ĐGH Phanxicô - Diễn Văn Trước Tổ Chức Lương Thực và Ngôn Nghiệp (FAO)

(muoianhsang.com) Thứ bảy, 13 Tháng 6 2015 19:18

 

Thưa Ngài Chủ Tịch, Quý Ngài Thủ Tướng, Quý Ngài Tổng Giám Đốc,

Quý Đại Diện Ban Ngành, Quý Ông Bà, xin chào buổi sáng!

1. Tôi thật vui mừng đón tiếp các bạn đang tham dự Hội Nghị lần thứ 39 của Tổ Chức Lương Thực Nông Nghiệp Thế Giới (FAO), do đó tiếp nối một truyền thống lâu dài. Tôi xin gửi đến các bạn lời chào thân ái, Ngài Chủ Tịch, La Mamea Ropati, đến các đại diện của các Quốc Gia và Tổ Chức khác nhau đang hiện diện, và đến Ngài Tổng Giám Đốc, Giáo Sư Jose Graziano da Silva.

Tôi vẫn có ký ức rất rõ về việc tham dự vào Hội Nghị Quốc Tế lần 2 về Dinh Dưỡng (20/11/2014), là hội nghị mời gọi các Nhà Nước tìm kiếm các giải pháp và nguồn lực. Tôi hy vọng rằng quyết định đó không chỉ còn trên mặt giấy hoặc trong các ý định của những người đã hướng dẫn các cuộc thương thảo, nhưng trách nhiệm ấy sẽ thể hiện một cách quyết liệt để đáp trả một cách cụ thể trước nạn đói và trước tất cả nhữngai đang đợi trờ từ sự phát triển nông nghiệp một câu trả lời cho tình hình của họ.

Khi đối diện với nỗi đau khổ của nhiều người anh chị em của chúng ta, đôi khi tôi nghĩ rằng chủ đề về nạn đói và sự phát triển nông nghiệp đã trở thành hôm nay một trong nhiều vấn đề trong thời kỳ khủng hoảng này. Và tuy nhiên, chúng ta thấy nhiều người cùng với những khó khăn để được hưởng nguồn lương thực thường xuyên và tốt lành gia tăng ở mọi nơi. Tuy hiên, thay vì hành động, chúng ta lại thích uỷ thác và uỷ thác ở mọi cấp độ. Và chúng ta nghĩ rằng sẽ có ai đó lo liệu việc đó, có lẽ một đất nước nào khác, hay một chính phủ khác, hay một tổ chức quốc tế. Khuynh hướng “sa mạc” khi đối diện với các vấn đề khó khăn là con người, mặc dù sau đó chúng ta không bỏ lỡ một cuộc họp, một cuộc hội thảo, viết một văn kiện. Trái lại, chúng ta phải đáp trả trước mệnh lệnh được quyền hưởng lương thực cần thiết là một quyền cho hết mọi người. Các quyền lợi thì không cho phép những ngoại lệ.

Thật không đủ để đơn cử một tình hình về dinh dưỡng tron thế giới, mặc dù thật cần thiết để cập nhật dữ liệu, bởi vì nó sẽ cho chúng ta thấy thực tại khắc nghiệt. Chắc chắn chúng ta có thể được an ủi, khi biết rằng những người <hai tỷ> người đói vào năm 1992 đã giảm, thậm khí ngay cả khi dân số thế giới đang tăng. Tuy nhiên cũng sẽ chẳng có tác dụng gì nhiều khi đưa ra các con số hay thậm chí lập dự án hàng hoạt các cam kết và đề xuất mà các chính sách và các khoản đầu tư phải được áp dụng, nếu chúng ta phớt lờ nghĩa vụ “để xoá đói và ngăn chặn hết mọi hình thức của việc thiếu dinh dưỡng trên toàn thế giới” (FAO-OMS, Tuyên Bố Của Toà Thánh Về Dinh Dưỡng, 11/2014, 15a).

2. Những con số thống kê về những sự dư thừa là đáng quan ngại: bao gồm trong sổ sách này là một phần ba của thực phẩm được sản xuất ra. Và thật đáng lo ngại để biết rằng một khối lượng tốt các sản phẩm nông nghiệp được sử dụng cho những mục đích khác, nhưng mục đích mà không phải là nhu cầu cần thiết của việc sử dụng là nạn đói. Chúng ta hãy tự hỏi chính bản thân chúng ta: Chúng ta có thể làm gì? Thậm chí còn hơn thế nữa: Tôi sẽ làm gì?

