Bangladesh: Lần đầu tiên trong lịch sử một người Bangladesh trở thành nhà truyền giáo của Hội PIME

 

Rajshahi – Tôi “đã đầu hàng Chúa Giê-su Ki-tô để phục vụ người nghèo và làm vinh danh Thiên Chúa với tình yêu của tôi”, cha Dominic Monto Hasda - người bộ tộc Santhal đầu tiên trong lịch sử, đã trở thành một Linh mục của Học Viện Giáo Hoàng Chuyên Truyền Giáo cho Người Nước Ngoài (PIME) tại Bangladesh – cho hãng tin AsiaNews biết như thế.

Thánh Lễ thụ phong Linh mục của Ngài được tổ chức vào ngày mồng 07 tháng 08 vừa qua tại Nhà Thờ Chính tòa của Giáo phận Rajshahi. Nhà thờ này được dâng kính Chúa Giêsu Đấng Cứu Độ, và đồng thời cũng là giáo xứ quê nhà của cha. Thánh lễ được Đức Cha Gervas Rozario - Giám Mục Giáo phận - cử hành với 55 Linh mục. Nhiều Nữ tu và hơn 1000 tín hữu cũng đã tham dự Thánh Lễ phong chức này. “Tôi rất vui vì một người trẻ địa phương đã trở thánh một Linh mục của PIME” – Đức Giám Mục nói. “Chúng tôi rất vui vui mừng vì từ trước tới nay các nhà truyền giáo đã phục vụ tại đây, nhưng bây giờ người dân chúng tôi sẽ đi ra nước ngoài để rao giảng Tin Mừng”.

Ông nội tôi – cha Dominic cho AsiaNews biết - không phải là một Ki-tô hữu. Cha mẹ tôi là những người đầu tiên đón nhận Chúa Giê-su như là Đấng cứu độ họ. Vì thời thơ ấu của tôi, tôi đã nhìn thất sự đóng góp không thể tin được của các Linh mục thuộc hội PIME cũng như của các Nữ tu tại vùng đất chúng tôi. Lối sống của các vị ấy đã làm cho tôi ngay lập tức muốn trở thành một Linh mục của PIME”.

Khi còn là một sinh viên, Dominic đã học điều dưỡng tại một bệnh viện do nhà nước quản lý tại Rajshahi. Sauk hi học xong, Cha đã làm việc ở đó một năm. Vì Cha là người con thứ ba trong gia đình có chín người con, nên gia đình cần đến tiền thu nhập của Cha. Tuy nhiên, bố mẹ cha đã không gây trở ngại cho quyết định của cha trong việc theo đuổi ơn gọi trở thành tu sĩ.

Trong hành trình ơn gọi của mình, cha Dominic đã mang ơn cha Paolo Ciceri rất nhiều. Cha chia sẻ rằng: “Đó là người mà tôi phải đề cập đến một cách đặc biệt. Ngài là cha sở của tôi một thời gian dài. Ngài rất tốt lành, và rất sẵn sàng lắng nghe, cũng như sẳn sàng đưa ra những lời khuyên tốt đẹp. Ngài là một nhà quản lý tốt bụng. Sự khiêm nhường của Ngài đã cuốn hút tôi thật nhiều: Tôi thích đời sống thiêng liêng của Ngài. Tôi đã muốn được giống như Ngài”.

Những linh mục thuộc Hội truyền giáo PIME đầu tiên đã đến vùng đất Rajshahi vào năm 1904. Khi các ngài bắt đầu rao giảng Tin Mừng, các Ngài đã ngay lập tức nhận ra vùng đất phì nhiêu của những người dân địa phương này. Giờ đây, Giáo phận có 35.000 tín hữu thuộc tất cả các nhóm sắc tộc khác nhau. Bangladesh hiện giờ là nhà của 24 nhà thừa sai thuộc Hội PIME, hầu hết là người Ý.

Công việc của cha Ciceri và của các nhà truyền giáo PIME “đã gieo trồng hạt giống ơn gọi tu trì vào giữa chúng tôi, những người dân địa phương. Chúng tôi đón nhận những giá trị của các Ngài – cha Dominic cho biết – và chúng tôi đạt tới bằng một đời sống lý tưởng đầy sung mãn. Giờ đây, nhiều người trẻ địa phương đang trở thành những nhà truyền giáo của Hội PIME, chúng tôi là hoa trái từ công sức của các Ngài”.

Vị Linh mục trẻ cho biết, có chín người (hai người ở Monza và bảy người ở Bangladesh) đang học để trở thành Linh mục của Hội PIME. Ngoài ra còn có một số đông các cô gái địa phương đã trở thành những Nữ tu của Hội PIME. Theo cha Dominic, điều đang gây chú ý nhất nơi những nhà truyền giáo chính là “tình yêu vô vị lợi của họ, trách nhiệm của các ngài đối với những người giáo dân, và cung cách cư xử khiêm tốn của các vị ấy”.

Vào tháng Giêng năm 2016 tới đây, Cha Dominic sẽ rời Bangladesh để bắt đầu sứ vụ của Ngài tại Papua New Guinea.

(Theo AsiaNews 09/07/2015)

 

Duyên Vilinh




                                   
Về Trang Mục Lục