Linh mục Federico Lombardi, Giám Đốc Dòng Tên Cuối Cùng Của Đài Phát Thanh Vatican

(phanxico.vn) - 27/02/2016

Radio Vatican, Cyprien Viet, 2016-02-24

Giám đốc Dòng Tên Đài Phát Thanh Vatican chào từ biệt: ngày 1 tháng 3, linh mục giám đốc Federico Lombardi sẽ rời Đài Phát Thanh của Giáo hoàng.

Cha sẽ không được thay thế. Từ hơn 80 năm nay, Đài Phát Thanh Vatican được giao cho các tu sĩ Dòng Tên điều hành, bây giờ Đài Phát Thanh Vatican sẽ sát nhập vào Trung tâm Truyền hình Vatican (CTV) và sẽ thay đổi tên. Một trang lịch sử đã được lật qua. Nhưng trước khi ra đi, linh mục Lombardi nói các cảm nhận của mình, đôi khi có chút luyến tiếc, đôi khi có chút cay đắng. Ngài nói với Đài Phát Thanh Vatican tiếng Ý về 25 năm cuối của Đài Phát Thanh Vatican và ngài không ngần ngại nói quan điểm của mình về việc cải cách đang tiến hành. Như một loại như chúc thư, và đây là những điểm chính.

Một Đài Phát Thanh hướng về các vùng ngoại vi

Linh mục Lombardi nhắc lại sự gắn bó của mình với làn sóng ngắn, các thính giả sống trong những điều kiện khó khăn, thế nhưng họ cũng gởi thư đến đài để cám ơn về tinh thần phục vụ của đài, nhất là ở Phi châu và Âu châu, nhận những lời khích lệ này ngài rất vui. Ngài cũng nhắc lại, năm đầu tiên khi Liên Xô sụp đổ, đài đã nhận 40 000 thư gởi đi từ Ukraina.

Dù ngài thích làn sóng ngắn, nhưng linh mục Lombardi cho rằng các kỹ thuật truyền thông mới bây giờ mở một khoảng không gian rất quan trọng, ngày nay rất trọng yếu và chiếm ưu thế, nhưng trong bản chất của Đài Phát Thanh Vatican, trong sứ vụ từ đầu, sau đó đặc biệt trong thời gian Giáo hội bị các chế độ độc tài bách hại nhất là dưới chế độ cộng sản, thì ưu tiên hàng đầu của Đài vẫn là phục vụ người nghèo, người bị bức bách, những người thiểu số đang gặp khó khăn hơn là chiều theo luật tối thượng của đa số thính giả, linh mục Lombardi nhắc lại. Tuy nhiên tầm mức thính thị phải được chú trọng một cách thích đáng, nhưng đó không phải là tất cả. Ngài hy vọng trong tương lai những điều này sẽ không bị quên, trong việc nhận định về các tiến hóa của truyền thông Vatican. Đó là một thách thức hào hứng: quan tâm đến người nghèo, chiến đấu chống lại văn hóa loại trừ trong thế giới hiện đại của hệ thống truyền thông mới.

Tài nguyên đa ngôn ngữ, đa văn hóa

Ngài nhắc lại di sản văn hóa và nhân bản mà Đài Phát Thanh Vatican phải mang lại cho các cơ quan truyền thông Vatican là “một tài nguyên ngoại hạng của truyền thông đa ngôn ngữ và đa văn hóa,” với gần “40 thứ tiếng và mười mấy ký tự khác nhau”. Đối với linh mục Lombardi, đây cũng là một “kinh nghiệm quý giá về mặt giáo hội” vì “sống với đài là một trường học phổ quát của công giáo. Tôi lưu ý là nguồn tài nguyên này sẽ được giữ gìn và tôi bằng lòng khi thấy điều này được công nhận trong những đường lối lớn cải cách.”

Các cố gắng hiện đại hóa

Cha nêu lên “con đường hoán đổi” mà nhân viên Đài Phát Thanh Vatican đi từ “kỹ thuật và cách tổ chức làm việc đời xưa đến kỹ thuật và cách tổ chức làm việc ngày nay”, cha khen các cố gắng của “300 nhân viên tận tâm, nhiệt thành muốn tiếp tục phục vụ Tòa Thánh với khả năng chuyên nghiệp và nhân bản của mình và với tinh thần làm việc cho giáo hội. Họ phải được tháp tùng và nâng cao giá trị nhiều nhất có thể”, ngài nhấn mạnh.

Còn về việc tái cấu trúc đang tiến hành, linh mục Lombardi công nhận sự tiến hóa này là cần thiết, ngài nhắc lại, từ những năm 1990 Đài Phát Thanh Vatican đã đi vào kỷ nguyên số và đa truyền thông. “Chúng tôi không chỉ sản xuất các chương trình thính thị, chúng tôi còn phát triển trang mạng lớn và các trang trang mạng xã hội”. Chúng tôi vẫn còn giữ cách gọi “Đài Phát Thanh Vatican”, nhưng “trên thực tế chúng tôi không còn ở trong nghĩa riêng của từ này”, chúng tôi đã trở nên một trung tâm quan trọng đưa tin tức, đào sâu khả năng đa ngôn ngữ và đa văn hóa, phát đi với kỹ thuật và hình thức phù hợp nhất để mở rộng địa bàn hoạt động ở nhiều nơi trên thế giới: như Đức Piô XI đã làm với Marconi (khi thành lập Đài Phát Thanh Vatican năm 1931), khi ngài dùng kỹ thuật sáng tạo nhất thời đó cũng như chúng tôi đang làm bây giờ.”