Thật cần thiết để giảm thiểu sự thặng dư, cũng như là suy tư về việc sử dụng không mang tính lương thực của các sản phẩm nông nghiệp, là những sản phẩm được sử dụng với những khối lượng lớn cho việc nuôi động vật hoặc để tạo ra khí đốt sinh học. Chắc chắn những điều kiện môi trường lành mạnh hơn phải được đảm bảo, tuy nhiên, chúng ta có thể tiếp tục làm thế trong khi loại trừ một số người không? Tất cả mọi quốc gia cần phải nhạy bén hoá về loại dinh dưỡng được chọn lựa, và điều này là khác biệt do bởi các vùng miền. Cần phải đặt sự chú ý đến khu vực Phía Nam của thế giới đối với một khối lượng đủ lương thực để đảm bảo cho một nền dân số đang phát triển. Ở Phía Bắc, trọng tâm là chất lượng dinh dưỡng và các loại thực phẩm. Tuy nhiên, đặt nặng cả vấn chất lượng và số lượng lương thực là tình hình về sự không an toàn được quyết định bởi khí hậu, bởi sự gia tăng nhu cầu và sự bấp bênh về giá.

Do đó, chúng ta hãy nỗ lực để phỏng đoán bằng một sự quyết tâm lớn lao hơn sự dấn thân để điều chỉnh lối sống, và có lẽ chúng ta sẽ cần ít nguồn lực hơn. Sự điều độ thì trái lại với sự phát triển, điều hơn thế nữa, giờ đây được thấy rõ ràng là điều nó đã trở thành điều kiện cho cùng một vấn đề. Đối với FAO, điều này cũng có nghĩa là tiếp tục giảm trọng tâm, để ở giữa một thế giới ngoại ô và hiểu được những nhu cầu của người dân mà Tổ Chức được mời gọi để phục vụ.

Bên cạnh đó, chúng ta hãy tự hỏi bản thân chúng ta: Thị trường với những quy luật của nó đang tác động lên sự đói nghèo biết bao nhiêu trong thế giới? Chúng ta biết đến những nghiên cứu mà các bạn đã thực hiện kể từ năm 2008 giá của các loại thực phẩm đã thay đổi xu hướng của nó: gấp đôi, rồi bình ổn, nhưng luôn luôn với các giá trị cao khi nói đến giai đoạn đang tiếp diễn. Những kiểu giá cả bốc hơi như thế làm trở ngại cho người nghèo nhất để đưa ra kế hoạch hoặc dựa vào lượng dinh dưỡng tối thiểu. Nguyên nhân thì rất nhiều. Chúng ta đang lo lắng cách chính đáng về sự biến đổi khí hậu, nhưng chúng ta không thể quên sự đầu cơ tài chính: một điển hình là giá cả của các loại lúa mì, gạo, bắp, đậu nành đang dao động trong các thị trường chứng khoán, đôi khi dính đến các quỹ thu nhập và do đó, giá càng cao hơn thì càng kiếm được lời nhiều hơn cho các quỹ. Ở đây cũng thế, chúng ta phải nỗ lực đi theo một con đường khác, làm cho bản thân chúng ta tin rằng các sản phẩm của trái đất có một giá trị mà chúng ta có thể nói là “thánh thiêng”, cho thấy rằng chúng là hoa trái của công việc hằng ngày của những con người, các gia đình, các cộng đồng những nông dân – một công việc thường bị xâm chiếm bởi những sự không chắc chắn, các mối lo về các điều kiện khí hậu, các nỗi lo về sự phá huỷ có thể của mùa màng.

Trong mục tiêu của FAO, sự phát triển nông nghiệp bao gồm công việc của trái đất, đánh bắt cá, nuôi các loại động vật, trồng rừng. Thật cần thiết là sự phát triển này là trọng tâm của hoạt động kinh tế, biện phân tốt các nhu cầu khác nhau của các nhà nông, những người chăn nuôi, người đánh bắt cá và những người đang làm việc trong rừng. Mục tiêu thứ hai là tính ưu việt của sự phát triển nông nghiệp. Đối với các mục tiêu của FAO thì điều này có nghĩa là hỗ trợ khả năng phục hồi hiệu quả, tạo sức mạnh một cách cụ thể khả năng của dân số để nói lên những khủng hoảng – tự nhiên hay do con người tạo nên – và để ý đến những nhu cầu khác nhau. Do đó, việc theo đuổi một mức độ xứng đáng của sự sống là một điều khả thể.

