Những kẻ ngồi lê đôi mách là những kẻ gây chia rẽ trong Giáo hội“ – (Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 12.05.2016)

 

Chúa Giê-su đã cầu xin cho các Ki-tô hữu được hiệp nhất, nhưng trong Giáo hội lại luôn có những kẻ ngồi lê mách lẻo, họ gây chia rẽ và hủy hoại Giáo hội bằng những lời nói của mình. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã giảng như thế trong Thánh Lễ vào sáng sớm thứ Năm vừa qua tại nguyện đường Thánh Mác-ta của Tòa Thánh Vatican. Ngài cũng nhắc tới những cuộc chiến tranh mà các Ki-tô hữu đã thực hiện với nhau, đặc biệt là cuộc chiến tranh kéo dài trong suốt 30 năm.

Trước cuộc khổ hình của mình, Chúa Giê-su đã cầu xin cho các tín hữu và cho các cộng đoàn Ki-tô hữu được ơn hiệp nhất, để họ nên một, và nhờ vậy, thế giới sẽ đến với Đức Tin. „Có lẽ việc đi đến chỗ hiệp nhất là điều khó nhất trong các cộng đoàn Ki-tô hữu, trong các Giáo xứ, trong các Hội Đồng Giám Mục, trong các tổ chức của Giáo hội và trong các gia đình. Lịch sử của Giáo hội chúng ta thường làm cho chúng ta phải xấu hổ đến đỏ cả mặt: bởi vì các Ki-tô hữu chúng ta đã gây chiến tranh giữa những người anh em chúng ta với nhau. Chúng ta chỉ cần nghĩ tới cuộc chiến kéo dài 30 năm là đã thấy.

Nhưng ở đâu các Ki-tô hữu tổ chức chiến tranh chống lại nhau thì ở đó không có chứng tá. „Chúng ta phải cầu xin Chúa tha thứ rất nhiều cho lịch sử ấy“ – Đức Thánh Cha kêu gọi. Những chia rẽ và những mối bất hòa trong quá khứ cũng vẫn đang còn hiện hữu trong thời đại hôm nay. „Ngay cả trong thời đại hôm nay, cả trong thời đại hôm nay cũng vẫn còn có những cuộc chiến đó. Và thế giới thấy rằng, chúng ta bị chia rẽ, và nói: ´Trước tiên họ phải đồng thuận với nhau`. Và rồi chúng ta sẽ thấy tiếp. Điều đó có thể xảy ra thế nào? Chúa Giê-su đã phục sinh và đang sống, nhưng tại sao các môn đệ này của Ngài lại không thể hiệp nhất với nhau?

Đức Thánh Cha đã nêu ra những thời điểm khác nhau trong việc cử hành Đại Lễ Phục Sinh của người Công Giáo và của các Ki-tô hữu Đông Phương như là một ví dụ cụ thể. „Ngay ở việc cử hành Đại Lễ Phục Sinh thôi thì chúng ta cũng đã không hiệp nhất với nhau rồi! Điều đó diễn ra trên toàn thế giới. Và vì vậy thế giới đã không tin.

Ngay cả mối ghen tương, tức điều đến từ ma quỷ, và sự ích kỷ cũng như những thói chê bai dè bửu, cũng đưa đến sự thiếu hiệp nhất. „Tại Argentina, người ta gọi những người hay nói xấu người khác là ´Zizzaniere`, tức những kẻ gieo rắc mối bất hòa. Những mối bất hòa bắt đầu từ những lời nói, từ sự ghen tương, từ sự đố kỵ và từ sự khép kín. Với phương châm: ´Đừng đưa ra các giáo thuyết!`Các gia đình, các cộng đoàn, các xã hội đều có thể bị hủy hoại bởi những lời nói, hận thù và chiến tranh bị trù tính. Thay vì tìm kiếm những giải pháp và cắt nghĩa những vấn đề, người ta lại yêu thích những điều dễ dãi hơn, chẳng như nói xấu và hủy hoại thanh danh người khác“ – Đức Thánh Cha giải thích.

Nhưng với những lời nói xấu, người ta sẽ làm ô danh người khác và hủy hoại họ cũng như hủy hoại cuộc sống của họ. Thường thì những lời nói xấu sẽ không có điều chi để làm với sự thật. „Chúa Giê-su đã cầu nguyện cho tất cả chúng ta được ở lại trong các cộng đoàn, trong các Giáo xứ và trong các Giáo phận của chúng ta. ´Xin cho chúng nên một`. Chúng ta hãy cầu xin Chúa, xin Ngài ban cho chúng ta ân sủng, vì sức mạnh của ma quỷ rất lớn, sức mạnh ấy sẽ dẫn chúng ta tới sự thiếu hiệp nhất.“ Còn sức mạnh mà nó dẫn chúng ta tới sự hiệp nhất, thì đến từ Chúa Thánh Thần. „Chúng ta hãy cầu xin cho tất cả các Ki-tô hữu được ơn hiệp nhất, được những ơn lớn nhỏ trong cuộc sống hằng ngày đối với các cộng đoàn và các gia đình chúng ta, và được ơn biết cắn vào lưỡi để khỏi nói xấu“ – Đức Thánh Cha kết thúc bài giảng.

 

(theo de.rv 12.05.2016 cz)

 

Đam Trần

 


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 5, 2016