Đức thánh Cha Phan-xi-cô: Các Ki-tô hữu phải làm việc để “loại bỏ chiến tranh”

 

Vào hôm thứ hai vừa qua, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã hối thúc việc “loại bỏ chiến tranh” trong khi gặp gỡ các tham dự viên tham dự  một khóa đào tạo các vị tuyên úy quân đội được tổ chức bởi Thánh Bộ Giám mục, bởi Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình và bởi Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn.

Khóa học khám phá một số những thách thức hiện tại của luật nhân đạo quốc tế liên quan đến việc bảo vệ phẩm giá con người trong suốt những cuộc nội chiến có vũ trang và nó được gọi là “những cuộc nội chiến mới”.

Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã nói với các tham dự viên rằng, vấn đề được xem là “không may mắn và mang tính thời sự” do bởi sự gia tăng bạo lực và những cuộc chiến được trang bị vũ khí trong những vùng khác nhau trên thế giới, chẳng hạn như Châu Phi, Châu Âu, và Trung Đông.

Trong thời đại này, chúng ta đang trải qua một ‘cuộc chiến tranh thế giới thứ ba trong từng phần một’, anh em được mời gọi để đáp ứng cho quân nhân và gia đình của họ với những phương diện tinh thần và luân thường đạo lý, điều này giúp họ đối diện với những khó khăn và thường là những câu hỏi đau lòng vốn có trong việc phục vụ riêng biệt này đối với đất nước và cộng đồng nhân loại của họ”, Đức Thánh Cha nói.

Nhiều binh lính trở về từ những công việc như giám sát chiến tranh hay sứ vụ gìn giữ hòa bình với những vết thương nội tại thật sự”. Đức Thánh Cha nói tiếp. “Chiến tranh có thể để lại những dấu vết không thể xóa được nơi họ. Thật ra, chiến tranh luôn luôn để lại một dấu vết tồn tại mãi”.

Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã nói rằng, thật là thích đáng nếu tự hỏi rằng, làm thế nào chữa trị được những vết thương tinh thần của những binh lính, những người đã chứng kiến những tội ác suốt cuộc chiến tranh.

Những người này và gia đình của họ đòi hỏi một sự chăm sóc mục vụ cụ thể, điều này cho phép họ cảm nhận sự hiện diện đầy tình mẫu tử của Giáo hội”, Đức Thánh Cha nói. “Vai trò của các vị tuyên úy là đồng hành với họ và trợ giúp họ trong hành trình của họ, như là một sự hiện diện đầy tình anh em và an ủi”.

Đức Thánh Cha Phan-xi-cô cũng nói đến vai trò của luật nhân đạo đóng vai trò trong việc bảo vệ những nguyên tắc chủ yếu của nhân loại trong một bối cảnh mà nó “mất nhân tính”.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến luật nhân đạo nhằm để bảo vệ những người không là binh lính; cố gắng cấm những vũ khí mà nó gây nên những đau khổ khủng khiếp và không cần thiết; và nỗ lực bảo vệ môi trường tự nhiên và di sản văn hóa. Ngài đã nói như thế vì sứ mạng quan trọng này, luật nhân đạo xứng đáng được “xúc tiến và lan rộng” ỡ giữa các quân nhân và lực lượng vũ trang, “bao gồm những nhà hoạt động phi chính phủ”.

Thêm vào đó, điều này cần thiết để được phát triển xa hơn nữa, để đối phó với những thực tại mới của chiến tranh, điều mà ngày nay, bất hạnh thay, nó được sử dụng để gia tăng những công cụ chết người”, Đức Thánh Cha nói tiếp.

Tuy nhiên, là những Ki-tô hữu, chúng ta được thuyết phục sâu xa rằng, mục đích cuối cùng, việc xứng đáng nhất của con người và cộng đồng nhân loại, là hủy bỏ chiến tranh”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh.

Tuy nhiên, chúng ta phải luôn luôn cố gắng xây nên những cây cầu có khả năng mang chúng ta lại với nhau, và không phải là những bức tường mà chúng phân tách chúng ta; chúng ta luôn luôn phải giúp nhau tìm kiếm một lối mở ra cho việc dàn xếp và sự hòa giải; chúng ta phải không bao giờ tạo ra cơn cám dỗ của việc chỉ coi người khác là kẻ thù cần phải tiêu diệt, nhưng hơn nữa phải coi đó là một con người, được phú ban cho nhân phẩm, được tạo dựng giống hình ảnh của Thiên Chúa”, Đức Thánh Cha nhắn nhủ.

Ngay cả khi ở giữa những đổ vỡ của chiến tranh” – Đức Thánh Cha nói – “chúng ta phải không bao giờ mệt mỏi nhớ rằng, bất cứ một con người nào cũng vô cùng thiêng liêng”.

(Theo en.rv 26/10/2015 11:48)

 

Duyên Vilinh

 


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 10, 2015