3. Có một điểm chính yếu nữa trong sự dấn thân này. Trước hết, dường như khó để chấp nhận một sự thoái lui chung, sự thờ ơ và thậm chí cả sự vắng mặt của nhiều người, bao gồm cả các Nhà Nước. Đôi khi người ta có cảm giác là nạn đói là một chủ đề không mấy phổ biến, một vấn đề không thể giải quyết được, vấn đề không tìm thấy những giải pháp bên trong một mệnh lệnh mang tính pháp lý và tổng thống và, do đó, không đảm bảo được sự đồng thuận. Lý do dẫn đến việc giới hạn sự đóng góp các ý tưởng, công nghệ, chuyên môn và tài chính hệ tại ở nơi sự thiếu thiện chí để thi hành những dấn thân bắt buộc, bởi vì chúng ta che đậy chính bản thân chúng ta phía sau vấn đề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và ý tưởng là luôn có nạn đói ở hết mọi quốc gia. “Nếu có người đói ở lãnh địa của tôi, thì tôi nghĩ thế nào về việc phân bổ ngân quỹ cho sự hợp tác quốc tế?” Tuy nhiên, lãng quên theo cách này là ở một đất nước sự nghèo là một vấn đề mang tính xã hội mà các giải pháp có thể đưa ra; ở trong những ngữ cảnh khác, thì đó là một vấn đề mang tính cấu trúc và các chính sách xã hội nói về điều đó thì chưa đủ. Thái độ này có thể thay đổi nếu chúng ta đặt lại sự liên đới trong trọng tâm của các mối quan hệ quốc tế, chuyển đổi nó từ từ ngữ trở thành những chọn lựa chính sách: chính sách của bên kia. Nếu tất cả các Nhà Nước Thành Viên biết làm việc vì phía bên kia, thì sự đồng thuận đối với hoạt động của FAO có lễn sẽ không trì hoãn trong việc diễn ra và, điều hơn thế nữa là, chức năng gốc của nó sẽ được tái khám phá, việc “fiat panis” (Hãy có bánh) đóng vai trò chính trong biểu tượng của nó.

Tôi cũng nghĩ về việc giáo dục con người đối với việc ăn kiêng bổ dưỡng đúng đắn. Trong cuộc gặp gỡ hằng ngày của tôi với các Giám Mục từ quá nhiều nơi trên thế giới, với các nhân vật chính trị, các giám đốc kinh tế, các nhà học thuật, tôi tiếp nhận thấy càng gia tăng rằng ngày nay việc giáo dục dinh dưỡng cũng có những biến số nhất định. Chúng ta biết rằng ở trong vấn đề Phương Tây là sự tiêu thụ cao và những giá trị thặng dư. Tuy nhiên, ở Phía Nam, để đảm bảo lương thực, thì cần thiết phải thôi thúc sản phẩm địa phương mà, ở nhiều quốc gia với “nạn đói mãn tính”, được thay thế bởi những sự hoãn lại từ bên ngoài và có lẽ trước hết ngang qua sự cứu trợ. Tuy nhiên, sự cứu trợ khẩn thiết thì chưa đủ và không phải luôn đến được đúng những đôi bàn tay cần. Do đó tạo nên một sự lệ thuộc vào các nhà sản xuất lớn và, nếu đất nước thiếu các phương thế kinh tế cần thiết, thì dân chúng chịu kết cục là không được nuôi dưỡng và nạn đói gia tăng.

Sự biến đổi khí hậu làm cho chúng ta cũng nghĩ về sự ra đi bị ép buộc của dân chúng và nhiều bi kịch nhân đạo bởi vì sự thiếu những nguồn lực, bắt đầu từ nước, vốn đã là đối tượng của những mâu thuẫn, đã điều cho thấy rõ trước sẽ gia tăng. Thật không đủ để xác định rằng có một quyền đối với nước mà không phải thực hiện một nỗ lực để đạt được một sự tiêu thụ duy trì được về sự tốt lành này và loại bỏ bất kỳ một sự lãng phí nào. Nước tiếp tục trở thành một biểu tượng của các nghi lễ mà nhiều tôn giáo và nền văn hoá sử dụng để nói đến tính cách thành viên, thanh tẩy và sự hoán cải nội tâm. Khởi đi từ giá trị mang tính biểu tượng này, FAO có thể đóng góp để khôi phục lại các khuôn mẫu hành xử để đảm bảo, bây giờ và trong tương lai, rằng tất cả mọi người có thể có được nguồn nước không thể thiếu cho những nhu cầu của họ và cho những hoạt động nông nghiệp. Xuất hiện trong tâm trí là một thông điệp của Kinh Thánh mời gọi không thể bỏ “mạch nước trường sinh để làm những hồ nứt rạn, không giữ được nước” (Gr 2:13): một lời cảnh báo muốn nói rằng các giải pháp kỹ thuật thì vô ích nếu người ta quên mất tính trọng tâm của con người nhân loại, là thước đo của mọi sự đúng đắn.

