Caritas Thái Lan, ngôi nhà cho 120.000 người  Burmese tị nạn

 

Roma – Caritas Thái Lan quản lý chín trại tị nạn tại khu vực phía Tây biên giới đất nước, từ Bắc đến Nam. Họ chính là nhà cho 120.000 người tị nạn từ Myanmar, hầu hết là người dân tộc Karen. “Chúng tôi chuẩn bị cho họ trở về nhà, ngay cả khi chúng tôi không biết khi nào chuyện này sẽ xảy ra được”- Jirawat Chenpasuk - điều phối viên của chương trình Caritas Thái Lan, đã cho Asianew biết như thế. Ông đang ở Roma để dự Đại hội lần thứ 20 của tổ chức này.

Người Karen là dân tộc thiểu số rộng lớn nhất ở Myanmar (5 triệu dân, chiếm 10% dân số), và đang chạy trốn khỏi sự bách hại lịch sử tàn bạo trong cuộc xung đột với chính quyền trung ương, những cuộc chiến tranh và bạo lực này kéo dài hầu như đã 60 năm.

Jirawat giải thích về những khía cạnh nơi công việc của tồ chức Caritas Thái Lan: “Chúng tôi hoạt động tại nhiều vùng: giúp đỡ những người tị nạn, hỗ trợ những cộng đồng miền quê, đấu tranh chống nạn buôn người và ép buộc lao động (chẳng hạn như những ngư dân bị bắt làm nô lệ)”. “Chính phủ hỗ trợ chúng tôi: theo như  hiến pháp quy định, Vua là người bảo trợ cho tất cả các tôn giáo mà không có sự phân biệt. Mỗi tháng – nhân viên cứu trợ cho biết –chúng tôi gặp gỡ các lãnh đạo của các tôn giáo khác để thảo luận về những vấn đề của đất nước.”

Một trong số các hoạt động chính của Caritas là “phân phát thuốc men và chăm sóc sức khỏe tại những ngôi làng vùng sâu vùng xa thuộc khu vực miền bắc, và miền núi. Chúng tôi đi vòng quanh các ngôi làng hai tháng một lần, và cùng đi với các Linh mục” – Ông Jirawat cho biết. 
Mặc dù “Giám mục  luôn luôn nhắc nhở chúng tôi rằng, công việc của chúng tôi không nhằm mục đích lôi kéo người ta trở lại. Chúng tôi phải giải nghĩa rằng, đây là công việc của Giáo Hội và chúng tôi làm vì tình yêu Chúa Giêsu, và nếu như ai đó muốn trở lại thì đó là lựa chọn cá nhân”. “Điều quan trọng nhất – Điều phối viên chương trình cho biết – là chúng tôi gặp gỡ cuộc sống của người dân, chứ không phải chỉ trao cho họ sự trợ giúp về vật chất”.

Ở Thái Lan, đa phần cư dân là người nghèo - khoảng 30% sống dưới mức 4 đôla một ngày – và bao gồm cả những chủ đất nhỏ. “Những người dân này thật sự đi tới chỗ cùng cực – Điều phối viên Caritas cho biết - do sự biến đổi khí hậu tạo ra và những công ty lớn muốn đuổi người dân ra khỏi vùng đất của họ, hoặc ép buộc người dân sử dụng hóa chất trong nông nghiệp, điều này phá hủy đất đai và làm cho họ rơi vào tình trạng nợ nần”.

Chúng tôi có những chương trình giúp đỡ những người dân này và tổ chức những cuộc họp, trong đó những người nông dân này có thể gặp gỡ những nông dân khác, những người này sống sự trải nghiệm của người khác. Họ chỉ hiểu được nếu họ nhìn thấy”.

Trong nước, 98% dân số là Phật giáo, vì điều này mà “việc đối thoại liên tôn đóng vai trò chính trong tất cả các công việc của Caritas.  Các Kitô hữu được biết đến nhiều ở Thái Lan – nhân viên cứu trợ cho biết – nhờ những cơ sở giáo dục và xã hội”. Nhiều thế kỷ qua, các Linh mục Công giáo đã thiết lập nhiều sáng kiến. “Mặc dù điều này là thế có lẽ chúng tôi cũng nên thay đổi cách rao giảng Tin Mừng, bởi vì nhiều năm qua con số các Tín hữu Công giáo không gia tăng là bao. Tháng vừa qua, lần đầu tiên Thái Lan tổ chức Thượng Hội Đồng đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo.  Chúng tôi lại bắt đầu một tiến trình sửa đổi dài”.

 

(theo Asianew 05/20/2015)

 

Duyên Vilinh

 




                                   
Về Trang Mục Lục