Các Nữ tu Indonesian phát triển gạo hữu cơ để quảng bá nông nghiệp bền vững giữa những nông dân Kitô giáo và Hồi Giáo

Jakarta – Hơn 14 năm qua, một nhóm Nữ tu Indonesian đã phát triển những phương pháp canh tác nông nghiệp hữu cơ để trồng cây lương thực trong khi bảo vệ môi trường thông qua một hình thức tông đồ giáo dân, điều này dã thu hút sự chú ý của nhiều nông dân, hầu hết trong số họ là người Hồi Giáo.

Gần đây, nhờ sự chứng nhận của chính phủ, các Nữ tu đang sẵn sàng mang ra thị trường sản phẩm của họ, một loại gạo hữu cơ. Trong khi làm điều này, họ đang chứng tỏ cho thấy mối quan tâm về môi trường và công trình tạo dựng có thể được phục hồi với những nhu cầu của nhân loại, như Đức Thánh Cha Phanxico đã chỉ dẫn trong Thông Điệp ‘Laudato si’ (Chúa Đáng Chúc Tụng), về việc chăm sóc ngôi nhà chung của nhân loại.

Tại Indonesian, việc canh tác hữu cơ đang phát triển suốt thập niên vừa qua để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Xa hơn nữa, chỉ những người tiêu dùng giàu có mới có thể mua được thực phẩm hữu cơ vì nó được sản xuất với chi phí cao.

Tuy nhiên, một số nông dân đã chuyển sang sản xuất theo phương thức hữu cơ, bởi lợi nhuận của việc sản xuất này không giống với cách canh tác truyền thống. Những sản phẩm hữu cơ cũng duy trì một thị trường giới hạn vì nhiều nông dân không nắm rõ những kỹ thuật canh tác của nó.

Giáo phận Purwokerto thuộc Thủ Đô Java, đã hỗ trợ ba Nữ tu Công Giáo của Hội Dòng Các Nữ Tu Đức Maria và Thánh Giuse. Trong 14 năm qua, các Nữ tu đã xúc tiến việc canh tác hữu cơ trong vùng đất của họ ở Purwosari (Quận Purworejo).

Trong dất nước Hồi Giáo đông dân nhất thế giới, nơi đây các người Công Giáo chỉ là thiểu số (khoảng 3%), việc tông đồ giáo dân là điều không bình thường bởi điều này có thể dính líu đến toàn thể cộng đồng, kể cả những người không phải là Kitô hữu.

Với việc hậu thuẫn của Đức cha Julianus Sunarko, Giám mục Purwokerto, Nữ tu Alphonsa Triatmi, với sự cộng tác của các Nữ tu Bernadette và Franziska, vẫn tiếp tục sáng kiến trên. Ông Albertus Dwi Widyatmojo, AKA Bejo, cũng đã giúp đỡ nhóm các Nữ tu này.

Đầu tháng Sáu, nhóm ba Nữ tu này, cùng ông Bejo và các nông dân Puworejo, đã chính thức giới thiệu sản phẩm gạo hữu cơ của họ trong sự hiện diện của các quan chức địa phương.

Đây là một cuộc vượt qua dài ngày, vì tiến trình thử nghiệm và kiểm tra đã kéo dài tới tận ba năm, và rồi cuối cùng, một nhóm nông dân đã nhận được Chứng Chỉ Canh tác Hữu Cơ Indonesian, được chứng thực bởi Bộ Nông Nghiệp Indonesian, chứng thực rằng, ngũ cốc đã đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, và vì vậy phù hợp để bán.

Trong một cách thế tương tự, “những cánh đồng thuộc khu vực Purworejo đã được chính thức công nhận là hữu cơ” bởi họ tôn trọng bộ luật năm 2013 – vị Nữ tu cho biết.

Mặc dù là một nhà giáo dục đào tạo, Nữ tu Alfonsa đã cho AsiaNews biết rằng, Sơ đã dùng trọn sự nhiệt tình và niềm đam mê của mình dành cho nông nghiệp gia đình, bởi “cha mẹ Sơ là những nhà nông”.

Nếu không có đóng góp như là một người giáo dân với thiện chí tốt lành”, chẳng hạn như Bajo, một cựu chủng sinh, “và hai nữ tu khác của Dòng”, dạng thức tông đồ đặc biệt này sẽ không khả thi.

Dù đã ở tuổi 67, Nữ tu Alfonsa có thể chạy xe máy với một quãng đường khoảng 70 km giữa Purworejo và Wonosobo.  Sơ cũng có thể lái xe hơi một mình.

Mặc dù Sơ sở hữu niềm đam mê nông nghiệp từ gia đình, nhưng tình yêu của Sơ dành cho đất chỉ tái đơm bông vào năm 1995 trong một cuộc họp, mà Sơ đã theo đuổi bằng việc tham gia vào những chương trình và những sáng kiến khác nhau.

Ngày nay, hơn 140 gia đình đã chung tay tham gia sản xuất gạo hữu cơ trong quận. “Chỉ một số nhỏ trong họ là Công Giáo; hầu hết là người Hồi Giáo, đó là những người mà chúng tôi đã rèn luyện để kết thành một mối dây tình bạn mạnh mẽ” - Sơ cho biết.

Quan điểm của tôi rất rõ ràng và đơn giản” - Sơ cho biết. “Tôi muốn giáo dục những nông dân và những tá điền để sản xuất thực phẩm hữu cơ trong một chương trình phát triển môi trường bền vững”.

 

(theo AsiaNews  06/18/2015)

 

Duyên Vilinh


Về Trang Mục Lục