Đức Thánh Cha: công việc truyền giáo canh tân Giáo hội, phục hồi niềm tin

 

Đức Thánh Cha Phan-xi-cô nói rằng, không phải Giáo hội thi hành việc truyền giáo, nhưng chính việc truyền giáo làm cho Giáo hội trở thành một sự chỉ dẫn rằng: “truyền giáo không phải là một loại công cụ, nhưng là điểm khởi đầu và kết thúc”.

Vào sáng thứ năm vừa qua, Đức Thánh Cha đã phát biểu trước các tham dự viên của Phiên Họp Khoáng Đại lần thứ XIX của Thánh Bộ Truyền Giáo tại Va-ti-căng.

Chủ đề của Phiên họp Khoáng đại là: “Ý thức Truyền giáo và các Giáo Hội trẻ sau 50 năm ngày công bố Sắc Lệnh Ad Gentes – Đến Với Muôn Dân”, và phiên họp này cũng được tổ chức nhằm kỷ niệm 50 năm ngày Sắc lệnh của Công Đồng Vatican II “Ad Gentes” về hoạt động truyền giáo của Giáo hội, được công bố.

Tiếp đón các tham dự viên của Toàn thể hội nghị trong ngày lễ kính thánh Phan-xi-cô Sa-vi-ê, Thánh Bảo trợ của các xứ Truyền giáo, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã nhắc tới chuyến Tông Du của ngài tới Châu Phi vừa mới kết thúc. Tại đó – Đức Thánh Cha nói – lần đầu tiên ngài chứng kiến “sự năng động về tinh thần và mục vụ của nhiều Giáo hội trẻ tại Lục địa, cũng như những khó khăn nghiêm trọng mà hầu hết liên hệ đến cuộc sống của cư dân”.

“Tôi đã nhìn thấy nơi đây có rất nhiều sự túng thiếu, và hầu như luôn luôn có sự hiện diện của Giáo hội để sẵn sàng chữa lành những vết thương của hầu hết những người nghèo khổ, mà trong họ, Giáo hội nhận ra thân thể Chúa Giê-su bị mang thương tích và bị đóng đinh. Biết bao nhiêu công việc từ thiện, bao nhiêu là việc thăng tiến phẩm giá con người! Đang có biết bao nhiêu là những người Samaritano nhân hậu ẩn danh làm việc mỗi ngày trong những sứ mạng này!” – Đức Thánh Cha nói.

Ngài còn nói đến “bản chất của công cuộc truyền giáo của Giáo Hội mà việc này luôn luôn được bắt đầu bằng chính việc truyền giảng Phúc Âm”, nhờ việc lắng nghe Lời Chúa, mà Lời Chúa thì không bao giờ gây thất vọng, bởi nó được thiết lập thông qua ân sủng của Chúa Thánh Thần.

Trích dẫn từ sắc lệnh “Ad gentes” của Công đồng Vatican II, Đức Thánh Cha cho biết rằng: “Đó chính là sứ mạng của Chúa Con và sứ mạng của Chúa Thánh Thần mà Giáo hội bắt nguồn từ đó, theo kế hoạch của Thiên Chúa Cha”.

Ngài đã giải thích rằng, Giáo hội là người phục vụ công cuộc truyền giáo, và “và truyền giáo không phải là công cụ, nhưng là điểm khởi đầu và kết thúc”.

Đức Thánh Cha Phan-xi-cô cũng đề cập đến một sự thật rằng, Công Đồng đã thực hiện một cuộc khảo cứu về sự sinh động của các Giáo hội trẻ để làm cho công việc của mình được hiệu quả hơn.