Thay tên

Linh mục công nhận tên Đài Phát Thanh Vatican có thể tạo nên các chỉ trích về tiền tiêu quá nhiều cho cấu trúc, vì “cho rằng chúng tôi bị kẹt trong việc sản xuất các chương trình thính thị để phát trên đài truyền thống”, bây giờ không còn như thế nữa, chúng ta có thể thấy khi xem các trang mạng của đài. Sự thay đổi tên, một công việc được dự trù trong chương trình cải cách sẽ lấy đi sự lập lờ này. Cha cũng thấy bình thường là các thế hệ mới mọc lên và mang đến các tiến hóa này. Theo ngài, sự sát nhập với Trung tâm Truyền hình Vatican (CTV) là hợp lý, nhưng phải thành công trong việc phối hợp hai cơ quan có tầm vóc và lịch sử rất khác nhau.

 Những gì có thể tiết kiệm?

Về việc tiết kiệm ngân sách, linh mục Lombardi nhắc lại từ năm 2003 Đài Phát Thanh Vatican đã bỏ 70 chỗ. Ngoài các việc giảm bớt các chương trình làn sóng ngắn và cố gắng hợp lý hóa và điều hợp một vài sinh hoạt thì linh mục e ngại về việc tiết kiệm tối đa sẽ giảm bớt một số sinh hoạt quan trọng. Linh mục nhắc lại Đài Phát Thanh Vatican đóng một vai trò quan trọng và đôi khi không được biết đến trong những sinh hoạt khác ngoài việc truyền các buổi lễ, phiên dịch theo yêu cầu của phủ Quốc vụ khanh, tài liệu và thư khố hay giới thiệu Vatican trong thế giới truyền thông và các nhà thông tin quốc tế. Tất cả chi phí này là một phần không thể cắt xén được và vẫn do Vatican chi trả dù nó không còn ở trong bản chiết tính của Đài Phát Thanh Vatican.

Các sứ vụ cần tái định nghĩa lại cho Dòng Tên

Còn về vị trí của Dòng Tên, theo đó từ đầu Đức Giáo hoàng Piô XI đã giao Đài Phát Thanh Vatican cho Dòng đảm trách, linh mục cũng nhắc lại, nhân viên Dòng Tên ở đài được trả lương thấp hơn các nhân viên khác của đài (dưới hình thức không phải là lương theo đúng nghĩa, nhưng là tiền bồi thường trả cho cộng đoàn của họ), đó cũng là một số tiết kiệm lớn. Ngài cũng cho biết vai trò của các tu sĩ Dòng Tên trong công việc truyền thông của Vatican sẽ được xác định lại, theo đúng nghĩa, “Đài Phát Thanh Vatican không còn nữa.” Nhưng cho đến bây giờ, các tu sĩ Dòng Tên vẫn giữ trách nhiệm với Đài Phát Thanh Vatican và “tiếp tục làm việc với các đồng nghiệp của mình như thường lệ, chịu trách nhiệm trong lãnh vực biên tập, thông tin, truyền thông dưới quyền của ban giám đốc chương trình”, các công việc này vẫn còn do tu sĩ Dòng Tên Ba Lan, linh mục Andrzej Majewski đảm nhận.

Các cơn khủng hoảng và các thất vọng

Trong cuộc phỏng vấn này, linh mục Lombardi cũng nói về hai giai đoạn đau lòng: trước hết là cuộc tranh cãi về sự độc hại các làn sóng của trung tâm phát sóng Santa Maria di Galeria xảy ra năm 2001 và đã là trọng tâm tranh cãi của báo chí Ý. “Thật khó khi bị cáo buộc đã làm chuyện xấu, thậm chí còn là giết trẻ em, nhưng chúng tôi đã vượt lên thử thách với tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc và trình độ khoa học cao”, ngài khẳng định.

Ngài cũng nói đến sự hối tiếc về “ảo mộng bị vỡ” của nhiều người Nigéria sau khi bỏ chương trình phát sóng bằng ngôn ngữ hausa, một ngôn ngữ miền Bắc-Đông Nigéria. “Tôi đã phải bỏ dự án này, tôi nhớ quan tâm lúc đó là ‘không nới rộng thêm nữa’…” “Đối với tôi, đó là một quyết định sai lầm, đi ngược với sự thông hiểu về tính cần thiết đích thực về mặt nhân bản và Giáo hội, theo đó chúng tôi có thể đáp ứng một cách khiêm tốn nhưng đáng kể”, linh mục Lombardi thố lộ.

