Về Việc Bị Làm Nhục Có Giá Trị Chữa Lành Đối Với Sự Bất Nhân – (Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 15.04.2016)

Nhiệt thành hăng hái đối với sự thánh thiện không đương nhiên có nghĩa là có một con tim mở ra đối với Thiên Chúa. Đôi khi một con người nhiệt thành hăng hái như thế cần phải bị đẩy xuống khỏi con ngựa cao trước đã, để sau việc bị làm nhục này, mới gom góp đủ „khả năng học tập“ cho Chúa Thánh Thần. Đó là những bước suy tư mà với nó, vào hôm thứ Sáu vừa qua, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã chú giải về một đoạn văn Kinh Thánh nổi tiếng vào bậc nhất nhì, tức bản văn nói về cuộc trở lại của Thánh Phao-lô.

Bài Đọc I trong ngày thứ Sáu vừa qua thuật lại sự kiện nêu trên trong cách trình bày của sách Tông Đồ Công Vụ: „Sao-lê, Sao-lê, tại sao ngươi bách hại Ta?“, một cuộc ngã ngựa ngay trước khi đến thành Đa-mát, từ Sao-lê trở thành Phao-lô. Người bách hại các Ki-tô hữu thành Tác-sô, ngay từ đầu, đã có „một con tim khép khín“ – Đức Thánh Cha đã giảng như thế trong Thánh Lễ được Ngài cử hành vào buổi sáng cùng ngày tại nguyện đường Thánh Mác-ta của Tòa Thánh Vatican. Nhưng từ đó, „lịch sử về một con người“ đã hình thành, đó là „người để cho Thiên Chúa biến đổi mình từ trong con tim“ – tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra trên một đoạn đường vòng của việc bị làm nhục: „Sao-lê có nghĩa là sức mạnh, có nghĩa là chắc chắn, nhưng giờ đây nằm sõng soài trên mặt đất“. 

Nhờ vào việc bị làm nhục đó, Sao-lê đã „hiểu ra được sự thật“ của mình: ông hiểu ra rằng, ông „không phải là một con người như Thiên Chúa muốn“. Thực ra, Thiên Chúa „đã tác tạo nên chúng ta để chúng ta đứng trên đôi chân của mình, với cái đầu ngẩng cao“. Đức Thánh Cha muốn lưu ý mọi người rằng, giọng nói từ trời không chỉ hỏi tại sao Sao-lê lại đi bách hại Chúa Ki-tô, mà giọng nói đó cũng còn mời gọi Sao-lê hãy tái đứng dậy.

Hãy đứng dậy và đi vào thành, tại đó người ta sẽ nói cho ngươi biết ngươi phải làm gì… Nhưng khi Sao-lê muốn đứng dậy thì ông không thể làm được chuyện đó, và ông đã nhận ra rằng, ông đã bị mù: Trong khoảnh khắc ấy, ông đã mất thị giác. ´Họ cầm lấy tay ông và dẫn ông đi…`- vì con tim của ông đã bắt đầu mở ra. Và những người đồng hành với ông đã cầm tay ông để dẫn ông vào thành Đa-mát, và ở đó ông vẫn còn bị mù tới ba ngày, ´và ông không ăn không uống gì hết`. Con người này đã ngã sõng soài trên mắt đất, nhưng ông đã ngay lập tức hiểu ra rằng, ông đành phải cam chịu trước việc bị làm nhục như thế. Đồng thời, con đường dẫn đến việc mở con tim của ông ra cũng chính là một sự bị làm nhục như thế. Khi Thiên Chúa gửi đến cho chúng ta những điều gây sỉ nhục hay để cho chúng ta bị làm nhục, thì rồi vấn đề sẽ là: Để con tim của chúng ta mở ra, trở nên ngoan ngùy, và quay trở về với Chúa Giê-su.“

Trong ba ngày bị mù lòa, cách nhìn nội tâm của Sao-lê đã thay đổi – Đức Thánh Cha giải thích tiếp. Nhưng ngay sau khi Ha-na-ni-a đặt tay trên đầu ông để ban Thánh Thần cho ông, thì thị giác đã tức khắc quay trở lại với ông.

Đức Thánh Cha đã giải thích đoạn văn này trong mối liên hệ với các Bài Đọc của những ngày vừa qua. Những Bài Đọc ấy cũng bắt nguồn từ những chương đầu tiên của sách Tông Đồ Công Vụ.

Chúng ta hãy nhớ rằng, những nhân vật chính của những câu chuyện này không phải các nhà Luật Sĩ, không phải là Stê-pha-nô, không phải là Phi-líp-phê, không phải là vị quan thái giám người Ê-thi-ô-pi-a, cũng không phải là Sao-lê. Nhưng đó là Chúa Thánh Thần! Nhân vật chính và quan trọng nhất của Giáo hội chính là Chúa Thánh Thần, Đấng dẫn dắt Dân Chúa. ´Ngay lập tức, có một cái gì đó giống như những chiếc vảy, bong ra khỏi mắt ông và ông lại nhìn thấy; ông đứng dậy và nhận lãnh Bí Tích Thanh Tẩy`. Con tim chai cứng của Sao-lê đã trở nên ngoan ngùy đối với Chúa Thánh Thần.“

Thật là tuyệt với khi chúng ta thấy được Thiên Chúa có thể biến đổi những con tim như thế nào“ – Đức Thánh Cha thốt lên. Thiên Chúa có khả năng biến đổi „một con tim chai cứng và ương ngạnh“, đến độ nó „trở nên ngoan ngùy đối với Chúa Thánh Thần“.

Tất cả chúng ta đều có những sự chai cứng nơi con tim: Tất cả chúng ta. Nếu ai đó trong anh chị em không có sự chai cứng trong con tim của mình thì xin giơ tay lên xem nào!... Không ai giơ cả! Vậy thì tất cả chúng ta đều thế. Chúng ta hãy cầu xin Chúa, xin Ngài ban ơn cho chúng ta để chúng ta cảm nhận được việc chai cứng này nó vật chúng ta xuống đất như thế nào. Xin Ngài ban cho chúng ta ân sủng, và – nếu cần – xin Ngài cũng ban cho chúng ta cả việc sỉ nhục nữa, để chúng ta không nằm lỳ ra trên mặt đất, nhưng đứng dậy: với phẩm giá mà với nó, Thiên Chúa đã tác tạo nên chúng ta. Xin Ngài ban ơn để con tim của chúng ta mở ra cho Chúa Thánh Thần và trở nên ngoan ngùy đối với Ngài.

(theo de.rv 15.04.2016 sk)

Đa-minh Thiệu


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 4, 2016