Đức Thánh Cha nói đến sự mơ hồ mà nó đang đối mặt với thế giới ngày nay trong kinh nghiệm của niềm tin, mà điều này chỉ cho thấy rằng, thế giới trần tục này, ngay cả khi nó được sưởi ấm bởi các giá trị của Tin Mừng, như tình thương, công lý, hòa bình và sự điềm tĩnh, thì nó cũng vẫn không biểu lộ trong việc mở ra với ngôi vị của Chúa Giê-su, không nhìn nhận Người là Đấng Mê-si-a, hay là Con Thiên Chúa, nhưng chỉ nhìn Ngài như là một con người đã giác ngộ, và do đó tách “sứ điệp ra khỏi sứ giả, tách món quà ra khỏi người cho”.

Trước tình trạng thờ ơ này – ngài cho biết – “Sứ mạng Đến với Muôn Dân” sẽ phục vụ như là một động cơ và sự hiểu biết của niềm tin.

Đức Thánh Cha đã khích lệ Giáo hội hãy “đi ra khỏi mình để loan báo Tin Mừng cho tất cả mọi người, trong khắp mọi nơi, trong các trường hợp, không trì hoãn, không ghê sợ và không sợ hãi”.

Đức Thánh Cha nói rằng, truyền giáo là một sức mạnh có thể biến đổi ngay chính Giáo hội, và ngay cả cuộc sống của các dân tộc cũng như của các nền văn hóa.

Ngài đã hối thúc mỗi giáo xứ hãy ôm lấy phong cách của “sứ vụ Đến Với Muôn Dân”, để Chúa Thánh Thần có thể biến các tín hữu thành những môn đệ, những môn đệ trung thành, những nhà truyền giáo, “lôi kéo họ ra khỏi những nỗi sợ hãi và sự tự nhốt kín, chiếu sáng họ trong mọi hương đi, đến tận cùng thế giới”.

Đức Thánh Cha nhắc nhớ họ rằng, cách nay 4 thế kỷ, Đức Thánh Cha Gregory XV đã lập ra “Bộ Truyền Bá Đức Tin”, và vào năm 1967, bộ này được đổi tên thành Thánh Bộ Truyền Giáo cho các Dân Tộc. Và Đức Thánh Cha cho biết rằng, khi Giáo hội canh tân chính mình, thì lúc đó Giáo hội mới là chính Giáo hội. Ngài khích lệ tất cả mọi người hiện diện hãy bắt đầu để trở nên tận tâm hơn với tinh thần truyền giáo, và luôn luôn “lắng nghe tiếng khóc than của những người nghèo và của những người đang ở tại những vùng xa xôi hẻo lánh; hãy gặp gỡ mọi người và loan báo niềm vui của Tin Mừng”.

Kết thúc bài diễn văn của ngài, Đức Thánh Cha đã cám ơn những người hiện diện về sự hăng hái và sự cộng tác của họ trong công cuộc truyền giáo. Và Đức Thánh Cha đã cảnh báo tất cả các Giáo hội trước mối nguy hiểm của sự hao mòn nếu các Giáo hội khép tự khép mình lại trong những nhận thức của mình.

Ngài đã khích lệ các cộng đoàn hãy tiếp tục trở nên quảng đại, kể cả trong những khoảnh khắc khủng hoảng về ơn gọi, và hãy cho phép các Linh mục tại những Giáo hội vững mạnh đi đến với những Giáo hội đang còn thiếu thốn trong tất cả mọi vùng miền của thế giới để phục vụ tại đó.

“Chúng ta hãy để cho mình được truyền cảm hứng bằng sức mạnh của Tin Mừng và của Chúa Thánh Thần, để đi ra khỏi những vỏ bọc, bước ra khỏi nơi cư trú, mà tại đó, đôi khi chúng ta cố gắng để nhốt kín mình lại trong chính mình, đến độ chúng ta có thể bước ra khỏi tình trạng đang có của mình để tiếp tục rắc gieo Tin Mừng tại những nơi xa hơn nữa” - Đức Thánh Cha kết luận.

 

(Theo en.rv 03/12/2015 12:44)

 

Duyên Vilinh 

 


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 12, 2015