Đài là “nhà” của linh mục

Năm nay linh mục Lombardi 73 tuổi, cha là giám tỉnh Dòng Tên Ý trong những năm 1980, nhưng trước đó, cha đã làm mười mấy năm cho tờ báo Văn minh Công giáo, một tờ báo nổi tiếng của Dòng Tên. Đài Phát Thanh đã làm cho cha khám phá một khía cạnh khác của ngành báo chí. Trong 25 năm làm việc ở Đài Phát Thanh Vatican, từ giám đốc các chương trình trong những năm  1991 đến 2005, rồi tổng giám đốc từ năm 2005 đến 2016, ngài giữ kỷ niệm lý thú của “tầm sinh hoạt thông tin trên đài, tầm quốc tế của địa bàn hoạt động, với 60 quốc tịch đại diện ngay trong cộng đồng làm việc, với các văn hóa, ngôn ngữ và ký tự khác nhau”.

Dù ngài có những trách nhiệm khác nhau như điều hành Văn phòng Báo chí từ năm 2006 nhưng đài vẫn là nhà của ngài. ngài cho biết không bao giờ ngài nghĩ mình sẽ xin rời ban điều hành Đài Phát Thanh Vatican. “Đó là sứ vụ mà các bề trên của tôi kêu gọi tôi phục vụ cho Vatican. Tôi luôn xem đây là sứ vụ đầu tiên và chính yếu, tôi luôn trung thành, luôn dấn thân phục vụ cho những người đã được giao phó đầu tiên cho tôi.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Ba năm sau ngày người từ tận cùng trái đất đến, 13 tháng 3-2013, linh mục phát ngôn viên Tòa Thánh điểm về cuộc cải cách giáo triều La Mã, một công việc được giao phó cho các hồng y của tân giáo hoàng. Nếu Giáo hoàng Argentina ý thức rõ sứ vụ này thì ngài thực hiện cuộc cải cách này trong một “bối cảnh thiêng liêng rất đặc biệt”, linh mục Lombardi ghi nhận, Đức Phanxicô đối diện vấn đề “từng trường hợp một”, trong sự “tìm kiếm không ngừng để vâng phục Thần Khí”. Vì thế, chính Đức Phanxicô “cũng thường nói, khi đặt Giáo hội trên con đường để đi, ngài không biết rõ, đâu là điểm đến hay hoạch định tổng thể nào sẽ đạt.”

“Một bậc thầy hướng dẫn chúng ta”

Các Thượng Hội Đồng về gia đình tổ chức năm 2014 và 2015 là đặc nét cho thái độ này, linh mục quan sát. Đó là đi tới với “lòng tin tưởng, với sự can đảm, với tự do hoàn toàn”, và “để cho các vấn đề do thời đại đặt ra tự chất vấn”, nhưng luôn luôn được “Phúc Âm hướng dẫn”. Linh mục Lombardi công nhận, sự tìm tòi của Giáo hội trong giai đoạn bối rối này đã làm cho một số người công giáo “quan tâm, lo âu, sợ hãi”. Nhưng Đức Giáo hoàng là một “bậc thầy hướng dẫn chúng ta với lòng can đảm và với một tinh thần thực tế”.

Ngài có một “tầm nhìn tổng thể”

Theo linh mục Lombardi, “quyền uy của giáo hoàng” như một “bậc thầy của Giáo hội và của nhân loại” đã lớn lên không ngừng. Linh mục tin chắc, Giáo hoàng “có tầm nhìn tổng thể và xử lý các vấn đề của nhân loại và của Giáo hội ngày nay với một quyền uy cao”. Tháng 6 năm 2015, ngài đã công bố Thông điệp “Chúc tụng Chúa”, ngài có một “cái nhìn tổng thể về các vấn đề cấp bách và mấu chốt” cho hôm nay và ngày mai.

Ngài được các nhà “lãnh đạo lớn trên quả đất này lắng nghe”

Linh mục Lombardi cho biết, “nhân loại xem Đức Phanxicô như một nhân vật giúp họ định hướng, tìm các điểm chuẩn cho một trạng huống (…) khi bi lo âu nặng”. Trên các vấn đề “đụng đến tất cả mọi người”, Giám mục địa phận Rôma là “nhà lãnh đạo thế giá, một bậc thầy thế giá, người – mà tinh thần phục vụ mang tính tôn giáo và đạo đức – đã giúp đỡ một cách có hiệu quả”. Và linh mục Lombardi ghi nhận, Đức Phanxicô được các nhà “lãnh đạo lớn trên thế giới lắng nghe”.

Linh mục Lombardi nói thêm, “Trọng tâm thiêng liêng của triều giáo hoàng được thể hiện qua Năm Thánh Lòng Thương Xót, đặc nét của một linh đạo nhập thể. Một giáo hoàng liên tục thực hiện sự gần gũi của mình với những người ở ngoài lề nhất, có những “hành vi thật sự nói được với toàn nhân loại”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

 


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 3, 2016