm tình của Đức Kitô thành của riêng các vị: sự khiêm nhường, lòng thương cảm, lòng thương xót, sự kiên vững và khôn ngoan”. Ngài kêu gọi các giám mục “đừng ngần ngại hoặc thờ ơ trong việc lên tiếng và chống lại sự lan rộng của não trạng về sự tham nhũng công và tư là điều đã một cách không xấu hổ dẫn các gia đình, người hưu dưỡng, các công nhân chân chính và các cộng đoàn Kitô Hữu rơi vào cảnh nghèo, loại trừ người trẻ, là những người đang bị tước đoạt cách có hệ thống niềm hy vọng cho tương lai, và trên hết tất cả, loại trừ người đau yếu và người đang cần giúp đỡ”. Cảm thức rất rõ ràng này, Ngài nói, “làm cho chúng ta đi ra với dân Chúa để bảo vệ họ chống lại những hình thức độc quyền mang tính ý thức hệ đang tước đoạt khỏi họ căn tính và phẩm giá con người của họ”. Những sự độc quyền mang tính ý thức hệ là một sự tham chiếu gián tiếp đến lý thuyết về phái, là điều mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô mô tả như là một hình thức của “sự độc quyền” trong suốt chuyến thăm Philippines của Ngài vào Tháng Giêng vừa qua.

Đức Giáo Hoàng giải thích rằng khi đưa ra những chọn lựa được đề xuất và chuẩn bị các văn kiện “của chúng ta”, thì các giám mục phải chắc chắn rằng “khía cạnh giáo lý mang tính lý thuyết không nói lên điều gì khác mà làm cho chúng dường như là nội dung không có ý dành cho người dân hay đất nước của chúng ta mà chỉ là một chọn lựa một vài học giả và chuyên gia”. Đức Giáo Hoàng cũng mời gọi các văn kiện này phải luôn luôn chuyển thành những đề xuất cụ thể và dễ hiểu.

Một phần bài nói của Đức Giáo Hoàng về người giáo dân cũng có ý nghĩa đặc biệt. Đức Giáo Hoàng kêu gọi “một vai trò thiết yếu” để họ được thực hiện cần được “khích lệ” để học có thể mang lấy “những trách nhiệm mà họ có”. Người giáo dân có một sự đào luyện Kitô Giáo đúng đắng và không cần một giám mục kiểu bảo thủ, một đức cha bảo thủ, hay một kiểu giáo sỹ trị trong việc mang lấy hết trách nhiệm của họ ở mọi cấp độ từ cấp độ chính trị đến cấp độ xã hội, từ cấp độ kinh tế đến pháp lý! Tuy nhiên, mọi người cần một vị giám mục là mục tử!” Một lời mời gọi các giám mục để đừng xin những phúc lành, sự hỗ trợ hay sự phê chuẩn của các vị lãnh đạo Giáo Hội ở mọi cấp độ để họ có thể họ có thể bước vào thế giới xã hội và chính trị.

Đức Phanxicô cũng mời gọi một tinh thần đồng nghiệp giữa các giám mục và linh mục của các vị, giữa các giám mục với nhau, “các giáo phận phong phú” về các tài sản vật chất hay ơn gọi và “các giáo phận gặp khó khăn; giữa các vùng ngoại biên và trung tâm; giữa các Hội Đồng Giám Mục và giữa các giám mục và Người Kế Vị Thánh Phêrô”. “Ở một số nơi trên thế giới”, Đức Giáo Hoàng nói thêm, “có một sự làm suy yếu tính đoàn thể đang lan rộng, cả khi chuẩn bị các chương trình mục vụ và trong việc chia sẻ những cam kết về kinh tế và tài chính”. Đức Giáo Hoàng Phanxicô mong muốn phải cụ thể hơn và nói đến những sự thiếu kiểm tra khi “tiếp nhận các kế hoạch và việc thực hiện các dự án”. Ngài đưa ra một ví dụ để minh hoạ điều Ngài nói: “Một cuộc họp hay một sự kiện được tổ chức luôn luôn mang lại tiếng nói cho cùng một đối tượng, thì nó đang thuốc cộng đồng, mặc đồng phục cho hết mọi chọn lựa, ý kiến và người dân, thay vì để cho bản thân chúng ta đi theo sự định hướng của Thần Khí đang mời gọi chúng ta bước đi”.

 Sau cùng, Đức Phanxicô đưa ra một điển hình cuối cùng về “sự nhạy bén giáo hội đã bị làm cho suy yếu như là một kết quả của việc đối diện với các vấn đề toàn cầu và một cuộc khủng hoảng thậm chí không còn giữ được căn tính Kitô Giáo”. Đức Giáo Hoàng đặt câu hỏi vì sao “các dòng tu, các tu viện và các hội dòng lại để cho chính họ trở nên quá già cỗi đến mức trên thực tế bỏ luôn việc trở thành những chứng tá tin mừng vốn trung thành với đặc sủng của họ”. “Tại sao không thực hiện các bước sáp nhập họ lại với nhau trước khi quá muộn bằng nhiều cách khác nhau?”

Joseph C. Pham (Theo Vatican Insider)

 


                                   
Về Trang Mục Lục