Ngôi Sao Bí Mật Của Tông Huấn Amoris Laetitia: Sự biện phân

 

Cụm từ „biện phân“ đã trở thành một trong những thuật ngữ trung tâm mà kể từ phiên họp khoáng đại vừa qua của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới, chúng thường xuyên được nêu ra trong các cuộc bàn thảo về cách tiếp cận với những tình huống phức tạp. Đồng thời, có lẽ nó là một thuật ngữ vô cùng xa lạ đối với ngôn ngữ giao tiếp bình thường của chúng ta. Tất cả chúng ta đều biết „biện phân“ có nghĩa là gì, nhưng không phải ngay tức khắc nó là cái giống như cái mà truyền thống Ki-tô giáo vẫn nghĩ về nó. Vì thế, ở đây xin có một giới thiệu ngắn về „ngôi sao“ bí hiểm này của bức Tông Huấn.

Cụm từ „biện phân“ xuất phát từ Kinh Thánh, mà cụ thể là từ bức thư thứ nhất của Thánh Phao-lô Tông Đồ gửi tín hữu Thessalonica. Ở đó, Thánh Phao-lô yêu cầu chúng ta phải thẩm định tất cả để xác định xem đâu là điều tốt và đâu là điều không tốt, và giữ lại điều tốt (xc. Tx 5,21). Chính xác thì nó được quan niệm rằng: đối với một sự biện phân, người ta không được phép giả định một sự trình bày có tính xác định của một chân lý đối với sự chọn lựa để phỏng đoán, nhưng phải nhìn vào những điều cụ thể. Đó là điều trái ngược với danh sách những mệnh đề hay những quy tắc trừu tượng, vì đúng hơn, tất cả những gì mà chúng ta đối diện với – cả trong tâm hồn lẫn bên ngoài – đều nên được thẩm định với sự cầu nguyện và suy nghĩ cẩn thận.

Trong cầu nguyện và trong suy nghĩ:

Sự biện phân cũng không chỉ là công cụ cho những trạng huống bất thường hay phức tạp, có thể nói được rằng, nó là một khí cụ cho những cuộc khủng hoảng. Đó là một quá trình lâu dài của việc mở bản thân mình ra cho Chúa Thánh Thần, trong cầu nguyện và suy nghĩ. Trong vấn đề này, Thánh Ý của Thiên Chúa đang được cất giấu ở đâu? Những tia sáng của Chúa Thánh Thần đang ở đâu trong vấn đề này? Thiên Chúa đang muốn gì từ tôi? „Sự biện phân thiêng liêng cố gắng nhận ra sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong thực tế nhân bản và văn hóa; nhận ra những hạt giống đến từ hoạt động của Chúa Thánh Thần trong các biến cố của thế giới, trong cảm nghĩ, trong những ước muốn, trong sự hồi hộp thấp thỏm thẳm sâu của con tim, trong các mối liên hệ xã hội, văn hóa và tinh thần“ (ĐTC Phan-xi-cô, Diễn Văn trong buổi tiếp kiến dành cho tổ chức Civiltà Cattolica, 14.3.2013). Hay trong chính Tông Huấn Amoris Laetitia vừa được công bố: „Sự biện phân phải giúp tìm ra những con đường và những cách thức có thể để trả lời cho Thiên Chúa cũng như để phát triển trong giữa những giới hạn“ (số 305). Vâng, trong giữa những giới hạn, giữa những vấn đề cụ thể, chứ không phải trong những ý tưởng.

Vì thế, sự biện phân hoàn toàn không xa cách với điều mà chúng ta thực hiện trong lương tâm, cũng như với nơi mà tại đó chúng ta đang ở một mình với Thiên Chúa, như Đức Thánh Cha đã nói tới điều đó qua việc trích lại những lời của Công Đồng Vatican II (Gaudium et Spes 16). Không phải sự biện phân chỉ diễn ra trong nội tâm chúng ta, theo một sự cần thiết nào đó, nhưng có thể cùng diễn ra cả trong lẫn ngoài. Và rồi đó sẽ là một sự biện phân chung về điều đó trong đời sống hôn nhân, trong gia đình, trong hội đồng Giáo xứ hay tại một nơi khác. Có thể nói được rằng, sự biện phân chính là lương tâm của cộng đoàn.

 

Cụm từ „biện phân“ xuất hiện 47 lần trong Tông Huấn Amoris Laetitia, trong tất cả các mối liên hệ khác nhau. Và như thế nó cũng có nghĩa là „nhận ra“, „luôn để trong tình trạng tách rời nhau“, và nhận diện tất cả mọi ý nghĩa mà chúng có thể giúp để hiểu về diễn tiến tinh thần của sự „biện phân“, giống như Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã sử dụng nó trong Tông Huấn Amoris Laetitia.

(theo rv 08.04.2016 ord)

 

Joseph Trần

 


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 4, 2016