Thông điệp “xanh” của Đức Thánh Cha Phanxico và giáo lý xã hội của Giáo hội

Roma – Thông Điệp này không phải là những than phiền của một nhà sinh thái học với tính thiếu thực tế của mình, nhưng là một lời kêu cứu đối với thế giới đã bị làm thay đổi trong lối sống qua việc hủy hoại, lãng phí, tiềm năng và đặc biệt là cách chúng ta quan sát chính mình, người khác và Thiên Chúa. Thế mạnh nơi Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxico, với tựa đề mang đầy tính thi vị “Laudato Si”, nằm ở chỗ đa đưa ra cho mọi người, kể cả người Kitô hữu lẫn người không phải là Kitô hữu, những nhà bảo vệ môi trường, những chuyên gia kỹ thuật, người trẻ và người già một “cuộc hoán cải” đối với một  tầm nhìn trọn vẹn trược việc chấp nhận về “môi trường” rằng, để nói lời đồng ý với thiên nhiên, nhưng cũng nói với con người và những ai giống như họ, mối tương quan với các mục tiêu và với những thế hệ rằng, hãy nhìn mọi thứ như là một món quà, một “người anh” và “người chị”, giống như Thánh Phanxico đã yêu, để gọi mọi thứ trong bài ca Mặt Trời của Ngài, mà với nó Đức Thánh Cha đã chọn làm tựa đề cho Thông điệp của Ngài.

Có một sự cấp bách trong bản văn của Đức Giáo Hoàng, điều này chỉ ra cho thấy ngày tận cùng có thể xảy đến: không chỉ thiên nhiên  bị hủy hoại vì ô nhiễm, sông băng tan chảy, ngôi nhà xanh bị ảnh hưởng, nhưng những cuộc chiến tranh của người giàu và những kỹ thuật gia quyền lực, hoặc những cuộc nổi loạn của người nghèo bị loại bỏ bởi sự phát triển song hành với sự lãng phí khác trong xã hội tiêu thụ của chúng ta.

 Đức Thánh Cha Phanxico không nhân nhượng theo mô hình của xã hội đương thời, được đặt nền tảng trên một điều “con người là trung tâm của toàn thể vũ trụ không bị sai lầm”, đau khổ bởi chứng tự cao tự đại, điều này siết chặt những nguồn tài nguyên để gia tăng lợi nhuận, coi thường các nạn nhân như là những con vật, con người và tự nhiên. Đức Thánh Cha thường trích dẫn Romano Guardini và cụm từ “Kết Cục của Sự Hiện Đại” của Ngài. Trong một ý nghĩa, thông điệp loan báo ngày tận cùng của kiểu mẫu, điều này đã thất bại ngay trong ý tưởng của nó bằng việc đọ sức tài chính với việc chống lại lao động; tự do của một số người với nhiều người nô lệ; những mối lợi ích kỷ chống lại tình liên đới; ưu thế của thế giới và người nam chống lại sự kết hợp và hài hòa.

Sự phê bình của Đức Thánh Cha về những quyền lực chính trị và quốc tế xem ra còn mạnh hơn. Ngài kết tội chúng là có dính líu với mô hình này, yếu kém trong khi thi hành luật, kém cỏi trong việc đưa ra những quyết định trong việc thực thi những ích lợi chung.

Nhưng Đức Thánh Cha cũng không tử tế với các nhà sinh học, những người mơ mộng về một thế giới không có xe hơi, người hy sinh chính họ để cứu một con vật, nhưng lại câm lặng trước những người nghèo bị loại trừ, việc giết hại nhân loại (nạn phá thai) và kỹ thuật biến đổi di truyền gien nơi phôi thai con người.

Một vài phương tiện truyền thông đã nhấn mạnh đến việc công bố tác phẩm này như “Thông điệp đầu tiên của Đức Thánh Cha về môi trường”. Nhiều “người Công giáo cánh tả”, đặc biệt ở Mỹ, đã từ chối lời đề nghị của Đức Thánh Cha như “người cộng sản”. Thay vào đó, “người Công giáo còn lại” cảm thấy sự hợp lý của chính nó bởi vì “cuối cùng” Đức Thánh Cha “nói rằng họ đúng”. Thật ra, những điều mà Đức Phanxico nói thì phù hợp với giáo lý xã hội  của Giáo hội, điều này quá nhiều để chính Đức Thánh Cha nhớ lại món nợ đối với Đức Gioan  XXIII, Đức Phaolo IV, Đức Gioan Phaolo II và Đức Benedicto XVI, những vị “Bác Ái trong chân lý” đầu tiên đã thảo luận về nhiều vấn đề mà Đức Phanxico đã trình bày một cách toàn diện hơn và với hình thức uyên thâm hơn trong thông điệp của mình.

Những người Công giáo cánh hữu và cánh tả được mời gọi bước từng bước tiến về phía trước , hướng tới “sự hoán cải” đối với hệ sinh thái toàn cầu, trong đó việc chăm sóc môi trường là phần của sứ mạng của Giáo hội, cũng như là việc bảo vệ sự sống, phẩm giá con người, mối tương quan giữa người Nam và người Nữ, của gia đình.

Đó là điều thật sự mới mẻ trong Thông điệp này, vì đây là lần đầu tiên thông điệp có sự đóng góp công khai của một vị lãnh đạo Chính Thống, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bartholomew I của Constantinople. Ngoài ra – theo nhiều tin đồn - nhiều sự đóng góp cho Thông điệp đến từ các nhà khoa học  trên khắp thế giới của nhiều tôn giáo. Hơn nữa, Đức Thánh Cha Phanxico mời gọi tất cả các Ki tô hữu và tất cả các tôn giáo  hãy làm việc chung với nhau để xây dựng thế giới, được đặt nền trên một sự kính trọng đối với hành tinh, cuộc sống, xã hội, người trẻ, và điều này không thể đạt được nếu không có một tài liệu tham khảo có tính tôn giáo, mà nó nhìn thực tế như một món quà, một dấu hiệu của tình thương Thiên Chúa dành cho chúng ta, chứ không phải là một đối tượng để được ngụy tạo theo ý muốn.

 

(theo AsiaNew 19/06/2015)

 

Duyên Vilinh

 



                                   
Về Trang Mục Lục