Bên cạnh nguồn nước, việc sự dụng đất đai tiếp tục là một vấn đề nghiêm trọng. Mối lo ngày càng gia tăng là việc độc quyền hoá đất canh tác bởi các tập đoàn xuyên quốc gia và Nhà Nước vốn không chỉ tước đoạt khỏi người nông dân một sự giàu có thiết yếu, mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến quyền cai trị các quốc gia. Đã có nhiều khu vực mà trong đó các nguồn lương thực sản xuất ra lại đi ra các nước ngoài và người dân địa phương thì bị khánh kiệt, bởi vì dân chúng không có lương thực hay đất đai. Và điều cần phải nói về phụ nữ mà ở nhiều khu vực không thể sở hữu đất đai họ làm việc, với một sự bất bình đẳng về quyền làm đè nặng sự thanh bình của đời sống gia đình, bởi vì mối nguy đang diễn ra là việc mất ruộng đồng từ thời điểm này đến thời điểm khác? Tuy nhiên, chúng ta biết rằng sản lượng lương thực thế giới là công việc chính của các tài sản gia đình. Do đó, thật là quan trọng để FAO củng cố sự hợp tác và các dự án nghiêng chiều về các công ty gia đình và rằng nó sẽ khích thích các Nhà Nước biết điều hành cách công bằng việc sử dụng và sở hữu đất đai. Điều này có thể góp phần loại trừ những bất bình đẳng, hiện đang là trung tâm của sự chú ý quốc tế.

4. Sự an toàn thực phẩm có thể đạt được ngay cả khi các dân tộc khác nhau bởi sự địa phương hoá mang tính địa lý, các điều kiện kinh tế hay nền văn hoá thực phẩm. Chúng ta hãy làm việc đề làm hoà hợp các sự khác biệt và hiệp nhất các nỗ lực và do đó, chúng ta sẽ không còn đọc thấy rằng sự an toàn thực phẩm đối với Phương Bắc có nghĩa là loại bỏ đi chất béo và nuôi dưỡng phong trào mà, đối với Phía Nam, hệ tại ở việc đạt được ít nhất là một bữa ăn một ngày.

Chúng ta phải bắt đầu từ đời sống hằng ngày của chúng ta nếu chúng ta muốn thay đổi lối sống, ý thức rằng những nghĩa cử nhỏ bé của chúng ta có thể đảm bảo sự duy trì và tương lai của gia đình nhân loại. Và rồi chúng ta hãy tiếp tục đấu tranh chống lại nạn đói mà không có những ý định thứ hai. Các dự án của FAO cho thấy rằng đối với năm 2050, với <chín tỷ> người trên hành tinh, việc sản xuất phải gia tăng và thậm chí gấp đôi. Thay vì để cho bản thân chúng ta bị các dữ liệu gây ấn tượng, thì chúng ta hãy điều chỉnh sự tiêu thụ của chúng ta, mà không rơi vào tình trạng nô lệ của chủ nghĩa tiêu thụ; chúng ta hãy loại trừ sự lãng phí và do đó chúng ta sẽ vượt thắng được nạn đói.

Giáo Hội đồng hành cùng các bạn với những thể chế và những sáng kiến của Giáo Hội, ý thức rằng các nguồn lực của hành tinh là giới hạn và rằng việc sử dụng có tính duy trì là tuỵệt đối khẩn thiết cho sự phát triển nông nghiệp và thực phẩm. Do đó, Giáo Hội dấn thân để nuôi dưỡng sự thay đổi thái độ này vốn cần thiết cho sự giàu có của các thế hệ tương lai. Xin Thiên Chúa Toàn Năng chúc lành cho công việc của các bạn.

Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ ZENIT)

 


                                   
Về Trang Mục Lục